II. Môi trường cạnh tranh:
2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Chính vì có tiềm năng phát triển lớn, thị trường ngân hàng trở thành một sân chơi cạnh tranh khốc liệt. Đầu tiên là sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước với nhau. Thứ hai là sự cạnh tranh giữa khối ngân hàng trong nước và khối các ngân hàng nước ngoài. Trong tình hình kinh tế hội nhập, Việt Nam buộc phải mở cửa rộng rãi cho các tổ chức nước ngoài vào đầu tư, do vậy, số lượng ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh NH nước ngoài ở Việt Nam tăng trong những năm gần đây.
Danh sách các ngành theo khuyến nghị của Artex. Tên ngành Mức độ hấp dẫn năm 2010 Thuỷ hải sản 1 Bất động sản 1 Cao su tự nhiên 1 Nông nghiệp 1 Dệt may 1 Dịch vụ và kỹ thuật dầu khí 1 Ngân hàng 1
Hàng tiêu dùng thiết yếu 1
Cảng biển 2 Phi nhân thọ 2 Năng lượng 2 Chứng khoán 2 Dược 2 Đồ gỗ 2 Bán lẻ 2 Xi măng 3
Công nghệ thông tin, viễn thông 3
Dịch vụ 3
Thép 3
Theo danh sách bình chọn các ngành có sức hấp dẫn nhất thì ngành ngân hàng là một trong những ngành được đánh giá cao hiện nay. Trong một hai năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh tiền tệ - ngân hàng của Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Tính hấp dẫn của kinh doanh tiền tệ - ngân hàng được đánh giá là cao hơn so với các ngành kinh tế khác. Lợi nhuận trên vốn tự có của nhiều ngân hàng đạt 9-10%, cao hơn nhiều so với mức 1-2% của ngành công nghiệp.
Nhìn chung, số lượng ngân hàng từ năm 1991 đến nay tăng nhanh, tập trung vào hai khối ngân hàng TMCP và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phản ảnh tính hấp dẫn của lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam.
Bảng : Số lượng ngân hàng giai đoạn 1991 – 2009
Năm 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2005 2006 2007 2009 Ngân hàng TMQD 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5 Ngân hàng TMCP 4 41 48 51 48 39 37 37 37 39 Chi nhánh NHNN 0 8 18 24 26 26 29 31 33 40 Ngân hàng liên doanh 1 3 4 4 4 4 4 5 5 5 Tổng số ngân hàng 9 56 74 84 83 74 75 78 80 89 (Nguồn: SBV)
Các biểu đồ dưới đây có thể cho thấy một phần tốc độ tăng trưởng của ngành Ngân hàng qua những năm gần đây:
0 10 20 30 40 50 60 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước) Tăng trưởng tín dụng 10 năm trở lại đây, từ 2002 - 2010 (đơn vị: %)
0 10 20 30 40 50 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước) Tăng trưởng huy động vốn 10 năm trở lại đây, từ 2002 - 2010 (đơn vị: %).
0 10 20 30 40 50 60 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước) Tổng hợp tăng trưởng tín dụng, huy động vốn so với tăng trưởng GDP từ 2002 - 2010
Về quy mô hoạt động: với 2 mảng hoạt động chính là tín dụng và huy động vốn
cũng tăng trưởng mạnh mẽ, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động vốn cao hơn nhiều so với tốc độ tăng GDP thực tế.
