1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối liên quan giữa độ thanh thải Lactate máu sớm với rối loạn chức năng đa cơ quan và tử vong trong hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân ở trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai năm 2010.

25 657 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 354,57 KB

Nội dung

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI chức năng đa cơ quan và tử vong trong hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân ở trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai năm 2010.. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CH

Trang 1

Phụ lục II -TMĐT BIỂU THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

((Kèm theo Quyết định số /2008/QĐ-UBND ngày / /2008

của UBND tỉnh Đồng Nai)

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CẤP TỈNH

I THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

chức năng đa cơ quan và tử vong trong hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân ở trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai năm 2010.

2 Mã số của đề tài: (được cấp khi hồ sơ trúng tuyển)

3 Loại đề tài:

Đề tài thuộc Chương trình Khoa học xã hội và nhân văn

4 Thời gian thực hiện: Từ tháng 04 năm 2010 đến tháng 04 năm 2012 (24 tháng)

5 Kinh phí thực hiện:

Ghi số lượng kinh phí: 289,600 triệu đồng, trong đó:

- Nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học: 289,600 triệu đồng

- Nguồn khác: 0 đồng

6 Chủ nhiệm đề tài:

1 Họ và tên: Nguyễn Lê Đa Hà

Ngày, tháng, năm sinh: 04/ 09/ 1966 Nữ

Học hàm, học vị: Thạc sĩ Nhi khoa

Chức danh khoa học: Không

Chức vụ: Bác sĩ Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai

Điện thoại của tổ chức: 0613891483 Nhà riêng: 0613866754 Mobile: 0919168485 Fax: 0613893556 E-mail: daha_nl@yahoo.com

Tên tổ chức đang công tác: Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai

Địa chỉ tổ chức: Xa lộ Hà Nội KP 5, P.Tân Hiệp, Tp Biên Hòa

Địa chỉ nhà riêng: 34/ 1B Võ Thị Sáu P Quyết Thắng Tp Biên Hòa Đồng Nai

Trang 2

2 Họ và tên: Nguyễn Trọng Nghĩa

Ngày, tháng, năm sinh: 16/ 04/ 1972 Nam

Học hàm, học vị: Thạc sĩ bác sĩ

Chức danh khoa học: Không

Chức vụ: Bác sĩ điều trị, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai

Điện thoại của tổ chức: 0613891483 Nhà riêng: 0613895811 Mobile: 093637375 Fax: E-mail: tr.nhan@yahoo.com.vn

Tên tổ chức đang công tác: Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai

Địa chỉ tổ chức: Xa lộ Hà Nội KP 5, P.Tân Hiệp, Tp Biên Hòa

Địa chỉ nhà riêng: D4/5 Kp 4, P Tân hiệp, TP Biên Hòa Tỉnh Đồng Nai

7 Thư ký đề tài:

Họ và tên: Phan Văn Thanh

Ngày, tháng, năm sinh: 20/ 03/ 1960 Nam

Học hàm, học vị: Cử nhân sinh hóa

Chức danh khoa học: không Chức vụ: Phó Trưởng khoa Xét nghiệm

Điện thoại của tổ chức: 0613891510 Nhà riêng: 0613951074 Mobile: 0937886139 Fax: E-mail: phanvanthanh06@gmail.com Tên tổ chức đang công tác: Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai

Địa chỉ tổ chức: Xa lộ Hà Nội KP 5, P.Tân Hiệp, Tp Biên Hòa

Địa chỉ nhà riêng:

8 Tổ chức chủ trì đề tài:

Tên tổ chức chủ trì đề tài: Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai

Điện thoại: 0613891483 Fax: 0613893556

E-mail:

Website:

Địa chỉ: Xa lộ Hà Nội KP 5, P.Tân Hiệp, Tp Biên Hòa

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Nguyễn Lê Đa Hà

Số tài khoản: 10201000333382

Tại Ngân hàng Công thương Đồng Nai

Cơ quan chủ quản đề tài: Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai

Trang 3

9 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài: không

10 Các cán bộ thực hiện đề tài:

TT Họ và tên, học hàm học vị Tổ chức công tác Nội dung công việc tham gia Thời gian (tháng)

