Bài giảng cung cấp nước sạch cho cộng đồng

21 5.2K 2
Bài giảng  cung cấp nước sạch cho cộng đồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC TIÊU: 1. Trình bày được vai trò của nước đối với cuộc sống 2. Phân tích được các chỉ số dùng để đánh giá chất lượng môi trường nước. 3. Lựa chọn được các hình thức cung cấp nước cho cộng đồng theo vùng địa lý. 4. Đề xuất được các giải pháp xử lý nước để cung cấp nước sạch NỘI DUNG: 1. Vai trò của nước với cuộc sống con nguới. Nước vô cùng thiết yếu đối với cuộc sống, là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người. Giống như oxy để thở, con người không thể tồn tại được nếu không có nước. Nước sạch là nhu cầu không thể thiéu trong đời sống hàng ngày của mọi người, là yêu cầu đầu tiên trong việc bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Việc cung cấp nước sạch bảo đảm chất lượng và an toàn cũng như việc xây dựng công trình vệ sinh đúng quy cách là những mục đích và điều kiện tiên quyết để cải thiện sức khoẻ cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội; Việc cấp nước sạch đầy đủ sẽ có những lợi ích như sau: Về sức khoẻ: Góp phần giảm tỷ lệ ốm đau cho người dân, tăng tuổi thọ cho người già. Làm giảm các nguy cơ lan truyền các bệnh bệnh liên quan đến nước như tả, lỵ, thương hàn, viêm gan, bại liệt. Các bệnh do các chất độc hoá học, các chất phóng xạ do nước bị ô nhiễm gây ra. Góp phần tăng năng xuất lao động, cải thiện đời sống cho gia đình do: không mất thời gian tiền bạc để chữa chạy khi bản thân hay người trong gia đình bị ốm đau. Tiết kiệm được thuốc men hoặc chạy thầy để chữa bệnh. Về kinh tế: Giảm thời gian dành cho việc đi lấy nước và lo cho có nước. Tạo điều kiện để phát triển công nghiệp, nông nghiệp chăn nuôi, du lịch Về xã hội: Góp phần cải thiện đời sống cho gia đình và xã hội. Hàng xóm láng giềng sống hoà thuận và đoàn kết. Phụ nữ và những người trong gia đình có điều kiện sống, làm việc và học tập tốt hơn. Với cá nhân: Nước là thực phẩm cần thiết cho đời sống và nhu cầu sinh lý của cơ thể, nước chiếm thành phần quan trọng trong cơ thể con người. Trong cơ thể, nước tham gia các quá trình chuyển hoá các chất, đảm bảo cân bằng các chất điện giải, điều hoà thân nhiệt. Mỗi ngày, mỗi người cần từ 1,5 lít đến 2,5 lít nước, để bù đắp lượng nước đã bài tiết qua da, qua phổi, qua thận. Khát nước là dấu hiệu của cơ thể bị thiếu nước. Nhờ nước mà chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể để duy trì sự sống: Nước cung cấp cho cơ thể các nguyên tố cần thiết như Iốt, Flor, Mang gan, Kẽm, Sắt, các vitamin, các axit amin. Do vai trò quan trọng như vậy, cho nên nước phải được cung cấp đủ và sạch. 2. Các chỉ số cơ bản đánh giá chất lượng mẫu nước Các chất gây ô nhiễm nước gồm rất nhiều loại: các chất vô cơ, hữu cơ, các hoá chất, các vi sinh vật, cặn rác, nhiệt, phóng xạ. Để đánh giá chất lượng tổng thể nguồn nước, cần phải kiểm tra rất nhiều thông số, đòi hỏi phải có các phòng thí nghiệm với phương tiện hiện đại và rất tốn kém. Thông thường, nguời ta chỉ kiểm tra được một số chỉ tiêu thường xuyên còn những chỉ tiêu khác sẽ được chỉ định khi có những yêu cầu đặc biệt. Những chỉ tiêu sau là những chỉ tiêu phải kiểm tra, dễ thực hiện và đánh giá được chất lượng mẫu nước: 2.1. Nước ăn uống. 2.1.1. Các chỉ số cảm quan. Màu, mùi, vị, độ đục 2.1.2. Các chỉ số hoá học. Độ Oxy hoá; Dẫn xuất Nitơ: NH4+, NO2, NO3; Cl, Fe Độc chất học: As, kim loại nặng, 2.1.3. Các chỉ số vi khuẩn: Tổng Coliform, Fecal Coliform hoặc E.Coli. 2.2. Nước thải và một số nguồn nước khác. 2.2.1. Các chỉ số cảm quan Màu, mùi, độ đục 2.2.2. Các chỉ số hoá học. Nhu cầu Oxy sinh hoá BOD5, nhu cầu Oxy hóa hoá học (COD), Oxy hoà tan trong nước (DO), tổng nitơ, tổng phot pho. Độc chất học: As, Kim loại nặng. 2.2.3. Vật lý. Nhiệt độ, hàm lượng cặn lơ lửng và không tan. 2.2.4. Các chỉ số vi sinh: Tổng Coliform, Fecal Coliform, vi khuẩn gây bệnh 2.3. Một số chỉ số đánh giá chất lượng 2.3.1. Màu sắc: Nước sạch không có màu. Nước có màu biểu hiện nước bị ô nhiễm. Nếu bề dày của nước lớn, ta có cảm giác nước có màu xanh nhẹ đó là do nước hấp thụ chọn lọc một số bước sóng nhất định của ánh sáng mặt trời. Nước có màu xanh đậm chứng tỏ trong nước có các chất phú dưỡng hoặc các thực vật nổi phát triển quá mức và sản phẩm phân huỷ của thực vật đã chết. Quá trình phân huỷ chất hữu cơ sẽ làm xuất hiện axit humic (mùn) hoà tan làm nước có màu vàng. Nước thải của các nhà máy, công xưởng, lò mổ... có nhiều màu sắc khác nhau. Nước có màu tác động đến khả năng xuyên qua của ánh sáng mặt trời khi đi qua nước, do đó gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Màu do hoá chất gây nên rất độc với sinh vật trong nước. Cường độ của màu thường được xác định bằng phương pháp đo quang sau khi đã lọc các chất vẩn đục. Theo tiêu chuẩn về nước ăn uống, màu của nước phải