(ĐVT: %)
Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tăng trưởng tín dụng
22.2 28.2 41.5 19.2 21.4 51.54 23.38 37.53 27.65
Tăng trưởng huy động vốn
19.8 25.8 33.2 32.08 36.53 45.84 23.33 28.6 27.2
Tăng trưởng GDP 7.08 7.34 7.79 8.44 8.23 8.46 6.23 5.2 6.5
Tại Việt Nam, tăng trưởng kinh tế vẫn phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư với tỷ lệ đầu tư trong nền kinh tế 10 năm trở lại đây chiếm trung bình khoảng 41% GDP, trong khi đó các quốc gia khác chỉ từ 25 - 30% GDP. Do vậy, nền kinh tế luôn đòi hỏi một tốc độ tăng trưởng tín dụng và cung tiền rất cao. Tăng trưởng tín dụng (TTTD) và cung tiền của Việt Nam trong 10 năm qua luôn duy trì quanh mức 30%, trong khi đó tỷ
lệ này tại các quốc gia trong khu vực chỉ rơi vào mức 10 đến 15%. Tính riêng năm 2010, tốc độ TTTD đạt 27.65% (đã loại trừ hư số tăng của tỷ giá và giá vàng, trong đó tín dụng VND tăng 25.3%; tín dụng ngoại tệ tăng 37.7%.) là con số thấp nhất trong 3 năm trở lại đây và thấp hơn nhiều so với mức 37.73% của năm 2009, nhưng vượt con số kế hoạch là 25%, tổng phương tiện thanh toán tăng trên 25.2%.
Nhận xét: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn và tín dụng toàn ngành khá cao và vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP. Nhìn chung, thị trường Việt rất tiềm năng cho ngành ngân hàng phát triển, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
b. Rào cản gia nhập ngành:
Số lượng ngân hàng:
Hiện nay tại thị trường ngân hàng Việt Nam, số lượng các ngân hàng tham gia trên thị truờng khá đông, điều này trở thành một rào cản cho những đối thủ tiềm ẩn đang có nguy cơ gia nhập ngành. Nếu các ngân hàng mới dễ dàng gia nhập thị trường thì mức độ cạnh tranh sẽ càng lúc càng gia tăng. Rào cản gia nhập ngành sẽ giúp hạn chế bớt các đối thủ tiềm ẩn vào thị trường. Theo các cam kết khi gia nhập WTO, lĩnh vực ngân hàng sẽ được mở cửa dần theo lộ trình bảy năm. Ngành ngân hàng đã có những thay đổi cơ bản khi các tổ chức tài chính nước ngoài có thể nắm giữ cổ phần của các ngân hàng Việt Nam và sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Đối với việc cấp phép hoạt động cho các Ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam: Sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO: thì việc mở cửa trong lĩnh vực ngân hàng đã sâu rộng hơn nhiều so với trước đây do Việt Nam phải thực hiện các cam kết trong quá trình hội nhập. Về tổng thể, các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng đã cho phép các TCTD nước ngoài được hiện diện ở Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau, mở rộng phạm vi và loại hình cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng.
Về hình thức hiện diện của TCTD nước ngoài tại Việt Nam, theo cam kết gia nhập WTO, từ 01/4/2007, ngoài hình thức văn phòng đại diện, chi nhánh, ngân hàng liên doanh, các TCTD nước ngoài sẽ được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, yêu cầu về tổng tài sản có đối với TCTD muốn thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam cũng được đưa ra nhằm thu hút các ngân hàng lớn vào hoạt động tại thị trường Việt Nam, cam kết này đã được thể chế hóa tại Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/2/2006. Cụ thể là:
Để mở một chi nhánh của NHTM nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng mẹ phải
có tổng tài sản hơn 20 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm xin mở chi nhánh; đối với việc thành lập ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng 100% vốn nước
ngoài là 10 tỷ USD; đối với mở công ty tài chính 100% vốn nước ngoài và công ty cho thuê tài chính liên doanh, TCTD nước ngoài phải có tổng tài sản hơn 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm xin phép mở.
Thời gian hoạt động cũng được nâng lên tối đa không quá 99 năm (thời hạn này trước đây là 20 năm).
Về phạm vi hoạt động và loại hình dịch vụ ngân hàng:
Các TCTD nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được cung cấp hầu hết
các loại hình dịch vụ ngân hàng như: cho vay, nhận tiền gửi, cho thuê tài chính, kinh doanh ngoại tệ, các công cụ thị trường tiền tệ, các công cụ tài chính phái sinh, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản, cung cấp dịch vụ thanh toán, tư vấn và thông tin tài chính. Đối với hoạt động nhận tiền gửi, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi VND không giới hạn từ các pháp nhân, và lộ trình huy động tiền gửi từ thể nhân Việt Nam sẽ được nới lỏng trong vòng 5 năm kể từ ngày 1/1/2007 ở mức tối đa là 650% vốn pháp định của ngân hàng, tiến tới đối xử quốc gia đầy đủ vào năm 2011.
Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mở các điểm giao dịch
ngoài trụ sở chi nhánh nhưng được phép lắp đặt và vận hành các máy giao dịch tự động (ATM) và phát hành thẻ tín dụng như các ngân hàng trong nước.
Về việc góp vốn dưới hình thức mua cổ phần, tổng số cổ phần được phép nắm
giữ bởi các thể nhân và pháp nhân nước ngoài tại mỗi NHTM cổ phần trong nước không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng, trừ khi luật pháp của Việt Nam có quy định khác hoặc được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Trên thực tế, đã có một số ngân hàng nước ngoài được mua cổ phần của các ngân hàng trong nước và trở thành đối tác chiến lược của các ngân hàng này.
Yêu cầu về vốn đối với các ngân hàng tương đối lớn.
Theo quy định của ngân hàng Nhà Nước vốn điều lệ tối thiểu của các ngân hàng thương mại tính đến 31/12/2008 là 1000 tỷ VNĐ và từ 2011 là 3000 tỷ VNĐ. Đây là con số không nhỏ và là rào cản gia nhập ngành lớn.
Mức độ cạnh tranh trong ngành cao.
Các ngân hàng đều có thâm niên và tiềm lực vốn tương đối lớn, lượng khách hàng truyền thống và thị phần nhất định nên không dễ cho các ngân hàng mới trong
cuộc chiến dành thị phần. Rào cản gia nhập được thể hiện qua các phân khúc thị trường, thị trường mục tiêu mà các ngân hàng hiện tại đang nhắm đến, giá trị thương hiệu cũng như cơ sở khách hàng, lòng trung thành của khách hàng mà các ngân hàng đã xây dựng được. Những điều này đặc biệt quan trọng bởi vì nó sẽ quyếtđịnh khả năng tồn tại của một ngân hàng đang muốn gia nhập vào thị trường Việt Nam. Một khi các ngân hàng hiện tại đã xây dựng được cho mình một thương hiệu bền vững, với những sản phẩm, dịch vụ tài chính hiệu quả và khác biệt cộng với một cơ sở khách hàng đông đảo và trung thành, chi phí chuyển đổi để lôi kéo khách hàng của ngân hàng mới thành lập sẽ cực kỳ cao và do đó họ bắt buộc phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định gia nhập thị trường hay không. Thực tế trên thị trường ngành ngân hàng Việt Nam cho thấy chi phí chuyển đổi nhìn chung không cao do các ngân hàng chưa thật sự tạo được điểm khác biệt về chiến lược sản phẩm, dịch vụ.
Bên cạnh đó, ngân hàng là một ngành khá nhạy cảm.
Một ngân hàng lớn sụp đổ có thể kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống và nền kinh tế cũng chịu ảnh hưởng. Do vậy ngân hàng Nhà Nước thường cân nhắc kỹ trước những yêu cầu xin thành lập ngân hàng.
Hệ thống phân phối có sẵn là một yếu tố nữa có thể làm tăng chi phí chuyển đổi lên một chút và tạo một lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng đang hoạt động. Các ngân hàng thành lập sau này sẽ gặp khá nhiều rắc rối trong việc tìm một địa điểm ưng ý để đặt văn phòng chính cũng như các chi nhánh văn phòng giao dịch bởi vì các vị trí đẹp và tiện lợi đều đã bị các ngân hàng đang hoạt động dành mất. Tuy vậy, các ngân hàng thành lập sau này vẫn có thể dựa vào lợi thế công nghệ để phát triển hệ thống kinh doanh của mình thông qua Internet banking hoặc hệ thống ATM.
