Dự đoán môi trường bên ngoài:

Một phần của tài liệu Lựa chọn chiến lược kinh doanh cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2010 2015 (Trang 76 - 80)

Ngành Ngân hàng VN đã đi qua năm 2010 với các chỉ tiêu khá thận trọng. Tăng trưởng tiền tệ tín dụng năm 2010 nằm trong tầm kiểm soát thận trọng của NHNN, các chỉ số tăng trưởng tín dụng, huy động và tổng phương tiện thanh toán gần như sát kế hoạch đề ra, khoảng từ 20-25% so với năm 2009. Việc một số ngân hàng chưa hoàn thành việc tăng vốn đạt 3.000 tỷ đồng vốn điều lệ tối thiểu vào thời điểm cuối năm 2010 dường như hoàn toàn nằm trong dự báo của nhiều người. Nhưng đó lại là điều kiện tốt về thời gian để các ngân hàng cải thiện về quản trị và chờ cơ hội giá cổ phiếu tốt hơn... Sự ổn định lại các chỉ tiêu năm 2010 sau một số năm tăng trưởng quá mạnh có thể là giai đoạn tích lũy cho năm 2011 tăng trưởng bền vững và kỳ vọng hơn của thời gian tiếp theo.

Các điều chỉnh chính sách vĩ mô của Nhà nước nếu phù hợp và cẩn trọng sẽ hỗ trợ cho khu vực ngân hàng phát triển bền vững và hạn chế rủi ro tương ứng. Các điều chỉnh trung hạn cho thấy, VN đang hướng tới sự ổn định, cân đối hơn. Điều này thể hiện trong định hướng kinh tế - xã hội năm 2011-2015, các chỉ tiêu kinh tế thiên về lấy ổn định là chính, một số chỉ tiêu liên quan đã giảm đáng kể: tăng trưởng kinh tế là 7- 7.5%, vốn đầu tư toàn xã hội là 40% GDP, lạm phát 7%..., thâm hụt ngân sách nhà nước trung bình 5%. Các mục tiêu tăng trưởng trong năm 2011 và những năm tiếp theo cho ta rất nhiều thông điệp về sự điều chỉnh hợp lý vĩ mô hỗ trợ cho khu vực ngân hàng.

Những chỉ tiêu kế hoạch trên cho thấy, khu vực tiền tệ ngân hàng đã được giảm tải đáng kể vào năm 2011 và những năm tiếp theo. Trong 5 năm tới, tổng mức đầu tư toàn xã hội dần được điều chỉnh giảm xuống mức dưới 40% GDP; thâm hụt ngân sách nhà nước được kiềm chế ở mức dưới 5% GDP.

 Với giải pháp khơi thông các nguồn tiền trong dân (như vàng, ngoại tệ...) sẽ một mặt làm cầu về vốn trên thị trường tăng trong khi cầu về vốn trên thị trường (nhất là huy động trái phiếu của Chính phủ) mặt khác là cơ sở để cung cầu vốn tín dụng trên thị trường trở nên cân bằng hơn và sẽ có cơ sở kinh tế để ổn định lãi suất.

 Hơn thế nữa việc định hướng giảm đầu tư toàn xã hội xuống mức thấp hơn sẽ giảm áp lực nhu cầu tài trợ vốn từ nước ngoài và qua đó giảm áp lực lên dự trữ ngoại hối và tạo điều kiện ổn định tỷ giá hối đoái....

 Khu vực chứng khoán cũng đã và đang có cải thiện đáng kể, hỗ trợ cho khu vực ngân hàng năm 2011. Hiện các cơ quan chức năng đã và đang có nhiều biện pháp ngăn chặn và khắc phục tình trạng trên như cải tiến chế độ báo cáo, ngăn chặn tình trạng thao túng làm giá thị trường chứng khoán...

 Khách hàng của các NHTM sẽ có bước chuyển dịch cơ bản theo hướng tăng dần các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng dần các công ty có yếu tố nước ngoài và khách hàng cá nhân. Tăng cường các kênh bán lẻ (thông qua hệ thống ATM, POS, e- banking, mobile banking…).

 Thị trường nông thôn vẫn là thị trường hấp dẫn nhất đối với các NHTM trong tương lai, vì đây là thị trường bán lẻ tốt nhất, cũng là thị trường được Chính phủ và các Tổ chức thế giới quan tâm nhất.

=> Việc ổn định thị trường và sự phát triển bền vững nếu được thiết lập sẽ chắc chắn tạo điều kiện cho khu vực ngân hàng tăng trưởng ổn định và an toàn hơn.

Năm 2011 là năm Luật các TCTD sửa đổi có hiệu lực từ 1/1/2011. Qua đó một loạt chỉ tiêu hoạt động của các NHTM phải tuân thủ theo luật này và chắc chắn định hướng hoạt động của thị trường sẽ ổn định và cẩn trọng hơn.

 Việc một số NHTM đã hoàn thành tăng vốn và đạt mức vốn tối thiểu 3 ngàn tỷ đồng vào cuối năm 2010 chắc chắn còn phải củng cố quản trị, quản lý tương ứng trong thời gian tới, vì vốn chưa phải là tất cả. Đối với các NHTM chưa đạt mức vốn điều lệ tối thiểu 3 ngàn tỷ sẽ có kế hoạch chuẩn mực và kiên quyết hơn để cán đích đúng hạn.

Về tổng thể, việc cải thiện về vốn cùng những cải thiện quản trị thanh khoản, cải thiện về quản trị rủi ro nói chung (do rút kinh nghiệm từ thời gian qua cũng như bài học của riêng năm 2010 như tình trạng thiếu thanh khoản phải tăng lãi suất đột ngột, tình trạng bị tụt hạng tín nhiệm về khả năng thanh toán và sức mạnh tài chính... ) chắc chắn sẽ đưa đến kết quả là các ngân hàng VN có sự cải thiện tín nhiệm (nói chung) trong thời gian tới.

 Với sự kiểm soát chặt chẽ về lãi suất của NHNN, năm 2011 chắc chắn không có ngân hàng nào bị cuốn vào bất kỳ một cuộc đua lãi suất.

 Việc cho phép nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tham gia khu vực tài chính ngân hàng không chỉ có ý nghĩa về mặt tài chính (tăng vốn) mà còn có ý nghĩa

về việc tăng cường quản trị và quản lý cũng như cải thiện về sản phảm dịch vụ, công nghệ ngân hàng...

Diễn biến năm 2010 và triển vọng trung hạn, cũng như những điều chỉnh chính sách hợp lý từ vĩ mô đến vi mô cho ta có thể kỳ vọng vừa phải và hợp lý vào khu vực ngân hàng năm 2011 theo hướng tích cực hơn mà không phải quá sốc. Cùng với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô ổn định, khu vực tiền tệ sẽ ổn định hơn và chắc chắn không có sốc lãi suất, sốc tỷ giá... Năm 2011, khu vực ngân hàng chắc chắn có cách tăng trưởng mới theo cách ổn định, tiến lên cẩn trọng trên cơ sở có tầm nhìn dài hơn. Xã hội thường kỳ vọng vào sự bùng nổ, nhưng lý thuyết và thực tế chỉ ra rằng sự chuẩn bị và sự cất cánh cẩn trọng, an toàn sẽ cho một ngành hay một nền kinh tế tiến lên bền vững hơn mà không tốn kém bởi các cú sốc, các đổ vỡ hay khủng hoảng.

Hệ thống NHVN đang đứng trước nhiều cơ hội to lớn đồng thời cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong quá trình hội nhập về tài chính, tiền tệ đang ngày càng sâu rộng. Trong tương lai:

 Vốn đầu tư xã hội qua kênh ngân hàng cũng có thể bị giảm do có sự lớn mạnh của các kênh huy động vốn khác như: thị trường chứng khóan, các quỹ tài chính, các tổ chức tài chính phi ngân hàng…

 Các khách hàng có quan hệ thanh toán quốc tế sẽ chuyển sang sử dụng

các sản phẩm mang tính phòng ngừa sự biến động của tỷ giá như: forward, future, ..

Là một nước đang phát triển và hội nhập sau, chúng ta cần nhận thức đúng đắn lợi ích và rủi ro của hội nhập tài chính ngân hàng, có những biện pháp đúng đắn và bước đi phù hợp để phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm. Định hướng phát triển trong thập niên tới của Hệ thống NHVN là: nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển đa dạng, ổn định, phát triển theo chiều sâu, nâng cao vị thế, vai trò và tầm ảnh hưởng của khu vực Ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân, trong hệ thống tài chính của khu vực và thế giới nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của nền kinh tế, của xã hội về các sản phẩm và dịch vụ tài chính.

Triển vọng của năm 2011, về cơ bản, xét trong môi trường kinh tế tổng thể song hành cả những cơ hội và thách thức có thể thấy ba xu hướng phát triển quan trọng.

 Thứ nhất, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích và hiện đại. Hướng tới việc phát triển các mảng dịch vụ phi tín dụng nhằm thu về cho ngân hàng các nguồn lợi nhuận ít rủi ro hơn.

 Thứ ba là đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh theo xu hướng mở rộng phạm vi sang nhiều lĩnh vực, thông qua các hình thức thành lập nhiều công ty con vệ tinh hoặc liên doanh liên kết nhằm phân tán rủi ro, phát triển theo xu hướng chuyên môn hóa cao, góp phần tăng thu nhập.

Có thể thấy triển vọng phát triển ngành còn rất lớn, tuy nhiên các yếu tố cạnh tranh cũng sẽ ngày càng khốc liệt khi thị trường không chỉ dành riêng cho các tổ chức trong nước mà sẽ có sự góp mặt của các định chế tài chính lớn mạnh nước ngoài. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng đặc biệt quan tâm đến những tiêu chuẩn pháp lý mới và đặc biệt quan tâm về những những biến động khó lường của lãi suất và tỷ giá.

Chương III:

PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ ĐẾN NGÂN

Một phần của tài liệu Lựa chọn chiến lược kinh doanh cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2010 2015 (Trang 76 - 80)