a. Mục tiêu kinh doanh của khách sạn
Trong năm 2010, nền kinh tế thế giới đang dần hồi phục sau khủng hoảng làm cho lượng khách du lịch đến Việt Nam đã bắt đầu tăng trở lại. Bên cạnh đó, năm 2010 cũng chính là năm Hà Nội tổ chức Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội hứa hẹn lượng khách đến Việt Nam tăng vọt, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh của các khách sạn trên địa bàn. Trong điều kiện đó, khách sạn Thể Thao – Hà Nội đã xác định rõ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn như sau
- Mục tiêu ngắn hạn của khách sạn trong năm 2010 là thu hút được ngày càng nhiều khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh toàn khách sạn, đưa khách sạn đạt mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Cụ thể:
+ Tiếp tục giữ chân và thu hút thêm được 20% lượng khách so với năm 2009. Trong đó, khách sạn xác định, thị trường khách quốc tế trọng điểm năm 2010 chính là khách Hàn Quốc tới Việt Nam công tác và du lịch.
+ Phấn đấu nâng cao công suất buồng phòng từ 72% lên 75%.
+ Xây dựng thêm 1 phòng massage và 1 phòng karaoke nhằm tăng thêm doanh thu và lợi nhuận.
+ Phối hợp cùng Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch và các khách sạn trên địa bàn Hà Nội đáp ứng tốt nhất nhu cầu lưu trú tăng vọt trong năm 2010 khi Đại lễ 1000 năm Thăng Long diễn ra.
- Mục tiêu dài hạn của khách sạn:
+ Duy trì và phấn đấu nâng cao chất lượng phục vụ của khách sạn, duy thì vị thế của một khách sạn 3 sao trong kinh doanh khách sạn trên phương diện cả về cơ sở vật chất, chất lượng phục vụ cũng như hiệu quả kinh doanh.
+ Tập trung hơn đến việc phát triển thị trường khách Hàn Quốc và tổ chức tiệc cưới.
+ Tập trung đẩy mạnh hoạt động kinh doanh lưu trú, coi đây là hoạt động kinh doanh trọng tâm của khách sạn.
+ Phát triển hơn nữa các dịch vụ hỗ trợ khác nhằm tăng doanh thu, đảm bảo lợi nhuận, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh toàn khách sạn.
b. Phương hướng kinh doanh của khách sạn
Dựa trên những mục tiêu đề ra, khách sạn Thể Thao – Hà Nội đã đưa ra phương hướng phát triển trong thời gian tới đó là: Lấy mục tiêu chất lượng phục vụ và chất lượng dịch vụ là yếu tố đóng vai trò chủ chốt trong kinh doanh. Cụ thể:
- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên, tăng cường đào tạo khả năng giao tiếp cho nhân viên phục vụ, khả năng xử lý tình huống.
- Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị mới cho khách sạn đảm bảo yêu cầu hiện đại, đồng bộ phù hợp với nhu cầu khách hàng. Đồng thời nâng cao trình độ sử dụng trang thiết bị cho nhân viên tránh tình trạng lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Nâng cấp cải tiến các trang thiết bị đồ dùng hỗ trợ cho nhân viên phục vụ tiết kiệm thời gian, tăng năng suất lao động
- Tăng cường quảng bá về sản phẩm dịch vụ của khách sạn dưới nhiều hình thức khác nhau, thực hiện chính sách sản phẩm, chính sách giá...
- Xúc tiến quảng bá khách sạn trên các Website, các tạp chí du lịch của Việt Nam và quốc tế nhằm xây dựng và củng cố hình ảnh, vị trí của khách sạn trong tâm trí khách hàng.
Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực là một trong các nội dung được Nhà nước quan tâm trong công cuộc nâng cao chất lượng người lao động, không chỉ đáp ứng nhu cầu thực tế của khách sạn mà còn là nhu cầu được nâng cao trình độ kiến thức cũng như vị trí công việc của người lao động. Ở bất kỳ giai đoạn nào, công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực vẫn nhằm một mục đích duy nhất là tạo ra một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, có khả năng sẵn sàng phục vụ khách và đáp ứng yêu cầu kinh doanh của khách sạn.
Kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nhân lực bắt nguồn từ trình độ nhân viên trong khách sạn. Cho nên trong giai đoạn hiện nay, các khách sạn đều chú trọng tới công tác tuyển dụng nhân lực ngay từ ban đầu nhằm chọn ra một đội ngũ lao phù hợp với vị trí công việc được tuyển dụng mà không phải mất nhiều chi phí cho đào tạo và đào tạo lại từ đó từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong khách sạn.
