Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: 1. Trình bày được đặc điểm vệ sinh và vai trò của đất trong môi trường sinh thái. 2. Trình bày khái niệm, nguyên nhân ô nhiễm đất. 3. Phân tích được tác hại ô nhiễm đất tới sức khẻ cộng đồng. 4. Nêu các nguyên tắc cơ bản phòng chống ô nhiễm đất. 1. Vai trò của của đất đối với môi trường sinh thái Theo nhà triết học cổ Hy Lạp thì trái đất được hình thành từ 4 thành phần cơ bản: đất, nước, không khí và cây cối. Ngày nay, người ta khẳng định, từ 4 yếu tố cơ bản đó cần thiết cho sự sinh tồn, phát triển của con người và các sinh vật khác. Trong 4 thành phần cơ bản trên, đất là thành vô cùng quan trọng của môi trường đối với con người, bởi vì: Đất là đối tượng của lao động sản xuất nông nghiệp, từ đất, cây trồng cung cấp lương thực nuôi sống con người... và ô nhiễm đất gắn liền với ô nhiễm thực phẩm. Đất là nơi ở của con người và sinh vật; nơi xây dựng nhà cửa, nhà máy, xí nghiệp, thành phố và các công ttrình công cộng. Từ các hoạt động sống của mình như sinh hoạt, lao động sản xuất, con người thải loại các chất thải bỏ vào đất: rác thải, nước thải sản xuất, sinh hoạt, xác súc vật và đất còn là nơi yên nghỉ của con người. Vô tình hay hữu ý, đất là nơi chứa đựng những chất thải loại của con người và gây cho đất tình trạng nhiễm bẩn và ngược lại, đất cũng chính là nguồn chứa và dự trữ các yếu tố độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Ô nhiễm đất và sức khoẻ cộng đồng Bộ môn Sức Khỏe Môi Trường –Đại Học Y Hà Nội Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: 1. Trình bày được đặc điểm vệ sinh và vai trò của đất trong môi trường sinh thái. 2. Trình bày khái niệm, nguyên nhân ô nhiễm đất. 3. Phân tích được tác hại ô nhiễm đất tới sức khẻ cộng đồng. 4. Nêu các nguyên tắc cơ bản phòng chống ô nhiễm đất. 1. Vai trò của của đất đối với môi trường sinh thái Theo nhà triết học cổ Hy Lạp thì trái đất được hình thành từ 4 thành phần cơ bản: đất, nước, không khí và cây cối. Ngày nay, người ta khẳng định, từ 4 yếu tố cơ bản đó cần thiết cho sự sinh tồn, phát triển của con người và các sinh vật khác. Trong 4 thành phần cơ bản trên, đất là thành vô cùng quan trọng của môi trường đối với con người, bởi vì: - Đất là đối tượng của lao động sản xuất nông nghiệp, từ đất, cây trồng cung cấp lương thực nuôi sống con người và ô nhiễm đất gắn liền với ô nhiễm thực phẩm. - Đất là nơi ở của con người và sinh vật; nơi xây dựng nhà cửa, nhà máy, xí nghiệp, thành phố và các công ttrình công cộng. - Từ các hoạt động sống của mình như sinh hoạt, lao động sản xuất, con người thải loại các chất thải bỏ vào đất: rác thải, nước thải sản xuất, sinh hoạt, xác súc vật và đất còn là nơi yên nghỉ của con người. Vô tình hay hữu ý, đất là nơi chứa đựng những chất thải loại của con người và gây cho đất tình trạng nhiễm bẩn và ngược lại, đất cũng chính là nguồn chứa và dự trữ các yếu tố độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe con người. 2. Tính chất và thành phần của đất 2.1. Cấu trúc và thành phần: Trái đất có đường kính 6357 - 6378 km với diện tích bề mặt là 510 triệu km 2 . Lớp vỏ trái đất dày 15 - 20 km, có thành phần cơ bản sau: 2. 1. 1. Thành phần hoá học: Vỏ trái đất có 64 nguyên tố hoá học cơ bản, trong đó 8 nguyên tố thường gặp chiếm 94,8- 98,6% tỷ trọng phân bổ như sau: - Oxy 49,13% - Silic 26,00% - Nhôm 7,45% - Sắt 4,20% - Canxi3,25% - Natri 2,40% - Magie 2,35% - Kẽm 0,02% Các nguyên tố còn lại: N, Bo, Cu, Co, K, Ti, C, P chiếm 5,20%. Tuy nhiên, sự phân bố các nguyên tố hoá học không đồng đều và rất ít ở hạng đơn chất (thường ở dạng hợp chất, pha tạp ) cùng các thành phần hữu cơ khác tạo ra các chất sống trong các quá trình trao đổi chất. 2. 1. 2. Các chất khoáng: Các phức hợp liên kết của các nguyên tố hoá học vô cơ và hữu cơ tạo ra sự đa dạng thành phần khoáng trong đất. Ngày nay, người ta đã biết rõ có khoảng 13.000 dạng quặng và muối khoáng. Dựa vào thành phần hoá học, người ta chia làm 5 loại chính sau: - Các chất đơn giản: là các kim loại và quặng kim loại. - Quặng hỗn hợp dạng Sulfit. - Các hợp chất oxi hoá như oxyt, hydroxyt, Silicat. - Các loại muối. - Các hợp chất hữu cơ: Dầu mỏ, khí tự nhiên 2. 1. 3. Nước trong đất: Trái đất có chứa lượng nước rất lớn, khoảng 2,46 triệu km 3 . Trong đó 56% ở trên bề mặt biển, sông hồ, 42% nước ở trong lòng đất và 2% ở dạng hơi nước trong không khí. Nhưng lượng nước con người có thể khai thác, sử dụng được rất ít chỉ khoảng 2 - 4%. Nước ở trong đất tham gia vào quá trình tạo vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: Ở trong đất nước được chia làm 2 phần chính. Nước ngầm, trong các mạch ngầm trong lòng đất và nước trong cấu tạo đất; nước ở trong đất, biểu hiện độ ẩm của đất, tồn tại ở dạng là: - Nước liên kết gắn với các phần tử đất, không có khả năng dịch chuyển và cây cối không sử dụng được loại nước này. - Nước trọng lực: nằm trong các khoảng hổng của các phần tử đất và theo trọng lực thấm sâu xuống các lớp dưới bổ xung cho nguồn nước ngầm. - Nước dạng mao dẫn, chúng nằm trong các lỗ như li ti của phần tử đất, không chịu tác động của trọng lực mà chuyển động nhờ lực mao dẫn. Hệ rễ thực vật sử dụng dạng nước này cùng với các chất dinh dưỡng từ đất. 2. 1. 4. Không khí: Không khí có trong đất biểu hiện độ thoáng của đất. Trong đất thường xuyên có sự trao đổi không khí ở lớp đất trên bề mặt, còn gọi là “sự hô hấp của đất”. Không khí trong đất được sinh ra trong quá trình phân huỷ vật chất bởi các phản ứng hoá học, hay phân huỷ của vi sinh vật. Thành phần không khí trong lòng đất rất khác nhau phụ thuộc vào độ ẩm, thành phần cơ học và cấu trúc của đất cũng như hoạt động của hệ sinh vật hoại sinh trong đất. Thông thường, thành phần khí trong đất theo tỷ lệ %: Nitơ 78, oxy 21, argon 0,9, Cacbonic 0,03 và rất khác so với thành phần không khí trên bề mặt trái đất. Các phản ứng phân huỷ không khí xảy ra ở dưới dạng các lớp đất sâu, khi lượng oxy trong đất dưới 5,5 cm 3 / kg đất (tương đương 2,5- 5%). 2. 1. 5. Sinh vật: Hệ sinh vật trong đất bao gồm thảm thực vật, các nguyên sinh động vật và hệ vi sinh vật hoại sinh. - Thảm thực vật sử dụng nguồn năng lượng mặt trời, CO 2 và H 2 O muối khoáng tạo nên chất hữu cơ và tiếp tục đưa vào quá trình tuần hoàn vật chất, năng lượng. Người ta tính rằng, 1 năm trong quá trình sống của thảm thực vật trên bề mặt trái đất tạo ra 232,5 tỷ tấn chất hữu cơ và chúng đã sử dụng 90,1 tỷ tấn Cácbon, 5,3 tỷ tấn Nitơ, 20 tỷ tấn muối khoáng các loại (K,Ca, Mg, P ) số còn lại nước trong đất. Nhờ phát triển hệ rễ của thực vật tạo cho đất tơi xốp, trao đổi chất, thay đổi các thành phần khoáng sẽ giúp cho hệ vi sinh vật trong đất phát triển. Như vậy, thảm thực vật có ích lợi rất lớn cho môi trường: tạo dòng không khí, hấp thu bụi, cặn không khí, làm sạch đất, thay đổi nhiệt độ, độ ẩm của đất, không khí. - Hệ vi sinh vật trong đất: có chức năng bài tiết các men khác nhau thúc đẩy quá trình phân huỷ vật chất trong đất qua đó chúng tạo nên các chất dinh dưỡng cho thực vật phát triển. Có các nhóm vi sinh vật: vi khuẩn hoại sinh hiếm khí, kỵ khí, nấm, proteus và các nguyên sinh động vật (ví dụ giun đất). Số lượng vi sinh vật trong đất rất lớn; nếu tính ở 25cm lớp bề mặt có tới 5 - 7 tấn/ha. 2. 2. Các hoạt động bình thường của đất: Đất là thành phần môi trường đặc biệt của hệ sinh thái, trong nó bao gồm các yếu tố vô sinh và hữu sinh. Bình thường ở một vùng nhất định, hệ sinh thái ở vùng đó phát triển cực thịnh, ổn định và cân bằng (khi không có tác đọng nào của con người). Tại đó trong đất và trong hệ sinh thái hoang dã này có diễn ra hoạt động bình thường sao cho sự chuyển hoá động vật chất ở vào chu trình khép kín, cũng như vòng tuần hoàn năng lượng cũng được khép kín. Ví dụ: ở trong đất các chất hữu cơ (từ lá cây, cây chết, chất thải, động vật, xác động vật chết ) được các vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí phân huỷ, (cùng tham gia có các nguyên sinh động vật nấm men ) tạo ra các chất dinh dưỡng dạng muối vô cơ. Thực vật sống trên đất đó sử dụng các chất dinh dưỡng sẵn có trong đất do vật phân huỷ tạo ra cùng với quá trình quang hợp tạo ra chất hữu cơ đặc trưng cho chúng giúp cho cây sinh trưởng phát triển. Lúc đó, vật sản xuất (cây thực vật) được động vật ăn thực vật (vật tiêu thụ) và theo chuỗi thức ăn lại trở về với đất nhờ vi sinh vật, nấm men (vật phân huỷ) trả lại môi trường. Như vậy, nhờ quá trình hoạt động của vi sinh vật hoại sinh, nấm men, các nguyên sinh động vật khác mà vòng tuần hoàn vật chất khép kín. Và chính đất giúp cho hệ sinh thái cân bằng ổn định. Đó là bản chất quá trình tự làm sạch của đất, nhờ đó mà môi trường trong sạch, sự sống phát triển, ổn đinh. Khả năng tự làm sạch đất xảy ra nhanh hay chậm, hoàn toàn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu thời tiết, tính chất, thành phần của đất, chế độ nước. Khi con người, qua lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất, lương thực nuôi sống cho mình, đất được sử dụng như tài nguyên vô tận. Chính trong hoạt động sống đó, vô tình hay hữu ý con người trả lại vào đất các chất thải ngày càng nhiều với vô số lượng thành phần và vượt quá khả năng tự làm sạch của đất và đất bị ô nhiễm. Đất sẽ chứa đựng trong nó các yếu tố độc hại và ngược lại tác động tới sức khoẻ, bệnh tật cho con người. 