1 ThS.BS Nguyễn Lê Đa Hà GĐ Bv Nhi đồng Đồng Nai, chủ nhiệm đề tài Tham gia hoàn thành chính đề tài 24

2 ThS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa

Khoa HSTC-CĐ, Bv Nhi đồng Đồng Nai, đồng chủ nhiệm đề tài

Tham gia hoàn thành chính đề tài 24

3 CN Lưu Thị Tuyết Nhung Trưởng phòng tài chính, Bv Nhi đồng Đồng Nai Tham gia hoàn thành đề tài 24

4 CN Phan Văn Thanh Khoa xét nghiệm, Bv Nhi Đồng Đồng Nai Tham gia hoàn thành chính đề tài 24

5 BSCKI Lưu Thị Khanh Trưởng khoa cấp cứu, Bv Nhi Đồng Đồng Nai Tham gia hoàn thành chính đề tài 24

6 BSCKI Đặng Công Chánh Phó khoa cấp cứu, Bv Nhi Đồng Đồng Nai Tham gia hoàn thành chính đề tài 24

7 ThS.BS Chu Văn Thiện Trưởng khoa HSTC-CĐ, Bv Nhi Đồng Đồng Nai Tham gia hoàn thành chính đề tài 24

8 BSCKI Phạm Thị Thu Thủy Phó khoa HSTC-CĐ, Bv Nhi Đồng Đồng Nai Tham gia hoàn thành chính đề tài 24

9 BSCKI Trương Thị Sang Trưởng khoa Sơ sinh, Bv Nhi Đồng Đồng Nai Tham gia hoàn thành chính đề tài 24

10 ĐD Trần Thanh Huỳnh Khoa Cấp cứu, Bv Nhi Đồng Đồng Nai Tham gia hoàn thành đề tài 24

11 ĐD Đoàn Kim Liên Khoa HSTC-CĐ, Bv Nhi Đồng Đồng Nai Tham gia hoàn thành đề tài 24

12 ĐD Nguyễn Kim Liên Khoa Sơ sinh, Bv Nhi Đồng Đồng Nai Tham gia hoàn thành đề tài 24

Trang 4

II MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

11 Mục tiêu của đề tài:

MỤC TIÊU TỔNG QUÁT Xác định mối liên quan giữa độ thanh thải Lactate máu sớm với sốc nhiễm khuẩn, rối loạn chức năng đa cơ quan và tử vong trong hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân nặng ở trẻ em

Mới Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả

Kế tiếp nghiên cứu của người khác

13 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của đề tài:

13.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài

13.1.1 Chu trình chuyển hóa Lactate:

Năng lượng cho hoạt động của cơ thể được chuyển hóa chủ yếu từ Glucose tại

tế bào Glucose cung cấp khoảng 60% tổng năng lượng của cơ thể và là nguồn năng lượng không thể thay thế hoàn toàn được Chuyển hóa Glucose theo con đường HDP (hexose diphosphate) Con đường HDP này gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Phosphoryl hóa Glucose và sự tạo thành HPD là 1,6-DP, tiêu thụ ATP

- Giai đoạn 2: Oxy hóa từ F1,6-DP đến pyruvate, tạo ATP và NADH, H+

X

Trang 5

- Giai đoạn 3: Sự biến đổi tiếp theo của acid pyruvic trong điều kiện yếm khí (tiêu thụ NADH, H+ tạo Lactate) hoặc hiếu khí (tạo H2O, CO2, ATP theo chu trình Krebs)

Khi thiếu Oxy, Glucose được chuyển hóa theo con đường yếm khí (không có

Oxy tham gia): Pyruvate bị khử Oxy hóa thành Lactate nhờ men Lactate

dehydrogenase (LDH) Khi Oxy thiếu càng nhiều thì mô càng tăng chuyển hóa yếm

khí nên Lactate sinh ra càng nhiều Vì vậy, Lactate máu là chỉ số phản ánh tình trạng thiếu Oxy mô của cơ thể Lactate được chuyển hoá ở gan và bài tiết qua thận Như vậy, Lactate máu tăng cao là do tăng sản xuất (thiếu Oxy mô, thiếu máu nặng, bệnh chuyển hoá), do suy gan nặng hay suy thận nặng Chúng ta có thể lấy máu động mạch hay tĩnh mạch để định lượng Lactate Trị số bình thường của Lactate trong máu tĩnh mạch là 0.5 – 2.22 mmol/l hay 4.5 – 20mg/dl

13.1.2 Hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân ở trẻ em [3][4][6]

13.1.2.1 Dịch tễ học

Tỉ lệ mắc mới (incidence):

Khoảng 1.06 lần trên 1000 bệnh nhân ngày đến 16 đến 260 lần trên 1000 bệnh nhân ngày Mặc dù có sự khác nhau về con số cụ thể của nhiễm khuẩn huyết theo các nghiên cứu khác nhau, một điều thống nhất là tỉ lệ mắc bệnh ngày càng tăng rõ Chỉ riêng ở Hoa kỳ thì mỗi năm có khoảng 750,000 mắc bệnh và 215,000 trường hợp tử vong chiếm 9,3% tổng số tử vong tại đất nước này

Tỉ lệ tử vong:

Một khảo sát tiền cứu dựa theo mức độ của SIRS và nhiễm khuẩn huyết đã cho thấy rằng tỉ lệ tử vong tăng lên khi bệnh nhân có nhiều tiêu chuẩn của SIRS hoặc có nhiều biểu hiện của nhiễm khuẩn huyết Tỉ lệ tử vong cao 3% ở những bệnh nhân không có tiêu chuẩn chẩn đoán SIRS, 7% khi có hai tiểu chuẩn SIRS, 10% khi có 3 tiêu chuẩn SIRS, 17% khi có 4 tiêu chuẩn SIRS, 16% khi có biểu hiện nhiễm khuẩn huyết, 20% trong nhiễm khuẩn huyết nặng và 46% trong sốc nhiễm khuẩn huyết

Các yếu tố nguy cơ:

Trang 6

- Suy giảm miễn dịch do bẩm sinh, mắc phải hay do dùng thuốc ức chế miễn dịch hay độc tế bào

- Suy dinh dưỡng

- Bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, bệnh lý ác tính, tiểu đường

- Cấy dụng cụ y khoa dài ngày vào cơ thể, ghép tạng

- Các vi sinh vật đề kháng xuất hiện ngày càng nhiều

- Tế bào nội mạc tổng hợp ra Nitric Oxide

- Thuyết đáp ứng viêm quá mức, thuyết suy giảm miễn dịch, thuyết đông miên tế bào

Thiếu oxy mô: Thiếu oxy tổ chức xuất hiện trong nhiễm khuẩn huyết được phản ánh

bằng khái niệm nợ oxy - nghĩa là sự chênh lệch giữa lượng oxy cung cấp và lượng oxy theo nhu cầu Mức độ nợ oxy có liên quan đến tiên lượng của nhiễm khuẩn huyết và các chiến lược điều trị được thiết kế nhằm tối ưu hóa khả năng cung cấp oxy cho tổ chức có thể cải thiện khả năng sống sót Ngoài hiện tượng thiếu oxy, tế

bào còn có thể mắc chứng loạn sử dụng oxy (dysoxygenation), nghĩa là tế bào không

có khả năng sử dụng oxy vốn đã ít ỏi trong nhiễm khuẩn huyết Các dữ liệu gần đây gợi ý rằng đây có thể là hậu quả của tình trạng NO tăng cao quá mức vì các mẫu sinh thiết tế bào cơ vân ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết cho thấy bằng chứng của

suy giảm hô hấp ở ty lạp thể (mitochondrion) Chuỗi hô hấp này bị ức chế bởi NO

Sự cung cấp oxy không đáp ứng đủ so với nhu cầu của cơ thể, mô thiếu oxy nên xảy

ra chuyển hoá yếm khí và lactate được sinh ra Tăng nồng độ lactate trong máu gây

Trang 7

nên tình trạng toan hoá máu và sự gia tăng này kéo dài có thể gây tử vong

Cơ chế gây rối loạn chức năng đa cơ quan: Bệnh sinh của rối loạn chức năng đa cơ

quan do nhiều nguyên nhân và cũng chưa được biết tường tận Giảm tưới máu tổ chức và thiếu oxy tế bào là những yếu tố then chốt Các cơ chế này liên quan đến sự lắng đọng fibrin lan tỏa gây nên tắc nghẽn vi tuần hoàn Tình trạng tăng tính thấm vi

mạch (microvascular hyperpermeability) cũng làm tồi tệ hơn nữa sự cung cấp oxy

cho tế bào và các rối loạn hằng định nội môi của vi tuần hoàn đưa đến sự sản xuất

các chất vận mạch như yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (Platelet Activating Factor: PAF),

histamine và các prostanoid Thâm nhiễm tế bào, đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung tính, đưa đến hiện tượng phá hủy tổ chức do phóng thích các enzyme tiêu thể

(lysosomic enzyme) và các gốc tự do oxy hóa (oxydative free radicals) có nguồn gốc

từ superoxide TNF- và các cytokine khác làm tăng biểu hiện của men tổng hợp

Nitric Oxide (NO) cảm ứng (inducible nitric oxide synthase: iNOS) và sự tăng sản

xuất NO này làm cho mạch máu càng mất ổn định và cũng có thể góp phần vào ức chế cơ tim trực tiếp trong nhiễm khuẩn huyết

13.1.2.4 Triệu chứng lâm sàng

- Thân nhiệt: Sốt, lạnh run, đổ mồ hôi hay hạ thân nhiệt

- Triệu chứng hô hấp: Thở nhanh, thở rên, co lõm ngực, thở chậm hay có cơn

ngưng thở

- Triệu chứng tuần hoàn: Tim đập nhanh, mạch nhanh, tay chân lạnh, da nổi bông,

dấu phục hồi màu da > 3 giây, huyết áp tụt hay kẹp, tiểu ít (< 1ml/kg/giờ)

- Triệu chứng tiêu hoá: Ăn uống kém, ói, tiêu chảy, chướng bụng

- Triệu chứng thần kinh: Lừ đừ, bứt rứt, vật vã, kích thích, co giật hoặc hôn mê,

dấu hiệu tăng áp lực nội sọ

- Hội chứng xuất huyết da niêm: Xuất huyết da, xuất huyết tiêu hoá, chổ chích lâu

cầm máu…

- Vàng da

- Gan, lách, hạch to

Trang 8

- Triệu chứng của ổ nhiễm khuẩn: Cổ cứng, rối loạn tri giác, ran phổi, sưng nóng

đỏ da, nổi ban ở da, bụng chướng đau…

13.1.2.5 Cận lâm sàng

- Công thức máu, bạch cầu, VS, CRP

- Cấy máu, cấy bệnh phẩm

- Ion đồ máu, khí máu động mạch

- Đường huyết, chức năng gan thận, đông máu toàn bộ

- Procalcitonin, Cytokin

- Lactate máu: Lactate là một hóa chất được tạo ra trong quá trình chuyển hóa năng

lượng trong các tế bào, khi nồng độ lactate trong máu tăng cao tạo ra axit lactic Mitochondria là cấu tạo của các tế bào Thông thường, mitochondria dùng oxygen

để chuyển hóa đường glucose thành năng lượng Nếu không có đủ oxygen hoặc nếu mitochondria không họat động hữu hiệu, các tế bào phải tạo năng lượng bằng chuyển hoá yếm khí và khi đó sinh ra lactate Lactate được chuyển hoá ở gan và bài tiết qua thận Như vậy, lactate máu tăng cao là do tăng sản xuất (thiếu oxy mô, thiếu máu nặng, bệnh chuyển hoá), do suy gan nặng hay suy thận nặng Chúng ta

có thể lấy máu động mạch hay tĩnh mạch để định lượng lactate

- X quang, siêu âm

13.1.2.6 Chẩn đoán

- Chẩn đoán xác định: Theo định nghĩa sốc nhiễm khuẩn

- Chẩn đoán nguyên nhân: Ổ nhiễm trùng

- Chẩn đoán biến chứng: Rối loạn chức năng đa cơ quan (Goldstein B)

Trang 9

- Điều trị khác

13.1.3 Vai trò của trị số Lactate máu trong việc tiên lượng bệnh lý nhiễm khuẩn đã được một số tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu:

Các đề tài trong nước:

