1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Xung đột giữa Sudan - nam Sudan

15 690 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 111,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Tình thế trên thế giới hiện nay nói chung là còn nhiều bất ổn và đặc biệt là sự không ổn định chính trị ở một vài quốc gia như Ấn Độ, Palestin, Lybia đặc biệt tình hình xung đột giữa Sudan và Nam Sudan hiện nay đang được cả cộng đồng thế giới quan tâm đến. Sau khi Nam Sudan tách khỏi Sudan và tuyên bố độc lập vào tháng 7.2011, hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận về phân định biên giới, đặc biệt là tại những khu vực chứa nhiều tài nguyên dầu mỏ. Hiện Nam Sudan quản lý sản lượng dầu thô lớn gấp 3 lần của Sudan; tuy nhiên, Nam Sudan vẫn phải phụ thuộc các cơ sở và trang thiết bị nằm trên lãnh thổ Sudan để xuất khẩu dầu. Hai nước liên tục tranh giành quyền khai thác các mỏ dầu ở vùng biên giới tiếp giáp. Tới tháng 4, đụng độ giữa Sudan và Nam Sudan đã leo thang thành chiến tranh và hậu quả của cuộc xung đột này ngày càng trở nên nghiêm trọng. 1 NỘI DUNG 1. Nguyên nhân của cuộc xung đột giữa Sudan và Nam Sudan: Đúng như những cảnh báo trước đây của dư luận quốc tế, việc Nam Sudan vội vã tách khỏi Sudan để thành lập quốc gia độc lập hồi tháng 7 năm ngoái khi hai bên chưa phân định rõ ràng về đường biên giới và lợi ích dầu mỏ có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh không có hồi kết. Nguyên nhân khiến Sudan và Nam Sudan xung đột? Chưa đầy 6 tháng trước, Nam Sudan tách khỏi Sudan, hình thành quốc gia mới nhất của thế giới: Cộng hòa Nam Sudan. Nhưng căng thẳng bắc-nam đã có từ nhiều thập niên, thậm chí trước khi Sudan giành được độc lập vào 1956. Miền bắc đa số là người theo đạo Hồi, gốc Arab; trong khi hầu hết người miền nam theo đạo Thiên chúa và có quan hệ gắn bó hơn với Kenya, Ugnada và nhiều nước hạ-Sahara khác. Cấu trúc quyền lực thuộc về miền bắc, còn nhiều tài nguyên kinh tế lại nằm ở miền nam. Sau nhiều năm nội chiến giữa 2 miền, Sudan tách thành 2 nước vào ngày 9.7.2011. Tuy nhiên, nhiều vấn đề giữa họ vẫn chưa được giải quyết trước khi đất nước chia đôi; trong đó nổi lên là phân chia biên giới tại các bang Blue Nile, Nam Kordofan, và đặc biệt là vùng Abyei nằm vắt ngang cả 2 nước Sudan và Nam Sudan. Xung đột quân sự đã diễn ra tại các nơi này suốt 6 tháng và tiếp tục leo thang. Thêm nữa, hai bên chưa khi nào thỏa thuận về chia sẻ lợi nhuận đáng kể do trữ lượng dầu đem lại. Hai miền đang tranh cãi và phải đưa ra quyết định về những vấn đề sau: Vạch ra đường biên giới mới; Chia nợ và tài nguyên dầu như thế nào; Mỗi miền liệu có nên có tiền tệ riêng của mình hay không; Người miền nam sẽ có những quyền gì 2 ở miền bắc – và ngược lại; Biên giới mới sẽ bị buộc phải tôn trọng theo cách ra sao. Trong đó dầu là vấn đề nhạy cảm nhất: Nam Sudan nằm giữa đất liền đã ngừng sản lượng dầu khoảng gần 350.000 thùng/ngày từ tháng Giêng trong tranh cãi họ phải trả bao nhiêu để xuất khẩu dầu khi sử dụng ống dẫn dầu và các cơ sở hạ tầng khác ở Sudan. Sản lượng còn lại của Sudan chỉ đủ cho tiêu thụ trong nước. Một trong những điểm nóng hiện nay của hai nước là thị trấn dầu mỏ Heglig thuộc vùng biên giới đang tranh chấp chủ quyền Abyei. Từ năm 2009, một tòa án trọng tài quốc tế có trụ sở tại La Haye (Hà Lan) đã công nhận tỉnh Nam Kordofan, nơi có thị trấn dầu mỏ Heglig, là thuộc chủ quyền của Sudan. Phương Tây cũng công nhận Heglig là phần chủ quyền của Khartoum. Thị trấn này đang sản xuất 115.000 thùng dầu mỗi ngày, chiếm 50% trữ lượng dầu và có ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tế của Sudan. Tuy nhiên, từ hôm 10-4, Quân đội Giải phóng Sudan (SPLA) của Nam Sudan đã mở cuộc tiến công chiếm lại thị trấn Heglig với lý do nhằm ngăn chặn các cuộc pháo kích của quân đội Sudan vào lãnh thổ Nam Sudan. Người phát ngôn của SPLA, Đại tá Philip Aguer, tuyên bố nước này chỉ hành động để tự vệ khi Quân đội Sudan (SAF) đã sử dụng máy bay chiến đấu tấn công vào thị trấn Teshwin của Nam Sudan. Ông cho biết cuộc xung đột bùng phát giữa quân đội hai nước từ ngày đó đến nay làm gần 260 binh sĩ thiệt mạng, trong đó có 240 lính Sudan. Đây là cuộc xung đột đẫm máu nhất kể từ khi Nam Sudan trở thành quốc gia độc lập. Khartoum cáo buộc quân đội Nam Sudan đang nhận được sự hậu thuẫn của các phiến quân khủng bố và lực lượng bên ngoài đánh chiếm Heglig. 1 2. Trận chiến mỏ dầu Sudan – Nam Sudan: 1 Theo Thế giới & hội nhập, “Sudan và Nam Sudan trên bờ vực chiến tranh vì dầu mỏ” 3 Giới phân tích cho rằng hành động chiếm đóng thị trấn dầu mỏ Heglig của Nam Sudan có thể nhằm trả đũa những thủ đoạn mà họ cho là “ăn cắp dầu” của Sudan. Do Nam Sudan vẫn phải phụ thuộc vào hệ thống đường ống dẫn dầu trên lãnh thổ của Sudan, nên việc xuất khẩu dầu đến các nước khác qua Biển Đỏ luôn gặp trục trặc vì vấn đề tranh chấp chi phí. Nam Sudan từ chối trả 32-36 USD cho mỗi thùng dầu xuất khẩu theo yêu cầu của Sudan, khiến chính quyền Khartoum phải tịch thu một số lượng dầu có giá trị tương ứng trên các đường ống dẫn dầu của Nam Sudan để “trừ nợ”. Ngoài ra, Nam Sudan còn cáo buộc chính quyền Khartoum xây dựng một đường ống dẫn dầu đến bang Unity để “lấy trộm” dầu của nước này. Trước tháng 7-2011, hai miền Sudan có trữ lượng dầu mỏ khoảng 5 tỉ thùng và hiện nay, Nam Sudan chiếm giữ khoảng 75% và khai thác 350.000 thùng dầu/ngày. Quan hệ giữa Sudan và “người hàng xóm mới” Nam Sudan đã trở thành mối quan ngại của cộng đồng quốc tế kể từ sau khi Nam Sudan tuyên bố độc lập. Những căng thẳng leo thang gần đây được ví như “mồi lửa” có thể châm ngòi cho một cuộc chiến quy mô lớn giữa hai bên, khiến các quốc gia láng giềng luôn ở trong tư thế “đứng ngồi không yên”. Tổng thống Sudan, ông Omar al-Bashir dọa “Sudan đã quyết tâm sẽ hạ bệ chính phủ của phong trào giải phóng dân tộc Sudan tại Juba” và “bạo lực là cách duy nhất để giải quyết những tranh chấp với Nam Sudan”. Theo nhiều nhà phân tích phương Tây, tuyên bố này được coi như một lời tuyên chiến xuất phát từ những gia tăng xung đột quanh Heglig - khu vực có trữ lượng mỏ dầu lớn. Doanh thu từ dầu mỏ đã trở thành một phần quan trọng trong thu nhập của Sudan trong những năm gần đây cho đến trước khi Nam Sudan chính thức trở thành một quốc gia độc lập. Hai quốc gia độc lập này vẫn bất đồng trong việc chia sẻ quyền 4 lợi đối với nguồn dầu mỏ khổng lồ này. Cho đến nay, những cuộc đàm phán về tranh chấp dầu mỏ vẫn chưa có bất kì tiến triển đáng kể nào. Cuối tháng 1/2012, Nam Sudan quyết định ngừng sản xuất dầu mỏ khi Khartoum thực hiện chính sách “giữ lại một phần dầu khai thác”, coi như là khoản đền bù cho việc Nam Sudan sử dụng các đường ống dẫn ở phía Bắc. Chính điều này đã gây ra những thiệt hại to lớn, không chỉ ảnh hưởng tới hai bên tranh chấp mà còn gây ra không ít hiệu ứng đối với nền kinh tế toàn cầu. Có một thực tế là hầu hết các nhà máy lọc dầu nằm ở phía bắc Sudan, trong khi hơn 70% trữ lượng dầu mỏ lại nằm ở phía nam. Điều này giải thích tại sao quyền lợi dầu mỏ của 2 nước này hoà quyện lẫn nhau nên bất cứ hành động đơn phương nào cũng có thể gây sóng gió đối với thị trường dầu mỏ thế giới vốn luôn trong trạng thái nhạy cảm. Trung Quốc tỏ ra quan ngại những căng thẳng đang leo thang tại khu vực này bởi lẽ nhiều công ty Trung Quốc đang hoạt động tại chính khu vực mà 2 bên tranh chấp. Trận chiến đã bước qua nhiều tuần giữa Sudan và Nam Sudan tại những vùng biên giới tranh chấp khiến quốc tế lo ngại xung đột có thể phát triển thành cuộc chiến toàn diện. Liên đoàn châu Phi (AU) nói họ rất lo ngại tranh chấp về những mỏ dầu và kêu gọi cả hai bên kềm chế tối đa. Tình hình Sudan hiện nay ra sao? Sudan nói họ điều động quân đội chống lại Nam Sudan vào thứ Tư, và ngưng mọi đàm phán với Juba về tiền trả cho mỏ dầu cũng như mọi vấn đề tranh cãi khác sau khi Nam Sudan đã chiếm những mỏ dầu mang tính sống còn đối với kinh tế miền Bắc. Quân đội Nam Sudan (SPLA) hôm thứ Ba đã tấn công Heglig, một khu vực tranh chấp có trữ lượng dầu chiếm khoảng 1/2 lượng dầu của Sudan, với sản lượng 5 115.000 thùng/ngày, chiếm được các giếng dầu. Phát ngôn viên quân đội của Sudan nói quân đội đã bắt đầu tiến quân vào giữa ngày thứ Sáu, nhằm chiếm lại thị trấn Heglig. Thứ Bảy 14.4, máy bay Sudan oanh tạc Heilig, gây leo thang chiến tranh khiến hai bên tiến gần hơn đến một cuộc chiến toàn diện. Nam Sudan tố cáo Kartoum toan mở một mặt trận thứ hai ở phía đông-bắc, khu vực cách xa những vụ đụng độ ác liệt ở biên giới trong những ngày gần đây. Trước đó, Nam Sudan đã đưa đề nghị rời mỏ dầu ở ranh giới với Sudan, nếu những nhân viên gìn giữ hòa bình được triển khai tại đây. Đối lại, họ muốn bảo đảm mỏ dầu Heglig không được dùng làm một căn cứ để tấn công qua biên giới. Điều này gây ra ảnh hưởng không nhỏ cho cả hai bên, Rahamatalla Mohamed Osman, thứ trưởng ngoại giao của Sudan, nói: “Tôi nghĩ rằng… những giếng dầu này sẽ bị ảnh hưởng, chắc chắn, và ít nhất sẽ không sản xuất được”. Nhiều người chạy xe hơi lo ngại có thể không còn nhiên liệu cung cấp nên xếp hàng dài dài tại các trạm xăng khi tin Heglig bị tấn