II. Môi trường cạnh tranh:
5. Sản phẩm thay thế:
Đối với khách hàng doanh nghiệp, nguy cơ ngân hàng bị thay thế không cao lắm do đối tượng khách hàng này cần sự rõ ràng cũng như các chứng từ, hóa đơn trong các gói sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Nếu có phiền hà xảy ra trong quá trình sử
dụng sản phẩm, dịch vụ thì đối tượng khách hàng này thường chuyển sang sử dụng một ngân hàng khác vì những lý do trên thay vì tìm tới các dịch vụ ngoài ngân hàng,
Đối với khách hàng tiêu dùng thì nguy cơ ngân hàng bị thay thế là rất cao vì sự bất tiện trong thanh toán cộng thêm tâm lý chuộng tiền mặt và lo sợ sự phá sản của các ngân hàng, sự mất giá của đồng tiền Việt Nam vì lạm phát ngày càng tăng đã khiến họ muốn giữ và sử dụng tiền mặt hơn là thông qua ngân hàng. Việc sử dùng thẻ để thanh toán rất mất thời gian ở một số siêu thị và không phải nơi nào khách hàng cũng có thể sử dụng thẻ để thanh toán cộng thêm tính tiện dụng khi dùng tiền mặt là có thể mua hàng ngay ở bất cứ đâu dù là cửa hàng, siêu thị, nhà hàng lớn hay là quán tạp hóa nhỏ. Ngoài hình thức gửi tiết kiệm ở ngân hàng, người tiêu dùng Việt Nam còn có khá nhiều lựa chọn khác như gửi tiết kiệm tại các bưu điện, quy đổi ngoại tệ để cất giữ, đầu tư vào chứng khoán, tham gia bảo hiểm, mua vàng để dữ trự hoặc đầu tư vào bất động sản vì đó đều là những ngành có mức độ hấp dẫn sau ngành ngân hàng. Đó là chưa kể các hình thức không hợp pháp của những người có tiền nhàn rỗi nhưng không muốn đến ngân hàng vì những thủ tục,giấy tờ và phải lựa chọn hình thức gửi, kỳ hạn gửi,…như là “chơi hụi”, “ chơi biêu”.
Sau đây là những phân tích cụ thể về các sản phẩm, dịch vụ có khả năng thay thế sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng:
Tình hình đầu tư vào thị trường vàng:
Việt Nam là một trong những nước nhập khẩu vàng lớn nhất thế giới. Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam cho biết, Việt Nam hiện có thể đang nắm giữ khoảng 500 tấn vàng. Người dân Việt Nam chuộng vàng do thói quen tặng vàng trong dịp cưới. Bên cạnh đó, vàng còn được người Việt Nam coi là công cụ tích trữ an toàn trong bối cảnh tiền đồng liên tiếp mất giá. Người Việt Nam, vốn quá quen với lạm phát cao và bất ổn trong nhiều năm, thường có thói quen dự trữ vàng. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho các NHVN trong việc huy động lượng vàng nhàn rỗi trong két sắt của dân cư.
Tình hình đầu tư vào thị trường chứng khoán:
Đầu tư tư nhân khả quan do nguồn tiết kiệm dồi dào có thể tạo cơ hội cho người dân và DN chi tiêu và đầu tư mạnh tay hơn vào chứng khoán khi tâm lý lạc quan chiếm ưu thế. Khi đó vô tình các hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ được người dân thay thế cho hoạt động gửi tiết tiền vào ngân hàng.
Diễn biến về giá bất động sản nhà ở tại Việt Nam trong nhiều năm qua có chiều hướng tăng hoặc chững lại trong một thời gian chứ không hề giảm. Nếu giá giảm đó là chỉ giảm trong ngắn hạn rồi sau đó lại tiếp tục tăng lại.
Thị trường bất động sản trở thành một sân chơi hết sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư, hứa hẹn mang lại những khoản lợi nhuận không nhỏ. Do vậy tâm lý người tiêu dùng là sẵn sàng bỏ tiền kinh doanh BĐS hơn là cất tiền vào Ngân hàng. Điều này dẫn đến những đe dọa về sản phẩm thay thế cho các NHTM nói chung, ngân hàng Agribank nói riêng.
Tình hình đầu tư vào thị trường ngoại bảo hiểm:
Tính đến hết tháng 6/2010, có 50 Doanh nghiệp Bảo hiểm hoạt động trên thị trường trong đó bao gồm 27 Doanh nghiệp Bảo hiểm phi nhân thọ, 11Doanh nghiệp Bảo hiểm nhân thọ, 10 Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 1 Doanh nghiệp tái bảo hiểm.
Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường nhân thọ năm 2010 đạt 13.792 tỉ đồng, tăng 16,5%. Dẫn đầu là Prudential 5.374 tỉ đồng, BảoViệt 4.023 tỉ đồng, Manulife 1.460 tỉ đồng. Tổng số hợp đồng bảo hiểm khai thác mới toàn năm 2010 đạt 822.946 hợp đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2009.
Số lượng khách hàng sử dụng các sản phẩm theo thống kê tại các đại lý bảo hiểm (cá nhân kinh doanh) tính đến cuối kì là 162.423 người tăng 32%, trong đó Prudential 82.539 người, Bảo Việt 19.999 và AIA 15.294 người.
Như vậy có thể thấy số lượng khách hàng tham gia sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của các công ty bảo hiểm là rất đông.
Tất cả những điều trên cho thấy khả năng thay thế của sản phẩm, dịch vụ khác đối với các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng là rất cao. Nếu như NHTMVN không có sự chuẩn bị và chính sách hợp lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, NHTMVN cần có những hướng đi đúng đắn để hạn chế áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế này.