3. Nguyên nhân và nguồn gây ô nhiễm đất. 3. 1. Khái niệm: Theo Hiến chương Châu Âu: “ Ô nhiễm môi trường là khi có những thay đổi tính chất thành phần của môi trường (đất, nước, không khí, thực phẩm) vượt quá ngưỡng nào đó có tác động tới hoạt động bình thường của con người, sinh vật và môi trường sinh thái”. Ô nhiễm đất là những biến đổi tính chất, thành phần của đất, gây nên tác động có hại tới sức khoẻ con người và môi trường sinh thái không chỉ ở hiện tại mà cả tương lai lâu dài. 3. 2. Nguồn ô nhiễm đất: Cũng như các thành phần khác nhau của môi trường (không khí, nước, thực phẩm) ô nhiễm đất do nhiều nguyên nhân gây ra, mà nguyên nhân cơ bản, đất là nơi chứa đựng tất cả các chất thải loại và hoạt động sống của co người. - Về các tác nhân ô nhiễm, đất chia ra 3 nhóm tác nhân sau: + Các tác nhân lý học: là sự lắng đọng bụi, chất lắng đọng của ô nhiễm không khí, rửa trôi, lắng đọng của nước, các chất phóng xạ. + Các tác nhân hoá học vô cơ hoặc hữu cơ độc hại. + Các tác nhân sinh học như vi khuẩn, vi rút, bào tử nấm, các trứng kí sinh trùng. - Về nguồn gốc của các chất ô nhiễm, được chia ra 2 nguồn ô nhiễm lớn là do tự nhiên và do con người. 3. 2. 1. Các chất nhiễm bẩn từ tự nhiên: Vỏ trái đất có chứa nhiều chất khoáng tự nhiên mà nhiều chất trong đó có độc tính cao. Phân tích đất tự nhiên, người ta xác định được ở những vùng khác nhau có những chất độc khác nhau và người ta cho rằng điều đó là do cấu trúc địa chất. Ví dụ, như các kim loại: Hg, As, Cad, Ni Một lý do khác, được giả thiết rằng các hoá chất độc này tăng cao ở trong đất, do được bổ xung từ chất thải sản xuất công nghiệp tích tụ lại hoặc do những biến động của cấu trúc vỏ trái đất gây ra: như động đất, núi lửa, cháy rừng Những biến động của tự nhiên, thay đổi thời tiết khí hậu; bão lụt, cuồng phong, hạn hán, triều cường góp phần phân bổ các chất ô nhiễm từ vùng này đến vùng khác. Ví dụ người ta tìm thấy DDT, 666 ở trong đất, băng đá ở 2 vùng cực, nơi mà không có hoạt động sống của con người. 3. 2. 2. Nguồn ô nhiễm đất chủ yếu do hoạt động sống của con người: 3. .2. 2. 1. Do chất thải sinh hoạt: Cách đây không lâu ô nhiễm đất chủ yếu là do chất thải sinh hoạt của con người: rác, phân hữu cơ và phế thải sinh hoạt. Trong đó thành phần chủ yếu là các chất thải hữu cơ và thường kèm theo nó là các vi sinh vật gây bệnh. Bình thường các chất thải hữu cơ này được quá trình tự làm sạch của đất phân huỷ. Khi lượng chất thải quá lớn (sự tăng dân số, nhu cầu ngày càng tăng), vượt quá khả năng có thể của đất hoặc không có thời gian để phân huỷ dẫn tới đất bị ô nhiễm chất hữu cơ, các sản phẩm phân huỷ trung gian của chất hữu cơ có Nitơ, Lưu huỳnh, Phốtpho. Ngoài ra, cùng với các chất thải hữu cơ là các vi khuẩn gây bệnh, trứng ký sinh trùng và gây nên tình trạng lan tràn các bệnh nhiễm trùng đường ruột, hoại thư và các vi khuẩn kỵ khí khác. Thời gian tồn tại của các vi sinh vật trong đất phụ thuộc vào loại đất, thành phần của đất, thời tiết khí hậu, lượng chất hữu cơ và khả năng chịu đựng của chúng ở môi trường. Ví dụ: các vi sinh vật tạo được vỏ,nha bào hay bào tử có khả năng tồn tại ở trong đất từ vài tháng tới vài năm. Ngày nay, ngoài thành phần chất hữu cơ, các vi khuẩn gây bệnh, trong rác thải, phế thải sinh hoạt còn có số lượng lớn các hợp chất hoá học và thành phần càng ngày càng đa dạng, như: + Vỏ bao bì đóng gói: vỏ chai nhựa, thuỷ tinh, túi nilon, hộp kim loại + Các chất tẩy rửa sát trùng: nhà bếp, nhà vệ sinh, bột giặt tẩy có các chất hoạt tính bề mặt + Rác, nước thải của các bệnh viện, lò mổ có nhiều vi sinh vật gây bệnh Các loại chất thải này, ngày càng chiều trong phế thải của các khu dân cư đô thị đông đúc,thành phố công nghiệp thiếu các công trình vệ sinh và sử lý không triệt để. 3. 2. 2. 