công lan khắp thủ đô, mặc dù bộ xăng dầu ra văn bản nói có đủ nhiên liệu. Đại sứ Sudan tại LHQ, Daffa-Alla Elhag Ali Osman nói Sudan đã tự kềm chế tối đa và nếu HĐBA LHQ không lên án các hành động của Nam Sudan và yêu cầu họ rút hết quân, Sudan sẽ buộc phải “trả đũa sâu vào Nam Sudan”. Ông nói: “Chúng tôi đã sẵn sàng dàn xếp mọi tranh cãi với miền nam thông qua đàm phán hòa bình, nhưng diễn biến mới đây khiến hết sức khó khăn… sẽ rất khó để ngồi với kẻ đâm vào sau lưng bạn”. Ai tấn công trước? đây là câu hỏi dư luận quốc tế đặt ra cho cả hai bên nhưng mỗi bên lại có những câu trả lời riêng của mình để biện minh cho hành động quân sự của mình. Bộ trưởng thông tin Nam Sudan, Barnaba Marial Benjamin, nói không quân Sudan đã đánh bom làng Aniemnom thuộc Nam Sudan vào thứ Tư ngày 11.4, khiến 4 người bị thương, kể cả một cháu bé. Ông nói Nam Sudan 6 đã hành động tự vệ sau khi Sudan mở cuộc tấn công trên bộ từ Heglig vào cuối hôm 9.4. Tuy nhiên, phát ngôn viên quân đội Nam Sudan, Philip Ager, nói không quân miền bắc đã đánh bom các vị trí của SPLA ở Heglig và các khu vực khác. Còn các quan chức Sudan nói họ chỉ cố bảo vệ lãnh thổ của mình. Hai bên đã đưa ra những thông tin cáo buộc nhau, mỗi bên còn cáo buộc bên kia hậu thuẫn cho quân nổi dậy bên trong lãnh thổ của họ. Osman nói lực lượng vũ trang Nam Sudan đã tiến sâu vào lãnh thổ Sudan 70km. Một văn bản của bộ thông tin cáo buộc Nam Sudan đã “sử dụng lực lượng lính đánh thuê và các nhóm nổi dậy” trong cuộc tấn công. Tiếp đó, quốc hội Sudan đã ra lệnh ngưng mọi thương thuyết với Nam Sudan, mà theo Osman: “Tôi không nghĩ có thể thương thuyết trong bầu không khí này. Điều đã xảy ra là vi phạm luật quốc tế và xâm lăng Sudan, và chúng tôi có mọi quyền để tự bảo vệ mình và chiếm lại đất đai đã bị chính phủ Nam Sudan chiếm đóng”. Hãng tin nhà nước SUNA nói Sudan ra lệnh tổng động viên nhưng không nói thêm chi tiết. Thứ Hai ngày 16.4, hạ viện Sudan gọi Nam Sudan là “kẻ thù”. Hai miền đang tranh cãi và phải đưa ra quyết định về những vấn đề sau: Vạch ra đường biên giới mới; Chia nợ và tài nguyên dầu như thế nào; Mỗi miền liệu có nên có tiền tệ riêng của mình hay không; Người miền nam sẽ có những quyền gì ở miền bắc – và ngược lại; Biên giới mới sẽ bị buộc phải tôn trọng theo cách ra sao. Trong đó dầu là vấn đề nhạy cảm nhất: Nam Sudan nằm giữa đất liền đã ngừng sản lượng dầu khoảng gần 350.000 thùng/ngày từ tháng Giêng trong tranh cãi họ phải trả bao nhiêu để xuất khẩu dầu khi sử dụng ống dẫn dầu và các cơ sở hạ tầng khác ở Sudan. Sản lượng còn lại của Sudan chỉ đủ cho tiêu thụ trong nước. 7 Các biên giới của Sudan – giống như nhiều nước khác ở châu Phi – được các cường quốc thuộc địa vạch ra mà ít để ý đến thực tế văn hóa, truyền thống nơi đó. Nam Sudan đầy rừng già, đầm lầy, trong khi hầu hết miền bắc là sa mạc. Đa số người miền bắc theo đạo Hồi, nói tiếng Arab, trong khi miền nam gồm nhiều nhóm thiểu số khác nhau, hầu hết theo đạo Thiên chúa hoặc các tôn giáo truyền thống. Do chính phủ đặt trụ sở ở