1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN VietGAP CHO CÂY THANH LONG TẠI ĐỒNG NAI

35 1,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 373,66 KB

Nội dung

1 B1-2-TMĐT THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ 1 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1 Tên đề tài: XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN VietGAP CHO CÂY THANH LONG TẠI ĐỒNG NAI 2 Mã số (được cấp khi Hồ sơ trúng tuyển) 3 Thời gian thực hiện: 36 tháng (Từ tháng 06/2012 đến tháng 06/2015) -Thời gian thực hiện chính: 36 tháng (từ tháng 06/2012 đến tháng 06/2015) 4 Cấp quản lý Nhà nước Bộ Tỉnh Cơ sở 5 Kinh phí: 2,441,238 ngàn đồng, trong đó: Nguồn Tổng số - Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học 2,441,238 - Từ nguồn tự có của tổ chức 0 - Từ nguồn khác 0 6 Thuộc Chương trình (Ghi rõ tên chương trình, nếu có), Mã số: Chương trình nông thôn miền núi Thuộc dự án KH&CN; Đề tài độc lập; 7 Lĩnh vực khoa học Tự nhiên; Nông, lâm, ngư nghiệp; Kỹ thuật và công nghệ; Y dược. 8 Chủ nhiệm đề tài Họ và tên: Nguyễn Hữu Thạch Ngày, tháng, năm sinh: 15/10/1983 Nam/ Nữ: Nam Học vị: Kỹ sư nông học Chức danh khoa học: Chức vụ: Chuyên viên Điện thoại: 1 Bản Thuyết minh này dùng cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc 4 lĩnh vực khoa học nêu tại mục 7 của Thuyết minh. Thuyết minh được trình bày và in trên khổ A4 2 Tổ chức: 0613.822297 Nhà riêng: Mobile: 0125 459 0189 Fax: E-mail: nguyenhuuthachcm@gmail.com Tên tổ chức đang công tác: Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai Địa chỉ tổ chức: 1597 Phạm Văn Thuận, phường Thống Nhất, TP. Biên Hòa, Đồng Nai. 9. Đồng chủ nhiệm đề tài Họ và tên: Phạm Đình Dũng Ngày, tháng, năm sinh: Nam/ Nữ: Nam Học vị: Chức danh khoa học: Chức vụ: Giám đốc Trung tâm NC&PTNN CNC Điện thoại: Tổ chức Nhà riêng: Mobile: Fax: E-mail: Tên tổ chức đang công tác: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp CNC 10 Thư ký đề tài Họ và tên: Lê Quốc Vương Ngày, tháng, năm sinh: 13/5/1982 Nam/ Nữ: Nam Học vị: Thạc sỹ BVTV Chức danh khoa học: Chức vụ: Chuyên viên Điện thoại: ……………………… Tổ chức: Nhà riêng: Mobile: 0987760649 Fax: E-mail: lequocvuong8@gmail.com Tên tổ chức đang công tác: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học Đồng Nai Địa chỉ tổ chức: 1597 Phạm Văn Thuận, phường Thống Nhất, TP. Biên Hòa, Đồng Nai. Tổ chức chủ trì đề tài Tên tổ chức chủ trì Dự án: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học – Sở Khoa học Công Nghệ Đồng Nai Điện thoại: 061 3823 447 Fax: 061. 3825 585 E-mail: ucs@dost-dongnai.gov.vn Địa chỉ: 1957, Phạm Văn Thuận, phường Thống Nhất, Tp Biên Hòa, Đồng Nai. Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Nguyễn Thị Hoàng Tên cơ quan chủ quản Dự án: Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai 11 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài (nếu có) 1. Tổ chức 1: Trung Tâm nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp CNC Tên cơ quan chủ quản: Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM 3 Điện thoại: 08 22196337 Fax: (08) 37949743 Địa chỉ: Ấp 1, Xã Phạm văn Cội, Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Phạm Đình Dũng Số tài khoản: Ngân hàng: 2. Tổ chức 2 : Phòng kinh tế Huyện Trảng Bom Tên cơ quan chủ quản Điện thoại: Fax: Địa chỉ: Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Số tài khoản: Ngân hàng: 12 Các cán bộ thực hiện đề tài (Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì th ực hiện những nội dung chính thuộc tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài, không quá 10 ngư ời kể cả chủ nhiệm đề tài) Stt Họ và tên, học hàm học vị Tổ chức công tác Nội dung công việc tham gia Thời gian