Những cơ hội nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu có tính then chốt:

Một phần của tài liệu Lựa chọn chiến lược kinh doanh cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2010 2015 (Trang 133 - 143)

I. Phân tích SWOT:

1.Những cơ hội nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu có tính then chốt:

a. Những cơ hội, nguy cơ chủ yếu:

Trong quá trình hội nhập và liên tục đổi mới để hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, ngân hàng Agribank đã phải đối mặt với rất nhiều những cơ hội và thách thức như đã nêu ở chương II. Trong quá trình phân tích và lựa chọn chiến lược, nhóm đã xác định những cơ hội và nguy cơ chủ yếu sau đây:

* Cơ hội:

9. Hội nhập quốc tế tạo cơ hội nâng cao công nghệ ngân hàng hiện đại, kỹ năng quản trị và quản lý rủi ro, đào tạo đội ngũ nhân sự giúp nâng cao năng lực cạnh tranh. 10.Cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các NHTM trong hoạt động kinh doanh tiền tệ 11.Thị trường trong nước nhiều tiềm năng: với 86 triệu dân nhưng mới chỉ có chưa đến 10% người dân sử dụng các dịch vụ ngân hàng và hơn 40% các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở VN sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng.

12.Ngành ngân hàng đang trong giai đoạn tăng trưởng cao: tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng trong giai đoạn năm 2011 – 2015 là khoảng 20%

* Đe dọa:

11.Sức ép cạnh tranh: chịu áp lực trong việc giữ và mở rộng thị phần của mình ngay trên lãnh thổ VN do sự xuất hiện ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh.

12.Áp lực sản phẩm dịch vụ thay thế: Ngày càng cao do sự phát triển của thị trường vốn sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu của các cá nhân và tổ chức về sản phẩm dịch vụ ngân hàng

13.Sự bùng nổ công nghệ hiện đại và áp lực trong vấn đề đổi mới công nghệ

14.Sự khác nhau về môi trường chính trị và pháp luật giữa các vùng, miền, lãnh thổ, khu vực.

Thông qua chương III phân tích môi trường nội bô, chúng ta có thể thấy được Ngân hàng Agribank đã khẳng định những thế mạnh của doanh nghiệp mình và cũng bộc lộ một số yếu điểm trong quá trình hoạt động của mình. Sau đây là một số điểm mạnh và điểm yếu cốt lõi của Ngân hàng Agribank.

* Điểm mạnh:

1. Thương hiệu, uy tín: là ngân hàng uy tín nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam trong hoạt động thanh toán mậu biên, huy dộng, cho vay và các hoạt động khác của một NHTM

2. Có mối quan hệ tốt với khách hàng, duy trì số lượng khách hàng truyền thống cao

3. Năng lực tài chính tốt: Dẫn đầu hệ thống NHQD Việt Nam về tổng tài sản và vốn chủ sở hữu. Hệ thống mạng lưới: rộng khắp cả nước với hơn 2300 CN, PGD

4. Sản phẩm dịch vụ đa dạng, chất lượng cao

5. Nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo được một môi trường văn hoá doanh nghiệp lành mạnh.

6. Hệ thống thông tin tiên tiến hỗ trợ đắc lực cho hiệu quả hoạt động của Ngân hàng

7. Có nhiều kinh nghiệm lâu năm trong quản trị, điều hành hoạt động ngân hàng, quản trị rủi ro tốt.

* Điểm yếu:

1.Cơ chế quản trị điều hành còn mang nặng dấu ấn của cơ chế nhà nước: Thiếu linh hoạt, chậm sửa đổi

2.Đội ngũ lao động của NH Agribank khá đông nhưng số lượng nhân viên chất lượng cao có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực ngân hàng và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao chưa đáp ứng các yêu cầu trong quá trình hội nhập.

3.Việc triển khai CNTT mới trong doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn về nhân sự Qua phân tích những yếu tố bên ngoài, khả năng cạnh tranh, khả năng phản ứng của Ngân hàng Agribank đối với một trường bên ngoài, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cho phép chúng ta thiết lập ma trận SWOT nhằm phác họa chi tiết các chiến lược phối hợp của Ngân hàng Agribank.

Các điểm mạnh - S Các điểm yếu - W Yếu tố bên trong

Yếu tố bên ngoài

1. Thương hiệu, uy tín: là ngân hàng uy tín nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam trong hoạt động thanh toán mậu biên, huy động, cho vay và các hoạt động khác của một NHTM

2. Có mối quan hệ tốt với khách hàng, duy trì số lượng khách hàng truyền thống cao 3. Năng lực tài chính tốt: dẫn đầu hệ thống NHQD Việt Nam về tổng tài sản và vốn chủ sở hữu. Hệ thống mạng lưới: rộng khắp cả nước với hơn 2300 CN, PDG

4. Sản phẩm dịch vụ đa dạng chất lượng cao

5. Nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo được một môi trường văn hoá doanh nghiệp lành mạnh.

6. Hệ thống thông tin tiên tiến hỗ trợ đắc lực cho hiệu quả hoạt động của Ngân hàng 7. Có nhiều kinh nghiệm lâu

năm trong quản trị, điều hành hoạt động ngân hàng, quản trị rủi ro tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Cơ chế quản trị điều hành còn mang nặng dấu ấn của cơ chế nhà nước: thiếu linh hoạt, chậm sửa đổi

2. Đội ngũ lao động của NH

Agribank khá đông

nhưng số lượng nhân viên có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực ngân hàng và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao chưa đáp ứng các yêu cầu trong quá trình hội nhập.

3. Việc triển khai CNTT

mới trong doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn về nhân sự

Cơ hội – O S – O W – O

1. Hội nhập quốc tế tạo cơ hội nâng cao công nghệ ngân

1. Kết hợp 1, 2, 3, 4, 5, 6 – 1, 3, 4: NH Agribank dựa trên

3. Kết hợp 1 – 1, 2, 3: Ngân hàng Agribank cần đổi mới

hàng hiện đại, kỹ năng quản trị và quản lý rủi ro, đào tạo đội ngũ nhân sự giúp nâng cao năng lực cạnh tranh.

2. Cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các NHTM trong hoạt động kinh doanh tiền tệ

3. Thị trường trong nước còn nhiều tiềm năng: với 86 triệu dân nhưng mới chỉ có chưa đến 10% người dân sử dụng các dịch vụ ngân hàng và hơn 40% các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở VN sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng.

4. Ngành ngân hàng đang

trong giai đoạn tăng trưởng cao: tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng trong giai đoạn năm 2011 - 2015 là khoảng 20% 5. Chính phủ khuyến khích thực hiện các dự án xây dựng và vận hành, quản lý công trình kết cấu hạ tầng mới hoặc dự án cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa các công trình hạ tầng y tế, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, văn hóa

theo Nghị định số

24/2011/NĐ-CP ngày

05/04/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị

những điểm mạnh sẵn có của mình về thương hiệu, uy tín, mối quan hệ tốt với khách hàng, chất lượng và tính đa dạng của sản phẩm, nguồn nhân lực chất lượng cao và hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định tiên tiến để khai thác tốt nhất những cơ hội mà Hội nhập quốc tế mang lại là nâng cao kỹ năng quản lý, quản trị rủi ro, nâng cao công nghệ NH hiện đại, khai thác thị trường trong nước còn nhiều tiềm năng và những triển vọng tăng trưởng mà ngành ngân hàng mang lại. Cách kết hợp này đem lại điều kiện cần cho NH Agribank trong việc định hướng chiến lược thâm nhập thị trường. 2. Kết hợp 1, 3, 4, 5, 6, 7 – 1, 2: Đây là sự kết hợp giúp NH Agribank tận dụng các lợi thế về thương hiệu, uy tín, về nguồn lực tài chính mạnh, hệ thống mạng lưới rộng khắp, chất lượng và tính đa dạng sản phẩm, hệ thống thông tin tiên tiến, và kinh nghiệm lâu năm trong quản lý điều hành và quản trị rủi ro để khai thác tốt nhất cơ hội mà hội nhập quốc tế mang lại là nâng cao hơn nữa năng lực quản lý,

cơ chế quản trị điều hành của mình theo hướng đơn giản và linh hoạt hơn bằng cách nâng cao các kỹ năng về quản lý, quản trị và chất lượng nguồn nhân lực để có thể hạn chế yếu điểm của mình.

