BÀI TẬP NHÓM MÔN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG + QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CÁC SẢN PHẨM PHÁI SINH Ở VIỆT NAM Sau khi gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn lớn của thế giới. Các dịch vụ sản phẩm ngành Ngân hàng ngày càng đa dạng nhằm tối ưu lợi nhuận cho khách hàng cá nhân, cho doanh nghiệp và cho cả các NHTM tại Việt Nam.
Trang 1SINH Ở VIỆT NAM
BÀI TẬP NHÓM MÔN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG + QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH
GV: TS TRẦN HUY HOÀNG
Nhóm 7:
2 Nguyễn Thị Minh Trang – MSHV: 2611105
3 Võ Thị Vân Na – MSHV: 2611060
4 Trần Phan Đoan Khánh – MSHV: 2611047
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 2Sau khi gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận vớicác nguồn vốn lớn của thế giới Các dịch vụ sản phẩm ngành Ngân hàng ngày càng đa dạng nhằm tối
ưu lợi nhuận cho khách hàng cá nhân, cho doanh nghiệp và cho cả các NHTM tại Việt Nam
Bên cạnh những lợi thế về kinh tế cũng có những rủi ro mà các doanh nghiệp và Lãnh đạongành ngân hàng cần phải quan tâm vì giao dịch hiện nay không chỉ bó hẹp ở Đồng Việt Nam (VND)
và đôla Mỹ (USD) Đa dạng hóa đồng tiền trong giao dịch tài chính nhằm phục vụ cho các hoạt độngxuất nhập khẩu, đầu tư thông qua các ngân hàng thương mại cũng bắt các doanh nghiệp, NHTM phảiđối diện với nhiều khó khăn về rủi ro tỷ giá Chẳng hạn như khi doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóabằng ngoại tệ, nếu vay ngoại tệ (thường là theo lãi suất thẻ nổi) trong khi thu lại là VND thì rủi ro dobiến động giá rất lớn sẽ tác động tới doanh thu
Trong đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài đã và đang đưa vào Việt Nam một lượng lớnngoại tệ Có không ít doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp, chỉ bán hàng trong nước, thu VNDtrong khi đó họ phải bán ngoại tệ để thanh toán, trang trải cho các chi phí, nhập máy móc thiết bị từnước ngoài
Sau một thời gian, khi có lợi nhuận, họ được chuyển tiền về nước, lúc này lại mua ngoại tệchuyển ra Chưa kể cũng có những doanh nghiệp cần lượng ngoại tệ lớn để đầu tư vì vậy các khoảnvay ngoại tệ dài hạn từ 5-10 năm cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp phải cân nhắc, tính toán
Chính vì vậy mà công cụ phái sinh dần tiếp cận với nền kinh tế Việt Nam, đã và đang được ápdụng tại các NHTM ở Việt Nam Với mục đích phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinhdoanh đặc biệt là kinh doanh ngân hàng, các công cụ này dần dần đóng vai trò rất quan trọng trongquản trị rủi ro tài chính
Trang 3CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
I KHÁI NHIỆM VÀ NGUỒN GỐC CỦA CÁC SẢN PHẨM TÀI CHÍNH PHÁI SINH
1.1 Định nghĩa sản phẩm phái sinh:
Sản phẩm tài chính phái sinh là một công cụ tài chính mà giá trị của nó (dòng tiền trong tương lai) phụ thuộc vào giá trị của một hay một số sản phẩm cơ sở khác.