- Các tác giả: Nguyễn Thị Kim Nhi, Trần Thị Hoa Phượng, Phạm Lê An BV Nhi đồng II nghiên cứu 94 bệnh nhân sơ sinh nhiễm trùng huyết trong khoảng thời gian 10/ 2006 – 7/ 2008 ghi nhận nồng độ Lactate máu ở nhóm bệnh nhân tử vong có trị số cao hơn nhóm sống (p = 0,0088), trị số Lactate ở thời điểm 24 giờ có giá trị tiên lượng tối ưu nhất

- Tác giả Bùi Quốc Thắng nghiên cứu tại BV Nhi đồng I từ 3/ 2003 – 6/ 2005

có 107 trường hợp nhiễm khuẩn toàn thân trong đó 57 trường hợp sốc nhiễm khuẩn ghi nhận nồng độ Lactate máu có vai trò quan trọng trong tiên lượng sốc nhiễm khuẩn

- Tác giả Nguyễn Thành Nam và Phạm Văn Thắng tại Bệnh viện Nhi Trung ương nghiên cứu từ 9/ 2005 – 9/ 2006 có 46 bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng và sốc nhiễm khuẩn, ghi nhận trị số Lactate máu tăng cao hơn bình thường ở những bệnh nhân này và nhóm tử vong có nồng độ Lactate máu cao hơn so với nhóm sống

Các đề tài nước ngoài:

- Tác giả Howell MD và cộng sự nghiên cứu 1287 bệnh nhân nghi ngờ nhiễm khuẩn nhập phòng cấp cứu BV Đại học Harvard ghi nhận có 73 trường hợp tử vong trong vòng 28 ngày Tác giả ghi nhận có sự liên quan chặt chẽ giữa tỉ lệ

tử vong và nồng độ Lactate máu (p < 0,0001)

- Một số tác giả khác ở NJ - Mỹ (Trzeciak S, Dellinger RP, Chansky ME, Arnold RC, Schorr C, Milcarek B, Hollenberg SM, Parrillo JE), Úc (Duke

TD, Butt W, South M) cũng ghi nhận nồng độ Lactate máu có thể giúp tiên lượng tử vong trong nhóm bệnh lý nhiễm khuẩn/ sốc nhiễm khuẩn

- Tác giả H.Bryant Nguyen, Emanuel P Rivers, Bernhard P Knoblich, Gordon

Trang 10

Jacobsen, Alexandria Muzzin, Julie A Ressler, Michael C Tomlanovich: Độ thanh thải Lactate máu sớm là chỉ điểm cho tình trạng thiếu oxy mô và có liên quan đến giảm tỷ lệ tử vong, những bệnh nhân có độ thanh thải Lactate máu cao có tiên lượng tốt hơn so với những bệnh nhân có độ thanh thải Lactate máu thấp

Những nghiên cứu này chỉ đánh giá trị số Lactate máu tại những thời điểm nhất định, còn ít nghiên cứu nói lên được độ thanh thải của Lactate máu nhất là độ thanh thải của Lactate máu trong Hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân ở trẻ em

13.2 Luận giải về sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân (sepsis) nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ đưa đến bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết nặng, sốc nhiễm khuẩn, rối loạn chức năng đa cơ quan và tử vong [4][5] Giảm tưới máu mô và thiếu Oxy

mô là những yếu tố then chốt trong cơ chế bệnh sinh của rối loạn chức năng đa cơ quan Sốc nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây tử vong của hàng triệu trẻ em trên thế giới hàng năm Mặc dù được điều trị tích cực và tốn kém nhưng tỉ lệ tử vong ở các bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn vẫn rất cao Việc điều trị tích cực và đúng cách ngay những giờ đầu của sốc nhiễm khuẩn có ảnh huởng rất lớn đến kết quả điều trị Trong nhiễm khuẩn huyết nặng hay sốc nhiễm khuẩn, sự cung cấp Oxy không đáp ứng đủ

so với nhu cầu của cơ thể, mô thiếu Oxy nên xảy ra chuyển hoá yếm khí và Lactate được sinh ra Nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ Lactate máu được dùng làm yếu tố chẩn đoán, điều trị, tiên lượng tình trạng thiếu Oxy mô trong sốc nhiễm khuẩn [7][8] Sự gia tăng nồng độ Lactate máu gây nên tình trạng toan hoá máu và sự gia tăng này kéo dài trên 24 giờ là yếu tố tiên lượng tử vong khá cao, khoảng 89% [5] Việc định lượng nồng độ Lactate máu trong những giờ đầu của bệnh giúp đánh giá

sự thiếu Oxy mô sớm từ đó đưa ra những quyết định kịp thời để cải thiện tình trạng sốc của bệnh nhân Các nghiên cứu đã ghi nhận nồng độ Lactate máu tăng trong những giờ đầu có liên quan đến tử vong trong sốc nhiễm khuẩn và nhóm bệnh nhân