Trong quá trình đào tạo và bồi dưỡng nhân lực, các hình thức đào tạo và bồi dưỡng ngày càng phong phú hơn cả về không gian và thời gian. Về không gian, nhân viên không chỉ được đào tạo trong phạm vi khách sạn mình làm việc mà còn được đào tạo tại các trường chính quy chuyên nghiệp, tham quan, làm việc tại các khách sạn khác. Về mặt thời gian, có thể đào tạo từ 1 tuần, 1 tháng hoặc có thể kéo dài tới vài năm tùy thuộc vào hình thức đào tạo.
Chi phí đào tạo và bồi dưỡng sẽ được quan tâm chính đáng. Hàng năm khách sạn sẽ trích một phần lợi nhuận để xây dựng quỹ cho công tác này. Coi hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nhân lực là công tác cần được thực hiện thường xuyên và liên tục.
4.2.3 Quan điểm giải quyết vấn đề tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân lực của khách sạn Thể Thao – Hà Nội
Lao động trong kinh doanh dịch vụ nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng do chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào nhân viên phục vụ. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dịch vụ không còn cách nào khác là cần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động thông qua đào tạo và bồi dưỡng nhân lực. Khách sạn Thể Thao – Hà Nội mới thành lập được 5 năm cho nên rất cần phải quan tâm tới đào tạo và bồi dưỡng nhân viên để đáp ứng yêu cầu kinh doanh của khách sạn, tiến tới ổn định kinh doanh. Nhận thức rõ được vấn đề này, Ban giám đốc khách sạn đã xây dựng các quan điểm đào tạo và bồi dưỡng nhân lực như sau:
- Hoàn thiện các nội dung công tác quản trị nhân lực trong khách sạn bao gồm các nội dung: Tuyển dụng nhân lực, bố trí và sử dụng nhân lực, đào tạo và phát triển nhân lực, đãi ngộ nhân lực. Bởi để có được một đội ngũ lao động phù hợp với khách sạn thì khách sạn cần phải làm tốt các nội dung trên ngay từ khi lên kế hoạch tuyển dụng nhân lực, cần tuyển dụng người lao động đáp ứng được yêu cầu công việc, được đào tạo
đúng chuyên ngành tuyển dụng, bố trí đúng công việc đúng chuyên môn... Từ đó tránh phải đào tạo và đào tạo lại, tiết kiệm chi phí và thời gian.
- Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực cần tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, áp dụng cho mọi đối tượng lao động trong khách sạn. Đối với nhà quản trị thì cần được đào tạo và bồi dưỡng về quản trị nhân sự, quản trị tài chính, phẩm chất chính trị…Đối với nhân viên cần đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ buồng, bàn, bar, bếp, trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao tiếp với khách hàng. Khuyến khích nhân viên trong các bộ phận tự học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình làm việc.
- Khách sạn sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nhân lực có sự giám sát, đánh giá kết quả thực hiện thông bộ phận nhân sự.
+ Kế hoạch ngắn hạn:
Được thực hiện trong vòng từ 1 - 3 năm. Khách sạn sẽ tiếp tục duy trì và phát triển các mặt tích cực đã đạt được trong đào tạo và bồi dưỡng nhân lực, cân đối cơ cấu lao động giữa các bộ phận. Kế hoạch này sẽ chỉ rõ hình thức, nội dung, thời gian, chi phí, chế độ đãi ngộ, số lượng nhân viên tham gia đào tạo và bồi dưỡng.... Đồng thời giáo dục cho nhân viên nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực là một nhiệm vụ cần được tiến hành thường xuyên và liên tục. Như vậy mới giúp nhân viên có tinh thần tự học hỏi, nâng cao trình độ, tự khẳng định mình, làm tăng năng suất lao động và hiệu quả công việc.
+ Kế hoạch dài hạn:
Được thực hiện trong thời gian từ 5 – 7 năm nhằm xây dựng và lựa chọn được một đội ngũ lao động phù hợp với hoạt động kinh doanh của khách sạn. Về lâu dài, khách sạn cần có bộ phận chuyên trách về nhân lực, tách biệt hẳn với Công ty TNHH đầu tư và du lịch Việt Hàn. Bộ phận này có tầm nhìn chiến lược về thay đổi các yêu cầu nhân lực trong khách sạn. Đưa ra các quy định, tiêu chuẩn công việc, giám sát quá trình đào tạo nhân lực…Ngoài ra khách sạn sẽ xây dựng quỹ dành cho đào tạo và bồi dưỡng nhân lực được trích từ lợi nhuận hàng năm của khách sạn. Đồng thời hợp tác thường xuyên với các trường đào tạo chuyên nghiệp về chuyên ngành khách sạn – du lịch để nhân lực trong khách sạn là nguồn nhân lực được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp.