Đối thủ cạnh tranh hiện tại:

Một phần của tài liệu Lựa chọn chiến lược kinh doanh cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2010 2015 (Trang 45 - 58)

II. Môi trường cạnh tranh:

1.Đối thủ cạnh tranh hiện tại:

a. Áp lực cạnh tranh từ nội bộ ngành:

Ngành ngân hàng đã trải qua một năm 2010 đầy biến động với nhiều yếu tố bất lợi từ sự thay đổi chính sách vĩ mô và cơ chế điều hành thị trường mang tính hành chính, khó dự đoán và bất đồng nhất. Điều này góp phần đẩy thêm căng thẳng trên thị trường ngoại hối vốn đã chứa nhiều bất ổn, tạo ra cuộc chạy đua lãi suất huy động gay gắt, khiến cho ngành ngân hàng hoạt động một cách thiếu hiệu quả, đồng thời làm suy giảm niềm tin của người dân vào đồng nội tệ và gây ra tình trạng đầu cơ tích trữ Vàng cũng như USD. Năm 2010 cũng là năm ra đời của nhiều tiêu chuẩn an toàn cao hơn trong hệ thống ngân hàng giúp cho hoạt động quản trị rủi ro tốt hơn, tuy nhiên các NHTM cũng gặp khó khăn ngắn hạn trong việc thích nghi.

Hiện có trên 89 ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam, bao gồm: 5 ngân hàng thương mại quốc doanh

39 ngân hàng thương mại cổ phần

5 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài 40 chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Ngoài ra, có 8 công ty cho thuê tài chính và 56 văn phòng đại diện nước ngoài...

Sau đây là danh sách các ngân hàng tại Việt Nam, bao gồm các Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Ngân hàng Chính sách - Phát triển (Nhà nước)

STT Tên ngân hàng Vốn điều lệ (tỷ đồng)

1 Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam 15000

2 Ngân hàng Phát triển Việt Nam 10000

3 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 14374

4 Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long 3000

5 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Nam 20708

Thông qua bảng so sánh vốn điều lệ của các NHTMNN và NHPTVN, ta thấy rằng hầu hết các ngân hàng này đều chiếm ưu thế quy mô vốn và mạng lưới hoạt động lớn nhất trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Đây là những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng ổn định, nắm giữ thị phần chi phối trên các mảng nghiệp vụ chính. Là nhóm NHTM chủ chốt mà Nhà nước sẽ không sớm từ bỏ quyền tác động của Nhà nước vào hoạt động NH nhằm có một công cụ để thực hiện các mục tiêu kinh tế chính trị đã đề ra. Cho nên các NHTM này, vốn nhà nước vẫn chiếm tỉ lệ lớn trên 51%. Nhóm NH này sẽ gặp nhiều bất lợi trong cạnh tranh, kém tự chủ, và hay bị can thiệp từ ngoài ngành, nên khả năng phát triển và sinh lợi không cao. Tuy nhiên nhìn vào bảng trên ta cũng phần nào thấy được lợi thế cạnh tranh của ngân hàng Agribank so với các ngân hàng trong nhóm NHTMNN về vốn điều lệ, một trong những yếu tố quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp này.

Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP), đã có sự gia tăng đáng kể về quy mô vốn trong thời gian qua, nhưng đến nay chỉ có khoảng gần 40 NHTMCP có mức vốn trên 3.000 tỷ VND, số còn lại dưới 3.000 tỷ VND, có một số ngân hàng chỉ đạt được mức 1.000 tỷ VND. Tuy nhiên, đây là nhóm NHTM mà vốn tham gia với tư cách là cổ đông của Nhà nước, hay thông qua một DNNN khác góp vốn chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ, không đáng kể, nên sự can thiệp của Nhà nước là không đáng kể. Đây là những NHTM mà cổ đông là những người có thực quyền, là những NHTM thật sự, hoạt động chủ yếu vì lợi nhuận.

Ngân hàng thương mại cổ phần STT Tên ngân hàng Vốn điều lệ (tỷ đồng) STT Tên ngân hàng Vốn điều lệ (tỷ đồng)

1 Ngân hàng Phương Đông 3.140 21 Ngân hàng Quân Đội 7.300

2 Ngân hàng Á Châu 9.377 22 Ngân hàng Phương Tây 3.000

3 Ngân hàng Đại Á 3.100 23 Ngân hàng Quốc tế 4.000

4 Ngân hàng Đông Á 4.500 24 Ngân hàng TMCP Sài Gòn 3.653

5 Ngân hàng Đông Nam Á 5.400 25 Ngân hàng Sài Gòn Công Thương 3.000

6 Ngân hàng Đại Dương 5.000 26 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín 9.179

7 Ngân hàng Đệ Nhất 2.000 27 Ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội 3.500

8 Ngân hàng An Bình 3.830 28 Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa 3.399

9 Ngân hàng Bắc Á 3.000 29 Ngân hàng Việt Á 3.000

10 Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu 3.018 30 Ngân hàng Bảo Việt 3.000

11 Ngân hàng Gia Định 3.000 31 Ngân hàng Việt Nam Thương Tín 12.100

12 Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam 5.000 32 Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex 2.000 13 Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam 6.932 33 Ngân hàng Xuất nhập khẩu 10.560

14 Ngân hàng Kiên Long 3.000 34 Ngân hàng Liên Việt 5.160 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15 Ngân hàng Nam Á 3.000 35 Ngân hàng TMCP Tiên Phong 3.000

16 Ngân hàng Nam Việt 1.000 36 Ngân hàng TMCP Ngoại thương 13.223

17 Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng 4.000 37 Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông 3.000

18 Ngân hàng Nhà Hà Nội 3.000 38 Ngân hàng Đại Tín 3.000

19 Ngân hàng Phát Triển Nhà TPHCM 3.000 39 Ngân hàng Công Thương Việt Nam 18.712

20 Ngân hàng Phương Nam 3.049

=> Nhìn vào bảng so sánh quy mô vốn điều lệ của các NHTMCP năm 2010, ta thấy khối các NHTMQD chiếm ưu thế rõ rệt về mức vốn điều lệ. Cuối năm 2010, tổng tài sản của các NH TMQD và NH TMCP Việt Nam là hơn 1.700 ngàn tỷ đồng. Trong đó 4 ngân hàng lớn nhất có tổng tài sản 1.063 ngàn tỷ đồng, chiếm hơn 60% tổng tài sản cả khối, là NH TMQD (AGB, BIDV) hoặc tiền thân là NH TMQD (VCB: cổ phần hóa năm 2008, CTG: cổ phần hóa năm 2009). Tổng vốn điều lệ của 4 ngân hàng này cũng chiếm tỷ trọng 40% tổng vốn điều lệ của cả khối (40.000 tỷ đồng/101.000 tỷ đồng).

Tuy nhiên qua các số liệu trên cho thấy vốn điều lệ của NHTMVN hiện nay vẫn còn cách biệt rất lớn so với mức vốn của một ngân hàng, một tập đoàn tài chính ở mức trung bình của nước ngoài.

Bảng: Quy mô vốn của một số NH nước ngoài và liên doanh năm 2010 (Đơn vị tính: tỷ VND)