* Đặc điểm của sản phẩm tài chính phái sinh:
a) Có giá trị thay đổi theo sự thay đổi của các yếu tố trên thị trường, như: Lãi suất, tỷ giá hốiđoái, giá cả hàng hóa hoặc giá chứng khoán;
b) Không phải đầu tư tại thời điểm khởi đầu hợp đồng hoặc chỉ cần đầu tư ban đầu thấp hơn
so với các loại hợp đồng khác có các phản ứng tương tự đối với sự thay đổi của các yếu tố thịtrường; và
c) Được thanh toán vào một ngày trong tương lai
1.2 Nguồn gốc của các sản phẩm tài chính phái sinh:
Sản phẩm phái sinh ra đời xuất phát từ nhu cầu quản trị rủi ro (nhằm để chia tách rủi ro; kiểmsoát rủi ro; chuyển đổi rủi ro từ chủ thể này sang chủ thể khác)
* Lịch sử phát triển của các sản phẩm phái sinh:
+ Những năm 1630s – Tulipomania: quyền chọn và kỳ hạn đối với hoa tulíp
+ Những năm 1650s – Mua bán hóa đơn lưu kho gạo (future) – Osaka, Nhật Bản
+ Những năm 1865s – Thị trường hàng hóa tập trung Chicago (CBOT), hợp đồng tương lai tiêuchuẩn hóa đầu tiên
Trang 4+ Những năm 1970s – Hợp đồng future tài chính đầu tiên được giao dịch tại Thị trường tiền tệquốc tế (IMM – một phân nhánh của CBOT), sau đó là sự ra đời của CBOE (option).
+ Những năm 1980s – Sự phát triển của thị trường phái sinh phi tập trung (OTC)
Trong đó hợp đồng quyền chọn là sản phẩm tài chính phái sinh rất được ưa chuộng Hợpđồng quyền chọn cổ phiếu được thực hiện lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1973, từ đó thị trường nàyphát triển tăng vọt và ngày nay được thực hiện trên khắp thị trường tài chính thế giới Hợp đồngquyền chọn được thực hiện với các hoạt động mua, bán: Cổ phiếu, chỉ số thị trường chứng khoán,ngoại tệ, công cụ nợ, các hợp đồng mua bán tương lai và hàng hóa
II CÁC LOẠI SẢN PHẨM TÀI CHÍNH PHÁI SINH CHÍNH TRÊN THỊ
TRƯỜNG
Chúng ta xem các công cụ phái sinh như là các hợp đồng, và giống như tất cả hợp đồng, chúng được thoả thuận giữa hai bên, người mua và người bán, trong đó mỗi bên sẽ thực hiện một số nghĩa vụ nào đó cho bên kia Các hợp đồng này có giá cả và người mua sẽ cố gắng mua với giả rẻ và người bán cố gắng bán với giá cao nhất Các loại công cụ phái sinh cơ
bản bao gồm: Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contracts), Hợp đồng tương lai (Future
Contracts), Hợp đồng quyền chọn (Option Contracts) và hợp đồng hoán đổi (Swap Contracts).
2.1 Hợp đồng kỳ hạn: Là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa hai bên để
mua hoặc bán một số tài sản, nghĩa vụ phải trả hoặc công cụ tài chính nhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá thoả thuận giữa các bên tại ngày giao dịch Đặc biệt là hợp đồng này thường chỉ được giao dich trên thị trường phi tập trung (OTC) và chỉ được thực hiện vào ngày đáo hạn hợp đồng.
Thông thường, hợp đồng này chỉ được thực hiện giữa các tổ chức tài chính với nhau, hoặcgiữa các tổ chức tài chính với các khách hàng là doanh nghiệp phi tài chính (các hợp đồng nàythường được ký song phương)
2.2 Hợp đồng tương lai: Là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa các bên để
mua hoặc bán một số tài sản, nghĩa vụ phải trả hoặc công cụ tài chính nhất định vào một thời điểmxác định trong tương lai với mức giá niêm yết tại ngày giao dịch, được chuẩn hoá theo quy định vàđược giao dịch trên sàn giao dịch tập trung
Trang 5Tương tự như giao dịch kỳ hạn nhưng giao dịch tương lai có một số điểm khác biệt:
- Đối tượng của hợp đồng là các hàng hóa được tiêu chuẩn hóa như: kim loại (sắt, nhôm,đồng, ), cà phê, bông, , và tiền tệ
- Thời gian giao hàng được chuẩn hóa (theo tuần, tháng)
- Giao dịch tương lai được thực hiện tại các thị trường tập trung
2.3 Hợp đồng hoán đổi: Là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa hai bên để