làm việc cho đề t ài (Số tháng quy đổi 2 ) 1 Nguyễn Hữu Thạch Trung tâm Ứng dụng CNSH Chủ nhiệm đề tài, nghiên cứu xây dựng mô hình VietGAP 36 2 Phạm Đình Dũng Trung Tâm NC&PTNN CNC Đồng chủ nhiệm đề tài 36 3 Lê Quốc Vương Trung tâm Ứng dụng CNSH Thư ký đề tài, sâu, bệnh trên cây thanh long 36 4 Nguyễn Quang Tuấn Trung tâm Ứng dụng CNSH Theo dõi các chỉ tiêu 18 5 Nguyễn Thị Hoàng Trung tâm Ứng dụng CNSH Điều phối chung, theo dõi tiến độ đề tài 18 6 Võ Thanh Phụng Trung tâm Ứng dụng CNSH Kỹ thuật trồng thanh long 36 2 Một (01) tháng quy đổi là tháng làm việc gồm 22 ngày, mỗi ngày làm việc gồm 8 tiếng 4 7 Lê Thị Thu Nga Trung tâm Ứng dụng CNSH Phối hợp thực hiện đề tài 18 8 Phạm Trung Toàn Trung tâm Ứng dụng CNSH Kỹ truật trồng thanh long 36 9 Lê Văn Cửa Trung Tâm NC&PTNN CNC Phối hợp thực hiện đề tài 24 10 Đặng Thanh Tùng Phòng Kinh tế huyện Trảng Bom Phối hợp thực hiện đề tài 24 11 Đoàn Trung Ngọc Hộ nông dân Phối hợp thực hiện đề tài 24 II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 13 Mục tiêu của đề tài (Bám sát và cụ thể hoá định hướng mục tiêu theo đặt hàng - nếu có) 13.1 Mục tiêu chung: - Xây dựng mô hình ứng dụng tiêu chuẩn VietGAP đạt chứng nhận nhằm cải thiện chất lượng đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng sức cạnh tranh cho trái thanh long được sản xuất trên địa bàn tỉnh, thị trường nội địa và xuất khẩu. - Giới thiệu một giống cây trồng mới giúp người nông dân có thêm một lựa chọn để có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ những cây có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây thanh long. 13.2 Mục tiêu cụ thể: - Xây dựng 3 ha mô hình thanh long ruột đỏ đạt chuẩn VietGAP đối với vườn cây bắt đầu cho thu hoạch. - Xây dựng mô hình trồng mới 1,8 ha thanh long ruột đỏ đạt chuẩn VietGAP tại Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học Đồng Nai, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. - Tổ chức lớp đào tạo cho nông dân nắm bắt về kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGAP. Đây sẽ là nguồn nhân lực quan trọng trong quá trình xây dựng và mở rộng quy mô sản xuất sau đề tài. 14 Tình trạng đề tài Mới Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả Kế tiếp nghiên cứu của người khác 15 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của Đề tài 15.1 Tình hình nghiên cứu và triển khai ở nước ngoài 5 Theo Obregon (1996), thanh long đỏ (Hylocereus undatus) có 2 loại là loại có vỏ đỏ, ruột trắng và loại có vỏ đỏ, ruột đỏ được trồng phổ biến ở Nicaragua và Guatemala, có thị trường lớn ở châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Quả Thanh long ruột đỏ có màu đỏ sáng hấp dẫn ở vỏ và thịt quả, có trọng lượng quả trung bình 400-450g. Bên cạnh sử dụng ăn tươi, thanh long ruột đỏ còn được sử dụng trong chế biến nước quả, rượu trái cây, kẹo, mứt Gần đây, thanh long ruột đỏ đang được nghiên cứu để phân lập phẩm màu từ thịt quả làm chất liệu màu trong thực phẩm. Theo Mizrahi và cộng sự, (1997), trên thế giới thanh long thường được trồng thương phẩm với các loại khác nhau là: thanh long ruột trắng (Hylocereus undatus) và thanh long ruột đỏ hay tím (H. costaricensis) được trồng ở Nicaragua và Guatemala và thanh long ruột đỏ (H. polyrhizus) được trồng ở Israel. Giống thanh long vàng (H. undatus) được trồng ở Mexico và châu Mỹ Latin và một giống thanh long vàng khác (Selenicereus magalani) nguồn gốc Trung và Nam Mỹ, được trồng với diện tích giới hạn tại Colombia, quả được xuất khẩu sang châu Âu và Canada. Thanh long ruột đỏ chứa nhiều chất vi lượng và gần đây được nhiều người tiêu dùng quan tâm do quả thanh long ruột đỏ có thể là nguồn có giá trị trong chống oxi hóa và tác nhân chống bệnh ung thư. Kết quả nghiên cứu của Li-chen Wu và cộng sự, (2005), đã cho thấy rằng vỏ và thịt quả của thanh long ruột đỏ giàu polyphenol và là nguồn tốt chống oxi hóa. Hiện nay trên thế giới có hơn 80 quốc gia thực hiện GAP cho riêng mình trên nền tảng cơ bản của GlobalGAP. 