TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘIBỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG NỘI TÊN ĐỀ TÀI KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG BIẾN CHỨNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN XANH PÔN, H
Trang 1TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI
BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG NỘI
TÊN ĐỀ TÀI KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG BIẾN CHỨNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN XANH PÔN, HÀ NỘI, NĂM 2012
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Thúy Anh
HÀ NỘI, 2012
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1: Mô tả đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 43
Bảng 2: Tiền sử bệnh 44
Bảng 3: Kiến thức về biểu hiện bệnh 46
Bảng 4: Kiến thức về cách tuân thủ điều trị 47
Bảng 5: Biến chứng của ĐTĐ 47
Bảng 6: Hậu quả của biến chứng bệnh ĐTĐ 48
Bảng 7: Yếu tố làm trầm trọng bệnh 49
Bảng 8: Cách phòng biến chứng 50
Bảng 9: Đặc điểm về hướng dẫn chế độ ăn, tuân thủ chế độ ăn, các thức ăn cần tránh 51
Bảng 10: Đặc điểm về hướng dẫn chế độ luyện tập, tuân thủ chế độ luyện tập, thời gian luyện tập, tần suất luyện tập 52
Bảng 11: Đặc điểm về dùng thuốc, tuân thủ dùng thuốc, tự ý điều trị thuốc khác 53
Bảng 12: Nguồn thông tin truyền thông nhận được 54
Bảng 13: Những yêu cầu đối với công tác tư vấn, tuyên truyền phòng bệnh ĐTĐ hiện nay 54
Bảng 14: Những phương tiện truyền thông mong muốn được nhận nhất 55
Bảng 15: Những khó khăn trong việc tuân thủ điều trị bệnh 55
Bảng 16: Kết quả phân loại kiến thức 56
Bảng 17: Mối liên quan giữa giới tính với kiến thức về tuân thủ chế độ điều trị bệnh ĐTĐ 56
Bảng 18: Mối liên quan giữa nhóm tuổi với kiến thức về tuân thủ chế độ điều trị bệnh ĐTĐ 57
Bảng 19: Mối liên quan giữa nghề nghiệp với kiến thức về tuân thủ chế độ điều trị bệnh ĐTĐ 58
Bảng 20: Mối liên quan giữa học vấn với kiến thức về tuân thủ chế độ điều trị bệnh ĐTĐ 58
Bảng 21: Mối liên quan giữa thu nhập với kiến thức về tuân thủ chế độ điều trị bệnh ĐTĐ 59
Bảng 22: Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh với kiến thức về tuân thủ chế độ điều trị bệnh ĐTĐ 60
Bảng 23: Phân loại kết quả thực hành tuân thủ điều trị bệnh ĐTĐ 60
Bảng 24: Mối liên quan giữa giới tính với thực hành về tuân thủ chế độ điều trị bệnh ĐTĐ 61
Bảng 25: Mối liên quan giữa nhóm tuổi với thực hành về tuân thủ chế độ điều trị bệnh ĐTĐ 61
Bảng 26: Mối liên quan giữa nghề nghiệp với thực hành về tuân thủ chế độ điều trị bệnh ĐTĐ 62
Trang 4Bảng 27: Mối liên quan giữa học vấn với kiến thức về tuân thủ chế độ điều trị bệnh ĐTĐ 63 Bảng 28: Mối liên quan giữa thu nhập với thực hành về tuân thủ chế độ điều trị bệnh ĐTĐ 64 Bảng 29: Mối liên quan giữa BHYT với thực hành về tuân thủ chế độ điều trị bệnh ĐTĐ 64
Bảng 30: Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh với thực hành về tuân thủ chế độ điều trị bệnh ĐTĐ 66
Trang 6TÓM TẮT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa rất thường gặp ở các nước và đã trởthành vấn đề y tế xã hội nghiêm trọng Hiện thế giới có khoảng 180 triệu người mắc bệnhđái tháo đường và con số này có thể tăng lên 366 triệu người vào những năm 2030, trong
đó 90% là ĐTĐ typ 2
Ở Việt Nam, tình hình mắc bệnh ĐTĐ đang có chiều hướng gia tăng đặc biệt là tạicác thành phố lớn Theo kết quả thống kê năm 2001 tỷ lệ ĐTĐ tại khu vực nội thành củabốn thành phố lớn là 4,0%; tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 5,1% và đến năm 2003 tỷ lệĐTĐ tại khu vực thành phố là 4,4% Trong các typ của ĐTĐ thì typ 2 chiếm tỷ lệ cao nhất(>90%) và thường diễn tiến âm ỉ trong nhiều năm Khi các biến chứng lần lượt xảy ra thìviệc điều trị rất tốn kém và hoàn toàn không khỏi Vì vậy, kiến thức – thực hành về tuânthủ điều trị của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 rất quan trọng Ở Việt Nam hiện nay, trong phạm vinghiên cứu kiến thức, thực hành về tuân thủ điều trị bệnh ĐTĐ thì chưa thấy có nghiên cứunào
Thành phố Hà nội là thủ đô của nước Việt nam, là trung tâm kinh tế, chính trị, vănhóa và xã hội Với mật độ dân số đông, là nơi thu hút người dân ở các tỉnh về Hà nội làm
ăn sinh sống Chính vì vậy, việc kiểm soát và đưa kiến thức phòng chống bệnh ĐTĐ đếnngười dân gặp rất nhiều khó khăn cho những người làm trong ngành y tế nói chung.Chương trình khám và điều trị ngoại trú cho người bệnh ĐTĐ đã được các bệnh viện đóngtrên địa bàn thành phố Hà nội triển khai trong nhiều năm nay Nhưng đến nay, mạng lướichăm sóc và quản lý người bệnh ĐTĐ hầu như chỉ dừng ở mức người bệnh đến khám định
kỳ theo sổ và cấp phát thuốc, chưa đáp nhu cầu chăm sóc toàn diện của người bệnh vàkhông giám sát được sự tuân thủ điều trị cho người bệnh ĐTĐ
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá kiến thức, thực hành về tuân thủ điều trị
và các yếu tố liên quan của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 đang điều trị ngoại trú tại bệnh việnXanh pôn – Hà nội, năm 2012” Nghiên cứu tiến hành trong thời gian từ tháng …/2012 đếntháng …/2012 Tổng số … bệnh nhân mắc ĐTĐ typ 2 đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện
Trang 7Xanh pôn được chọn vào nghiên cứu và được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi đã thiết kế Kếtquả nghiên cứu cho biết: i) Kiến thức của người bệnh đạt … %, không đạt … % ii) Thựchành của người bệnh đạt … %, không đạt ……% iii).
Trang 8ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, có yếu tố di truyền, do hậu quả của tình trạngthiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đườnghuyết cùng với các rối loạn về chuyển hóa đường, đạm, mỡ và chất khoáng [12]
Không chỉ do những di chứng để lại và các khó khăn, tốn kém trong quá trình điềutrị, hiện nay bệnh đái tháo đường còn được coi là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn trêntoàn thế giới do tần suất lưu hành bệnh ngày càng gia tăng Theo thống kê mới nhất của Tổchức y tế thế giới (WHO), trên thế giới cứ 10 giây lại có một người chết vì bệnh đái tháođường Trung bình, một ngày có 8.700 người và một năm có 3,2 triệu người chết do đáitháo đường Hiện thế giới có khoảng 180 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và con sốnày có thể tăng lên 366 triệu người vào những năm 2030 [1], [13]
Ở Việt Nam, tình hình mắc bệnh ĐTĐ đang có chiều hướng gia tăng đặc biệt là tạicác thành phố lớn Theo kết quả thống kê năm 1992 tại Hà Nội: Đái tháo đường chiếm1,42%, Huế: chiếm 0,96% và TPHCM chiếm 2,52% Đến năm 2001 tỷ lệ ĐTĐ tại khu vựcnội thành của bốn thành phố lớn là 4,0%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 5,1% và đếnnăm 2003 tỷ lệ ĐTĐ tại khu vực thành phố là 4,4% Trong đó ĐTĐ typ 2 chiếm >90% toànbệnh nhân ĐTĐ Do đó, chính ĐTĐ typ 2 mới gây vấn đề cho sức khỏe cộng đồng, vì tầnsuất nó gia tăng song hành với sự lão hóa, đô thị hóa, lối sống tĩnh tại và với sự béo phì ởdân số các nước công nghiệp [5], [9]
Những biến chứng của ĐTĐ đã chứng minh mức độ trầm trọng của bệnh cũng nhưnhững chi phí về kinh tế - xã hội Để khống chế đường huyết ở mức bình thường ngoàiviệc dùng thuốc giảm đường huyết nhằm không gây tăng hay giảm đường huyết quá mức,đồng thời hạn chế được tình trạng tăng lipit máu làm chậm bước tiến của xơ vữa độngmạch, đặc biệt ở những người bệnh ĐTĐ typ 2, thì chế độ ăn – vận động thể lực là phươngpháp điều trị lâu dài bệnh ĐTĐ [13]
Trang 9Điều trị tốt ĐTĐ nhằm nâng cao chất lượng sống, kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân vàgiảm chi phí cho toàn xã hội ĐTĐ là bệnh mãn tính chưa có khả năng điều trị khỏi hoàntoàn mà phải điều trị suốt đời, dễ làm bệnh nhân chán nản bỏ cuộc, một số bệnh nhânkhông hiểu được tầm quan trọng của việc dùng thuốc nhất là ĐTĐ typ 2, hoặc vì lý do kinh
tế Việc giáo dục, tư vấn, cung cấp những kiến thức, thực hành trong việc tuân thủ điều trịlâu dài cho bệnh nhân không chỉ phụ thuộc vào người thầy thuốc mà cần có sự hợp tác tốtgiữa bệnh nhân – gia đình – thầy thuốc để đạt hiệu quả cao trong kiểm soát đường huyết vàphòng ngừa được một số biến chứng do bệnh đái tháo đường gây nên
Bệnh viện Xanh pôn nằm trên địa bàn quận Ba đình- Hà nội là một bệnh viện đakhoa cấp 1 của thành phố Bệnh viện tiếp nhận chữa bệnh cho các đối tượng nhân dânthuộc thành phố Hà nội Số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện đúng tuyến
và vượt tuyến ngày một gia tăng Để quản lý và giám sát về chế độ tuân thủ điều trị củanhững người bệnh ĐTĐ tại cộng đồng là một vấn đề khó khăn đối với nhân viên y tế
Số liệu về thực trạng bệnh đái tháo đường tại thành phố Hà nội, thông tin về các yếu
tố liên quan đến kiến thức, thực hành tuân thủ chế độ điều trị bệnh đái tháo đường là rấtcần thiết Những số liệu này sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách đánh giá đúng vềtình hình mắc bệnh, nguy cơ phát triển bệnh, hiệu quả của các biện pháp phòng chống vàđiều trị để xây dựng kế hoạch quản lý, phòng chống biến chứng của bệnh đái tháo đườngmột cách thiết thực nhất
Xuất phát từ mục đích này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá kiến thức,thực hành về tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường typ 2đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Xanh pôn, Hà nội, năm 2012”
Trang 10MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1 Đánh giá kiến thức, thực hành về tuân thủ chế độ ăn uống, luyện tập và dùng thuốccủa bệnh nhân đái tháo đường typ 2 đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Xanh pôn –
Hà nội, năm 2012
2 Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về tuân thủ chế độ ănuống luyện tập và dùng thuốc của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 đang điều trịngoại trú tại bệnh viện Xanh pôn – Hà nội, năm 2012
Trang 11CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Bệnh đái tháo đường
1.1.1 Định nghĩa: [20], [16]
ĐTĐ là một bệnh mạn tính phức tạp, có yếu tố di truyền, do hậu quả của tình trạngthiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối; bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đườnghuyết cùng với các rối loạn về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng [20]
Bệnh đái tháo đường nếu không được kiểm soát tốt, sau một thời gian tiến triển kéodài có thể gây nhiều biến chứng [16]
1.1.2 Chẩn đoán bệnh đái tháo đường: [13], [6]
Việc chẩn đoán bệnh đái tháo đường sẽ không khó khăn khi bệnh nhân có các triệuchứng lâm sàng cổ điển như ăn nhiều, sụt cân, đái nhiều, uống nhiều, có đường niệu vàglucose máu tăng cao Tuy nhiên, những trường hợp có triệu chứng lâm sàng rầm rộthường ít gặp hoặc glucose máu lúc đói ở mức bình thường thì việc chẩn đoán hoàn toàndựa vào các xét nghiệm hóa sinh
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1999, đái tháo đường được xác địnhchẩn đoán khi bệnh nhân có bất kỳ một trong 3 tiêu chuẩn sau:
- Glucose huyết trên 11,1 mmol/l (200mg/dl) ở bất kỳ thời điểm nào Kèm theo các triệuchứng uống nhiều, đái nhiều, giảm cân và có glucose niệu, có thể có ceton niệu
- Glucose huyết lúc đói trên 7 mmol/l (>126mg/dl) xét nghiệm lúc bệnh nhân đã nhịn đóihơn 10 giờ
- Glucose huyết sau làm nghiệm pháp tăng glucose huyết với 75 gam glucose sau 2 giờ trên11,1 mmol/l (>200mg/dl) theo tiêu chuẩn WHO
1.1.3 Phân loại đái tháo đường: [13], [16], [7]
Bệnh đái tháo đường được phân ra các loại sau đây:
- Đái tháo đường typ 1: (đái tháo đường phụ thuộc vào insulin) là bệnh tự miễn được đặc
trưng bởi sự phá hủy tế bào β của tuyến tụy, dẫn đến tuyến tụy không sản xuất đủ insulin
Trang 12gây nên sự thiếu hụt tuyệt đối hoặc gần như tuyệt đối insulin Bệnh được biểu hiện bằngcác triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, sụt cân, mệt mỏi, thay đổi thị lực Bệnhxảy ra ở người trẻ, phần lớn từ 10- 20 tuổi Tỷ lệ mới mắc cao ở các gia đình có người bịđái tháo đường phụ thuộc vào insulin Có xu hướng biến chứng hôn mê toan huyết Ngườibệnh đái tháo đường typ 1 dễ bị tử vong nếu không được cung cấp đủ insulin hằng ngày.