định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 về đầu tư

điều hành. Đồng thời, kết hợp với cơ hội trao đổi hợp tác quốc tế về kinh doanh tiền tệ sẽ giúp NH Agribank có thể áp dụng chiến lược phát triển thị trường nhằm tăng thị phần của NH và tìm kiếm thêm cơ hội khai thác những nguồn lực hiện có và phát triển quy mô của NH Agribank.

Thách thức – T S – T W – T

1. Sức ép cạnh tranh: chịu áp lực trong việc giữ và mở rộng thị phần của mình ngay trên lãnh thổ VN do sự xuất hiện ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh. 2. Áp lực sản phẩm dịch vụ

thay thế: Ngày càng cao do sự phát triển của thị trường vốn sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu của các cá nhân và tổ chức về sản phẩm dịch vụ ngân hàng

3. Sự bùng nổ công nghệ hiện đại và áp lực trong vấn đề đổi mới công nghệ

4. Sự khác nhau về môi

trường chính trị và pháp luật giữa các vùng, miền, lãnh thổ, khu vực

4. Kết hợp 1, 2, 3, 4 – 1, 2: NH Agribank cần phát huy hơn nữa những điểm mạnh về thương hiệu, uy tín, lượng khách hàng truyền thống, hệ thống mạng lưới rộng khắp trải dài trên nhiều tỉnh thành trong cả nước và chất lượng và tính đa dạng của sản phẩm để có thể giữ vững thị phần hiện có, tăng tính cạnh tranh với các đối thủ và giảm áp lực từ phía sản phẩm thay thế. NH Agribank cần kết hợp các điểm mạnh trên để hạn chế các đe dọa giúp cho chiến lược thâm nhập thị trường của NH diễn ra có hiệu quả.

5. Kết hợp 5, 6, 7 – 3: Phát huy các lợi thế của mình về đội ngũ nhân lực có trình độ cao, có kinh nghiệm lâu năm về quản lý, điều hành và hệ thống CNTT tiên tiến để có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Kết hợp 1, 2, 3 – 1, 2: NH cần có những chính sách đào tạo đội ngũ nhân sự về trình độ chuyên môn, kỹ thuật, chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài, đồng thời cải thiện cơ chế quản lý còn mang nặng tính bảo thủ, nhà nước để góp phần nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng Agribank và tạo lợi thế cạnh tranh với các NH khác.

7. Kết hợp 2, 3 – 3: Đào tạo đội ngũ nhân viên hiểu biết công nghệ cao về các hệ thống CNTT mới để không ngừng đổi mới về công nghệ giúp NH hoạt động có hiệu quả hơn và nâng cao năng lực cạnh

thể theo kịp sự bùng nổ về công nghệ và làm giảm các áp lực về đổi mới công nghệ

tranh

Kết hợp 4 yếu tố:

Chiến lược 1: Chiến lược thâm nhập thị trường S: 1, 2, 3

W: 1 O: 3, 4 T: 1, 2

Chiến lược 2: Chiến lược phát triển thị trường S: 1, 3, 7

W: 1 O: 1, 2 T: 4

Chiến lược 3: Chiến lược đa dạng hóa hỗn hợp S: 3, 7

W: 1 O: 5 T: 1, 2

Dựa vào kết quả phân tích ma trận SWOT có thể khẳng định chiến lược kinh

doanh thích hợp nhất của Ngân hàng Agribank trong thời gian tới là tăng trưởng tập trung, hội nhập ngược chiều, giữ vững và phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức. Ngoài ra, trong thời gian tới, giai đoạn 2011 - 2015, Ngân hàng nên tận dụng các nguồn lực bên ngoài thông qua liên kết các đối tác trong và ngoài nước, phát triển thương hiệu, hội nhập ngược chiều,....

Trong đó, có thể chia làm 3 chiến lược chính:

Chiến lược thâm nhập thị trường Chiến lược phát triển thị trường Chiến lược đa dạng hóa hỗn hợp

Chiến lược thâm nhập thị trường:

Tuy tiếp tục phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhưng toàn Ngân hàng quyết tâm, đồng thuận nghiêm túc tập trung thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ và Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/03/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm pháp, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, tiếp tục giữ vững thương hiệu, khẳng định vai trò chủ lực đối với thị trường tài chính nông thôn và nền kinh tế, Ngân hàng Agribank đã đề ra những mục tiêu cụ thể sau:

 Giữ vững và cũng cố vị thế chủ đạo và chủ lực trong vai trò cung cấp tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp nông thôn; tập trung đầu tư phát triển các phân khúc thị trường hiện tại đem lại hiệu quả cao tại các khu đô thị, khu vực công nghiệp, các trường đại học, cao đẳng….

 Nâng cao lợi thế cạnh tranh dựa vào khả năng tài chính và đội ngũ nhân viên của Ngân hàng Agribank. Triển khai đồng bộ cơ chế quản trị điều hành mới. Không ngừng hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ theo mô hình quản lý mới phù hợp với thông lệ quốc tế của ngân hàng hiện đại.

 Quan tâm dặc biệt đến sản phẩm thẻ, sản phẩm thanh toán, sản phẩm cho vay để tăng thị phần.

 Mở rộng thêm mạng lưới hoạt động tại các tỉnh thành trên cả nước, quan tâm đến vùng sâu, vùng xa.

 Chú trọng xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực mạnh về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của Agribank trong giai đoạn mới. Xây dựng và triển khai nhanh chiến lược đào tạo, giữ chân và thu hút cán bộ, nhân viên giỏi.

 Thúc đẩy hoạt động quảng bá, PR để xây dựng và phát triển thương hiệu. Đưa

thương hiệu, văn hóa Agribank không ngừng lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng trong nước và vươn xa hơn trên thị trường khu vực và quốc tế

 Hoàn thiện văn hóa Ngân hàng Agribank.

 Xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng để gắn kết khách hàng cũ, khách hàng truyền thống với Ngân hàng và thu hút thêm khách hàng mới.

 Ưu tiên đầu tư cho “tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 70%/tổng dư nợ trong đó ưu tiên vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa,

cho vay sản xuất mùa vụ, thu mua lương thực, điều, cà phê, chế biến thủy sản xuất khẩu. Tăng cường huy động vốn tại các đô thị, thành phố để bổ sung vốn cho nông thôn, đảm bảo các yêu cầu vốn phục vụ “tam nông”. Thực hiện đầu tư có chọn lọc và có trình tự ưu tiên, tập trung thu hồi nợ đến hạn và nợ xấu để quay vòng vốn đáp ứng vốn cho ‘tam nông” và các chương trình trọng điểm của Chính phủ, đảm bảo tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống theo đúng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.

 Bằng mọi giải pháp, Agribank tăng trưởng nguồn vốn ổn định vững chắc, duy trì mức tăng trưởng tín dụng hợp lý và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. Kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng, thực hiện cho vay có chọn lọc, có thứ tự ưu tiên… Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng, cụ thể: So với năm 2010, nguồn vốn tăng từ 15%- 17%; dư nợ cho vay nền kinh tế tăng từ 11%- 12%; tỉ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 70%/tổng dư nợ; tỉ lệ thu ngoài tín dụng tăng 15% v.v...

 Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, cùng hệ thống chính trị thực hiện tốt Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Toàn NH nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, kỷ cương trong điều hành kinh

doanh. Bám sát diễn biến thị trường về vốn, lãi suất, tỷ giá ngoại tệ để có biện pháp chủ động linh hoạt theo cơ chế thị trường nhằm bảo đảm an toàn, hiệu quả kinh doanh. Nghiêm túc thực hiện Thông tư 13/2010/TT-NHNN và Thông tư 19/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng; Chú trọng nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát trong toàn hệ thống; Tổ chức

Một phần của tài liệu Lựa chọn chiến lược kinh doanh cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2010 2015 (Trang 133 - 143)