=> Có thể thấy, khi những rào cản đối với các ngân hàng trong và ngoài nước được tháo bỏ sẽ mở ra một sân chơi lành mạnh hơn cho các ngân hàng. Các ngân hàng nước ngoài sẽ được phát triển tự do hơn trên mảng tài chính ngân hàng trong khi các ngân hàng nội sẽ không ngừng cải tiến sản phẩm và nâng cao dịch vụ của mình để cùng cạnh tranh. Đây cũng được coi như một động lực thúc đẩy về cạnh tranh để các ngân hàng thương mại Việt Nam đi lên. Và nếu một trong số các ngân hàng Việt Nam chưa có sự chuẩn bị kỹ và năng lực cạnh tranh còn yếu kém sẽ bị đào thải và lúc đó phải sáp nhập hoặc bán lại. Thị trường sẽ sàng lọc và những ngân hàng nào quản trị tốt, năng lực cạnh tranh cao sẽ tồn tại và phát triển mạnh.
Cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ thúc đẩy hiệu quả không chỉ trong huy động, phân bổ các nguồn vốn mà còn hiệu quả kinh doanh của mỗi ngân hàng. Khả năng cạnh tranh của các ngân hàng sẽ được nâng cao bởi cơ hội liên kết hợp tác với nước
ngoài trong chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm và khai thác thị trường. Hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh do mở rộng khả năng tiếp cận của các ngân hàng đối với các khu vực thị trường mới, các nhóm khách hàng có mức độ rủi ro thấp. Các ngân hàng nội sẽ có thêm cơ hội học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ công nghệ và quản trị ngân hàng, đồng thời các ngân hàng trong nước còn có khả năng huy động các nguồn vốn từ thị trường tài chính quốc tế và sử dụng vốn có hiệu quả hơn để giảm thiểu rủi ro và các chi phí cơ hội. Hội nhập kinh tế cũng góp phần thúc đẩy quá trình thu hút nguồn vốn đầu tư, tạo điều kiện giúp các ngân hàng thương mại (NHTM) phát triển các mối quan hệ đại lý, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, hợp tác đầu tư và trao đổi công nghệ... Hơn nữa, việc Việt Nam gia nhập WTO cũng thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước chủ động trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường để tồn tại và phát triển, không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng hoạt động ra nước ngoài. Ngoài ra, việc mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng sẽ thúc đẩy NHNN nâng cao năng lực và hiệu quả điều hành, thực thi chính sách tiền tệ, chia sẻ thông tin với các ngân hàng trung ương khác.
Nhìn vào ngành ngân hàng Việt Nam hiện tại trong bối cảnh Việt Nam cũng như thế giới đang bị bao trùm bởi cuộc khủng hoảng kinh tế, rào cản gia nhập khá cao khiến cho nguy cơ xuất hiện ngân hàng mới trong tương lai gần là khá thấp. Nhưng sau khi kinh tế thế giới hồi phục cộng với sự mở cửa của ngành ngân hàng theo các cam kết với WTO và các tổ chức khác, sự xuất hiện của các ngân hàng mới là một điều gần như chắc chắn.
c. Một số đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đối với ngành Ngân hàng Việt Nam trong đó có Ngân hàng Agribank:
Hoạt động của các ngân hàng hiện chịu sự cạnh tranh nhẹ từ:
Các tổ chức tài chính không phải là ngân hàng như các Công ty tài chính, đặc biệt là các công ty tài chính thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty (đối với hoạt động thu xếp vốn vay, tín dụng, huy động vốn)
Một số Công ty Tài chính:
Tên công ty Vốn điều lệ
Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam 5.000
Cty TNHH Tài chính PPF Việt Nam (PPF VN) 500
Cty TNHH một thành viên tài chính Than - Khoáng sản 1000
Cty tài chính cổ phần Dệt may Việt Nam 500
Cty tài chính Cao su 1.000
Cty TNHH một thành viên tài chính Tàu thuỷ 1.623
Công ty tài chính cổ phần Điện Lực 2.500
Công ty tài chính cổ phần Vinaconex-Viettel 1.000
Trong tương lai, các công ty trên sẽ mở rộng quy mô hoạt động, gia tăng vốn điều lệ và giành thị phần hoạt động của Ngân hàng Agribank nói riêng, ngành Ngân hàng nói chung.
Các công ty Chứng khoán có quy mô lớn (đối với các hoạt động ngân hàng đầu tư như bảo lãnh phát hành, tư vấn sáp nhập, đầu tư …). Sau đây là một số công ty CK lớn nhất trong năm 2010:
Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long (TLS)