Ngân hàng 100% vốn nước ngoài và Ngân hàng Việt ở nước ngoài

Stt Tên ngân hàng Vốn điều lệ

1 ANZ Bank 3000

2 Deutsche Bank Việt Nam -

3 Ngân hàng Citibank Việt Nam -

4 HSBC (Việt Nam) 3000

5 Standard Chartered Việt Nam 1000

6 Shinhan Việt Nam 3000

7 Hong Leong Việt Nam 3000

8 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia 1000

Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam

Stt Tên ngân hàng Vốn điều lệ

1 Ngân hàng Indovina 165 triệu USD

2 Ngân hàng Việt - Nga 168,5 triệu USD

3 Ngân hàng ShinhanVina 75 triệu USD

4 VID Public Bank 62,5 triệu USD

5 Ngân hàng Việt - Thái 161 triệu USD

=> Hiện nay, có thể nói số lượng ngân hàng trong nước là rất đông. Giữa các ngân hàng này có sự phân hóa rõ nét về quy mô, thị phần, đối tượng khách hàng cũng như chiến lược phát triển. Các ngân hàng có dịp được thể hiện năng lực cạnh tranh của mình. Điều này mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành Ngân hàng trong tương lai góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

* Cường độ cạnh tranh của các ngân hàng hiện tại trong ngành

Để đánh giá áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện tại, thì ta cần xem xét nhiều yếu tố trong đó gồm: quy mô giữa các ngân hàng, xem các ngân hàng có quy mô tương đối ngang nhau hay không; vấn đề tăng trưởng của nền kinh tế, nền kinh tế tăng trưởng thấp gây áp lực cạnh tranh giành giật thị phần,…v..v…

Sau gần 20 năm hoạt động, số lượng và quy mô các ngân hàng thương mại đã tăng lên đáng kể, mạng lưới chi nhánh các ngân hàng rộng khắp đất nước. Cuộc chạy đua giành thị phần huy động và thị phần tín dụng diễn ra bao năm nay với ưu thế vẫn thuộc về khối NH TMQD. Tuy nhiên, xét về hiệu quả hoạt động, các NH TMQD chưa thể bì kịp các đối thủ NH TMCP. Cuối năm 2008, ROE trung bình các NH TMCP ở khoảng 20%, ROA 2% trong khi các NH TMQD có ROA thường dưới 1% và ROE 8% – 15%. (Nguồn: Theo MHBS) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích khả năng cạnh tranh của Agribank với các đối thủ nội địa thông qua vốn chủ sở hữu, tổng tài sản của các NHTM năm 2010 như sau:

(ĐVT: Tỷ đồng)

Tên NHTM

AGRIBANK VIETINBANK BIDV ACB VCB

VCSH 22.176 16.400 16.000 10.379 16.710

Tổng TS 470.000 294.600 295.000 177.944 255.496

 Về năng lực tài chính:

Đến thời điểm 31/12/2010, Agribank vẫn là NHTM có tiềm lực tài chính mạnh nhất so với các NHTM khác trong nước.

Đặc biệt thông qua bảng so sánh dưới đây sẽ cho thấy thị phần cạnh tranh vượt trội của Ngân hàng Agribank so với các đối thủ nặng ký của mình.

Tên NH Tổng TS so với toàn ngành (%) Thị phần cho vay (%) Thị phần huy động vốn (%) Tỷ trọng LNST (%) Tỷ trọng LNST so với VCSH (%) Agribank 21,83 27,72 25,25 11,40 BIDV 13,43 15,05 13,75 10,60 14,70 VCB 12,10 10,41 13,22 13,58 18,39 Vietinbank 10,55 11,38 10,24 9,66 14,63 ACB 5,74 3,32 5,41 11,48 28,46 Sacombank 3,73 3,33 3,88 5,11 12,31 Techcombank 3,22 2,50 3,33 6,34 21,03

(Nguồn: Nhóm tổng hợp từ các báo cáo của các NHTM năm 2009)

Tuy nhiên, nếu so sánh với một số NHTM trong khu vực ĐNA và một số Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam thì quy mô vốn điều lệ của Ngân hàng Việt Nam là khá nhỏ bé:

Ngân hàng Quốc gia Vốn điều lệ

Development Bank of Singapore Limited Singapore 18.649

Maybank Malaysia 7.917

Bangkok Bank Public Company Limited Thái Lan 6.263

(Nguồn: Tổng hợp BC thường niên NHTM 2009)

1 ANZ Bank 293 tỷ USD (tài sản trị giá)

2 Deutsche Bank Việt Nam

3 Ngân hàng Citibank Việt Nam

4 HSBC (Việt Nam) 3.977.530 triệu đồng (vốn chủ

sỏ hữu báo cáo 12/ 2009)

5 Standard Chartered Việt Nam 1000 tỷ đồng ( vốn điều lệ )

6 Shinhan Việt Nam 3000 tỷ đồng ( vốn điều lệ )

7 Hong Leong Việt Nam 3000 tỷ đồng ( vốn điều lệ )

8 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Campuchia 1000 tỷ đồng ( vốn điều lệ )

9 Ngân hàng Indovina 165 triệu USD (vốn điều lệ)

10 Ngân hàng Việt - Nga 168,5 triệu USD (vốn điều lệ)

11 Ngân hàng ShinhanVina 75 triệu USD (vốn điều lệ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12 VID Public Bank 62,5 triệu USD (vốn điều lệ)

13 Ngân hàng Việt - Thái 161 triệu USD (vốn điều lệ)

Từ việc xem xét quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ, ta thấy số lượng các ngân hàng là khá lớn song có sự chênh lệch rõ ràng về quy mô giữa các ngân hàng, nhóm thực hiện bài phân tích có thể nhận định một điều rằng: áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện tại là tương đối ổn định, song có xu hướng gia tăng giữa khối NHTMQD và NHTM CP. Các NHTMCP với khả năng tạo ra tỷ suất sinh lợi cao hơn sẽ ngày càng chiếm lĩnh thị phần hoạt động của ngành ngân hàng. Điều này thể hiện rằng Ngân hàng Agribank đang phải đối mặt với các đối thủ nặng ký ngay trong khối NHTMQD của mình và những NHTM CP khác.

Bên cạnh việc tăng vốn điều lệ của mình các NHTM CP đã chủ động lựa chọn đối tác chiến lược của mình là các NH nước ngoài để liên kết nhằm tăng cường sức mạnh cạnh tranh của mình thông qua kinh nghiệm quản lý, công nghệ, sản phẩm mới… Một số NHTM CP có vốn của NH nước ngoài gồm:

Bảng: Các NHTM trong nước có sở hữu của đối tác nước ngoài

NHTM Đối tác nước ngoài

ACB NH Standard Chartered Connaught Investor và Công ty TCQT

IFC

Sacombank Ngân hàng ANZ

Dragon Financial Holdings và Công ty TCQT IFC

Techcombank HSBC

VP Bank Oversea Chinese Banking Corporation (OCBC)

OCB BNP Paris

Eximbank

Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) VOF Investment Limited – British Virgin Island

Mirae Aset Exim Investment Limited (MAE) thuộc tập đoàn Hàn Quốc

Ngoài những lợi ích mang giá trị thực tế mà các NHTM CP có được thông qua sự liên kết với các Tổ chức tài chính hay Tập đoàn tài chính nước ngoài mà các NHTM CP còn tạo được uy tín, thương hiệu của mình nhờ thương hiệu của các đối tác chiến lược trên. Điều này rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nó góp phần không nhỏ trong việc gia tăng sức mạnh cạnh tranh của NHTM đó. Do vậy, áp lực cạnh tranh ngày càng được đẩy lên vai Ngân hàng Agribank là rất lớn. Dù đã thành lập và đi vào hoạt động hơn 23 năm, Agribank được đánh giá là một trong những NHTM QD sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh nhất trong hệ thống NHTM trong nước (chất lượng dịch vụ, thương hiệu, mạng lưới rộng khắp, qui mô khách hàng …). Thế nhưng, với những gì mà Agribank đạt được của một ngân hàng hiện đại vẫn chưa được thể hiện. Khả năng cạnh tranh của Agribank về mảng dịch vụ và thu nhập ngoài tín dụng là khá thấp. Bên cạnh đó, cũng có thể kể đến là sự hoạt động kém hiệu quả của các Cty thành Viên (Cty Cho thuê tài chính, Cty quản lý nợ, Cty vàng bạc đá quí, Cty du lịch..). Agribank với nhiều lợi thế như trên mà thu nhập chủ yếu dựa vào cho vay thì còn có rất nhiều việc phải làm để cũng cố vị trí của mình trên thương trường cũng như gia tăng sức mạnh tranh với các Ngân hàng trong nước nói chung và NH nước ngoài tại Việt Nam nói riêng. Rủi ro về tín dụng là rủi ro không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh, nó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh khoản của một ngân hàng. Việc nguồn thu nhập của Agribank còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cho vay sẽ làm sức mạnh cạnh tranh của Agribank giảm.

 Về thị phần: dẫn đầu trong lĩnh vực tam nông: Nông dân, nông nghiệp, nông thôn

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, thời gian đầu chỉ có ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (Agribank) tập trung mạnh nhất phục vụ chiến lược phát triển nông

nghiệp nông thôn. Vào thời điểm từ 2008 đổ về trước, dư nợ tín dụng khu vực này chỉ đạt con số khá khiêm tốn hơn 30 nghìn tỷ đồng. Tuy vậy từ cuối 2009, dự nợ tín dụng khu vực này đã tăng gấp 9 lần. Cơ cấu nợ cũng đã được cải thiện theo hướng tăng dần tỷ trọng đầu tư vốn trung và dài hạn. Chất lượng tín dụng cho vay nông nghiệp được đảm bảo, nợ xấu được duy trì ở mức thấp. Mới đây, chính sách tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn đã thu hút được sự tham gia tích cực của các ngân hàng.

Agribank vẫn là ngân hàng đóng vai trò lớn phục vụ khu vực này (với dư nợ cho vay chiếm tới 70% tổng dư nợ ở khu vực này). Tuy vậy, hiện không riêng gì Agribank mà nhiều ngân hàng khác như Vietcombank, Vietinbank, LienVietbank, Sacombank… cũng đang tập trung tham gia mạnh vào khu vực này.

Đặc biệt, hiện Vietcombank, Viettinbank, LienVietbank đang có sự cạnh trạnh khá lớn. Trong năm 2010 VietinBank có dư nợ cho vay đối với lĩnh vực này đạt tới gần 60 nghìn tỷ đồng. VietcomBank cũng cho vay tới 35 nghìn tỷ đồng. LienVietbank là ngân hàng thương mại cổ phần (ngoài quốc doanh), từ trước tới nay cũng không mấy quan tâm lĩnh vực này, nhưng nay lại là ngân hàng đầu tiên tham gia chương trình tín dụng cho phát triển nông nghiệp – nông thôn. Mới bắt đầu trong năm 2010 nhưng tính đến cuối năm 2010, tổng dư nợ của LietVietbank đạt khoảng 3.669 tỷ đồng. Khách hàng phục vụ lớn nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Sở dĩ các ngân hàng bắt đầu tìm đến mảng này cũng xuất phát từ sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường tín dụng. Cũng từ chính sách hỗ trợ khu vực nông nghiệp, nông thôn mà nhiều ngân hàng không muốn bỏ lỡ nguồn cấp vốn từ NHNN, cùng nhiều ưu ái khác.

* Sức nóng cạnh tranh từ ngân hàng ngoại:

Hiện các ngân hàng trong nước vẫn chiếm tới 90% thị phần bán lẻ ở Việt Nam. Thế nhưng, các ngân hàng ngoại đang nỗ lực thu hẹp thị phần này bằng cách tung ra những tiện ích, dịch vụ công nghệ cao, mà nhiều ngân hàng nội không có.

Từ năm 2008 đến năm 2010, sau 2 năm khi nền kinh tế thế giới đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dần vượt qua được những nỗi lo sợ bất ổn của tình hình thế giới thì các nhà đầu tư nước ngoài lại tiếp tục tìm

Một phần của tài liệu Lựa chọn chiến lược kinh doanh cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2010 2015 (Trang 45 - 58)