15.2 Tình hình nghiên cứu và triển khai trong nước 15.2.1 Khái quát cây thanh long  Nguồn gốc Theo Morton (1987), thanh long được biết có nguồn gốc từ miền Nam Mexico, về phía Thái Bình Dương của Guatemala và Costa Rica, và El Salvador. Nó được biết với nhiều tên tiếng Anh như: Strawberry Pear, Dragon fruit, Red pitaya, Red Pitahaya… và có tên khoa học là Hylocereus undatus (Haw.) Britt. et Rose. Thanh long thuộc họ xương rồng. Chúng được trồng phổ biến ở vùng đất thấp nhiệt đới của châu Mỹ, phía tây Ấn độ và vùng lân cận, Bahamas, Bermuda, nam Floria và vùng nhiệt đới của thế giới cũ. Thanh long được người Pháp du nhập vào Việt Nam khoảng 100 năm. Trước đây thanh long chỉ được trồng dành cho vua và các gia đình quý tộc (Peter Lo, 2001). Hiện nay thanh long được trồng nhiều tại Bình Thuận, Long An, Tiền Giang và là loại trái cây chiến lược trong xuất khẩu.  Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ở nước ta + Tình hình sản xuất Bảng 1.1 Diện tích thanh long ở một số tỉnh phía Nam từ năm 1999 – 2007 Đơn vị tính: ha Năm Tây Ninh Long An Tiền Giang Bình Thuận Tổng cộng 1999 159 1.050 1.240 2.772 5.221 2003 105 1.454 1.937 5.074 8.570 6 2007 110 1.288 1.666 9.773 12.837 Hệ số tăng (lần) (2007/1999) 0,69 1,23 1,34 3,53 2,46 Tỉ lệ/tổng số 2007 0,86 10,03 12,98 76,13 100 (Nguồn: Nguyễn Thơ và ctv, 2008) Diện tích trồng thanh long ở nước ta khá lớn và không ngừng được tăng lên. Trong 9 năm phát triển từ 1999 – 2007, diện tích thanh long có hệ số tăng mạnh và có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác yếu tố tự nhiên, kinh tế. So với năm 1999, diện tích thanh long cả nước từ 5.221 ha đã phát triển đạt 12.837 ha, tăng 2,46 lần. Trong đó, thanh long Bình Thuận tăng 3,53 lần, Tiền Giang tăng 1,34 lần và Long An tăng 1,23 lần (Bảng 1.1). Đến nay, ước tính cả nước có gần 20 nghìn ha trồng thanh long với sản lượng ước khoảng 400 nghìn tấn, trong đó Tiền Giang có khoảng 1.885 ha, Long An khoảng 1.700 ha và Bình Thuận có khoảng 15.650 ha. Ngoài ra, thanh long còn đang được trồng ở nhiều nơi khác như Tây Ninh, Đồng Nai, Ninh Thuận, Tây Nguyên và miền Bắc. Bình Thuận là tỉnh đứng đầu cả nước về trái thanh long cả về sản lượng, diện tích, năng suất. Diện tích thanh long Bình Thuận hiện nay trên 15.650 ha, sản lượng bình quân hàng năm hơn 350.000 tấn (Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp lần 14 – 2011). + Tình hình tiêu thụ Thanh long là mặt hàng trái cây tươi xuất khẩu chủ lực của nước ta, kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều có mức tăng trưởng tương đối tốt, cụ thể: năm 2004 đạt kim ngạch 6,57 triệu USD; năm 2005 đạt 10,43 triệu USD, tăng 58,75% so với năm 2004; năm 2006 đạt 13,58 triệu USD, tăng 30,2% so với năm 2005; năm 2007 đạt 11,98 triệu USD, giảm 12,8% so với năm 2006 (Cục Trồng trọt, 2008). Thị trường xuất khẩu thanh long chủ yếu là thị trường châu Á. Trong đó Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore và Hồng Kông là những thị trường xuất khẩu chính. Trái thanh long cũng được xuất khẩu sang thị trường EU, tuy nhiên số lượng nhỏ hơn nhiều so với thị trường châu Á. Thanh long Bình Thuận có tỷ trọng xuất khẩu cao hơn thanh long của Long An, Tiền Giang (Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn, 2008). Theo Tạ Minh Tuấn và ctv (2005), trong hơn nửa thập niên qua, thị trường nội địa trái thanh long cũng phát triển rộng khắp cả nước. 50% sản lượng thanh long được tiêu thụ ở Nam bộ, 30% tiêu thụ ở miền Bắc, 20% tiêu thụ ở miền Trung. Địa bàn thị trấn, thị xã, thành phố tiêu thụ đến 80% sản lượng thanh long hàng hóa, chỉ có 20% được tiêu thụ ở nông thôn. Theo thống kê của Bộ NN & PTNT, xuất khẩu thanh long sang thị trường Mỹ và Nhật năm 2010 đạt 1.276 tấn, trong đó xuất khẩu vào Mỹ đạt 856 tấn, vào Nhật 420 tấn. Ngoài các thị trường Mỹ, Nhật, Hàn Quốc Chi Lê cũng bắt đầu nhập thanh long Việt Nam. Trong 4 tháng đầu năm 2011, lượng thanh long xuất qua Mỹ đạt 600 t ấn bằng 70% tổng lượng xuất khẩu của cả năm 2010, sang Nhật Bản 200 tấn, riêng thị trường Hàn Quốc mới xuất khẩu nên đạt 40 tấn. Trước năm 2005, quả thanh long cung cấp cho thị trường chỉ có giống ruột trắng. 7 Với bước đột phá trong lĩnh vực giống cây ăn quả, Viện Cây ăn quả miền Nam đã tạo ra được giống thanh long ruột đỏ Long Định I, có năng suất và chất lượng cao, thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu miền Nam, được Bộ NN&PTNT công nhận tạm thời và cho phép lưu hành trong sản xuất. Hiện nay, diện tích thanh long ruột đỏ đang không ngừng mở rộng tại các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Đồng Nai, Trà Vinh, Long An, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu .  Đặc điểm cây thanh long (Hylocereus undatus) + Rễ Theo Nguyễn Như Hiến (2000), thanh long có hai loại rễ chính phát sinh từ phần lõi của gốc hom, có nhiệm vụ bám vào đất và hút các chất dinh dưỡng để nuôi cây. Chúng tập trung chủ yếu ở lớp đất mặt từ 0 – 30 cm. Rễ khí sinh là loại rễ mọc từ phần đoạn thân trên mặt đất, có nhiệm vụ giúp cây bám vào giá đỡ, góp phần vào việc hút nước, chất dinh dưỡng để nuôi cây. Những rễ khí sinh mọc gần mặt đất thường đi vào trong đất và trở thành rễ địa sinh. + Thân, cành Thanh long trồng ở nước ta có thân, cành bò trên trụ đỡ. Thân cành thường có ba cánh dẹp, xanh, hiếm khi có bốn cánh. Mỗi cánh chia làm nhiều thùy có chiều dài 3 – 4 cm. Đáy mỗi thùy có từ 3 – 5 gai ngắn. Mỗi năm cây có từ 3 – 4 đợt cành. Đợt cành thứ nhất là cành mẹ của đợt cành thứ hai và cứ thế xấp thành từng lớp một trên đầu trụ. Khoảng cách giữa hai đợt ra cành là 40 – 50 ngày (Nguyễn Văn Kế, 2005). + Hoa thanh long Theo Nguyễn Như Hiến (2000), sau khi trồng 1 – 2 năm, thanh long bắt đầu ra hoa. Từ năm thứ 3 trở đi, cây ra hoa ổn định. Hoa mọc từ các đoạn cành trưởng thành, là những cành có thời gian sinh trưởng khoảng 100 ngày tuổi. Hoa tập trung chủ yếu ở các mắt đến ngọn cành. Theo Nguyễn Văn Kế (2005), hoa thanh long lưỡng tính, rất to, có chiều dài trung bình 25 – 35 cm. Hoa thường nở tập trung từ 20 – 23 giờ và đồng loạt trong vườn. Thời gian từ hoa nở đến tàn trong vòng 20 ngày. Hoa xuất hiện rộ nhất từ tháng 5 – 8 dương lịch, trung bình có 4 – 6 đợt hoa mỗi năm. + Trái thanh long Theo Nguyễn Văn Kế (2005), trái thanh long hình thành sau khi hoa được thụ phấn. Trong 10 ngày đầu trái lớn chậm, sau đó trái lớn rất nhanh. Thời gian từ khi hoa thụ phấn đến thu hoạch chỉ từ 22 – 25 ngày. Trái thanh long hình bầu dục có nhiều tai lá xanh do phiến hoa còn lại. Đầu trái lõm sâu tạo thành “hốc mũi”. Khi còn non, vỏ trái màu xanh, lúc chín vỏ chuyển sang màu đỏ tím rồi đỏ đậm. Thịt trái màu trắng xen những hạt nhỏ màu đen như hạt mè. Trọng lượng trái trung bình từ 200 – 700 g. Hiện nay do nông dân trồng thanh long thâm canh cao nên có nhiều trái lớn trên 1 kg (Lê Thị Điểu, 2007). Thanh long tăng mật độ rất nhanh, do đó phải nhặt trái rụng, thu hái những trái còn sót lại trên cây sau khi thu hoạch, đem đốt hoặc chôn vùi vào đất sâu 10 cm.  Tình hình sản xuất VietGAP trên cây thanh long tại Việt Nam Theo Trung tâm nghiên cứu phát triển thanh long Bình Thuận (2011) qua 3 năm (2009-2011) triển khai Chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP. Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 360 tổ/nhóm với diện tích hơn 7.000 ha đăng ký 8 tham gia sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP. Tính đến 30/11/2011 toàn tỉnh có 5.101 ha thanh long được xem xét, đánh giá cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015: 100% diện tích thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận phải đạt theo tiêu chuẩn VietGAP. Tại Tiền Giang, năm 2011, tổ hợp tác sản xuất thanh long Chợ Gạo đã vận động được 21 hộ nông dân trồng thanh long với diện tích 19,74 ha, tham gia mô hình sản xuất thanh long theo VietGAP dưới sự hướng dẫn của Viện Cây ăn quả miền Nam (thuộc Bộ NN và PTNT). Sau thời gian khó khăn trong việc triển khai các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đến nay, trên vùng chuyên canh thanh long Chợ Gạo cũng đã tổ chức được mô hình sản xuất thanh long theo VietGAP và được xét công nhận trong tháng 12/2011. Từ những tiềm năng sản xuất, thị trường, Tiền Giang đã có kế hoạch phấn đấu đến năm 2015 diện tích trồng thanh long trong tỉnh sẽ phát triển lên khoảng 5.000 ha (Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang http: tiengiang.gov.vn). Tại Đồng bằng Sông Cửu Long liên kết GAP sông Tiền đã được thành lập với sự tham gia của các tỉnh: Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long và TP.HCM. Gần đây, với sự hỗ trợ của Ausaid cho Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, New Zealand và tổ chức VNCI thực hiện phối hợp với Viện chương trình phát triển hệ thống GAP cho người trồng và nhà xuất khẩu Thanh Long ở hai tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang.  Yêu cầu chất lượng, an toàn sản phẩm và sản xuất theo GAP Thống kê của tổ chức Lương Nông Liên Hợp Quốc (FAO, 2004) cho thấy thế giới nhập khẩu 548 tỷ USD nông sản. Các loại nông sản mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như gạo có buôn bán toàn cầu chỉ vào khoảng 7,5 tỷ USD, trà, cà phê, ca cao khoảng 35,6 tỷ USD và hồ tiêu 0,5 tỷ USD. Trong khi đó rau quả mới thực sự là mặt hàng nhập khẩu lớn nhất thế giới với trị giá 97 tỷ USD, đây là mặt hàng đầy tiềm năng nhưng Việt Nam chưa tham gia được là bao trong thương mại toàn cầu. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập thế giới thì năng lực cạnh tranh của sản phẩm là một trong những yếu tố để tồn tại và mở rộng thị trường. Trong đó vấn đề chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm hàng đầu của tất cả mọi người; từ nhà sản xuất, vận chuyển, phân phối, quản lý và nhà hoạch định chính sách cho đến người tiêu dùng. Mức độ ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hóa chất, kháng sinh, kim loại nặng trong nông sản thực phẩm hiện nay đã ngày càng trở nên nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và môi trường. Trong những năm gần dây, số trường hợp ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng cả trên thế giới và trong nước. Hằng năm trên thế giới có 1,5 tỷ ca bị bệnh tiêu chảy mà phần lớn xảy ra ở những nước phát triển. Năm 2001 có 2,1 triệu ca tử nạn do bệnh này. Năm 1999, tại Úc có trên 500 người ngộ độc do uống phải nước cam nhiễm vi sinh Salmonella. Năm 2003, tại Mỹ hành lá nhiễm khuẩn bị quy là thủ phạm chính gây ra dịch viêm gan làm 400 người mắc bệnh. Năm 2004, Mỹ và Canada, ba đợt dịch nhiễm khuẩn Salmonella liên quan đến cà chua Koma làm 561 người bị ngộ độc ở 18 bang của Mỹ và 1 tỉnh của Canada. Năm 2005, tại Philippin có 27 học sinh ở miền trung chết sau khi ăn bánh sắn nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Tại Việt Nam, trước năm 1985 số lượng thuốc BVTV dùng trong nông nghi ệp 6.500 - 9.000 tấn, lượng sử dụng bình quân 0,3 kg a.i/ha, đến nay lượng thuốc BVTV sử dụng khoảng 33.000 tấn/năm và tính trung bình khoảng 1,04 kg a.i/ha. Theo thống 9 kê của bộ y tế từ năm 1997 – 2000 có 1.391 vụ ngộ độc thực phẩm phải đi cấp cứu với số người lên đến 25.509 người, trong đó có 217 người chết. Năm 2001, có 221 vụ với 3.814 người trong đó có 63 người chết. Theo ước tính của WHO ở Việt Nam có khoảng 3 triệu ca ngộ độc thực phẩm gây tổn hại khoảng 3.000 tỷ đồng Việt Nam (nguồn Cục NN&PTNT, 2004). Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, do đó chúng ta cần phải hoàn thiện những khâu còn thiếu trong quá trình sản xuất khi hội nhập đầy đủ. Ngày nay, xu hướng sản xuất theo hướng an toàn đóng vai trò rất quan trọng, nhiều nước phát triển đang chú ý đến việc an toàn thực phẩm, nhất là các nước Châu Âu. Thái Lan là một nước có ngành cây trái phát triển mạnh, có nhiều kinh nghiệm và đã đạt được nhiều thành tựu đóng góp đáng kể trong sản xuất, chế biến cũng như xuất khẩu. Gần đây, Thái Lan đặc biệt chú trọng đến việc sản xuất rau an toàn phục vụ cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu, đây cũng chính là hướng chiến lược để phát triển ngành cây trái trong tương lai. Tại Thái Lan tiêu chuẩn Q-GAP đang được ưu tiên áp dụng. Trước tình hình cạnh tranh gay gắt hơn khi hội nhập người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi chất lượng cao và an toàn đối với sản phẩm tiêu thụ. Người sản xuất và môi trường cũng cần được bảo vệ an toàn tiêu chuẩn GAP được xem là hộ chiếu để trái cây có thể xuất ngoại và cũng cần thiết để có thể đứng vững trên sân nhà. Ở Việt Nam, quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến 2015 đã xác định mục tiêu đến 2010 là: 20% diện tích cây ăn quả tại các vùng sản xuất tập trung đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hướng nông nghiệp tốt (VietGAP); tối thiểu 30% tổng sản phẩm rau, quả tiêu thụ trong nước, làm nguyên liệu cho chế biến và cho xuất khẩu là sản phẩm được chứng nhận và công bố sản xuất theo quy trình sản xuất an tòan VietGAP và hệ thống phân tích mối nguy kiểm soát điểm giới hạn (HACCP); đến 2015 các mục tiêu nêu trên phải đạt 100%. Theo đó Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ngày 278/7/2008 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quy chế chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè.  Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện GAP tại Việt Nam + Thuận lợi - Có những chủng loại cây ăn quả nổi tiếng và là sản phẩm đặc sản của Việt Nam mà nhiều nước không có. - Xu thế phát triển xã hội, Việt Nam gia nhập WTO. - Đã có HTX và người sản xuất đạt tiêu chuẩn GLOBALGAP làm mô hình mẫu. - Sự nhiệt tình của hộ nông dân, Nhà nước, doanh nghiệp. - Đội ngũ có đủ kiến thức để thực hành và thanh tra nội bộ. - Kinh nghiệm tổ chức HTX kiểu mới. + Khó khăn * Phía Nông dân: - Qui mô hộ nhỏ. - Giống không rõ nguồn gốc và chất lượng giống không đảm bảo. - Chất lượng nước tưới, môi trường rất khó kiểm soát đã gây tích lũy độc chất như: gốc lân, Clo, các kim loại nặng như chì, thủy ngân, 10 - Lạm dụng nhiều thuốc BVTV trong phòng trừ sâu bệnh. - Ít được tập huấn sử dụng an toàn thuốc BVTV. - Chưa chú ý thời gian cách ly. - Sử dụng thuốc có độ độc cao. - Không có đồ bảo hộ lao động hay không sử dụng khi phun thuốc. - Chưa có nơi tồn trữ phân bón, hóa chất và đồ bảo hộ lao động hợp lý. - Chủ yếu sử dụng phân bón vô cơ. - Chưa có tập quán sử dụng phân hữu cơ hoai mục. - Chưa hề ghi chép công việc và chi phí làm trên đồng. - Chưa chú ý đến vệ sinh khi thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. - Hệ thống xử lý chất thải từ vật nuôi và con người chưa tốt. - Việc sản xuất cây công nghiệp, rau quả theo hướng chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn (GAP) chưa được chú trọng. - Hộ cá thể hoặc xã viên HTX đều không có qui trình canh tác thống nhất. - Chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm chưa được người nông dân quan tâm. - Ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng về sản phẩm của mình sản xuất ra có nhiều hạn chế. - Việc bán sản phẩm chủ yếu dựa vào thương lái và người thu mua, giá bấp bênh, chi phí trung gian làm giá thành sản phẩm tăng lên. - Không truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm, v.v. * Phía Nhà nước: - Việc qui hoạch định hướng phát triển đã có nhưng việc xây dựng vùng chuyên canh, cây công nghiệp, rau quả chưa được thực sự quan tâm. - Các vùng sản xuất hiện nay phần lớn mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế không cao, chưa có những dự án lớn nhằm đầu tư phát triển toàn diện. - Công tác thu mua với số lượng lớn gặp khó khăn do không có vùng sản suất chuyên canh. - Công tác quản lý cây giống còn nhiều bất cập. - Phần lớn cây giống đều không đảm bảo về tiêu chuẩn xuất vườn, nhất là cây có múi, như vậy sản phẩm tạo ra sẽ không đồng nhất với nhau, thị trường khó chấp nhận. - Các doanh nghiệp thu mua, chế biến kinh doanh nông sản ở Việt Nam không chỉ yếu về cạnh tranh bởi qui mô kinh tế, năng lực và kinh nghiệm thương mại quốc tế, mà cả uy tín, thương hiệu cũng như vị thế trong cạnh tranh cũng còn rất khiêm tốn. 15.3 Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu của đề tài 15.3.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Đồng Nai Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng Đông Nam Bộ, thuộc vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam. Đây là vùng có tốc độ phát triển kinh tế năng động, là đầu mối giao lưu quốc tế lớn của cả nước và có nhiều điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế nông nghiệp. Diện tích tự nhiên theo ranh giới hành chính của tỉnh là 5.902 km 2 , trong đó đất nông nghiệp khoảng 289.275 ha. + Vị trí địa lý: [...]... chứng nhận VietGAP cho mô hình 18.1.4 Quy trình kỹ thuật áp dụng cho mô hình Quy trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP của Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả miền Nam (2010) 18.1.5 Phương pháp xử lý số liệu thống kê Tổng hợp và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel 19 18.2 Nội dung 2: Xây dựng mô hình trồng mới 1,8 ha thanh long ruột đỏ đạt chuẩn VietGAP tại Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học Đồng. .. và giải quyết khiếu nại 17.2 Nội dung 2: xây dựng mô hình trồng mới 1,8 ha thanh long ruột đỏ đạt chuẩn VietGAP tại Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học Đồng Nai, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai * Thời gian thực hiện: 6/2012 – 6/2015 * Địa điểm: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học Đồng Nai, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai * Mô hình cần đạt 12 mục tiêu chuẩn theo VietGAP gồm: 16 12) Vùng sản xuất; 13) Giống... trình, mô hình, ); Đề án, qui hoạch; Luận chứng kinh tế-kỹ thuật, Báo cáo nghiên cứu khả thi và các sản phẩm khác TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học cần đạt Ghi chú 1 2 3 4 1 Mô hình sản xuất thanh Mô hình đạt chứng nhận long vườn kinh doanh theo VietGAP tiêu chuẩn VietGAP 2 Mô hình trồng mới thanh Vườn cây sinh trưởng phát long diện tích 1,8 ha theo tiêu triển tốt, mô hình đạt chứng chuẩn VietGAP tại Trung... xuất thanh long theo VietGAP * Thời gian: 6/2014 – 6/2015 * Địa điểm: huyện Trảng Bom, huyện Cẩm Mỹ 18 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng 17 Nội dung 1: xây dựng 3 ha mô hình thanh long ruột đỏ đạt chuẩn VietGAP đối với vườn cây bắt đầu cho thu hoạch thuộc huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đạt chứng nhận VietGAP 18.1.1 Yêu cầu vườn thanh long chọn để xây dựng mô hình + Giống tại vườn... Là một tỉnh đi sau trong việc phát triển cây thanh long Để trái thanh long Đồng Nai có thể cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu thì chất lượng trái, và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cần phải đặt lên hàng đầu Vì vậy Đồng Nai cần xây dựng quy trình canh tác an toàn cho cây thanh long, trên cơ sở đó xây dựng mô hình sản xuất đạt chuẩn VietGAP Tiêu chuẩn chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm... thanh long theo tiêu chuẩn chất lượng và an toàn tại Đồng Nai đã đạt chứng nhận VietGAP từ kết quả đề tài 25.2 Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu - Xây dựng được một vườn thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP tại Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học - Nâng cao năng lực nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm cho đội ngũ thực hiện đề tài Kết quả đề tài sẻ được ứng dụng cho các nhà... Đề tài và phương án thực hiện 17.1 Nội dung 1: xây dựng 3 ha mô hình thanh long ruột đỏ đạt chuẩn VietGAP đối với vườn cây bắt đầu cho thu hoạch thuộc huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đạt chứng nhận VietGAP * Thời gian thực hiện: 6/2012 – 6/2014 * Đia điểm: ấp Hưng Bình, xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai * Mô hình cần đạt 12 mục tiêu chuẩn theo VietGAP gồm: 1) Vùng sản xuất; 2) Giống và gốc... 61%) có thể trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh (Nguồn: báo cáo tổng kết dự án Xây dựng và phát triển mô hình cây thanh long ruột đỏ có hiệu quả cao tại huyện Trảng Bom - tỉnh Đồng Nai Điều kiện tự nhiên của Đồng Nai rất thuận lợi cho việc phát triển cây ăn quả nói chung và cây thanh long nói riêng Việc thực hiện thành công dự án đã tạo điều kiện cho nông dân đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật... mốc thúc) đánh giá chủ yếu 1 2 3 4 Cá nhân, tổ chức thực hiện* Dự kiến kinh phí 5 6 I 28 Nội dung 1: xây dựng 3 ha mô hình thanh long ruột đỏ đạt chuẩn VietGAP đối với vườn cây bắt đầu cho thu hoạch thuộc huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đạt chứng nhận VietGAP 1 mô hình sản xuất thanh long đạt chứng nhận VietGAP Từ 06/2012 -06/2014 Nguyễn Thị Hoàng, Lê Văn Cửa, Phạm Đình Dũng, Phạm trung Toàn, Nguyễn Quang... Tiêu chuẩn chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm mà Bộ NN&PTNT đã ban hành Trên cơ sở đó, Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học Dồng Nai kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ Cao đề xuất thực hiện đề tài Xây dựng mô hình ứng dụng tiêu chuẩn VietGAP cho cây thanh long tại Đồng Nai 16 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài đã trích dẫn . CÔNG NGHỆ 1 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1 Tên đề tài: XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN VietGAP CHO CÂY THANH LONG TẠI ĐỒNG NAI 2 Mã số (được cấp khi Hồ sơ trúng tuyển) 3 Thời. cấu cây trồng từ những cây có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây thanh long. 13.2 Mục tiêu cụ thể: - Xây dựng 3 ha mô hình thanh long ruột đỏ đạt chuẩn VietGAP đối với vườn cây bắt đầu cho. hoạch. - Xây dựng mô hình trồng mới 1,8 ha thanh long ruột đỏ đạt chuẩn VietGAP tại Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học Đồng Nai, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. - Tổ chức lớp đào tạo cho nông

Ngày đăng: 12/04/2015, 14:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w