- Đái tháo đường typ 2: (đái tháo đường không phụ thuộc vào insulin) là thể đái tháo
đường kháng insulin hoặc giảm khả năng bài tiết insulin, chiếm đa số bệnh nhân mắc đáitháo đường nói chung (90%), thường xảy ra ở người lớn tuổi, nhưng có xu hướng trẻ hóa,đường huyết thường tăng cao nhiều năm trước khi được chẩn đoán, bệnh thường biểu hiện
có các triệu chứng nhẹ, được chẩn đoán tình cờ hoặc khi bệnh đã có các biến chứng dobệnh đái tháo đường gây nên Đa số bệnh nhân thuộc loại béo (90% các bệnh nhân ở cácnước đã phát triển) Phần lớn bệnh đái tháo đường typ 2 là do hậu quả của tình trạng tăngcân và ít hoạt động thể lực
- Đái tháo đường thai kỳ: do rối loạn dung nạp glucose, xuất hiện lần đầu tiên khi có thai,
và thường mất đi sau đẻ Loại đái đường này gặp từ 1- 2% ở người mang thai có tiền sử giađình có đái đường, tiền sử thai nhi chết trước khi sinh hoặc dị dạng,
1.1.4 Dịch tễ học bệnh đái tháo đường:
1.1.4.1 Tình hình mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới:
Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa rất thường gặp ở các nước pháttriển và đang phát triển, đã trở thành vấn đề y tế và xã hội nghiêm trọng Tốc độ phát triểncủa bệnh rất lớn Nó là một trong ba bệnh (ung thư, tim mạch, đái tháo đường) phát triểnnhanh nhất Theo công bố của WHO 1985 có 30 triệu người trên thế giới bị đái tháo đườngthì năm 1994 là 98,9 triệu người Theo ước tính của Viện nghiên cứu đái tháo đường quốc
tế vào năm 2000 có khoảng 157,3 triệu người và năm 2010 có 215,6 triệu người bị ĐTĐ[13]
Trang 13Bệnh có xu hướng tăng rõ rệt theo thời gian và sự tăng trưởng kinh tế Ở các nước côngnghiệp phát triển ĐTĐ type 2 chiếm 70-90% tổng số bệnh nhân bị ĐTĐ Tuy nhiên có sựkhác nhau vì tỷ lệ mắc bệnh giữa các vùng lãnh thổ.
Theo số liệu công bố tại hội nghị ĐTĐ tháng 12 năm 1997 tại Singapore cho thấy số bệnhnhân bị ĐTĐ ở 10 nước điển hình như sau:
Tên nước Số bệnh nhân ĐTĐ 1995 (triệu) Số bệnh nhân ĐTĐ 2025 (triệu)
Theo P Zimmet 2001 tỷ lệ ĐTĐ ở người >25 tuổi ở Úc là 7,5%; ở người <45 tuổi là23,6% Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose chiếm 16,3% trong đó nữ chiếm 15,3%, nam giớichiếm 17,3% [13]
Tại Mỹ năm 2001 công bố trong một nghiên cứu gồm 113.869 nữ giới tuổi từ 30đến 55 tuổi, được theo dõi trong 8 năm cho thấy người có BMI từ 23-23,9 có nguy cơ ĐTĐtăng gấp 3,6 lần so với người có BMI < 22 Nguy cơ ĐTĐ tăng lên theo tỷ lệ tăng cân [13]
Theo dự báo về bệnh ĐTĐ của Daniel W Foster: số người mắc bệnh ĐTĐ trên toànthế giới vào năm 2000 là 157,4 triệu và đến năm 2010 là 239 triệu người [24]
1.1.4.2 Tình hình mắc bệnh ĐTĐ tại Việt Nam
Ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu thống kê tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc mà mới chỉtiến hành điều tra ở một số thành phố lớn Năm 1990 tỷ lệ ĐTĐ ở Hà Nội là 1,1%; Huế0,96%; TPHCM 2,52% [13], [6] Năm 2001, điều tra dịch tễ học bệnh ĐTĐ và các yếu tố
Trang 14nguy cơ tại 4 thành phố lớn của Việt Nam (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và TP Hồ ChíMinh) được bệnh viện Nội tiết tiến hành ở lứa tuổi từ 30 - 64, kết quả cho thấy tỷ lệ mắcbệnh ĐTĐ ở 4 thành phố lớn là 4,0%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose (IGT) là 5,1% [4] Tỷ
lệ ĐTĐ typ 2 ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh là 4,9%, tỷ lệ rốiloạn dung nạp glucose là 5,9% [13], [9], [6] Tỷ lệ người có yếu tố nguy cơ đến ĐTĐ,chiếm tới 38,5% (lứa tuổi 30 - 64) [6], [4] Điều tra Quốc gia năm 2002 cho thấy tỷ lệngười mắc bệnh đái tháo đường ở lứa tuổi từ 30 đến 60 trong toàn quốc là 2,7% (ở khu vực