2. Do chất thải sản xuất công nghiệp: Sự tăng trưởng nhanh chóng của nền sản xuất công nghiệp, hệ thống quản lý phế thải, nước thải sản xuất còn nơi lỏng, công nghệ sản xuất không đồng bộ, máy móc cũ, sử dụng phế thải trong tái sản xuất là nguyên nhân ô nhiễm nặng nề cho môi trường nói chung và ô nhiễm đất nói riêng. Nguyên nhân đó là: - Vấn đề sử dụng nước thải thành phố, khu công nghiệp trong nông nghiệpqua cánh đồng tưới, cánh đồng lọc và các khu dân cư xung quanh khu công nghiệp dẫn tới tích luỹ các chất độc hại khó phân huỷ trong đất. Qua hệ rễ thực vật, có thể ngấm sâu lớp đất phía dưới, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nước ngầm. Đồng thời gây ra những biến đổi quá trình phân huỷcủa hệ sinh vật hoại sinh trong đất làm tình trạng ô nhiễm đất trầm trọng thêm. Nhất là các chất hoá học độc, khi không được phân huỷ hoàn toàn sản phẩm trung gian của chúng có độc tính lớn hơn so với chất gốc. -Sự lắng đọng các chất độc trong cặn bùn của nước thải sản xuất cũng là nguồn ô nhiễm quan trọng trong đất. Ví dụ: nước thải của nhà máy chế biến quặng Chisô của Nhật Bản, làm ô nhiễm cadmi nặng nề đất của lưu vực sông Jinzu . -Rác thải phế thải của sản xuất, chôn lấp trong các bãi rác cũng là nguy cơ rất lớn làm ô nhiễm đất. Người ta đã phát hiện được xung quanh bãi rác, công nghiệp, nhà máy có Hg, As, F, Cad và một số chất khác có nồng độ cao gấp 3-5 lần ở vùng chứng. Và các chất này trong thực phẩm cũng tăng gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Mà hiện nay, biện pháp chôn lấp vẫn còn là cách xử lý rác, phế thải phổ biến ở nhiều nước. 3. 2. 2. 3. Chất thải từ sản xuất nông nghiệp: Phát triển nông nghiệp hiện đại luôn đi kèm với sử dụng các chất bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, phân bón hoá học, chất hữu cơ, trụi lá. Trong các hoá chất này có nhiềuchất độc nguy hiểm, bền vững, không chỉ tồn tại ở ngay nơi sử dụng mà còn lan rộng đến vùng lân cận, kể cả xa hơn (theo gió, dòng chảy) gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Đặc biệt là các hoá chất bảo vệ thực vật nguồn gốc Clo hữu cơ (DDT, hexacloran, heptaclo) kể cả phốtpho hữu cơ (mêtanphốtpho, clorophốtpho). Có nghiên cứu xác định được Metanphốtpho tồn tại rất lâu trong đất chua hoá ( tới 2µg/kg đất). Ngoài ra, các hóa chất bảo vệ thực vật nguy hiểm phải kể tới các hoá chất mà trong thành phần có các kim loại nặng như Hg, Cu, As, Pb và một số cacbonat. 3. 2. 2. 4. Các nguồn khác do con người: - Do giao thông vận tải và phế thải giao thông. - Các khu nghĩa trang. - Do chiến tranh, với các vũ khí giết người hàng loạt (ABC). - Sự lắng đọng các chất ô nhiễm từ không khí, nước bị ô nhiễm xuống đất. - Sự lưu chuyển các chất ô nhiểm trong hệ động thực vật trong chu trình vật chất tự nhiên tới đất( qua xác động thực vật trong đất). 4. Tác động ô nhiễm đất tới sức khỏe bệnh tật 4 .1 Các tác nhân sinh học: Những tác nhân sinh học có thể làm ô nhiểm đất và gây ra bệnh ở người được chia làm 4 nhóm: 4. 1. 1. Tác nhân truyền bệnh Người - Đất - Người: Trực khuẩn và nguyên sinh động vật đường ruột có thể làm ô nhiễm đất do: - Những phương pháp xử lý chất thải bỏ mất vệ sinh. - Sử dụng phân bón lấy từ các loại hố xí hay bùn trong nước sinh hoạt hoặc sử dụng cánh đồng lọc, cánh đồng tưới bằng nước thải sinh hoạt. Đất có thể bị ô nhiễm trực khuẩn lỵ, thương hàn, phẩy khuẩn hoặc amip. Tuy nhiên, những bệnh do các vi sinh vật này gây ra thường lan truyền bởi nước và truyền bệnh trực tiếp từ người này sang người khác hoặc do thực phẩm. Ngoài ra, ruồi tiếp xúc với đất nhiễm bẩn bởi phân, sinh sản ở đó và truyền mầm bệnh. Trực khuẩn lỵ: Trực khuẩn lỵ chết tương đối nhanh trong phân tươi, nhưng sau khi tẩy uế phân thì chúng có thể tồn tại lâu nhờ có chất hữu cơ trong đất. Nó thường bị các tia bức xạ mặt trời tiêu diệt. Người bị nhiễm khuẩn là do ăn phải rau quả bị đất làm nhiễm bẩn hay tiếp xúc với phân tươi. Trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn: Đất trồng là môi trường không thuận lợi cho các loại vi khuẩn trên phát triển. Các loại vi khuẩn này sẽ chết sau một thời gian rơi vào đất vì không cạnh tranh được với các vi khuẩn hoại sinh ở đất. Song, tuỳ theo mức độ nhiễm bẩn và loại đất (nhiệt độ, độ ẩm, dự trữ chất hữu cơ, pH, khuẩn lạc vi khuẩn đối kháng ) trực khuẩn thương hàn có thể tồn tại khá lâu (từ 2 đến 4 tuần hoặc hơn nữa) trong đất. Cho nên vai trò dịch tễ học của đất trong bệnh thương hàn không thể phủ định hoàn toàn được. Phẩy khuẩn tả trong đất: Phẩy khuẩn tả tồn tại ở trong đất không quá một tháng. Khả năng sinh tồn của nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Đất bị nhiễm bẩn bởi phân tươi, Các chất hữu cơ kéo dài thời gian tồn tại của phẩy khuẩn tả từ 5 - 7 tháng. Khả năng sinh tồn của nó còn bị ảnh hưởng bởi thành phần cơ bản của đất. Bên cạnh đó là hiện tượng đối kháng vi khuẩn và những nhân tó sinh học quyết định. Truyền bệnh Người - Đất - Người còn do các loại ký sinh