miền bắc, nhiều người miền nam nói họ bị kỳ thị, nhất là khi miền bắc cứ muốn áp đặt luật Hồi giáo lên cả nước. Đây là lý do mà dân chúng miền nam cứ đòi tách khỏi miền bắc. Sau nhiều năm chiến tranh và bị chính phủ trung ương bỏ mặc, Nam Sudan – rộng hơn cả Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha gộp lại – có rất ít đường sá, và không đủ trường học hoặc dịch vụ y tế. Từ hôm 11-4, Quốc hội Sudan đã tuyên bố rút khỏi mọi cuộc đàm phán hòa bình với Nam Sudan do Liên minh châu Phi (AU) làm trung gian, đồng thời cho phép chính phủ phát lệnh tổng động viên quân lực sẵn sàng chiến đấu bảo vệ lãnh thổ. Dư luận lo ngại việc hai nước có đường biên giới dài hơn 1.800 km này nghênh chiến với nhau sẽ gây ra thảm họa khó lường. Trước khi ký thỏa thuận hòa bình năm 2005, Nam và Bắc Sudan đã trải qua cuộc nội chiến kéo dài nhiều thập kỷ khiến 2 triệu người chết, phần lớn do nạn đói. Dù giữ được phần lớn trữ lượng dầu mỏ sau khi giành độc lập, nhưng chính phủ Nam Sudan phải phụ thuộc đến 98% nguồn thu từ dầu mỏ nên tương lai của nước này vẫn u ám. Khoảng 1/3 trên tổng số 8,3 triệu người dân Nam Sudan đang cần sự hỗ trợ lương thực của Liên Hiệp Quốc trong năm nay. Việc 500.000 người dân gốc Nam Sudan bị trục xuất khỏi miền Bắc là một phần nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo hiện nay. 8 Ngày 20/4, Chính phủ Cộng hòa Nam Sudan đã ra lệnh rút toàn bộ quân đội khỏi khu vực giàu dầu lửa chiến lược Heglig thuộc bang Nam Kordofan mà nước này đã chiếm đóng của Sudan hồi tuần trước. Lệnh rút quân được đưa ra hai ngày sau khi Tổng thống Sudan Omar al-Bashir tuyên bố chiến tranh với Juba. Tuyên bố của Tổng thống Nam Sudan nêu rõ: "Quân đội Giải phóng nhân dân Nam Sudan (SPLA) đã được lệnh rút lực lượng khỏi Heglig." Tuyên bố cũng cho biết, việc rút quân sẽ được tiến hành ngay lập tức và sẽ hoàn tất trong vòng ba ngày. Tuy nhiên, phía Juba cho rằng, quyết định rút quân không có nghĩa nước này từ bỏ chủ quyền đối với khu vực Heglig, đồng thời đề nghị chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ tranh chấp cần được đưa ra trọng tài quốc tế phân xử. Trong khi đó, ngay sau tuyên bố của Nam Sudan, Bộ trưởng Quốc phòng Sudan Abdelrahim Mohammed Hussein thông báo, quân đội nước này đã giành lại quyền kiểm soát khu vực Heglig từ tay SPLA bằng vũ lực và tiến vào thành phố lúc 2 giờ 30 phút (giờ địa phương). Trong tuyên bố của mình, ông Hussein cũng cho biết, phía SPLA cũng thiệt hại về người và trang thiết bị quân sự. Xung đột giữa hai nước bắt đầu leo thang từ đầu tháng này và đỉnh điểm là việc Nam Sudan chiếm giữ Heglig, khu vực dầu mỏ chiến lược của Sudan và có vai trò quan trọng nền kinh tế nước này. Một số người còn nói SPLM bị nhóm thiểu số đông người nhất ở Nam Sudan, nhóm Dinkas, thống trị, và cáo buộc họ không lý gì đến đòi hỏi của các cộng đồng khác, nhất là của nhóm đông thứ nhì, Nuer. Nhưng thực sự Nam Sudan chưa sẵn sàng cho việc độc lập này. 3. Nước ngoài và dư luận quốc tế nói gì về cuộc xung đột này: AU kêu gọi quân đội Nam Sudan “rút lập tức và không điều kiện” khỏi Heglig và khuyến khích cả hai phía kềm chế. Bộ Ngoại giao Mỹ lên án Nam Sudan tấn công vào Heglig, gọi đây là “một hành động vượt quá giới hạn tự vệ”, đồng thời lên án Sudan “tiếp tục cho máy bay thả bom vào Nam Sudan” và nói 2 bên cần 9 đồng ý lập tức ngưng mọi hành vi thù nghịch. 2 Tổng thư ký Liên Hợp Quốc ông Ban Ki-moon đã tiếp xúc với Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir và đại sứ của Sudan tại Liên Hợp Quốc. Cộng đồng quốc tế đặc biệt quan ngại tình hình giữa hai nước Sudan, đồng thời liên tục kêu gọi Juba rút lực lượng khỏi khu vực chiếm đóng. Trong khi đó, Nam Sudan tuyên bố sẽ chỉ rút quân khi Khartoum rút quân khỏi khu vực biên giới tranh chấp Abyei. Trước đó, vào ngày 19/4, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi hai nước kiềm chế tối đa, chấm dứt các hành động gây hấn và quay trở lại bàn đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn. Ông nêu rõ việc đánh chiếm mỏ dầu Heglig là hành động "vi phạm pháp luật" và "xâm phạm chủ quyền của Cộng hòa Sudan," hối thúc Nam Sudan rút quân ngay khỏi khu vực Heglig. Ông cũng yêu cầu Chính phủ Sudan ngừng nã pháo và ném bom lãnh thổ Nam Sudan, đồng thời rút quân khỏi các vùng lãnh thổ tranh chấp, trong đó có thị trấn Abyei. Trong cuộc tranh chấp và xung đột giữa hai miền Sudan, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã cho rằng cả hai bên đều vi phạm thỏa thuận hòa bình, nên yêu cầu hai bên cùng kiềm chế. Trong khi đó, sau thất bại của AU trong tiến trình hòa giải giữa Sudan và Nam Sudan, Ai Cập đã lên tiếng sẵn sàng làm trung gian giải quyết cuộc khủng hoảng an ninh có nguy cơ dẫn một cuộc chiến tranh tàn khốc này. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu cho thấy xung đột sẽ sớm chấm dứt. 3 Ngày 22/4 Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã lên tiếng chỉ trích các vụ không kích gần đây của Sudan nhằm vào quốc gia láng giềng Nam Sudan và kêu gọi cả hai bên kiềm chế. Cộng đồng thế giới đang lo ngại về nguy cơ bùng nổ chiến tranh giữa hai quốc gia Bắc Phi này sau khi cả hai nước đã có những cuộc giao tranh nhỏ tại các khu vực khai thác dầu nằm ở vùng biên giới vào tuần vừa qua. Ông Ban Ki-moon nhấn mạnh rằng xung đột giữa Sudan và Nam Sudan 2 Theo báo Thanh niên tháng 4/2012 3 Theo TTXVN tháng 4/2012 10 [...]... AFP 11 KẾT LUẬN Mùa hè năm 2011, Nam Sudan đã tách ra khỏi Sudan và trở thành quốc gia độc lập Kể từ thời điểm đó, hai nước liên tục tranh giành quyền khai thác các mỏ dầu ở vùng biên giới tiếp giáp Tới tháng 4, đụng độ giữa Sudan và Nam Sudan đã leo thang thành chiến tranh và hậu quả của cuộc xung đột này là gần 1.000 người thiệt mạng Chính phủ Sudan đã thông qua “lộ trình” chấp dứt xung đột với quốc... Chính trị quốc gia năm 2004 2 Sudan News - Breaking World Sudan News - The New York Times 3 http://www.qdnd.vn 4 http://www.cand.com.vn 5 http://www.baomoi.com 13 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .1 NỘI DUNG 2 1.Nguyên nhân của cuộc xung