đô thị và khu công nghiệp tỷ lệ cao tới 4,4%) Đặc biệt, tỷ lệ bệnh trong nhóm người cóyếu tố nguy cơ là rất cao (10%) [6] Theo các cuộc điều tra mới đây tại một số vùng ở miềnBắc và miền Nam Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 3-5% [13]
1.1.5 Biến chứng đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường là bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng và gây ra nhiều biếnchứng Theo hiệp hội đái tháo đường quốc tế, đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vongđứng hàng thứ tư hoặc thứ năm ở các nước phát triển và đang được coi là một dịch bệnh ởnhiều nước đang phát triển, những nước mới công nghiệp hóa Những biến chứng của bệnhđái tháo đường thường rất phổ biến (50% bệnh nhân bị đái tháo đường có các biến chứng)như bệnh mạch vành, các bệnh mạch máu ngoại vi, đột quị, bệnh lý thần kinh do đái tháođường, cắt đoạn chi, suy thận và mù lòa Các biến chứng này thường dẫn đến tàn tật vàgiảm tuổi thọ [14]
Khi nói về ĐTĐ thật khó nếu không nói đến các biến chứng của nó Bệnh ĐTĐđược đặc trưng bởi những biến chứng, mà nhất là những biến chứng mãn hơn là cấp:
Những biến chứng cấp, hoặc do bản thân bệnh lý tiểu đường (nhiễm ceton acid, hôn
mê tăng áp lực thẩm thấu), hoặc do điều trị (hạ đường huyết, nhiễm acid lactic)Vào những năm 1920, nhiễm ceton acid là nguyên nhân chính gây tử vong cho bệnh nhânĐTĐ nhưng khi có sự xuất hiện của Insulin tỉ lệ tử vong giảm dần Tỉ lệ mới nhiễm cetonacid hàng năm là 12,5% bệnh nhân ĐTĐ với tỉ lệ tử vong 2 – 5% ở các nước phát triển, 6 –24% ở các nước đang phát triển Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu có tần suất thấp hơn,
Trang 15khoảng 1/6 – 1/10 nhiễm ceton acid nhưng có tỉ lệ tử vong cao 20 – 60% [23], [25] Cònnhiễm acid lactic là một rối loạn có thể xảy ra trong nhiều bệnh cảnh lâm sàng, tỉ lệ xuất
Hạ đường huyết là một trong những biến chứng thường gặp nhất xảy ra ở bệnh nhân điềutrị bằng Insulin hoặc uống Sulfonylureas đặc biệt ở bệnh nhân lớn tuổi hoặc bệnh nhân cósuy gan, suy thận, hoặc do trì hoãn bữa ăn, hoặc vận động thể lực mà không cung cấp đủcalories hoặc không giảm liều Insulin
Tất cả bệnh nhân ĐTĐ đều bị đe dọa về lâu dài bởi những biến chứng thoái hóa mãntính, có thể ảnh hưởng đến tiên lượng sống còn Những biến chứng có thể thấy cả 2 typnhưng một số thường gặp ở typ này hơn typ kia: suy thận liên quan đến vi mạch thận lànguyên nhân gây tử vong ở typ 1, trong đó biến chứng mạch máu lớn hay gặp ở typ 2 Mặc
dù mù xỷ ra ở cả 2 typ; thường là bệnh: võng mạc tăng sinh, xuất huyết thủy tinh thể, bóctách võng mạc hay gặp typ 1, còn vết phù và thiếu máu hoặc đục thủy tinh thể thường gặptyp 2 Tương tự bệnh thần kinh do ĐTĐ thường gặp cả 2 typ; bệnh thần kinh tự chủ với liệt
dạ dày, tiêu chảy, nhịp nhanh lúc nghỉ, tụt huyết áp tư thế thường gặp ở typ 1
Nước ta chỉ mấy năm gần đây chuyên ngành nội tiết mới phát triển mạnh, cả nướcchỉ có 2 trung tâm có câu lạc bộ về ĐTĐ là: TP.HCM và Hà Nội Trong khi ở các nướcphát triển, vấn đề giáo dục bệnh nhân ĐTĐ đã được tiến hành từ những thập niên về trước
Ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 do bản chất của bệnh rất phức tạp với tình trạng đề khánginsulin và suy tế bào bêta kết hợp ở nhiều mức độ khác nhau trên từng bệnh nhân Vì đa sốbệnh nhân ĐTĐ typ 2 đều không có triệu chứng lâm sàng nên dễ đưa đến hiểu lầm là ĐTĐtyp 2 là một bệnh nhẹ, không cần điều trị tích cực và nhiều bệnh nhân chết trước khi biếnchứng xuất hiện
1.1.6 Điều trị bệnh đái tháo đường
1.1.6.1 Chiến lược điều trị ĐTĐ
Quản lý thành công một bệnh nhân ĐTĐ cần có 1 đội ngũ tham gia: bệnh nhân, thầythuốc, y tá, nhà dinh dưỡng, chuyên gia chăm sóc bàn chân, chuyên gia tâm lý, chuyên viên
Trang 16thể thao (VĐTL) Vấn đề này đã được nhấn mạnh và quan tâm coi việc chăm sóc và điềutrị bệnh ĐTĐ là công việc tập thể [15].