trùng (giun sán): Ký sinh trùng được truyền qua đất hoặc trứng giun sán, ấu trùng của chúng sau thời gian ủ bệnh tương đối, trở thành tác nhân gây bệnh cho người. Quan trọng hơn cả là giun đũa, giun xoắn Necator americanua và giun móc. Hai loại giun cuối cùng này chính là tác nhân gây bệnh giun móc. Còn giun lươn ít truyền bệnh qua đất hơn. Những giai đoạn tự do của giun sán lan truyền qua đất nhiều nguy cơ. Dựa vào nhu cầu đặc biệt của giai đoạn này, mỗi loại có một hoá trị sinh thái khá rộng, phụ thuộc vào yếu tố khí hậu. Song phạm vi những điều kiện thuận lợi nhất để chúng tồn tại và phát triển lại thu nhỏ lại và phụ thuộc vào điều kiện vi khí hậu hơn là đại khí hậu. Điều kiện thuận lợi cho mỗi loại phụ thuộc vào lượng mưa, nhiệt độ không khí, thực vật, ánh sáng mặt trời, chuyển động không khí cũng như vào kết cấu độ ẩm của đất. ở những lớp đất bị phủ tuyết, người ta thấy chứng giun đũa có thể sống trong điều kiện nhiệt độ thấp. Tuy vậy, bệnh giun móc chủ yếu xuất hiện ở những vùng nhiệt đới ẩm. Bệnh lỵ đường ruột: Entamoeba dysenteria có thể tồn tại ở trong đất nhất là đất bị ô nhiễm phân. Ở nơi nào giải quyết phân chưa tốt, thường đất ở nơi đó có mang kén amip. Trong những hội chứng lỵ gặp vào mùa nóng ở các nước thuộc miền nhiệt đới, ngoài nguyên nhân do các trực khuẩn lỵ, còn thấy cả Entamoeba dysenteria. Số người mang amip ở những nơi đang có dịch rất cao, tới 86%. Còn ở những nơi không có dịch, tỷ lệ trên giảm thấp còn 1% (Tỷ lệ này bao gồm cá thể bào nang và cả thể hoạt động). Thói quen mất vệ sinh luôn luôn góp phần vào việc duy trì chu kỳ nhiễm khuẩn bởi các tác nhân gây bệnh truyền qua đất. Các vi rút đường ruột: Trong đất người ta tìm thấy vi rút bại liệt ECHO và Coxsackie (chủng ECHO 7 và ECHO 9 ) gây viêm màng não và sốt phát ban, viêm cơ tim, viêm não trẻ sơ sinh. Virút đường ruột chịu đựng bền vững các tác nhân lý - hoá và sống dai dẳng ở ngoại cảnh. Ta lại biết, tuỳ theo các loại đất mà mức hấp thụ virút đường ruột có khác nhau. Đất sét pha cát thu hút nhiều các virút đường ruột hơn cả. Đất còn hút nhiều hơn các virút đã được làm giảm độc tính và các virút ấy có thể tách ra khỏi đất một cách khá dễ dàng để xâm nhập vào cơ thể mà gây bệnh. Khi tách ra như vậy, độc lực của nó vẫn giữ nguyên. Đối với các mẫu đất có pH trung tính hay hơi axít virút dễ tách hơn. Trong môi trường kiềm, virút được nuôi cấy dễ phát triển hơn trong môi trường axít. Yếu tố nhiệt độ đối với virút có ý nghĩa quyết định. Ở các xứ lạnh,virút đường ruột lan tràn nhiều hơn ở các nước xứ nóng. ở đấy virút sống từ 25-170 ngày, virút phát triển mạnh ở 3 -10 o C. Độ khô hanh của đất ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Virút chỉ sống được 15 ngày trong đất cát khô và ECHO 7 chỉ sống được 5 ngày. Nếu độ ẩm tăng từ 10% trở lên, virút sẽ sống được 60 ngày và ECHO 7 sống được 90 ngày. Đối với rau quả tiếp xúc với đất từ 18 - 22 0 C, sức sống của virút đường ruột ở rau bị giảm sút nhanh, trong khi ở tủ lạnh virút sống tới 68 ngày. Thời gian tồn tại của virút ở đất lâu hơn ở rau, tác dụng của ngoại cảnh (nhiệt độ, độ ẩm, pH của đất) là điều kiện để virút đường ruột tồn tại. Phân người chứa rất nhiều virút. Có những mẫu phân pha loãng tới 6000 lần mà sau 4 tuần vẫn còn tìm thấy virút đường ruột, đó là phân của người mắc bệnh. 5.1.2. Tác nhân truyền bệnh Vật nuôi - Đất - Người. Trong số bệnh của động vật truyền sang người, đất có thể giữ vai trò chủ yếu truyền tác nhân nhiễm khuẩn từ vật nuôi sang người. Bệnh xoắn khuẩn vàng da (bệnh do Leptospira): Leptospira gây bệnh đồng thời cho vật nuôi và cho người trong tất cả mọi nơi trên thế giới. Nó biểu hiện quy luật dịch tễ học tương tự như quy luật của nhiều bệnh động vật khác đứng về ý nghĩa truyền từ vật nuôi sang vật nuôi và từ vật nuôi sang người. Chủ yếu vẫn là ở trâu bò, còn ở lợn chưa được xác định rõ rệt. Trong một số vùng, dê, cừu, ngựa cũng bị nhiễm khuẩn. Những loài gặm nhấm như chuột cống, chuột chù, chuột đồng thường mang mầm bệnh. Sự phân tán những loài xuắn khuẩn Leptospira liên quan rõ rệt với điều kiện của môi trường nhất là điều kiện tiếp xúc với vật nuôi mắc bệnh, với nước hoặc bùn và người. Những vật nuôi mang bệnh thường đào thải qua nước tiểu khoảng 100 triệu Leptospira trong 1 ml. Nếu nước tiểu được trộn lẫn với nước hoặc bùn có pH trung tính hay kiềm nhẹ thì các xuắn khuẩn có thể sống tới hàng tuần. Những người lao động nông nghiệp thường mắc bệnh này vì đặc biệt phải tiếp xúc phải tiếp xúc với những cánh đông