Trang 11

không tử vong cũng có những trường hợp có nồng độ Lactate máu tăng [3][7] Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là: Có phải độ thanh thải lactate máu theo thời gian sớm

có tương quan với sốc nhiễm khuẩn, rối loạn chức năng đa cơ quan và tử vong trong Hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân ở trẻ em? Độ thanh thải Lactate máu sớm được tính như sau:

Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân được chẩn đoán là Hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân (sepsis) sẽ được lấy máu để định lượng Lactate vào các thời điểm 0 giờ, 6 giờ, 12 giờ và 24 giờ để đánh giá tình trạng thiếu Oxy mô tồn tại trong

24 giờ qua Vào thời điểm 6 giờ, chúng tôi tính độ thanh thải Lactate theo công thức trên Độ thanh thải Lactate máu sớm phản ánh sự điều trị tích cực hay không trong 6 giờ đầu, điều này có tính quyết định rất lớn đến kết quả điều trị Chúng tôi theo dõi bệnh nhân đến khi có xuất hiện sốc nhiễm khuẩn, rối loạn chức năng đa cơ quan hoặc tử vong để tìm mối liên quan giữa nồng độ Lactate máu qua các thời điểm và

độ thanh thải Lactate máu sớm với các yếu tố trên

Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi hy vọng có thể sử dụng chỉ số Lactate máu và độ thanh thải Lactate máu sớm vào chẩn đoán, theo dõi, tiên lượng và sự đáp ứng của điều trị trong Hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân Điều này giúp bác sĩ quyết định phương pháp điều trị tiếp theo tích cực hơn Từ đó, chúng ta sẽ giảm được tỷ lệ

tử vong và di chứng trong Hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân ở trẻ em Thêm vào đó, Bệnh viện Nhi Đồng cũng triển khai thêm một kỹ thuật mới về cận lâm sàng giúp nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị của Bệnh viện

14 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan:

Trang 12

1 Nguyễn Thành Nam, Phạm Văn Thắng (2007), “Giá trị tiên lượng của Lactate

máu ở bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn nặng” Nhi Khoa tập 15,

số 2, tr 49-54

2 Nguyễn Thị Kim Nhi, Trần Thị Hoa Phượng, Phạm Lê An (2008), “Khảo sát

giá trị Lactate máu trong nhiễm khuẩn huyết sơ sinh tại BV Nhi Đồng II

từ 01/ 10/ 2006 – 31/ 7/ 2008”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập

12, phụ bản của số 4, tr 54-61

3 Bùi Quốc Thắng (2006), Nghiên cứu lâm sàng và giá trị tiên lượng của một

số biến đổi sinh học trong hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân ở trẻ em,

Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

4 Duke TD, Butt W, South M (1997), “Predictors of mortality and multiple

organ failure in children with sepsis”, Intensive Care Medicine, 23 (6), pp 684-692

5 H Bryant Nguyen, Emanuel P Rivers, Bernhard P Knoblich (2004), “Early

lactate clearance is associated with improved outcome in severe sepsis and septic shock”, Critical Care Medicine, Volume 32, Copyright © 2004 Lippincott Williams & Wilkins

6 Howell MD, Donnino M, Clardy P, Talmor D, Shapiro NI (2007), “Occult

hypoperfusion and mortality in patients with suspected infection”, Critical Care Medicine, 33 (11), pp 1892-1899

7 Shapiro NI, Howell MD, Talmor D, Nathanson LA, Lisbon A, Wolfe RE,

Weiss JW (2005), “Serum lactate as a predictor of mortality in emergency department patients with infection”, Ann Emerg Med 45(5), pp 524-528

8 Tim C Jansen, Jasper van Bommel, Paul G Mulder (2008), “The prognostic

Ngày đăng: 12/04/2015, 14:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w