1.1.6.2 Mục tiêu giáo dục
Từ những thập niên trước đã có nghiên cứu về thái độ đối với bệnh ĐTĐ của chínhbệnh nhân cũng như những chuyên khoa có liên quan ở các nước có nền công nghiệp cao,nhưng kết quả chưa khả quan, mặc dù đã có những nỗ lực rất lớn nhưng vẫn có những trởngại khách quan: tài chính, nhân lực, địa dư…Để bệnh nhân tuân thủ điều trị, quả là vấn đềnan giải Theo các kết quả nghiên cứu cũng như các tài liệu thì chế độ điều trị phải theotừng bước, nhưng mục tiêu chung của ĐTĐ vẫn là:
Giảm các triệu chứng
Cải thiện chất lượng cuộc sống
Ngăn ngừa biến chứng cấp – mãn
Giảm tỷ lệ tử vong
Điều trị thích hợp các bệnh lý đi kèm
1.1.6.3 Nguyên tắc điều trị
Để điều trị đạt kết quả cần kết hợp giữa chế độ dùng thuốc, chế độ luyện tập và chế
độ ăn uống đúng Điều quan trọng là những chế độ này là khác nhau đối với mỗi người,thậm chí ở cùng một người bệnh là khác nhau theo từng giai đoạn bệnh Việc tìm ra mộtchế độ điều trị thích hợp cho mỗi người đòi hỏi nhiều công phu, không chỉ từ phía ngườithầy thuốc mà còn cần phối hợp bệnh và gia đình họ [8]
*Với người đái tháo đường typ 1: Bắt buộc phải điều trị bằng insulin
Mục đích điều trị để đạt được:
- Mức glucose máu trước ăn là 4- 7mmol/l
- Mức glucose máu sau ăn là 5- 10mmol/l
- Mức HbA1c máu < 6,5%
Trang 17a Sử dụng insulin: Phải xem sử dụng insulin như một nghệ thuật điều trị bệnh Luôn cần
có sự điều chỉnh về liều lượng, về đường tiêm truyền insulin trong những điều kiện khácnhau [8]
- Theo dõi điều trị insulin
- Theo dõi các biến chứng:
Người ta thường chia các bữa ăn trong ngày như sau:
+ Bữa sáng: sau tiêm 30 phút
+ Bữa phụ: sau tiêm mũi thứ nhất 3 giờ
+ Bữa trưa: sau tiêm mũi thứ nhất 5 giờ
+ Bữa phụ ngang chiều: sau tiêm mũi thứ nhất 7- 8 giờ
+ Bữa tối: sau tiêm mũi thứ 2 từ 60- 90 phút, phụ thuộc vào thời gian tiêm insulin nhanh.+ Bữa phụ vào lúc đi ngủ: sau mũi tiêm buổi tối 3 giờ
Thành phần và tỷ lệ năng lượng (giống như người bệnh ĐTĐ typ 2)
c Chế độ luyện tập
Luyện tập là phương pháp dự phòng tăng cân trở lại ở những người bệnh điều trị insilintích cực Có sự phân biệt về luyện tập cho đái tháo đường typ 1 và cho ĐTĐ typ 2 NgườiĐTĐ typ 2 luyện tập có mục đích là để tăng tiêu hao năng lượng nhằm tạo ra cán cân thăngbằng năng lượng âm tính Người bệnh ĐTĐ typ1 luyện tập ngoài các mục đích chung là
Trang 18làm tăng độ nhạy cảm của insulin, tăng cường trương lực cơ, cơ lực; vấn đề cung cấpkhông chỉ cho đủ phần năng lượng bị mất đi khi luyện tập mà còn phải đủ nhu cầu pháttriển cho cơ thể cả về thể lực lẫn trí tuệ.
Luyện tập phải phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe và sở thích cá nhân [8]
*Với người đái tháo đường typ 2
a.Chế độ ăn
Khác với ĐTĐ typ 1, mục đích của chế độ ăn nói riêng và điều trị nói chung củangười mắc bệnh ĐTĐ typ 2 là phải đạt được mục đích giảm cân, nhất là đối với người thừacân, béo phì
-Những cân nhắc đặc biệt trong duy trì chế độ ăn
Trên thực tế đây là những nguyên tắc thiết lập chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ĐTĐ.Chế độ ăn trong ĐTĐ là một biện pháp điều trị Trong lịch sử phát triển, chế độ dinhdưỡng cho người bệnh ĐTĐ qua nhiều thay đổi, tùy thuộc vào sự phát triển của khoa học,của những hiểu biết về bệnh ĐTĐ
+ Một chế độ ăn thích hợp phải đáp ứng được các yêu cầu:
Đủ năng lượng cho hoạt động bình thường, chế độ này phải đáp ứng phù hợp vớinhững hoạt động khác như luyện tập thể lực, hoặc những thay đổi điều kiện sốngv.v
Tỷ lệ cân đối giữa các thành phần đạm, mỡ, đường
Đủ vi chất
Chia nhỏ bữa ăn cho phù hợp và tránh tăng đột ngột glucose máu
Phối hợp với thuốc điều trị (nếu có)
+ Chế độ ăn rất quan trọng là vì:
Không tạo ra sự dư thừa nặng lượng Thừa nặng lượng là nguyên nhân gây thừa cân,béo phì, cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh lý chuyển hóa như rối loạn lipid, tăngacid uric v.v
Trang 19 Ăn đúng mới duy trì được lượng glucose máu phù hợp, không gây thừa, gây nhiễmđộc đường hoặc không gây hạ đường máu vì chế độ ăn khắc khổ, thiếu năng lượng.Như vậy, không thể có một chế độ ăn chung cho tất cả mọi người mắc bệnh ĐTĐ Để cómột chế độ phù hợp cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc và người bệnh, cận phải cóthời gian để đánh giá cho đúng.
+ Theo nhiều nghiên cứu, nhu cầu năng lượng đảm bảo cho hoạt động của một người bìnhthường ở nữ là 30- 35 calo/kg/ngày; ở nam là 35- 40 calo/kg/ngày Tổng lượng calo nàyđược chia ra với các tỷ lệ khác nhau về đường, đạm, mỡ cho phù hợp
-Lựa chọn chế độ ăn dựa vào chỉ số glucose máu:
Jenkin (1981) đưa ra chỉ số glucose máu- Glycemic Index (GI) – để tìm mối liênquan giữa các thực phẩm có lượng carbohydrat khác nhau Theo Jenkin, GI là mức glucosemáu 3 giờ sau ăn của một thức ăn định nghiên cứu có chứa 50 carbohydrat với mứcglucose máu 3 giờ sau ăn được coi là glucose máu (g/l), trục hoành là thời gian (giờ), S1 làdiện tích glucose máu của thực phẩm định nghiên cứu, S2 là diện tích thức ăn chuẩn, ta có:
Trang 20Bảng: Chỉ số glucose máu (GI) của một số loại thức ăn [8].