tưới và những đồng ruộng trồng trọt, những vùng trồng mía. Trực khuẩn than: Người mắc bệnh than ít gặp. Tuy vậy, bệnh than vẫn giữ một vai trò quan trọng cả ở bệnh của người cũng như cả ở những tổn thất về kinh tế trong lĩnh vực chăn nuôi. Những mầm trực khuẩn than rất đề kháng với những tác nhân hoá học và với những điều kiện bất thuận lợi của môi trường bao quanh. Chúng có thể sống hàng năm trong đất và trong những tổ chức của động vật như da, lông ngựa, lông cừu. Khi mầm bệnh lưu trú trong vật nuôi ở một vùng nào đó, ổ gây bệnh sẽ được phát sinh đối với các động vật do khả năng thường trú của mầm bệnh trong đất. Bệnh sốt Q: Bệnh sốt Q được gây ra bởi Rickettsia Coxiella Burnetii trở thành quan trọng đối với sức khoẻ của nhân dân trong hầu hết các nước trên thế giới. Rickettsia có thể có mặt trong đất và bụi, ở nơi mà chúng có thể sinh tồn trong những thời kỳ dài nhờ ở sức đề kháng mạnh mẽ của chúng với điều kiện khô hanh. Ở những miền có những đàn chim sinh đẻ, trong những khoảng đất rào kín, các mầm bệnh Rickettsia trong bụi của đất bỗng trở thành mạnh mẽ khi đất bị che mất ánh sáng Mặt Trời. Ở miền Bắc nước ta, có 34 loài và phân loài Haemaphysalia - một giống có nhiều loài nhất trong họ ve cứng Ixodidae ở Việt Nam. Các loài Haemaphysalia Koch phân bố hầu hết khắp các tỉnh miền núi và trung du nước ta. Ngoài ra ở các lâm trường, nông trường và công trường trong những khu rừng núi, ban đêm các thú hoang hay đến gần nhà người ở, cho nên ve ở các thú rừng dễ liên hệ được với người. Sau khi biến thái, những con ve này lại bám vào thú rừng hoặc bám vào trâu bò trên đồng cỏ, hoặc bám vào cây cỏ, các bụi cây gần lối đi, chờ bám vào người hay các vật chủ khác. Như vậy, ve đã thành lập một cái cầu liên hệ giữa các ổ Rickettsia, sốt phát ban, sốt phát ban nhiệt đới Trên các động vật hoang dại truyền cho người, gia súc và các vật nuôi. Bệnh viêm da do giun. Bệnh viêm da này thường gặp ở những nơi có nhiều mèo, chó nhiễm Ankylostoma brazilienne. Người bị nhiễm bệnh do sự sâm nhập vào da của những ấu trùng giun móc di động từ đất lên, xuyên qua da người và gây viêm da ở nhiều mức độ khác nhau. Nhiễm bệnh này thường ở những người phải tiếp xúc với chất phóng uế của vật nuôi thải ra đặc biệt ở những trẻ em. Rõ ràng là người ta có thể làm đất sạch những mầm bệnh này ở nhiều nơi (Hội nghị hỗn hợp FAO/OMS về bệnh động vật). Những bệnh khác. Những bệnh khác theo phương thức Vật nuôi- Đất- Người cần được kể tới là những bệnh khuẩn Tôxocara. Chính là bệnh do Tôxocara canis, bệnh Listeriosis, bệnh Salmonella và bệnh khuẩn Tulare. Mặc dù phần lớn những bệnh khuẩn ấy được truyền trước hết do tiếp xúc trực tiếp giữa vật nuôi và ngươì hoặc do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn bởi đất phóng uế của vật nuôi. Ta cần phải nói rằng đất cũng có thể giữ một vai trò quan trọng trong truyền bệnh này. Cl. Periringens: có trong phân người và động vật. Tuỳ theo số lượng phân tưới bón vào đất mà đất bị nhiễm bẩn ít hay nhiều. Do điều kiện của đất trồng Cl. Periringens không có khả năng sống và bị chết dần. ở rau quả, xác người và động vật cũng gặp vi khuẩn này. Còn phải kể tới Cl. Oedematicua từ ruột động vật theo phân tươi truyền ra đất. Trong đất trồng trọt hay gặp Cl. Oedematicua, nhưng ít hơn Cl. Periringens. Cl. Septicus thường sống ở trong ruột động vật ăn cỏ. Trong các loại đất trồng trọt, loại vi khuẩn này ít được gặp này là Cl. Periringens. Khi tìm thấy Cl. Septicus, có thể nói đất bị nhiễm bẩn bởi phân tươi. Các vi rút lây truyền cho người từ súc vật có hai nhóm: Nhóm A: gồm những vi rút ưa da, gây bệnh ở da động vật (virut gây bệnh lở mồm, long móng, viêm họng có mụn nước của ngựa, ngoại ban có mụn nước của lợn, chốc loét, truyền nhiễm của cừu). Nhóm B: gồm vi rút dại, virut giả dại, virut Côxackia 5. 1. 3. Tác nhân truyền bệnh Đất - Người Các bệnh mấm: Hầu hết các bệnh nấm nặng ở da ăn sâu vào trong hay lan toàn thân đều được gây ra do nấm hoặc xạ khuẩn, (Actinomicetes). Chúng phát triển bình thường như những vi khuẩn hoại sinh ở trong đất hay cỏ khi những sợi nấm khác nhau xâm nhập vào da qua vết thương. Giống như bệnh do Blastomices máu và các bệnh nấm khác, những u nấm hay gặp trước hết ở những người đi chân đất hoặc đi giày dép, mặc quần áo không đủ bảo vệ da. Chúng có thể gây tàn tật suốt đời không chữa được, có khi phải mổ cắt chi bị nhiễm bệnh đó đi. Bệnh nấm Coccidioides do nấm Coccidioides imitis gây ra thường được gặp ở những vùng khô hạn hay bán khô hạn. Ở