đột giữa Sudan và Nam Sudan: 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO 13 2 Sudan News - Breaking World Sudan News - The New York Times 13 MỤC LỤC ... trình” chấp dứt xung đột với quốc gia láng giềng Nam Sudan Theo hãng tin AP, trước đó, sáng kiến hòa bình do Liên minh châu Phi đề xuất cũng được chính quyền Nam Sudan phê chuẩn hôm 3-5 Theo sáng kiến hòa bình nêu trên, Sudan và Nam Sudan sẽ quay lại bàn đàm phán trước ngày 8-5 tới 5 Khartoum và Juba sẽ có 3 tháng để đi đến thỏa thuận chấp dứt xung đột giữa hai bên Cụ thể, hai bên sẽ giải quyết dứt điểm... trước diễn biến mới này, Mỹ đã bày tỏ quan ngại và kêu gọi Sudan và Nam Sudan ngừng giao tranh "ngay lập tức và vô điều kiện." Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner một lần nữa kêu gọi Nam Sudan rút quân khỏi vùng tranh chấp Heglig, đồng thời yêu cầu Sudan ngừng các cuộc không kích Trong khi đó, Đặc phái viên Mỹ về vấn đề Sudan và Nam Sudan Princeton Lyman đang có chuyến công du con thoi tới Juba... sự Được biết, Sudan vào tuần rồi đã tiến hành không kích Nam Sudan sau khi nước láng giềng đem quân chiếm đóng mỏ dầu Heglig, vốn nằm trong khu vực tranh chấp của hai nước Phía Nam Sudan sau đó đã rút quân khỏi mỏ dầu vào chủ nhật 22.4, nhưng ngày hôm sau, Sudan vẫn cho máy bay chiến đấu đến oanh tạc thành phố Bentiu của Nam Sudan Trong chuyến viếng thăm mỏ dầu Heglig mới đây, Tổng thống Sudan Bashir... Nam Sudan đã lên tiếng cáo buộc máy bay chiến đấu của Sudan không kích vào các vị trí thuộc lãnh thổ nước này Hiện, hai bên tiếp tục đổ lỗi cho nhau vi phạm lệnh ngừng bắn Cả thế giới đang mong cuộc xung đột này sẽ sớm chấm dứt và hướng tới hoà bình giữa hai quốc gia này 5 Theo QĐND online, tháng 5/2012 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình An ninh quốc tế, nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2004 2 Sudan. .. khi đó, Tổng thống Nam Sudan Kiir thì tuyên bố ông đã cho rút quân theo đúng yêu cầu của cộng đồng quốc tế và sẵn sàng đàm phán với phía Sudan Ông Kiir đang kêu gọi sự giúp đỡ từ phía Trung Quốc Tuy nhiên, rất ít khả năng Bắc Kinh sẽ lên tiếng, AFP nhận định Trung Quốc hiện đang là đồng minh thận cận và là đối tác lớn nhất của Sudan, tuy nhiên nước này vẫn sẵn sàng "bắt tay" với Nam Sudan do quốc gia . đụng độ giữa Sudan và Nam Sudan đã leo thang thành chiến tranh và hậu quả của cuộc xung đột này ngày càng trở nên nghiêm trọng. 1 NỘI DUNG 1. Nguyên nhân của cuộc xung đột giữa Sudan và Nam Sudan: Đúng. Nguyên nhân khiến Sudan và Nam Sudan xung đột? Chưa đầy 6 tháng trước, Nam Sudan tách khỏi Sudan, hình thành quốc gia mới nhất của thế giới: Cộng hòa Nam Sudan. Nhưng căng thẳng bắc -nam đã có từ. LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 1.Nguyên nhân của cuộc xung đột giữa Sudan và Nam Sudan: 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO 13 2. Sudan News - Breaking World Sudan News - The New York Times 13 MỤC LỤC 14 14 15

Ngày đăng: 11/04/2015, 19:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w