SP từ sữa 30- 45 Sữa không kem, kem lạnh
Trái cây 45- 65 Cam, táo tây, nho, chuối
Ngũ cốc 40- 70 Mì sợi, mì trắng, gạo đỏ, bánh mì 68%, gạo trắng 70%Đường tinh 20- 100 Fructose, saccharose, glucose
Các loại củ 45- 90 Khoai lang, sắn (mì: 50%, khoai tây: 65- 80%, cà rốt 90%
c Chia theo mức độ của GI
-GI cao: Đường, đỗ có đường, mật ong, khoai tây nghiền luộc, bánh mì trắng, chuối
-GI vừa: Gạo (cơm), bánh bích qui, bánh ngọt
-GI thấp: Mì sợi, tấm, sữa không đường, sữa chua, rau khô, đậu lăng, táo tây, cam
d Nhu cầu và tỷ lệ các chất dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường typ 2
- Nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường:
Cũng giống như người bình thường, nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đườngthay đổi giữa các cá thể Khi lập chế độ dinh dưỡng cần lưu ý các đặc điểm sau:
+ Tuổi: Tuổi đang lớn cần calo nhiều hơn người lớn tuổi
+ Công việc của người bệnh
+ Thể trạng người bệnh
- Tỷ lệ các chất dinh dưỡng:
Nguyên tắc: Phải hạn chế glucid
Không thể bỏ chất béo, tuy chất béo dễ gây xơ vữa động mạch (nhất là chất béo bão hòa)nhưng lại là chất cung cấp nhiều năng lượng
Bảng: Một số khuyến cáo về các tỷ lệ thành phần bữa ăn cho người mắc bệnh ĐTĐ
Trang 21- Điều chỉnh nhu cầu năng lượng:
Trong một số trường hợp cần điều chỉnh mức năng lượng cho phù hợp với đặc điểmnghề nghiệp
Bảng: Nhu cầu năng lượng điều chỉnh theo giới và mức lao động nặng nhẹ
- Các thức ăn thay thế cùng nhóm
+ Glucid: ngũ cốc và sản phẩm từ ngũ cốc, rau, củ, quả
+ Protid: Thịt, cá, thủy sản và các sản phẩm chế biến
+ Lipid: Dầu, mỡ
+ Sữa và các sản phẩm từ sữa
+ Đường, bánh Mứt, kẹo
+ Rượu và đồ uống có ga
- Lựa chọn thức ăn theo hàm lượng glucid
+ ≤ 5% glucid: đa số là rau xanh; ăn tự do
Rau quả tươi có nhiều vitamin, là loại thực phẩm có sẵn ở nước ta
e Phân bố bữa ăn
Phân bố thức ăn vào các bữa cho người bệnh nhằm mục đích duy trì hàm lượngglucose trong máu tương đối ổn định, không để xảy ra tăng glucose máu đột ngột sau ăn;
Trang 22tránh hạ glucose ban đêm, tránh hiện tượng Somogyi vào buổi sang (tăng glucose máu thứphát sau hạ đường máu).
Trong thực tế, người bệnh vẫn duy trì 3 bữa ăn chính là bữa sáng, bữa trưa, bữa tối,còn việc thực hiện các bữa phụ vào giữa buổi sáng, giữa buổi chiều nhiều khi khó thực hiện
ở một số đối tượng, bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ là cần thiết vì tránh được tai biến hạglucose máu ban đêm và hiệu ứng Somogyi vào buổi sáng hôm sau
f Chế độ luyện tập
Chế độ luyện tập cần theo những nguyên tắc cơ bản:
- Phải coi luyện tập là một biện pháp điều trị, phải thực hiện nghiêm túc theo trình tự đượchướng dẫn
- Có sự phân biệt về mức độ và hình thức luyện tập giữa người bệnh ĐTĐ typ 1 và ĐTĐtyp 2
- Luyện tập phải phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe và sở thích cá nhân
- Nên tập những môn rèn luyện sự dẻo dai bền bỉ hơn là những môn cần sử dụng nhiều thểlực
Những việc cần làm trước khi luyện tập
Phải đánh giá tình trạng người bệnh trước khi luyện tập vì:
- Cả người bệnh ĐTĐ typ 1 và typ 2, đặc biệt người bệnh ĐTĐ typ 2, đều có tỷ lệ biếnchứng về bệnh lý tim mạch cao Nhưng bệnh mạch vành ở người bệnh ĐTĐ lại thườngkhông có triệu chứng lâm sàng
- Những người có bệnh mạch vành thường tăng nguy cơ bị biến cố tim cấp tính hoặc ngaysau khi luyện tập
- Tiến hành nghiệm pháp luyện tập không xâm nhập trước khi bắt đầu chương trình luyệntập có thể được sử dụng ở người bệnh như một test để đánh giá nguy cơ tim mạch, từ đóđưa ra các khuyến cáo luyện tập cụ thể
- Các yếu tố nguy cơ truyền thống, như bệnh thần kinh tự động, bệnh mạch máu ngoại vi làcác yếu tố dự báo quan trọng của nguy cơ tim mạch của người bệnh đái tháo đường
Trang 23Các chỉ số cần thu thập, đánh giá, theo dõi
- Đánh giá sự kiểm soát glucose máu
- Có hay không các biến chứng của ĐTĐ
- Tình trạng tim mạch, huyết áp, trí nhớ
- Tình trạng bàn chân và tuần hoàn ngoại vi
- Tình trạng đáy mắt
- Hướng dẫn người bệnh tự theo dõi trước và sau khi luyện tập
- Cần lưu ý theo dõi người cao tuổi bị mắc ĐTĐ typ 2 khi luyện tập vì nhóm đối tượng nàythường có nhiều bệnh tiềm ẩn đi kèm Do vậy phải thăm khám kỹ để thiết lập chế độ luyệntập phù hợp Người cao tuổi thường chỉ có tăng glucose máu nhẹ, chỉ cần điều chỉnh bằngchế độ ăn và chế độ luyện tập là đủ để đưa nồng độ glucose máu trở về bình thường.Trường hợp này ít khi xảy ra hạ glucose máu khi luyện tập
Người ĐTĐ typ 2 luyện tập nhằm đạt được tác dụng điều chỉnh glucose máu thôngqua việc làm giảm tình trạng kháng insulin nhờ:
+ Giảm cân nặng, nhất là những đối tượng thừa cân, béo phì
Điều trị bằng thuốc trong ĐTĐ typ 2 nhằm:
- Giảm cân nặng (với người béo) hoặc không tăng cân (với người không béo)
- Duy trì được lượng glucose máu khi đói, glucose máu sau ăn gần như mức độ sinh lý, đạtđược mức HbA1c lý tưởng, sẽ giảm được các biến chứng có liên quan đến ĐTĐ, giảm tỷ lệ
tử vong do ĐTĐ
Nguyên tắc
- Dùng thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và luyện tập
Trang 24- Phải phối hợp điều trị hạ glucose máu, điều chỉnh các rối loạn lipid, duy trì số đo huyết áphợp lý, chống các rối loạn đông máu…