Ngày đăng: 13/04/2015, 15:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC TIÊU:

  • 4. Đề xuất được các giải pháp xử lý nước để cung cấp nước sạch

  • NỘI DUNG:

    • 1. Vai trò của nước với cuộc sống con nguới.

    • 2. Các chỉ số cơ bản đánh giá chất lượng mẫu nước

      • 2.1. Nước ăn uống.

        • 2.1.1. Các chỉ số cảm quan.

        • 2.1.2. Các chỉ số hoá học.

        • 2.1.3. Các chỉ số vi khuẩn:

        • Tổng Coliform, Fecal Coliform hoặc E.Coli.

        • 2.2. Nước thải và một số nguồn nước khác.

          • 2.2.1. Các chỉ số cảm quan

          • 2.2.2. Các chỉ số hoá học.

          • 2.2.3. Vật lý.

          • 2.2.4. Các chỉ số vi sinh:

          • 2.3. Một số chỉ số đánh giá chất lượng

            • 2.3.1. Màu sắc:

            • 2.3.2. Mùi vị:

            • 2.3.3. Độ pH

            • 2.3.4. Độ đục:

            • 2.3.5. Tổng chất rắn hoà tan (TDS):

            • 2.3.6. Độ oxy hóa (Chất hữu cơ)

            • 2.3.7. Amoni:

            • 2.3.8. Nitrit (NO2-)

            • 2.3.9. Độ cứng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan