Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn

Một phần của tài liệu Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại khách sạn Thể Thao – Hà Nội (Trang 30)

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Thể Thao – Hà Nội (Xem phụ lục 3). Có thể thấy như sau:

Doanh thu năm 2009 đạt 17.375 triệu đồng, tăng so với năm 2008 là 2.110 triệu đồng tương đương với 38,2%. Đây là một kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2009. Doanh thu tăng đã góp phần trong việc thu hồi vốn nhanh, bù đắp các khoản chi phí.

Tổng chi phí năm 2009 là 11.953 triệu đồng tăng 680 triệu đồng so với năm 2008 tương đương với 6,03%. Tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí. Điều này cho thấy khách sạn đã biết kiệm được chi phí, sử dụng các nguồn lực hiệu quả. Tránh được các ảnh hưởng do lạm phát. Chi phí thấp cũng do khách sạn không phải trả các khoản chi phí liên quan tới khấu hao tài sản cố định do đặc điểm là một khách sạn được thuê lại từ khách sạn khác.

Lợi nhuận sau thuế của khách sạn tăng từ 2874,24 triệu đồng lên 4066,5 triệu đồng tương đương với 41,48%. Qua số liệu trên có thể thấy rằng lợi nhuận đạt được của khách sạn là cao trong khi số lao động tăng thêm rất ít là 5 người. Kéo theo năng suất lao động tăng từ 179,58 triệu đồng/ người lên 193,05 triệu đồng/ người. Quỹ lương cũng tăng lên 23,26% tương đương với 637 triệu đồng.

3.4.2 Tình hình sử dụng lao động tại khách sạn

Qua bảng cơ cấu lao động và trình độ chuyên môn của nhân viên trong khách sạn Thể Thao – Hà Nội (Xem phụ lục 4). Có thể thấy, số nhân viên khách sạn năm 2009 chỉ tăng 5 người so với năm 2008, cơ cấu lao động thay đổi không đáng kể. Trong đó lao động gián tiếp là 9 người chiếm 10% tổng số lao động, lao động trực tiếp là 81 người chiếm 90% tổng số lao động trong toàn khách sạn. Số lượng lao động phổ thông trong khách sạn năm 2008 so với năm 2009 tăng lên 4 người do bộ phận nhà hàng cần tuyển thêm người. Số lao động phổ thông chủ yếu tập trung ở các bộ phận như Buồng, Bàn, Bảo vệ, Bếp. Điều này là hoàn toàn phù hợp với hoạt động kinh doanh khách sạn sử dụng nhiều lao động trực tiếp.

Nhìn chung lao động trong khách sạn chủ yếu là lao động nữ chiếm 66,67% tổng số lao động toàn khách sạn. Độ tuổi bình quân của nhân viên trong khách sạn là 30,5 tuổi. Đa số nhân viên trong khách sạn nằm trong độ tuổi từ 22 – 30 tuổi. nhân viên một số bộ phận như Buồng, Bếp, Giặt là có độ tuổi khá cao từ 30 – 45 tuổi do yêu cầu về công việc không cao, công việc phù hợp với độ tuổi.

Tuy nhiên, trình độ lao động còn hạn chế. Trình độ đại học tập chung chủ yếu ở bộ phận quản lý nhưng không thuộc chuyên ngành kinh doanh khách sạn, mà chủ yếu là chuyên ngành khác. Trình độ trung cấp và sơ cấp chiếm số đông trong khách sạn do một số bộ phận hoạt động kinh doanh không đòi hỏi trình độ học vấn cao.

Kết quả trên cho thấy, nguồn nhân lực hiện nay của khách sạn vẫn đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách hàng. Tuy nhiên về lâu dài khách sạn nên có những biện pháp đề đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên.

Một phần của tài liệu Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại khách sạn Thể Thao – Hà Nội (Trang 30)

w