trao đổi (nhưng không mang tính chất mua bán) một số tài sản hoặc nghĩa vụ phải trả trong mộtkhoảng thời gian cụ thể với một mức lãi suất, tỷ giá hối đoái hoặc giá cả nhất định được quy địnhtrong hợp đồng
Hợp đồng hoán đổi là hợp đồng chỉ được giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC).Thông thường giao dịch này bao gồm các thanh toán lãi và trong một số trường hợp là thanh toán
nợ gốc
* Có hai loại nghiệp vụ hoán đổi:
- Giao dịch hoán đổi lãi suất: Hoán đổi giữa hai món vay cùng số lượng và một loại tiền với lãisuất cố định và lãi suất thả nổi
- Giao dịch hoán đổi tiền tệ: Hoán đổi giữa hai món vay có loại tiền tệ khác nhau với giá trịtương đương
2.4 Hợp đồng quyền chọn: Là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa hai bên,
trong đó người mua quyền chọn được quyền (nhưng không bắt buộc) mua hoặc bán một công cụ tàichính cụ thể với một mức giá nhẩt định vào hoặc trước một thời điểm trong tương lai được quy địnhtrong hợp đồng Khi người mua quyền chọn thực hiện quyền mua hoặc bán theo hợp đồng, ngườibán quyền chọn bắt buộc phải thực hiện các nghĩa vụ đã ký kết trong hợp đồng theo yêu cầu của bênmua
* Có hai loại quyền chọn:
- Quyền chọn mua: Là một hình thức của quyền chọn, cho phép người mua nó có quyềnnhưng không bắt buộc, được phép mua một số lượng tài sản theo một mức giá đã được ấn địnhtrước trong hợp đồng
Trang 6- Quyền chọn bán: Là một hình thức của quyền chọn, cho phép người mua nó có quyềnnhưng không bắt buộc, được phép bán một số lượng tài sản theo một mức giá đã được ấn địnhtrước trong hợp đồng.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI
VIỆT NAM
I SỰ CẦN THIẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM:
Như đã biết ở phần trên, các sản phẩm tài chính phái sinh được các nước trên thế giới sửdụng như những công cụ để phòng ngừa rủi ro hiệu quả trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là củangành ngân hàng (NH)
Chính vì vậy mà công cụ phái sinh dần tiếp cận với nền kinh tế Việt Nam, đã và đang được ápdụng tại các NHTM ở Việt Nam (VN)
Các ngân hàng thương mại ngày nay kinh doanh trên nhiều lĩnh vực Ngoài các nghiệp vụngân hàng mang tính truyền thống như: tiết kiệm, cho vay thế chấp, cho vay cầm cố, bảo lãnh L/C,chiết khấu giấy tờ có giá, thanh toán bằng séc, chuyển khoản…các ngân hàng đã có nhiều sản phẩmmới như bao thanh toán, cho thuê tài chính, cho vay đồng tài trợ hay các nghiệp vụ tài chính pháisinh…Trong đó, các nghiệp vụ phái sinh có vai trò rất quan trọng, giúp hạn chế thấp nhất những rủi
ro thua lỗ có thể xảy ra
Kinh doanh các nghiệp vụ phái sinh sẽ mang lại cho các ngân hàng nhiều lợi ích
Thứ 1: Hoạt động kinh doanh của ngân hàng có nhiều rủi ro, kinh doanh nghiệp vụ phái sinh giúp các
ngân hàng có thể bù đắp được rủi ro thông qua hoạt động bù trừ giữa các giao dịch
Thứ 2: Kinh doanh nghiệp vụ phái sinh sẽ làm sản phẩm kinh doanh của ngân hành thêm đa dạng,
phong phú, từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng
Thứ 3: Kinh doanh nghiệp vụ phái sinh đòi hỏi ngân hàng phải có đội ngũ nhân viên giỏi, có hệ thống
công nghệ hiện đại, do đó sẽ nâng cao uy tín, thương hiệu của các ngân hàng không chỉ trong nước
mà cả ở nước ngoài
Trang 7Các nghiệp vụ phái sinh là sản phẩm tất yếu của thị trường tài chính hiện đại Đó thực chất là cáchợp đồng tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào một hợp đồng mua bán cơ sở Các nghiệp vụ tàichính phái sinh bao gồm: giao dịch kỳ hạn (Forward), tương lai (Futures), quyền chọn (Options) vàhoán đổi (Swaps) Trong đó, giao dịch kỳ hạn, hoán đổi chỉ được thực hiện trên thị trường OTC (thịtrường phi tập trung); giao dịch tương lai được thực hiện trên thị trường tập trung; còn giao dịchquyền chọn có thể thực hiện trên cả hai thị trường.
II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM
II.1 Cơ sở pháp lý để các ngân hàng được thực hiện các sản phẩm phái sinh
*Sự biến động khó lường của giá cả hàng hóa, lãi suất, tỷ giá trên thị trường là nhữngnguyên nhân gây ra rủi ro cho các nhà đầu tư trong hoạt động mua, bán Để hạn chế thấp nhấtnhững rủi ro thua lỗ có thể xảy ra, các nghiệp vụ tài chính phái sinh đã được hình thành Đến naytrên thị trường tài chính quốc tế, nghiệp vụ tài chính phái sinh đã phát triển mạnh với các nghiệp vụphái sinh rất đa dạng và thị trường phái sinh đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính toàncầu Trên thị trường có thể phân ra thành 3 loại thành viên: Người đầu tư, người đầu cơ, người cơlợi Sử dụng nghiệp vụ tài chính phái sinh đều mang lại lợi ích cho 3 loại thành viên này:
- Người đầu tư phải đối diện với những rủi ro do biến động giá cả của các sản phẩm chính,
họ phải sử dụng nghiệp vụ phái sinh để giảm thiểu hoặc loại bỏ rủi ro;
- Người đầu cơ lại muốn đánh cuộc trên những biến động giá cả của sản phẩm chính, họdùng nghiệp vụ này như một đòn bẩy đặc biệt;
- Người cơ lợi ( thực hiện lợi nhuận mà không có rủi ro) bằng cách sử dụng chênh lệch giágiữa các thị trường tài chính khác nhau, họ sử dụng rất hiệu quả các nghiệp vụ phái sinh
để hưởng chênh lệch giá
* Trên thị trường tài chính ở Việt Nam, các nghiệp vụ phái sinh bắt đầu xuất hiện khoảng 7năm trước đây và đến nay xuất hiện nhiều loại công cụ phái sinh chuẩn và không chuẩn đang đượcthực hiện Tuy nhiên, cơ sở pháp lý các nghiệp vụ phái sinh còn mang tính thí điểm và đơn lẻ, ngoạitrừ giao dịch hoán đổi lãi suất đã có quy chế của NHNN ( Quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN ngày30/09/2003 ban hành kèm theo quy chế) Đồng thời số lượng các giao dịch còn ít khoảng gần 15 hợpđồng hoán đổi lãi suất và một số ít hợp đồng phái sinh không chuẩn khác đã được cho phép thựchiện (trong đó có một số giao dịch đã chưa phát sinh giao dịch) Có thể liệt kê một số tổ chức tíndụng đã được NHNN cho phép thực hiện:
Citibank thực hiện thí điểm hoán đổi lãi suất giữa 2 đồng tiền từ ngày 01/03/2005 đến02/2006;
Trang 8Ngân hàng Standard Chartered chi nhánh tại Việt Nam thực hiện hoán đổi lãi suất chéo giữa
2 đồng tiền chéo (Cross Currency Swap- CCS) đối với khoản vay ngoại tệ của khách hàng sau khikhách hàng vay ngoại tệ;
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn lãi suấtđối với các khoản cho vay hoặc đi vay trung hạn bằng USD hoặc EURO;
Vietcombank thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất kèm theo điều kiện quyền chọn với cácđối tác là tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam và các pháp nhân khác hoạt động ở trong và ngoàinước, phù hợp với các quy định của pháp luật Quyền chọn thuộc về NHNT là quyền kết thúc hợpđồng Swap đối với các khoản vay của BTC;
Ngân hàng HSBC thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cộng dồn (Daily range accrual) thờihạn của hợp đồng tối đa 5 năm;
Thực hiện quyền chọn ngoại tệ (Option ngoại tệ/ VND): Đã cho phép thực hiện thí điểm tạiVIBank, Vietcombank (8/2005), ACB, NHĐT &PT, Techcombank, NHTMCP Quân Đội (12/2005);
Ngân hàng Calyon, Citibank, ABN-AMRO thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất bắt đầu thựchiện trong tương lai (Forward Start Swap)
II.2 Hiện trạng thị trường phái sinh ở Việt Nam
Nghiệp vụ tài chính phái sinh đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1990, chủ yếu là tạicác ngân hàng có giao dịch với các ngân hàng nước ngoài Một số ngân hàng lớn như: Ngân hàngNgoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàngCông thương (Viettinbank)…cũng đã triển khai các nghiệp vụ như: mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoánđổi, hợp đồng tương lai…cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng ngoại tệ và trao đổi hàng hóa,dịch vụ trong thanh toán quốc tế Tuy nhiên, các sản phẩm công cụ phái sinh hiện nay tại các ngânhàng còn ít, chưa thu hút được các doanh nghiệp sử dụng Vì thế, thu nhập từ các công cụ phái sinhcòn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng
Có thể nhận thấy, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công cụ phái sinh của các ngân hàngchưa hiệu quả Các sản phẩm chưa đa dạng, phong phú, do đó mặc dù các ngân hàng đã khôngngừng đầu tư chi phí để phát triển các sản phẩm này nhưng chưa thu hút được các doanh nghiệptham gia Thực tế là các doanh nghiệp hiện nay nhận thức rất ít về kỹ thuật phòng chống rủi ro lãisuất, rủi ro hối đoái và phòng chống bằng công cụ phái sinh lại càng xa lạ
Trang 9Do đó, các doanh nghiệp không nhiệt tình phòng ngừa rủi ro bằng các hợp đồng kỳ hạn, hợpđồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn dẫn đến các NHTM gặp khó khăn trong việc phát triển cácnghiệp vụ này Mặt khác, vì đây là các nghiệp vụ hiện đại, phức tạp nên đòi hỏi đội ngũ nhân viênngân hàng phải có trình độ chuyên môn cao, mới có thể tư vấn cho các doanh nghiệp thực hiện cácnghiệp vụ phái sinh đồng thời việc quảng bá, giới thiệu của các ngân hàng đối với doanh nghiệp cònchưa rộng rãi, làm doanh nghiệp chưa biết hoặc không mặn mà với các dịch vụ mới về công cụ pháisinh của ngân hàng.
II.3 Các sản phẩm phái sinh đặc trưng ở các ngân hàng Việt Nam
2.3.1 Hợp đồng hoán đổi
Ở Việt Nam giao dịch hoán đổi chính thức ra đời từ khi Ngân hàng nhà nước ban hành Quychế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10 tháng 01năm 1998 Theo quyết định này, giao dịch hoán đổi là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả haigiao dịch: giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác, trong
đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thờiđiểm ký hợp đồng
Quyết định 17 đã mở đường cho các ngân hàng thương mại tiến hành triển khai thực hiệncác giao dịch hoán đổi ngoại tệ ở Việt Nam Năm 1998 là năm thị trường ngoại hối ở Việt Nam cónhiều biến động, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Nam Á Khách hàng có nhu cầuthực hiện giao dịch hoán đổi với ngân hàng có thể là các công ty xuất nhập khẩu, các ngân hàng kháchoặc là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Khách hàng có thể thực hiện từng loại giao dịch riêng lẻ nhằm thoả mãn nhu cầu ngoại tệ vàVND Tuy nhiên, nếu thực hiện riêng lẻ từng loại giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn thì ngânhàng và khách hàng phải thỏa thuận đến hai loại hợp đồng, theo đó khách hàng bán giao ngay vàmua kỳ hạn hoặc mua giao ngay và bán kỳ hạn với cùng một loại ngoại tệ Giao dịch riêng lẻ nàykhiến cho khách hàng phải chịu thiệt hai lần do chênh lệch giữa giá bán và giá mua và những phiếntoái trong thoả thuận hợp đồng giao dịch Thay vì thực hiện giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạnriêng biệt, ngân hàng kết hợp hai loại giao dịch này lại trong một hợp đồng, gọi là hợp đồng hoán đổitiền tệ
Trong hợp đồng giao dịch hoán đổi, hai bên ngân hàng và khách hàng thỏa thuận với nhaumột số nội dung chính như sau:
Trang 10+ Thời hạn giao dịch – Thời hạn giao dịch hoán đổi có thể từ 3 ngày đến 6 tháng Nếu ngàyđáo hạn rơi vào ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ thì hai bên sẽ thoả thuận chọn một ngày đáo hạn thíchhợp và thời hạn hợp đồng sẽ tính trên số ngày thực tế
+ Điều kiện thực hiện – Giao dịch hoán đổi áp dụng đối với khách hàng có đủ các điều kiệnsau: (1) có giấy phép kinh doanh, (2) xuất trình các chứng từ chứng minh nhu cầu sử dụng ngoại tệ,(3) mở tài khoản ngoại tệ và tài khoản VND ở ngân hàng, (4) trả phí giao dịch theo qui định, (5) duytrì một tỷ lệ đặt cọc tối đa không quá 5% trị giá hợp đồng để bảo đảm việc thực hiện hợp đồng, và(6) ký hợp đồng giao dịch hoán đổi với ngân hàng
+ Ngày thanh toán – Trong giao dịch hoán đổi, ngày thanh toán bao gồm hai loại ngày khácnhau: ngày hiệu lực và ngày đáo hạn Ngày hiệu lực là ngày thực hiện thanh toán giao dịch giao ngaytrong khi ngày đáo hạn là ngày thực hiện thanh toán giao dịch có kỳ hạn
+ Xác định tỷ giá hoán đổi – Một hợp đồng hoán đổi liên quan đến hai loại tỷ giá: tỷ giá giaongay và tỷ giá có kỳ hạn Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do ngân hàng niêm yết tại thời điểm giao dịch dohai bên thoả thuận Tỷ giá có kỳ hạn được tính trên cơ sở tỷ giá giao ngay, chênh lệch lãi suất giữaVND và ngoại tệ, và số ngày thực tế của hợp đồng
+ Quy trình thực hiện giao dịch hoán đổi – Tại ngân hàng thương mại quy trình thực hiệngiao dịch hoán đổi tiến hành qua các bước sau đây:
• Khách hàng có nhu cầu thực hiện giao dịch hoán đổi đến liên hệ với phòng kinh doanh tiền
Hợp đồng quyền chọn: Quyền chọn là một công cụ cho phép người nắm giữ nó được mua
(nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hóa vớimột mức giá xác định trong một thời gian nhất định Khác với việc sở hữu hợp đồng kỳ hạn và hợpđồng tương lai, buộc phải mua hoặc bán các tài sản cơ sở trong tương lai, người sử dụng hợp đồngquyền chọn có thể lựa chọn xem có nên mua (call) hay bán (put) một tài sản cơ sở trong tương lai tạimức giá thực hiện được xác định vào ngày hôm nay Khả năng lựa chọn có thể tạo ra các khoảnthanh toán không cân xứng, nghĩa là người sở hữu hợp đồng quyền chọn có thể từ chối mua hay bán
Trang 11một tài sản Trên thực tế, người sở hữu hợp đồng quyền chọn sẽ từ chối thực hiện hợp đồng nếu giáhợp đồng này bất lợi so với giá thực hiện hợp đồng và ngược lại họ sẽ thực hiện hợp đồng nếu giáhợp đồng thuận lợi.
Quyền chọn mua trao cho người nắm giữ quyền mua tài sản vào một ngày nhất định với mộtgiá xác định Quyền chọn bán trao cho người nắm giữ quyền bán tài sản vào một ngày nhất định vớimột giá xác định Ngày trên hợp đồng là ngày đáo hạn hay ngày thực hiện và giá trên hợp đồng là giáthực hiện
Có bốn chiến lược cơ bản trong giao dịch quyền chọn là: mua quyền chọn mua, bán quyềnchọn mua, mua quyền chọn bán và bán quyền chọn bán
• Option vàng: không hạn chế đối tượng
Quy trình giao dịch Option tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
• Khách hàng liên hệ với ngân hàng khi có nhu cầu
• Ngân hàng báo phí (phí có hiệu lực trong thời gian nhất định)
• Nếu khách hàng xác nhận đồng ý mức phí này thì ký hợp đồng quyền chọn và thanh toán phícho NH
• Khách hàng ký thỏa thuận chung về nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ hoặc còn gọi là Hợp đồngnguyên tắc quyền chọn tiền tệ HĐ này chỉ ký một lần và phải ký trước hoặc cùng lúc với hợpđồng giao dịch Option
• Khi muốn thực hiện Hợp đồng, khách hàng gửi NH giấy Đề nghị/Lệnh thực hiện quyền chọn
Nội dung chính của hợp đồng
• Ngày ký kết, giờ giao dịch
• Tên, địa chỉ, Tel & Fax của bên mua, bên bán
• Call/Put
• Số lượng
Trang 12• Giá Strike
• Phí Premium
• Kiểu Âu hay Kiểu Mỹ
• Ngày đáo hạn, giờ hạn chót (Cut-off time)
• Chỉ thị thanh toán
Hoạt động Option tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Ngân hàng Loại
quyền chọn
Đồng tiền giao dịch Số lượng (tối
Tiền tệ USD, GBP, CHF, JPY,
AUD, CAD, EUR
VND
USD/VND :10.000 USDĐối với ngoại
tệ khác :50.000 USD
Trang 13Sacombank (Kiểu Châu
Âu và kiểu Mỹ)
lượng vàng
3 - 365 ngày
Ví dụ về hợp đồng quyền chọn: Doanh nghiệp A có nhu cầu nhập 100 tấn đồng phục vụ sản
xuất trong 3 tháng tới Giá đồng hiện tại giao dịch trên sàn LME ( London Metal Exchange) là 7700USD một tấn Đây là mức giá nguyên liệu phù hợp với cơ cấu giá thành của doanh nghiệp và doanhnghiệp muốn chốt chi phí nguyên liệu đầu vào ở mức giá này Tuy nhiên, tại thời điểm đó, doanhnghiệp chưa ký được hợp đồng nhập khẩu đồng với đối tác nước ngoài Doanh nghiệp có thể thôngqua ngân hàng mua một hợp đồng quyền chọn mua 100 tấn đồng, ở mức giá thực hiện là 7.700 với
kỳ hạn 3 tháng
Với hợp đồng này, doanh nghiệp sẽ có quyền mua 100 tấn đồng ở mức giá 7.700 đồng, nhưng không kèm theo nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện hợp đồng Như vậy, nếu giá xuống dưới 7.700 đồng, doanh nghiệp có thể từ bỏ quyền chọn của mình và mua đồng trên thị trường, với mức giá tốt hơn đang giao dịch tại thời điểm đó Nếu giá đồng lên trên 7.700 đồng, doanh nghiệp có thể thông báo ngân hàng thực hiện hợp đồng quyền chọn này và doanh nghiệp sẽ chắc chắn mua được 100 tấn đồng trên sàn LME với mức giá 7.700 đồng, dù thị trường thực tế đang giao dịch ở mức cao hơn.
Như vậy doanh nghiệp đã cố định được giá mua nguyên liệu đầu vào ở mức 7.700 đồng, đồng thời nếu giá xuống có thể từ bỏ hợp đồng quyền chọn, để mua đồng với mức giá tốt hơn trên thị trường Để có được hợp đồng bảo hiểm giá này, doanh nghiệp sẽ phải trả một mức phí bảo hiểm nhất định theo giá thị trường quyền chọn đang giao dịch tại thời điểm đó.