- Khi cần thiết thì phải dùng insulin
Việc lựa chọn thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 được nêu như sau:Hình 4
Thuốc uống điều trị ĐTĐ
g Sử dụng thuốc hạ glucose máu
Ngày nay người ta chỉ định thuốc theo mục tiêu “đưa lượng glucose máu nhanhchóng về mức sinh lý” và “nhanh chóng đạt mức HbA1c ≤ 6,5” Cụ thể là:
- Nếu mức glucose huyết tương lúc đói > 13,0mmol/l và mức HbA1c >9,0 có thể dùngngay các thuốc viên phối hợp Sau 3 tháng kiểm tra lại nếu HbA1c vẫn cao có thể xét phốihợp với insulin để đưa HbA1c về ≤ 6,5
- Nếu mức glucose huyết tương lúc đói > 15,0mmo/l và mức HbA1c > 9,0 có thể dùngngay insulin đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc viên hạ glucose máu
- Khi lượng glucose huyết tương lúc đói > 10mmol/l, dù người bệnh được phát hiện lần đầuvẫn có thể chỉ định dùng phối hợp ngay các thuốc viên để nhanh chóng hạ mức glucosemáu
1.1.7 Lịch theo dõi và các chỉ tiêu cần đánh giá của người bệnh đái tháo đường
Đây là điều đặc biệt quan trọng, bởi vì:
- Người thầy thuốc lâm sàng dù có kinh nghiệm đến bao nhiêu đi nữa cũng không thể dùngkinh nghiệm để thay thế các chẩn đoán, nhất là các biến chứng, thường chỉ phát hiện đượcnhờ các thăm dò bằng phương tiện kỹ thuật cao
- Bệnh càng được phát hiện sớm các tổn thương, can thiệp kịp thời càng đem lại hiệu quảtích cực, chi phí sẽ được tiết kiệm Đây cũng chính là phương pháp phòng bệnh tích cực,chi phí sẽ được tiết kiệm Đây cũng chính là phương pháp phòng bệnh tích cực- phòng cácbiến chứng Ngược lại, người bệnh càng có biến chứng nhiều, biến chứng nặng, chi phí choviệc thăm dò càng tốn kém nhưng hiệu quả can thiệp lại hạn chế Đây cũng chính là
Trang 25nguyên nhân người ta khuyến cáo nên gửi người bệnh ĐTĐ lần đầu được phát hiện đếnnhững trung tâm điều trị có kinh nghiệm nhất.
- Tạo ra thói quen cần thiết cho cả người bệnh và thầy thuốc để theo dõi, đánh giá chặt chẽtình trạng người bệnh
1.1.7.1 Theo dõi thường qui
- Những theo dõi định kỳ về sinh hóa: để điều chỉnh các chỉ số về glucose, lipid, đông máucho cả người ĐTĐ typ 1 và typ 2
- Glucose huyết tương lúc đói: có thể lúc đầu mỗi tháng một lần Khi đã ổn định có thể 3tháng một lần
Trường hợp đặc biệt (mắc bệnh cấp tính hoặc sau phẫu thuật,…) định lượng glucosemáu theo chỉ định của bác sĩ
- Creatinin, ure huyết tương thường được làm cùng với glucose huyết tương lúc đói
- Các thăm dò chức năng gan nên được tiến hành trước, trong và sau một thời gian sử dụngthuốc mới
- HbA1c: là chỉ số đánh giá kết quả quản lý lượng glucose máu trung thành nhất Buộc phảilàm 3 tháng/lần, nếu không có điều kiện thì 6 tháng/lần Những cơ sở chưa có HbA1c cóthể thay bằng theo dõi lượng glucose huyết tương Trong trường hợp này mức glucosehuyết tương lúc đói phải luôn bằng và/hoặc thấp hơn 6,0mmol/l
- Microalbumin niệu: phải được thăm dò ngay khi mới phát hiện bệnh (với người ĐTĐ typ2) và thường sau 3- 5 năm (với người ĐTĐ typ 1) Sau đó hàng năm phải được kiểm tra lạitùy theo chỉ định của thầy thuốc
- Độ ngưng tập tiểu cầu: Được theo dõi khi có chỉ định dùng các thuốc như aspirin, asperic
và các thuốc chống đông máu khác Thường 3 tháng một lần
- Các chỉ số về lipid máu thường 3- 6 tháng một lần Trường hợp đặc biệt chỉ định theo tìnhtrạng người bệnh và nhu cầu điều trị
1.1.7.2 Đánh giá hệ thống hormon đối lập
Thường 1 năm một lần
Trang 261.1.7.3 Những thăm khám định kỳ khác
- Khám bàn chân người đái tháo đường
Khám lâm sàng (sử dụng dụng cụ) thường để đánh giá tình trạng chung như nhiệt độ, tìnhtrạng mạch máu, tình trạng thần kinh cảm giác, thần kinh vận động
có biến chứng võng mạc
+ Khám lâm sàng 6 tháng/lần với người được phát hiện bệnh dưới 5 năm; 3 tháng/lần vớingười từ 5 năm trở lên
+ Chụp đáy mắt thường từ 6 đến 12 tháng/ lần Tùy theo mức độ tổn thương lâm sàng
- Thăm dò đánh giá chức năng hệ tim mạch:
+ Tùy theo tình trạng người bệnh có thể phải làm bất kỳ lúc nào nếu người thầy thuốc thấycần
+ Những theo dõi định kỳ:
Điện tim: thường 3 tháng/lần
Theo dõi số đo huyết áp, phải làm thường xuyên Nên hướng dẫn người bệnh biết cách tựtheo dõi số đo huyết áp và những thay đổi có thể cảm nhận được do sự thay đổi của huyết
Trang 271.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước:
1.2.1 Nghiên cứu trên thế giới:
Rodger W ở trung tâm ĐTĐ Lawsn London cho rằng việc theo dõi ĐTĐ typ 2 baogồm khám bác sĩ, tiếp cận với việc giáo dục cho người bệnh, tự kiểm tra ĐH, đường niệuthường xuyên và định lượng HbA1C định kỳ [26]
Nghiên cứu của Arfken CL và cộng sự ở Missouri (Mỹ) cũng đã chứng minh “Việcđiều trị tăng cường có thể ngăn cản sự phát triển và tiến triển của các biến chứng ĐTĐ”.Với các chương trình điều trị tăng cường trong 10 năm đã làm giảm HbA1C trung bình của
là 7% và nhóm điều trị thường quy HbA1C là 7,9% Với việc giảm HbA1C là 0,9% so vớinhóm điều trị thường quy, thì ở nhóm điều trị tích cực đã giảm được 25% biến chứng mạchmáu nhỏ
Theo nghiên cứu của Dalewitz thực hiện tại Mỹ năm 2000 khi khảo sát những cảntrở kiểm soát ĐH trên 135 bệnh nhân ĐTĐ đã tìm ra: tuổi, sự luyện tập, sự hiểu biết vềbệnh và sự tuân thủ điều trị tương quan có ý nghĩa thống kê với sự kiểm soát ĐH [22]
2.2.2 Nghiên cứu trong nước:
Nghiên cứu của Hồ Bích Thủy thực hiện tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định vào năm
2001 với 327 bệnh nhân ĐTĐ ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân có ĐH đói chưa kiểm soát tốtchiếm 65% do bệnh nhân không tái khám đều đặn và không biết cách tự theo dõi bệnh –uống thuốc – tiết chế [18]
Trang 28Nghiên cứu kiến thức, thực hành phòng chống biến chứng và một số yếu tố liênquan của người bệnh ĐTĐ typ 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế Ba Đình, Hà Nội năm
2004 của Đoàn Khắc Bạo cho biết mối liên quan tỷ lệ thuận giữa hiểu biết và thực hànhđiều trị Về mức độ hiểu biết đạt yêu cầu là 63,4%, việc thực hành điều trị của bệnh nhâncũng chỉ đạt tỷ lệ là 68,3% Như vậy muốn thực thành tốt trước hết phải có kiến thức tốt vìkiến thức tốt mới có niềm tin đúng và niềm tin tạo sức mạnh cho thực hành đúng [2]
Năm 2003, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Nga thực hiện tại bệnh viện NguyễnTrãi với 138 bệnh nhân ĐTĐ cho thấy tỷ lệ bệnh nhân đạt mức kiểm soát ĐH đói tronggiới hạn tốt là 11,1% trong khi tỷ lệ bệnh nhân có mức ĐH kém chiếm đến 50% Nguyênnhân kiểm soát ĐH kém do bệnh nhân không tuân thủ điều trị: không giữ đúng tiết chế,không luyện tập thể lực, không sử dụng thuốc theo y lệnh [11]
Năm 2004, nghiên cứu của Nguyễn Khoa Diệu Vân thực hiện tại bệnh viện Nội tiếtTrung ương và khoa Nội tiết ĐTĐ bệnh viện Bạch Mai với 338 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 đangđiều trị ngoại trú Đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị tích cực để hạn chế các yếu
tố nguy cơ đối với bệnh lý mạch máu ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 mới phát hiện, ghi nhận tỷ lệTHA sau điều trị đều giảm rõ rệt so với trước điều trị ở cả 2 nhóm Tuy nhiên ở nhóm tuânthủ điều trị chỉ có 1,7% BN ĐTĐ có THA mới xuất hiện trong khi nhóm không tuân thủđiều trị có tới 7,7% BN có THA mới xuất hiện [19]
Nghiên cứu kiến thức, thực hành phòng chống biến chứng của bệnh nhân đái tháođường typ 2 tại Thanh Miện tỉnh Hải Dương của Đỗ Văn Hinh năm 2007 cho thấy nhóm
có kiến thức phòng chống biến chứng đái tháo đường không đạt thì tỷ lệ thực hành đạtchiếm 13%, thực hành không đạt chiếm 87% Trong khi ở nhóm có kiến thức đạt tỷ lệ thựchành đạt chiếm 38% và không đạt là 61,4% Tỷ lệ người có kiến thức không đạt thì thựchành không đạt cao gấp 4,2 lần so với nhóm có kiến thức đạt Qua đó cho thấy kiến thứccủa người bệnh càng tốt thì thực hành đạt càng cao [10]
Trang 29Khu vực thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu tình hình quản lý ĐTĐ ở phòng khámbệnh viện Nhân Dân Gia Định, bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã cho thấy: nếu bệnh nhântuân thủ chế độ điều trị thì kiểm soát được ĐH và hạn chế được những yếu tố nguy cơ [17].
Trang 30CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu:
Những người bệnh bị bệnh ĐTĐ typ 2 đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Xanhpôn, Hà nội, năm 2012
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: từ … /2012 đến …./ 2012
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Xanh pôn, thành phố Hà nội
2.3 Phương pháp nghiên cứu:
Tiêu chí đưa vào:
- Tất cả các người bệnh ĐTĐ typ 2 đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Xanh pôn, Hànội, được chẩn đoán xác định ĐTĐ theo tiêu chuẩn của WHO 2001
- Đồng ý tham gia phỏng vấn
Tiêu chí loại trừ:
- Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu
- Người bệnh được chẩn đoán ĐTĐ typ 2 nhưng có rối loạn tri giác không cải thiện(không thể trả lời các câu hỏi thu thập)
- Người bệnh quá già không thể nghe rõ câu hỏi để trả lời
Trang 312.6 Phương pháp thu thập số liệu:
Kỹ thuật thu thập: thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi
soạn sẵn
Công cụ: phiếu điều tra được soạn sẵn.
Người thu thập: chủ nhiệm đề tài và các cộng sự.
Quản lý dữ liệu: toàn bộ các phiếu sau khi thu thập sẽ được kiểm tra ngay về tính
đầy đủ, logic của các thông tin được thu thập
2.7 Phương pháp kiểm soát sai lệch thông tin:
Sai lệch thông tin có thể xảy ra do:
- Bộ câu hỏi không rõ ràng, khó hiểu
- Người được chọn để nghiên cứu không nhớ chính xác hay không hiểu câu hỏinhưng không hỏi lại
- Điều tra viên khi phỏng vấn không diễn đạt hết ý của câu hỏi làm người trả lờikhông trả lời đúng mục đích của nghiên cứu
Để hạn chế những sai lệch này, biện pháp khắc phục là:
- Tổ chức điều tra thử 20 bộ câu hỏi trên người bệnh để làm sáng tỏ bộ câu hỏi vàphát hiện những vấn đề cần sửa chữa
- Giải thích rõ mục đích nghiên cứu và kêu gọi sự ủng hộ của ĐTNC
- Bản thân nghiên cứu viên tham gia trực tiếp thu thập thông tin >20% đối tượngnghiên cứu
- Nghiên cứu viên trực tiếp giám sát trong suốt thời gian thu thập số liệu
- Hướng dẫn trả lời cụ thể, chi tiết ngay sau khi bắt đầu phỏng vấn Trực tiếp giảithích khi đối tượng điều tra có yêu cầu
- Làm sạch và mã hóa số liệu trước khi nhập số liệu và phân tích
2.8 Xử lý và phân tích số liệu:
Chuẩn bị: kiểm tra lại toàn bộ các phiếu điều tra thu thập được, loại trừ các phiếu
điền không đầy đủ