I. Môi trường tổng quát:
2. Các yếu tố chính trị, pháp luật:
Do Việt Nam chỉ bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong khi đó ngành Ngân hàng là ngành nhạy cảm với ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế – chính trị sau một thời gian vật lộn và trụ vững với lạm phát (năm 2008), hầu như không bị tác động lớn của cuộc khủng hoảng tài chính mà vẫn hoạt động ổn định, hầu hết các ngân hàng kinh doanh có lãi, do đó Nhà nước không phải tập trung lo cho lĩnh vực này
mà tập trung vào việc giảm tác động của cuộc khủng hoảng, giữ vững tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ.
Đối với gói giải pháp sử dụng 17.000 tỷ đồng (tương tương 1 tỷ USD) để hỗ trợ lãi suất, được ngành Ngân hàng triển khai một cách khẩn trương, nghiêm túc. Đến ngày 23/7/2009, dư nợ cho vay kích cầu đạt trên 385.581 tỷ đồng.
Sau khi áp dụng Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 có nhiều nội dung thay đổi so với Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2003 và 1997 đã đem lại nhiều thay đổi cho NHTM Việt Nam trong đó có Ngân hàng Agribank đó là:
(i) Cụ thể hoá được vai trò, vị trí của các cơ quan nhà nước trong việc quyết định và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia trên cơ sở phù hợp Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, trong đó thẩm quyền và tính tự chủ của Ngân hàng Nhà nước trong việc chủ động, linh hoạt sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ đã được xác định rõ ràng.
(ii) Xác định rõ được thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước trong việc giám sát an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng thông qua hai hoạt động giám sát và thanh tra, cùng với việc thành lập Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo sự quản lý chặt chẽ hơn đối với hệ thống tổ chức tín dụng.
(iii) Quy định rõ trách nhiệm giải trình, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước trước Quốc hội, Chính phủ và công chúng. Đây là nội dung mới, quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng Trung ương nhằm minh bạch hoá, công khai hoá các quyết định trong điều hành của mình không những với cơ quan cấp trên mà còn với công chúng, thị trường.
Ngoài ra, Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 còn có những nội dung quan trọng khác đã được điều chỉnh, sửa đổi so với Luật hiện hành trên nhiều lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, như: lãi suất, kế toán, quan hệ với Kho bạc Nhà nước, dự trữ ngoại hối, kiểm toán nội bộ, quản lý nhà nước đối với Bảo hiểm tiền gửi…
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 đã đưa ra được nội hàm của chính sách tiền tệ quốc gia để làm cơ sở phân định thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia của Quốc hội, Chính phủ, cụ thể:
“Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm: quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát; quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.”
a. Về vấn đề lãi suất:
Quy định về lãi suất trong Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 đã tách lãi suất điều hành chính sách tiền tệ và lãi suất làm cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp và chống cho vay nặng lãi, vừa đảm bảo để Ngân hàng Nhà nước điều hành, thực thi chính sách tiền tệ, vừa có cơ sở để áp dụng quy định của các luật liên quan như Luật Dân sự, Hình sự, Lao động, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước….
b. Vấn đề quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước: Việc quy định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý quỹ Dự trữ ngoại hối Nhà nước theo quy định của Chính phủ là phù hợp với pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối. Trong trường hợp việc sử dụng Dự trữ ngoại hối làm thay đổi dự toán Ngân sách nhà nước thì thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách.
Đối với Ngân hàng Agribank:
Năm 2010, hoạt động kinh doanh trong bối cảnh kinh tế thế giới, trong nước nói chung và thị trường tài chính tiền tệ, ngân hàng nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp về lãi suất huy động, tỷ giá … ngân hàng Agribank phải chịu tác động và ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên, Ngân hàng Agribank đã nỗ lực vượt qua khó khăn, phát triển ổn định hơn, kinh doanh có hiệu quả hơn, tiếp tục khẳng định vị thế của một Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam giữ vai trò chủ lực trong đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn và nền kinh tế đất nước.
Ngay từ những tháng đầu năm 2010, Ngân hàng Agribank luôn bám sát chỉ đạo
của Chính phủ, NHNN, xây dựng chương trình hành động cụ thể nhằm thực hiện tốt Nghị quyết 18/NQ- CP, Chỉ thị 02/CT-NHNN về các giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,5%. Toàn hệ thống tăng cường các biện pháp huy động nguồn vốn, tập trung cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, các công trình trọng điểm quốc gia…, trong đó ưu tiên vốn cho “Tam nông”, cho vay hỗ trợ lãi suất, cho vay tạm trữ lương thực, cà phê, cá tra, cá ba sa, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay xuất khẩu, khắc phục thiên tai lũ lụt miền Trung v.v… Năm 2010, Agribank kịp thời triển khai thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP trên cơ sở tổng kết Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về Chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn; triển khai Đề án “Mở rộng đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến 2010 và định hướng đến 2020”… tạo điều kiện để người nông dân, doanh nghiệp khắp mọi vùng, miền cả nước có thêm nhiều cơ hội mở rộng, nâng quy mô sản xuất kinh doanh, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật tăng năng suất.
Năm 2010, Agribank 3 lần giảm lãi suất cho vay, nghiêm túc thực hiện đồng thuận lãi suất huy động theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Ngân hàng; nghiêm túc thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thỏa thuận theo Thông tư 12/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, Agribank tập trung hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, bứt phá phát triển sản phẩm dịch vụ tiên tiến, đặc biệt là các sản phẩm thanh toán và Thẻ, tạo ưu thế cạnh tranh, khẳng định thương hiệu là Ngân hàng số 1 Việt Nam về số lượng thẻ phát hành… Trong năm 2011, tuy tiếp tục phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhưng toàn
hệ thống quyết tâm, đồng thuận nghiêm túc tập trung thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ và Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/03/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm pháp, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, tiếp tục giữ vững thương hiệu, khẳng định vai trò chủ lực đối với thị trường tài chính nông thôn và nền kinh tế.
Đặc biệt, ngày 30/01/2011, NHNN Việt Nam đã có Quyết định số 214/QĐ- NHNN chuyển đổi NHNN & PTNT Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) do Nhà nước làm chủ sở hữu. Cơ cấu tổ chức quản lý của NHNN & PTNT Việt Nam bao gồm Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc. NHNN & PTNT Việt Nam có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam; có con dấu và tài khoản riêng; tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHNN & PTNT Việt Nam. * Về định hướng nhiệm vụ ngân hàng năm 2011, NHNN sẽ tiếp tục điều hành CSTT một cách thận trọng, chủ động và linh hoạt, theo nguyên tắc thị trường; phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tổng phương tiện thanh toán tăng 21-24%, tín dụng đối với nền kinh tế tăng khoảng 23%, tập trung tín dụng cho sản xuất.
Lãi suất và tỷ giá được điều hành ở mức phù hợp với các cân đối kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của NHNN. Tỷ giá và quản lý ngoại hối linh hoạt hơn theo tín hiệu thị trường, phù hợp với diễn biến lãi suất, cân đối hài hòa cung – cầu ngoại tệ, tăng tính thanh khoản cho thị trường và thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, giảm dần tình trạng đô la hoá trong nền kinh tế; thực hiện đa dạng hóa ngoại tệ trong thanh toán. NHNN sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan theo dõi, quản lý chặt chẽ thị trường vàng và thị trường ngoại tệ.
Tập trung xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo chương trình kế hoạch, trong đó tập trung vào các văn bản hướng dẫn hai Luật Ngân hàng Nhà
nước và Luật các Tổ chức tín dụng. Cùng với đó, NHNN tiếp thực thi các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của các TCTD; củng cố, sắp xếp lại các TCTD phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, tăng cường tính công khai minh bạch trong hoạt động ngân hàng; tăng cường thanh tra, giám sát, đặc biệt là giám sát từ xa, phát hiện, cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
NHNN cũng sẽ theo dõi, giám sát chặt chẽ và dự báo kịp thời diễn biến kinh tế vĩ mô, diễn biến thị trường tài chính trong nước và quốc tế để phục vụ có hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động tiền tệ, ngân hàng; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015; tăng cường hoạt động thông tin tuyên truyền, chủ động trong việc cung cấp thông tin;...