1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Dạy kỹ năng sống cho học sinh lớp 1

22 2,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 112 KB

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMĐỀ TÀI: " MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 1A QUA MÔN ĐẠO ĐỨC" PHẦN MỞ ĐẦU I-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI... Dạy học đạo đức là dạy học sinh những hành

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

" MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC

SINH LỚP 1A QUA MÔN ĐẠO ĐỨC"

PHẦN MỞ ĐẦU I-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Trang 2

I.1.1- CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Bác Hồ nói “ Có tài mà không có đức là vô dụng

Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”

Ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ Đảng ta khi đánh giá một con người luôn lấy đức làmgốc Một con người không có đức dù tài cán đến đâu cũng không thể làm nổi việc gì cóích cho dân, cho nước Xuất phát từ thực tiễn xã hội hiện nay, tác động của ngoại cảnh cóảnh hưởng lớn đến tư tưởng đạo đức của học sinh ngay từ khi bước vào trường học Đốivới học sinh lớp Một khi cắp sách tới trường, tất cả mọi hoạt động, các mối quan hệ vớicác em còn mới mẻ Do vậy việc hình thành cho các em những chuẩn mực hành vi là rấtquan trọng Chuẩn mực đạo đức xã hội bao gồm những hành vi thói quen đạo đức, mốiquan hệ giữa con người với con người trong xã hội Gần gũi với các em nhất là mối quan

hệ gia đình, nhà trường, cộng đồng và môii trường tự nhiên

Nhân cách đạo đức của các em khi đến trường rất trong sáng ngây thơ, chưa có khảnăng nhận biết phân tích, chưa hiểu sâu, hiểu rõ mọi tình huống vấn đề Nếu người thầykhông uốn nắn tốt thì như cây thiếu ánh sáng sẽ phát triển cong vẹo

Xuất phát từ mục tiêu môn học Dạy học đạo đức là dạy học sinh những hành viứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội và quyền trẻ em trong các tình huốngđơn giản cụ thể của cuộc sống hàng ngày Nội dung của môn học đạo đức kết hợp giữagiáo dục quyền với giáo dục trách nhiệm bổn phận của học sinh Hơn nữa môn đạo đứckhông chỉ giáo dục bổn phận, trách nhiệm của học sinh đối với gia đình, nhà trường, xãhội và môii trường tự nhiên, mà còn giáo dục trách nhiệm của các em đối với chính bảnthân mình

I.1.2-CƠ SỞ THỰC TIỄN.

Trang 3

Tất cả các môn học ở tiểu học đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ chonhau Trong 8 môn học bắt buộc ở lớp Một Nhiều giáo viên, nhiều cơ sở chỉ chú tâm haimôn Toán và Tiếng việt nhằm đạt được mục đích sau khi học xong lớp Một học sinh biếtđọc thông viết thạo là được, chưa chú ý nhiều đến môn Đạo đức.

Việc bồi dưỡng hình thành cho các em những phẩm chất đạo đức đâu phải đó là mộtbài mẫu có sẵn, áp đặt, khuôn mẫu để học sinh thực hiện theo Mà nhiệm vụ của mônĐạo đức lớp Một nói riêng, môn Đạo đức ở Tiểu học nói chung qua mỗi bài là một chuẩnmực hành vi đạo đức giúp các em nắm được những điều sơ đẳng của phép ứng xử trongcuộc sống hằng ngày Qua bài dạy của giáo viên các em nắm được nội dung và ý nghĩacủa chuẩn mực hành vi đạo đức trong các hoạt động và trong các mối quan hệ xã hội.Với học sinh lớp Một việc bồi dưỡng cho các em cách nói năng lễ phép, giúp các embiết cách cư xử với người trên, bạn bè trong lớp Từ đó các em có nề nếp thói quen tốt,tạo điều kiện cho các em học tốt hơn Đó là một công việc đầu tiên và cũng thật khó đốivới giáo viên lớp Một Khi nhận lớp tôi tiến hành tìm hiểu tình tình học sinh Tổng số họcsinh trong lớp có 29 em Nam12 em, Nữ 17 em Trong đó có một em bố mẹ là công chứcnhà nước, 3 em bố hoặc mẹ là công chức còn 25 em bố mẹ không có việc làm ổn định

Có 4 em ở trung tâm Thị Trấn còn lại các em ở Tiên Lãng, Yên Than, Tam Thịnh, LongChâu Phần lớn các em ở khu vực Long Châu, từ lúc sinh ra và lớn lên đa số các em đithuyền bố mẹ ít được va chạm với môii trường xung quanh nên vốn kinh nghiệm sốngnghèo nàn, các em chưa biết cách ứng xử đơn giản với cô giáo và các bạn Nhiều lúc cônói các em như không hiểu gì Từng vấn đề nhỏ cũng phải nói cụ thể rõ ràng, làm mẫubằng động tác thì các em mới hiểu, các em trầm lặng ít hoạt động, thích ngồi nhìn các bạnhọc, chơi, nô đùa Nhiều bậc phụ huynh chưa chú ý dạy con em mình những phép ứng xử

Trang 4

nhỏ nhất, cần thiết nhất trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày, khiến cho các em rất ngạinói, ngại giao tiếp.

Chính vì những lý do trên song song với việc trang bị kiến thức cho các em thì giáo dục

kỹ năng sống cho các em qua các môn học đặc biệt qua môn Đạo đức là rất quan trọng.

Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năngsống cho học sinh lớp 1A qua môn Đạo đức”

I.2- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

Việc nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 1

A qua môn học Đạo đức” Trước hết giúp cho tôi có hiểu biết sâu sắc về công việc giảngdạy của mình nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh do tôi đảm nhận

Khi nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sau một năm học lớp Một có thể trang bịcho các em một số hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực, hành vi đạo đức và pháp luậtphù hợp với lứa tuổi trong mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường,cộng đồng và ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó Từng bước hình thành

kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo cácchuẩn mực đã học, kỹ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp trong cácmối quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống, biết nhắc nhở bạn bè cùngthực hiện, hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng con người, yêu cáithiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu

Giúp cho các em có vốn kinh nghiệm sống phong phú, tự nhận biết các hành vi đạođức từ thực tế xung quanh các em qua các bài học, tranh ảnh, tiểu phẩm, sắm vai, vậndụng vốn kinh nghiệm đó vào cuộc sống thực tế hàng ngày

Giúp giáo viên say mê với công việc, yêu nghề mến trẻ

Trang 5

I.3- THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM.

I.3 1- THỜI GIAN:

I.3.2- ĐỊA ĐIỂM.

Trường tiểu học Thị Trấn Tiên Yên - Tiên Yên – Quảng Ninh.

I.3.3- PHẠM VI ĐỀ TÀI:

I.3.3.1- Giới hạn đối tượng nghiên cứu:

“Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh

lớp 1A Trường tiểu học thị trấn Tiên Yên”

I.3.3.2- Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Trường tiểu học Thị Trấn Tiên Yên

I.3.3.3- Giới hạn về khách thể khảo sát: 29 học sinh lớp 1A và học sinh khối 1.

I.4- Phương pháp nghiên cứu.

Trang 6

Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp Một quamôn đạo đức tôi đã vận dụng các phương pháp sau:

1- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

2- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

3- Phương pháp quan sát

4- Phương pháp đàm thoại

5- Phương pháp luyện tập thực hành

6- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

7- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

I.5- ĐÓNG GÓP VỀ MẶT LÝ LUẬN VỀ MẶT THỰC TIỄN.

chế.Vào học lớp Một rồi có em còn chưa nói được cụ thể họ và tên của mình, họ tên của

bố mẹ, còn nói trống không, v.v…Nếu học sinh có kỹ năng giao tiếp tức là có kỹ năngnói tốt tạo tiền đề học tốt các môn học khác Để thực hiện

Trang 7

được nhiệm vụ này chúng ta cần tìm hiểu tâm lý học sinh lớp Một, nghiên cứu chuẩn đạođức xã hội Nghiên cứu những lý luận cần thiết về rèn luyện kỹ năng sống qua các bàihọc cụ thể

II.1.1- CƠ SỞ LÝ LUẬN.

Biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp Một qua môn đạo đức

Rèn kỹ năng

Kỹ năng sống

Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1A qua môn Đạo đức

*Kỹ năng:Tức là qua các bài học xây dựng các chuẩn mực hành vi đạo đức, các chuẩn

đó được vận dụng vào thực tế cuộc sống và nó trở thành thói quen đạo đức của mỗingười

Trang 8

* Kỹ năng sống: Vận dụng nhữngchuẩn mực đạo đức đã học vào cuộc sống thực tế hàng

ngày như đi học về chào ông chào bà, lễ phép chào hỏi thầy cô khi gặp v.v… Tức là cácđiều học được vận dụng vào những tình huống cụ thể trong cuộc sống

* Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 A qua môn Đạo đức: là thông qua các bài học

cung cấp các hành vi đạo đức cho các em Các hành vi đó được luyện tập thực hành vàtrở thành thói quen đao đức là vốn kinh nghiệm sống cho các em học sinh lớp 1 A

CHƯƠNG II

NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

II.2.1 Thực trạng của học sinh lớp1A

-Để biết được vốn kinh nghiệm sẵn có của các em tôi bắt tay vào tìm hiểu tình hình

học sinh lớp 1A

Tổng số học sinh trong lớp là 29 em : Trong đó có 1 em bố mẹ là công chức nhà nước , 3

em bố hoặc mẹ là công chức nhà nước Còn lại 87% phụ huynh trong lớp không có nghề

nghiệp ổn đinh , mải lo việc mưu sinh ít có điều kịên quan tâm đến các em Phần lớn các

em chưa được gia đình chú ý quan tâm bồi dưỡng vốn kinh nghiệm trong giao tiếp nênđến lớp các em thường hay nhút nhát Khi tôi nhận lớp , đã sau một tháng học nhưng vẫncòn 4 em mẹ đưa đến lớp là khóc Gọi lên bảng không dám lên , không dám giơ tay phátbiểu xây dựng bài cô gọi chỉ gật và lắc đầu , hoặc "ơi","hở" Nhiều em còn chưa biết nóilời thưa gửi thể hiện lễ phép

- Do đặc điểm nơi cư trú của học sinh, các em ở rải rác nhiều khu, chỉ có 4 em ở trung

tâm Thị Trấn còn lại là Yên Than, Tam Thịnh, Tiên Lãng, Long Châu Các em nhútnhát , không cởi mở ngại giao tiếp với các bạn và cô giáo Nhiều em ở khu Long Châu đithuyền với bố mẹ từ nhỏ nên vốn kinh nghiệm sống còn hạn chế Các em chưa biết cách

Trang 9

ứng sử đơn giản nhất với cô giáo và các bạn Nhiều em chưa nói được cụ thể họ tên mình, họ tên bố mẹ , chưa phân biệt được anh em trong nhà với anh em họ Sau khi điều trahọc sinh tôi tiến hành khảo sát phân các nhóm đối tượng như sau:

- Biết nói năng lễ phép: 3 em / 29 em

- Bạo dạn trong giao tiếp nhưng nói trống không:15 em/29 em

- Ngại giao tiếp, trầm lặng, nhút nhát: 11 em/29 em

Từ tình hình thực tế trên tôi thiết nghĩ các em có khả năng giao tiếp tốt sẽ tạo điềukiện cho các em học tốt môn học và các môn học khác cũng như tham gia các hoạt động

*Môii trường sống và điều kiện gia đình.

- Do đặc điểm nơi cư trú các em ở xa trung tâm thị trấn, bố mẹ mải buôn bán làm ăn ít

có thời gian quan tâm đến việc học tập của các em, nhất là sửa những hành vi thói quenchưa đúng, chưa đúng, chưa chuẩn VD: Con nói trống không chưa chú ý sửa lại lời nóichuẩn cho các em, hoặc khi các em đưa đón vật gì đó với người lớn tuổi các em đưa mộttay cũng cho qua không sửa lại đúng cho các em v v … nhiều bậc phụ huynh do bận mảilàm ăn hầu như chỉ chú ý con em mình có ăn là được, không có chút thời gian quan tâmđến tâm tư tình cảm của các em, nhất là các bậc phụ huynh ở khu vực Long Châu việc

Trang 10

quan tâm đến học tập của các em càng hạn chế hơn phụ huynh chưa nhận thức được tầmquan trọng của việc giáo dục đạo đức cho các em, trách nhiệm của mình trong việc họctập của con em còn phó thác cho giáo viên

* Giáo viên.