2.3.3 Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng mua hay bán một số lượng nhất định đơn vị tài sản cơ sở ởmột thời điểm xác định trong tương lai theo một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuậnhợp đồng Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày thanh toán hợp đồng hay ngày đáo hạn.Thời gian từ khi ký hợp đồng đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của hợp đồng Giá xác định áp dụngtrong ngày thanh toán hợp đồng gọi là giá kỳ hạn
Tại thời điểm ký kết hợp đồng kỳ hạn, không hề có sự trao đổi tài sản cơ sở hay thanh toántiền Hoạt động thanh toán xảy ra trong tương lai tại thời điểm xác định trong hợp đồng Vào lúc đó,hai bên thoả thuận hợp đồng buộc phải thực hiện nghĩa vụ mua bán theo mức giá đã xác định, bấtchấp giá thị trường lúc đó là bao nhiêu đi nữa
Trang 14Ví dụ 1: Vào ngày 1/09/2012, A ký hợp đồng kỳ hạn mua của B: 1 tấn gạo với kỳ hạn 3 tháng(tức là vào ngày 1/12/2012) với giá 10.000đ/kg B được gọi là người bán trong hợp đồng kỳ hạn, A làngười mua trong hợp đồng kỳ hạn Sau 3 tháng B phải bán cho A một tấn gạo với giá 10.000đ/kg và
A phải mua 1 tấn gạo của B với giá đó, cho dù giá gạo trên thị trường sau ba tháng là bao nhiêu đinữa
Ví dụ 2: Tình hình giá cà phê trên thị trường Việt Nam thường bất ổn và dao động tùy thuộcvào tình hình giá cả cà phê trên thị trường thế giới và tình hình thời tiết Năm nào thời tiết tốt và giá
cà phê thị trường thế giới giảm thì giá cà phê trong nước giảm theo khiến nông dân trồng cà phê bịthiệt hại Ngược lại, năm nào thời tiết không tốt và giá cà phê thị trường thế giới tăng thì giá cà phêtrong nước tăng theo khiến các nhà xuất khẩu cà phê khó khăn khi thu mua cà phê của nông dân Đểtránh tình trạng bất ổn, nhà xuất khẩu cà phê, chẳng hạn Vinacafe, có thể thương lượng và ký kếthợp đồng mua cà phê kỳ hạn với nông dân Ví dụ vào đầu vụ, Vinacafe ký hợp đồng kỳ hạn 6 thángmua của ông X: 20 tấn cà phê với giá là 30 triệu đồng/tấn Ông X được gọi là người bán và Vinacafe
là người mua trong hợp đồng kỳ hạn Sau 6 tháng ông X phải bán cho Vinacafe 20 tấn cà phê với giáthỏa thuận trước là 30 triệu đồng/tấn và Vinacafe phải mua 20 tấn cà phê của ông X với giá đó, cho
dù giá trên thị trường sau sáu tháng là bao nhiêu đi nữa Với giá thỏa thuận biết trước và cố định, cảông X và Vinacafe đều có được sự yên tâm khỏi phải lo lắng về sự biến động giá cả cà phê trên thịtrường Mặc dù hợp đồng kỳ hạn có thể giao dịch dựa trên cơ sở giao dịch các tài sản cơ sở nhưhàng hóa, chứng khoán và ngoại tệ nhưng ở Việt Nam hiện nay chỉ có hợp đồng kỳ hạn dựa trên co
sở giao dịch ngoại tệ là phổ biến và chính thức được phép giao dịch từ năm 1998 Cụ thể cách thứcgiao dịch và cách sử dụng hợp đồng kỳ hạn trên thị trường ngoại hối như sau:
* Hợp đồng kỳ hạn trên thị trường ngoại hối
Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn (forward) là giao dịch mua hoặc bán ngoại tệ mà việc chuyển giaongoại tệ được thực hiện sau một thời hạn nhất định kể từ khi thỏa thuận hợp đồng Lý do xuất hiệnloại giao dịch này là để cung cấp phương tiện phòng ngừa rủi ro hối đoái, tức là rủi ro phát sinh do
sự biến động bất thường của tỷ giá gây ra Với tư cách là công cụ phòng ngừa rủi ro, hợp đồng có kỳhạn được sử dụng để cố định khoản thu nhập hay chi trả theo một tỷ giá cố định đã biết trước, bấtchấp sự biến động tỷ giá trên thị trường Tham gia giao dịch kỳ hạn chủ yếu là các ngân hàng thươngmại, các công ty đa quốc gia, các nhà đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế và các công ty xuấtnhập khẩu, tức là những người mà hoạt động của họ thường xuyên chịu ảnh hưởng một cách đáng
kể bởi sự biến động của tỷ giá Khi có nhu cầu giao dịch ngoại tệ, hai bên ngân hàng và khách hàngthoả thuận giao dịch và ký kết hợp đồng giao dịch ngoại tệ kỳ hạn