tầng trên của đất tới độ sâu vài phân hay gần những hang động vật gặm nhấm. Trong những tháng mùa hạ nắng gắt, thảm thực vật khô đi và chết, gió tràn tới, cuốn bụi mặt đất, cuốn bào tử nấm vào không khí. Người ta nhắc tới những loại nấm mọc trên mặt đất như địa y có sợi lông (Geotrichosis), mốc lá cây hay quả thối (Phycomycetosis), nấm trong đất giàu phân gà, phân chim, phân dơi (Histoplasmosis), nấm trong những tổ chim và trong phân chim bồ câu (Cryptococcosis), nấm trong rau cỏ thối úa (aspergillosis), nấm trên gỗ cây vừa bị chặt hoặc ở đó bị xâm nhiễm nước (Sporotrichosis). Tất cả đều theo cơ chế các bào tử nấm cùng bụi bị gió cuốn vào không trung gây bệnh cho người. Tuy vậy, sinh thái học của hầu hết các mầm sinh vật tự do có hiệu lực gây bệnh cho người và bệnh sinh của những bệnh do chúng gây ra còn ít được biết rõ. Nhất là y học đến nay còn chưa chú ý nhiều đến các bệnh nấm. Song vấn đề này đã được đặt ra trên phạm vi toàn thế giới vì lý do gây nguy cơ bệnh tật của nấm trong điều kiện lao động sản xuất của công nhân, nông dân làm đất và trồng trọt. Đất trồng trọt là nguồn chứa tự nhiên của nấm độc họ Fusarium, Penicillium. Độc tố của nấm Stachibotris alternans gây viêm và hoại tử trên toàn bộ đường tiêu hoá của ngựa. Các gia súc nhạy cảm với nấm Dendrodochium. Cần phòng ngừa sự phát triển các nấm có hại trên cây trồng trong thời kỳ sinh trưởng và ở cả trên thức ăn cho người và gia súc trong thời kỳ bảo quản. Uốn ván: Uốn ván là một bệnh nặng của người do độc tố của trực khuẩn Nicolaire gây ra. Chúng phát triển kỵ khí ở những vết thương nhiễm khuẩn. Mầm bệnh này gặp ở khắp thế giới, mặc dù ở thời đại chúng ta bệnh này tương đối ít xảy ra. Bệnh thường gặp ở những người làm nông nghiệp , chủ yếu do những vết thương xây xát,bị nhiễm khuẩn tiếp xúc với đất bón, phân. Tác nhân nhiễm khuẩn Clostridium tetani được phóng ra do những súc vật bị nhiễm khuẩn đặc biệt là ngựa. Nguồn gây nhiễm tức thời có thể là đất, bụi hoặc những chất thải của súc vật và người. Có thể nói rằng vi khuẩn uốn ván gặp khá nhiều trong đất canh tác cũng như (đôi lúc) trong đất bỏ hoang. Càng lên cao (vùng núi) càng ít gặp vi khuẩn này. Đất bón phân chuồng chứa nhiều vi khuẩn này. Vi khuẩn uốn ván phân bố rất không đều trong các loại đất khác nhau. Nó có thể duy trì sức sống vài năm trong đất trồng trọt, nhưng có ít khả năng sinh sản ở các lớp đất dưới. Độc tố của vi khuẩn này bị phân hủy khá nhanh bởi các vi khuẩn hiếu khí trong các lớp đất trồng thoáng. Vi khuẩn này không có khả năng sinh độc tố và không có tác hại rõ rệt khi nó ở trong ruột người. Nếu trong ruột có tổn thương hoại tử và có những vi khuẩn gây hoại thư thì Cl.tetani sẽ sinh sản nhanh. Tóm lại, người ta thường gặp Cl.tetani trong ruột người và động vật, nhưng ít gặp trong đất canh tác. Song vi khuẩn này tồn tại khá lâu trong đất bón phân tươi. Bệnh ngộ độc thịt: (do Clostridium Botulium): Bệnh ngộ độc thịt là một bệnh ngộ độc thường gây chết người do những độc tố của Clostridium Botulium gây ra. Nguồn mầm bệnh là đất hoặc từ ruột súc vật bị bệnh. Độc tố được tạo nên do sự phát triển kỵ khí của các nha bào trong thức ăn và gây ngộ độc tức thời. Bệnh thường xảy ra do ăn phải đồ hộp kỹ nghệ không được nấu trước hay những thực phẩm được sấy, tiệt trùng chưa thật tốt. Ngay từ lúc ban đầu được lưu lại, thực phẩm đã bị các nha bào chất lượng. Botalinon rải rác trên mặt đất truyền vào. Clostridium Botulium có 5 loại A, B, C, D, E trong đó loại A, B thường hay gặp nhất. Người và động vật đều nhạy cảm với loại này. Nha bào của chúng rải rác trong đất, ít gặp loại này ở miền đất ôn đới khí hậu lạnh trong khi ở đất xứ nóng gặp nhiều hơn. Thành phần cơ học của phần lớn đất bị nhiễm là loại đất sét. Cl.Botulium có nhiều ở đất canh tác, trồng trọt, kiềm, trung tính và ở một vài loại động vật trong đất, Cl.Botulium sinh sản mạnh và làm lan truyền vi khuẩn này trong đất. Giun đất là nơi dự trữ Cl. Botulium. Xác các sinh vật ở đất cũng là nơi tụ tập các vi khuẩn này. Trong ruột người và động vật máu nóng, Cl.Botulium ở dạng hoại sinh. Chính vì thế mà người, động vật máu nóng, chim hoang dại, các loài gặm nhấm gieo rắc trong thiên nhiên mầm bệnh này. Trong các mẫu rau quả, trong thực phẩm lỏng, vi khuẩn này gặp nhiều hơn. Trong bùn ao hồ cũng gặp Cl.Botulium, do đó cá cũng bị vi khuẩn này làm nhiễm bệnh. 5. 2. Nhiễm bẩn bởi những tác nhân hoá học và phóng xạ [...]... Nêu những đặc điểm vệ sinh và vai trò của đất đối với môi trường sinh thái và sức khoẻ cộng đồng? 2 Hãy trình bày nguyên nhân và các nguồn gây ô nhiễm đất? 3 Hãy trình bày các tiêu chuẩn đánh giá đất bị ô nhiễm? 4 Hãy phân tích tác động của ô nhiễm đất tới sức khoẻ cộng đồng? 5 Hãy nêu nguyên tắc cơ bản phòng chống ô nhiễm đất? ... trọng cho sức khoẻ, trước nhất chúng làm thuận lợi cho sự phát triển ruồi, muỗi, các loài gặm nhấm, những véc tơ truyền bệnh khác nhau Ngoài ra chúng còn góp phần vào làm ô nhiễm nước, không khí, đất, làm cho đất mất giá trị, tạo nên mối nguy cơ chung và làm tổn hại đến môi trường bao quanh Cách giải quyết tốt nhất là chuyển ra xa và nhanh chóng những chất thải bỏ này bằng hệ thống thu dọn và xử lý... trên mặt đất 2 Trước đây và hiện nay ở nông thôn có loại hố xí 2 ngăn ủ phân theo phương pháp kị khí Trong tương lai rất gần, khi nông thôn của chúng ta được cơ giới hoá và hiện đại hoá, ta cũng phải nghĩ tới những loại hố xí bán tự hoại và tự hoại như ở các thành phố nước ta hiện nay Bên cạnh đó, vấn đề sử dụng phân hoá học trong nông nghiệp, vấn đề sử dụng các thuốc trừ sâu sẽ làm ô nhiễm đất về mặt... nông nghiệp, sử dụng tối đa các loại phân bón cho cây trồng Ở các thành phố và khu công nghiệp, cần phải nghĩ tới những công trình làm sạch nước thải vệ sinh cũng như những biện pháp xử lý chất thải rắn, sử dụng lại những bã thải và những phế liệu nhằm chống lãng phí nguyên liệu và giảm bớt chi phí chống ô nhiễm Câu hỏi: 1 Nêu những đặc điểm vệ sinh và vai trò của đất đối với môi trường sinh thái và. .. ở môi trường và quá trình tích luỹ của chúng trong đất sự biến đổi trong nước và sự thâm nhập vào các sản phẩm có nguồn gốc thực vật 5 2 2 Ô nhiễm bởi các chất thải bỏ công nghiệp rắn Những chất tẩy rửa của những chất thải bỏ công nghiệp rắn có thể chứa những sản phẩm hoá học độc hại ở dạng dung dịch Trong thiên nhiên những chất này có thể được tích đọng lại và bằng những cơ chế khác nhau gây ô nhiễm. .. hạt nhân đạt tói 10-30% chất phóng xạ tự nhiên của đất trên nửa bán cầu Bắc Do đó những vụ nổ bom hạt nhân kéo dài có thể gây ô nhiễm đất và làm mọi người phải quan tâm đến nguy cơ của chúng 6 Biện pháp phòng chống ô nhiễm đất 6 1 Làm sạch cơ bản Đối tượng chính ở đây là phòng ngừa nhiễm khuẩn nguồn gốc từ phân Phải ngăn cản phân người và nước thải không được tiếp xúc với người dù trực tiếp hay gián... dân/năm và ít nhất là 700 kg ở những nước có nền công nghiệp phát triển, mức tăng lên nhịp nhàng từ 1 - 2% hàng năm dù tỷ trọng rác nội trợ có giảm thì thể tích thông thường của chúng vẫn đạt tới 5m 3 cho 1 người dân/năm Những số liệu trên được tính không kể tới những chất thải bỏ rắn xuất phát từ nông nghiệp và công nghiệp và không kể tới những phế liệu trong xử lý nước thải Do tập trung vào đào thải...5 2 1 Phân bón hoá học và hoá chất trừ sâu: Phân bón được dùng với những mục đích canh tác, làm tăng năng suất mùa màng, nhưng mặt trái của nó là làm ô nhiễm đất do độ không trong sạch của nó Những phân bón và chất kích thích sinh trưởng thường không bền vững và những và sinh vật của đất có thể chuyển hoá chúng Cũng vì thế mà ngay những sản phẩm Clo của... luận 1 Tóm lại, đất là một thành phần của hệ sinh thái hoàn chỉnh, trên đó người ta khai thác từ đất các yếu tố vô cơ, để tổng hợp thành các chất dinh dưỡng của cây trồng Chúng ta thường xuyên tác động đến đất và tác động đó thường là tiêu cực, nên phải bảo vệ đất khỏi bị huỷ hoại nghiêm trọng cũng như khỏi bị ô nhiễm bởi những chất thải bỏ rắn và lỏng mà các sinh vật thải ra trên mặt đất càng ngày càng... thích nghi với môi trường mới và được sử dụng ngay làm nguồn dinh dưỡng cho các loại trực khuẩn đó Quá trình này cũng được thực nghiệm cho chất dinitro-ocresol và những hợp chất cùng họ Các vi khuẩn và nấm mốc của đất có nhiều hơn của nước, ngay cả khi những dòng nước này bị những chất hữu cơ làm ô nhiễm Có thể hoàn toàn nói được rằng, những chất hoá học càng lâu ngày không tiếp xúc với đất thì ngược . thực nuôi sống con người và ô nhiễm đất gắn liền với ô nhiễm thực phẩm. - Đất là nơi ở của con người và sinh vật; nơi xây dựng nhà cửa, nhà máy, xí nghiệp, thành phố và các công ttrình công cộng. -. làm sạch của đất và đất bị ô nhiễm. Đất sẽ chứa đựng trong nó các yếu tố độc hại và ngược lại tác động tới sức khoẻ, bệnh tật cho con người. 3. Nguyên nhân và nguồn gây ô nhiễm đất. 3. 1. Khái. Hãy trình bày nguyên nhân và các nguồn gây ô nhiễm đất? 3. Hãy trình bày các tiêu chuẩn đánh giá đất bị ô nhiễm? 4. Hãy phân tích tác động của ô nhiễm đất tới sức khoẻ cộng đồng? 5. Hãy nêu nguyên