- Nhà trường là môii trường giáo dục quan trọng nhất trong việc hình thành và pháttriển nhân cách học sinh, nhưng nhiều cơ sở chưa chú tâm đầu tư mới chỉ hoàn thành theomục tiêu môn học, chưa nghiên cứu phương pháp dạy nhằm mục đích giáo dục cao nhất.Giáo viên chưa xác định được kĩ năng cần rèn qua từng bài học Chưa chú ý kiểm tra kỹnăng hành vi đạo đức đã học của học sinh

- Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh chưa thường xuyên liên tục nên các hành vi đạođức chưa trở thành thói quen, các em chóng quên hành vi đó chưa có giá trị thực tế cao

* Nhà trường, đoàn đội.

- Chưa tổ chức được nhiều hoạt động ngoại khoá: Như thi kể chuyện đạo đức,học tậptấm gương người tốt việc tốt để học sinh được thưc hành hành vi đã học vào những tìnhhuống cụ thể trong cuộc sống

- Nội dung sinh hoạt chưa được rút kinh nghiệm, thay đổi nội dung sinh hoạt theo từngtháng

Từ những thực trạng trên việc rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp Một là rất cần thiết,tạo tiền đề cho các em phát triển khả năng giao tiếp và học tập tốt các môn học

CHƯƠNG III

Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1A qua môn đạo đức.

Trang 11

II.3.1 Các biên pháp cụ thể.

Xuất phát từ quan điểm chung Dạy – học môn Đạo đức được tiếp cận theo hướng đi

từ quyền đến trách nhiệm, bổn phận của học sinh Cách tiếp cận đó sẽ giúp cho việc Dạy– học môn Đạo đức trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn, tránh được tính chất nặng nề, ápđặt trước đây

Dạy – học Đạo đức chỉ đạt được hiệu quả khi học sinh hứng thú và tích cực, chủđộng tham gia vào quá trình dạy học Dạy – học Đạo đức phải là quá trình giáo viên tổchức, hướng dẫn học sinh hoạt động, Phát huy vốn kinh nghiệm và thói quen đạo đức, tựkhám phá và chiếm lĩnh tri thức mới, kỹ năng mới

- Do cấu trúc chương trình các bài Đạo đức sắp xếp lô gích với nhau, có mối quan

hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau Qua từng bài học kết hợp giữa giáo dục quyền vớigiáo dục trách nhiệm bổn phận cho học sinh Giáo viên cần nghiên cứu và hiểu mục đíchnội dung chương trình SGK để nâng cao hiệu quả giờ dạy Đạo đức

- Giáo viên cần nghiên cứu tâm lý học sinh lớp Một các em là tuổi hoa thích đượclàm việc, thích làm ra sản phẩm, thích được khen, từ đó lựa chọn phương pháp dạy họcnhằm đạt hiệu quả cao

- Giáo viên, các bậc cha mẹ là tấm gương sáng cho học sinh noi theo

- Qua việc nghiên cứu hiểu được vấn đề lý luận nhằm nâng cao giờ dạy Đạo đức Tôisuy nghĩ và tìm ra những biện pháp để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp Một Qua các biện pháp cụ thể được áp dụng ở lớp 1A năm học 2007-2008

*Biện pháp 1: Xây dựng môii trường lớp học thân thiện

-Khi vào lớp 1 tất cả các hoạt động với các em đều mới mẻ Với tính cách nhút nhát của

1 số em thì việc trang trí một môii trường học tập thân thiện là rất cần thiết Ngay từ

Trang 12

tháng đầu năm học thực hiện theo kế hoạch của phòng giáo dục và nhà trường Về khônggian lớp học trang trí một môi trường học tập thân thiện gần gũi với các em Các emđược tự mình trang trí lớp học qua các bài mẫu , bài vẽ , bài nặn theo tùng chủ đề đạo đức

đã học

VD:Tháng 9 tranh vẽ chủ đề em là học sinh lớp Một - gọn gàng sạch sẽ

Tháng 10 tranh vẽ chủ đề giữ gìn sách vở , đồ dùng học tập - gia đình em

Giáo viên đến lớp sớm trò chuyện với các em , hỏi thăm về gia đình tâm tư tình cảm , sởthích của từng em Qua đó giáo viên nắm bắt được từng đối tượng học sinh trong lớp từ

đó đề ra biện pháp giáo dục phù hợp với các em Tạo không khí lớp học nhẹ nhàng , thânthiện , gần gũi giữa cô - trò , giữa trò - trò

Biện pháp 2 : Giáo viên là tấm gương sáng cho học sinh noi theo

- Giáo viên luôn gương mẫu từ cử chỉ , lời nói , việc làm , cách ăn mặc , đi đứng chohọc sinh noi theo Cô không những như người mẹ thứ hai mà còn phải như người chị củacác em Thường xuyên quan tâm , chăm sóc , giúp đỡ , nhường nhịn , gần gũi , ân cầnvới các em VD : Bẻ lại cổ áo , chải lại tóc , hướng dẫn các em đi giày v.v giải quyếtnhững thắc mắc của các em , động viên khen ngợi , nhân điển hình tốt trước lớp

- Giáo viên cần có những hành vi thể hiện rõ chủ đề đã học với học sinh.VD: Cô cảm

ơn em, cô xin lỗi

Bài:"Gọn gàng, sạch sẽ".Giáo viên luôn ăn mặc gọn gàng sạch sẽ Đồ dùng của giáoviên cũng như trong lớp học luôn gọn gàng, ngăn nắp

Biện pháp 3: Nghiên cứu kỹ năng sống cần rèn qua từng bài đạo đức

- Giáo viên nghiên cứu chương trình môn học, mục tiêu cần đạt qua từng bài, xác định

kỹ năng cần rèn cho học sinh

Trang 13

Bài 1: Em là học sinh lứop Một rèn kỹ năng tự giới thiệu họ tên, quyền đựơc đi họccủa mình, kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống.

Bài 2: Gọn gàng sạch sẽ: Rèn kỹ năng biết ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, biết gữ vệ sinh cánhân đầu tớc quần áo gọn gàng trong mọi lúc mọi nơi

Biện pháp 4: Thông qua các giờ học trên lớp cung cấp từng hành vi đạo đức cho các em.

Việt Nam tham gia hội nhâp WTO nền kinh tế rất phát triển keo theo nhiều biến đổitrong xã hội Tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, đạo đức xuống cấp Nên việc giáo dụcđạo đức cho học sinh ngay tư khi bước vào trường học là vô cùng quan trọng Chính vìthế môn học đạo đức cung cấp cho các em những hiểu biết ban đầu về các kỹ năng giaotiếp, ứng xử lễ phép trong cuộc sống hàng ngày, đó là những kỹ năng sống cần thiết chomỗi con ngưòi, góp phần phát triển hoàn thiện nhân cách mai sau

- Giáo viên cần nghiên cứu mục tiêu cần đạt của giờ học chú trọng cung cấp

kỹ năng phù hợp với từng nội dung bài dạy.

- Lựa chọn các phương pháp dạy thích hợp với từng bài dạy gây hứng thú học tậpcho học sinh Không dập khuôn máy móc, không áp đặt tình huống, cần sáng tạo theotừng tiết dạy Qua từng bài tập trò chơi, kể chuyện theo tranh, quan sát tranh và trả lờicâu hỏi, đánh giá và tự đánh gái hành vi của bản thân và những người xung quanh, cácbài tập tô màu, đóng vai theo tranh theo tình huống v.v Học sinh tự khám phá và chiếmlĩnh kiến thức mới, kỹ năng mới giáo viên kết luận hành vi đạo đức đúng

- Hướng dẫn các em thự hiện hành vi qua các trò chơi, sắm vai, đố vui, nêu ý kiếncủa mình để củng cố ghi nhớ hành vi đã học Giáo viên khuyến khích những em tính cáchnhút nhát tham gia vào trò chơi

Ngày đăng: 13/04/2015, 15:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w