LỜI MỞ ĐẦU Trong thời gian qua đã có không ít các vụ mâu thuẫn, xung đột giữa nội bộ ban quản trị các công ty và Hội đồng quản trịHội đồng thành viên; có những vụ việc chỉ “lời qua tiếng lại” giữa các bên trên báo chí rồi lặng lẽ đi vào quên lãng nhưng cũng có những vụ việc các bên kiện nhau ra tòa và vẫn chưa có hồi kết. Nhân thời gian đang nghiên cứu tìm hiểu về môn luật kinh tế, Nhóm 3 nhận được đề tài: “Tìm và phân tích ít nhất 5 vụ việc thực tế về xung đột giữa TGĐGĐ với HĐQTHĐTV trong thực tiễn kinh doanh của Doanh nghiệp. Nguyên nhân và giải pháp”; qua đề tài này nhóm cũng muốn góp phần tìm hiểu cặn kẽ hơn về các vụ lùm xùm giữa Giám đốcTổng Giám đốc và Hội đồng quản trịHội đồng thành viên của công ty và từ đó đưa ra một số kiến nghị hữu ích cho các nhà quản lý công ty, các cổ đông. Ngoài ra, nhóm cũng mong muốn thông qua đề tài giúp cho những người quản lý, các cổ đông có một cái nhìn rõ ràng, nhận thức đúng hơn về vai trò, quyền hạn và nghĩa vụ của mình trong công ty; và quan trọng hơn hết là phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về lĩnh vực mình kinh doanh hoặc đầu tư. Nhân đây, nhóm 3 xin cám ơn PGS.TS Bùi Xuân Hải đã dành thời gian quý báu của Thầy để hướng dẫn tận tình cho nhóm. Do kiến thức còn hạn chế và thời gian hạn hẹp nên Bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm 3 mong Thầy và các bạn trong lớp đóng góp ý kiến để nhóm hoàn thiện thêm. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 MỤC LỤC 4 I. PHÂN TÍCH CÁC VỤ XUNG ĐỘT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 5 1. Vụ kiện giữa chủ tịch Hoa sen và cựu Tổng Giám đốc 5 2. Vụ xung đột lợi ích trong công ty FPT 8 3. Mâu thuẫn giữa chủ tịch HĐQT và TGĐ công ty Sabeco 11 4. Rắc rối việc bổ nhiệm Tổng Giám đốc Sudico 15 5. Mâu thuẫn nội bộ trong công ty Bông bạch tuyết dẫn đến thất bại của công ty 17 6. Mâu thuẫn giữa nội bộ công ty cổ phần Tràng Tiền 20 7. Tình huống tại công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư Phương Đông 22 II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 24 1. Một số kiến nghị dưới góc độ quản lý doanh nghiệp 25 2. Một số kiến nghị thay đổi luật doanh nghiệp 25 KẾT LUẬN 27 Tài liệu tham khảo 28 I. PHÂN TÍCH CÁC VỤ XUNG ĐỘT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1. Vụ kiện giữa chủ tịch Hoa sen và cựu Tổng Giám đốc 1.1 Sơ nét về công ty Hoa Sen Trong thời gian khoảng giữa tháng 4 năm 2012, chúng ta cũng thấy vụ lùm xùm kiện cáo giữa chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen với cựu Tổng Giám đốc. Tập đoàn Hoa sen được thành lập ngày 882001. Tập đoàn Hoa Sen có trụ sở tại Thị Xã Dĩ An, Bình Dương. Qua hơn 10 năm phát triển thì công ty từ số vốn 30 tỷ đồng lúc thành lập với 22 nhân viên và 3 chi nhánh; đến năm 2012 công ty đã đạt doanh thu xuất khẩu hơn 180 triệu USD, trở thành một trong những doanh nghiệp xuất khẩu tôn mạ hàng đầu Đông Nam Á, tổng số chi nhánh bán lẻ trên 108. 1.2 Sơ lược và phân tích về vụ kiện Vào giữa tháng 4 năm 2012, cựu Tổng giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen (HSG) Phạm Văn Trung đã nộp đơn khởi kiện HSG, doanh nghiệp mình từng làm việc hơn 10 năm với lý do đã “vu khống, bôi nhọ, xúc phạm danh dự” ông. Tòa án huyện Dĩ An, Bình Dương đã tiếp nhận đơn kiện. Vụ lùm xùm giữa HSG và cựu CEO của mình bắt đầu gay cấn khi Chủ tịch HĐQT HSG Lê Phước Vũ phát biểu tại Đại hội cổ đông ngày 223 về lý do mà ông Phạm Văn Trung nghỉ việc tại HSG là vì thiếu minh bạch trong điều hành. Sau đó, trên các phương tiện truyền thông bắt đầu cuộc khẩu chiến giữa cựu CEO của HSG với những lãnh đạo cốt cán của HSG hiện tại. Đến ngày 174, ông Phạm Văn Trung đã chính thức đệ đơn lên Tòa án Nhân dân huyện Dĩ An (Bình Dương) khởi kiện HSG về việc vu khống, bôi nhọ, xúc phạm danh dự của ông. Ông yêu cầu HSG phải cải chính thông tin sai sự thật và xin lỗi công khai trên 3 kỳ báo. Đáp lại, ngày 184 HSG đã gửi lên Ủy ban chứng khoán nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán TPHCM bản công bố thông tin cho biết là sẽ khởi kiện ông Phạm Văn Trung đòi bồi thường 26 tỷ đồng và nhiều quyền lợi khác. Theo HSG, vào ngày 22102010, ông Phạm Văn Trung đã ký cam kết về chế độ trách nhiệm của cán bộ quản lý đối với HSG, trong đó ghi rõ: “Trong thời gian hiệu lực hợp đồng và trong vòng 36 tháng kể từ khi nghỉ việc tại công ty, tôi không được phép: cung cấp thông tin, tiết lộ bí mật kinh doanh ra ngoài, không được phép hợp tác, sản xuất, kinh doanh, làm đại lý sử dụng, tiết lộ thông tin về khách hàng, mặt hàng, sản phẩm tương tự của công ty cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào nhằm phục vụ công việc riêng của cá nhân mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản từ phía công ty. Trường hợp bị phát hiện, cá nhân
Trang 1GVHD: PGS.TS BÙI XUÂN HẢI NTH: Nhóm 3.
5 Lê Trung Quốc (Nhóm trưởng)
6 Lê Thị Phương Thảo
7 Đặng Thị Phương Trang
8 Mai Nguyễn Huyền Trang
TPHCM, tháng 03 năm 2013.
Trang 2Nhận xét của Giảng viên.
Trang 3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời gian qua đã có không ít các vụ mâu thuẫn, xung đột giữa nội bộ banquản trị các công ty và Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên; có những vụ việc chỉ “lờiqua tiếng lại” giữa các bên trên báo chí rồi lặng lẽ đi vào quên lãng nhưng cũng có những
vụ việc các bên kiện nhau ra tòa và vẫn chưa có hồi kết Nhân thời gian đang nghiên cứu
tìm hiểu về môn luật kinh tế, Nhóm 3 nhận được đề tài: “Tìm và phân tích ít nhất 5 vụ
việc thực tế về xung đột giữa TGĐ/GĐ với HĐQT/HĐTV trong thực tiễn kinh doanh của Doanh nghiệp Nguyên nhân và giải pháp”; qua đề tài này nhóm cũng muốn góp
phần tìm hiểu cặn kẽ hơn về các vụ lùm xùm giữa Giám đốc/Tổng Giám đốc và Hội đồngquản trị/Hội đồng thành viên của công ty và từ đó đưa ra một số kiến nghị hữu ích cho cácnhà quản lý công ty, các cổ đông Ngoài ra, nhóm cũng mong muốn thông qua đề tài giúpcho những người quản lý, các cổ đông có một cái nhìn rõ ràng, nhận thức đúng hơn về vaitrò, quyền hạn và nghĩa vụ của mình trong công ty; và quan trọng hơn hết là phải tuân thủtheo đúng các quy định của pháp luật về lĩnh vực mình kinh doanh hoặc đầu tư
Nhân đây, nhóm 3 xin cám ơn PGS.TS Bùi Xuân Hải đã dành thời gian quý báucủa Thầy để hướng dẫn tận tình cho nhóm Do kiến thức còn hạn chế và thời gian hạn hẹpnên Bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm 3 mong Thầy và các bạn tronglớp đóng góp ý kiến để nhóm hoàn thiện thêm
Trang 4MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
MỤC LỤC 4
I PHÂN TÍCH CÁC VỤ XUNG ĐỘT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 5
1 Vụ kiện giữa chủ tịch Hoa sen và cựu Tổng Giám đốc 5
2 Vụ xung đột lợi ích trong công ty FPT 8
3 Mâu thuẫn giữa chủ tịch HĐQT và TGĐ công ty Sabeco 11
4 Rắc rối việc bổ nhiệm Tổng Giám đốc Sudico 15
5 Mâu thuẫn nội bộ trong công ty Bông bạch tuyết dẫn đến thất bại của công ty 17 6 Mâu thuẫn giữa nội bộ công ty cổ phần Tràng Tiền 20
7 Tình huống tại công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư Phương Đông 22
II MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 24
1 Một số kiến nghị dưới góc độ quản lý doanh nghiệp 25
2 Một số kiến nghị thay đổi luật doanh nghiệp 25
KẾT LUẬN 27
Tài liệu tham khảo 28
Trang 5I PHÂN TÍCH CÁC VỤ XUNG ĐỘT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1 Vụ kiện giữa chủ tịch Hoa sen và cựu Tổng Giám đốc
I.1 Sơ nét về công ty Hoa Sen
Trong thời gian khoảng giữa tháng 4 năm 2012, chúng ta cũng thấy vụ lùm xùm kiện cáogiữa chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen với cựu Tổng Giám đốc
Tập đoàn Hoa sen được thành lập ngày 8/8/2001 Tập đoàn Hoa Sen có trụ sở tại Thị Xã
Dĩ An, Bình Dương Qua hơn 10 năm phát triển thì công ty từ số vốn 30 tỷ đồng lúc thànhlập với 22 nhân viên và 3 chi nhánh; đến năm 2012 công ty đã đạt doanh thu xuất khẩuhơn 180 triệu USD, trở thành một trong những doanh nghiệp xuất khẩu tôn mạ hàng đầuĐông Nam Á, tổng số chi nhánh bán lẻ trên 108
I.2 Sơ lược và phân tích về vụ kiện
Vào giữa tháng 4 năm 2012, cựu Tổng giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen(HSG) Phạm Văn Trung đã nộp đơn khởi kiện HSG, doanh nghiệp mình từng làm việchơn 10 năm với lý do đã “vu khống, bôi nhọ, xúc phạm danh dự” ông Tòa án huyện Dĩ
An, Bình Dương đã tiếp nhận đơn kiện
Vụ lùm xùm giữa HSG và cựu CEO của mình bắt đầu gay cấn khi Chủ tịch HĐQT HSG
Lê Phước Vũ phát biểu tại Đại hội cổ đông ngày 22/3 về lý do mà ông Phạm Văn Trungnghỉ việc tại HSG là vì thiếu minh bạch trong điều hành Sau đó, trên các phương tiệntruyền thông bắt đầu cuộc khẩu chiến giữa cựu CEO của HSG với những lãnh đạo cốt cáncủa HSG hiện tại
Đến ngày 17/4, ông Phạm Văn Trung đã chính thức đệ đơn lên Tòa án Nhân dân huyện
Dĩ An (Bình Dương) khởi kiện HSG về việc vu khống, bôi nhọ, xúc phạm danh dự củaông Ông yêu cầu HSG phải cải chính thông tin sai sự thật và xin lỗi công khai trên 3 kỳbáo
Đáp lại, ngày 18/4 HSG đã gửi lên Ủy ban chứng khoán nhà nước và Sở giao dịch chứngkhoán TPHCM bản công bố thông tin cho biết là sẽ khởi kiện ông Phạm Văn Trung đòibồi thường 26 tỷ đồng và nhiều quyền lợi khác
Theo HSG, vào ngày 22/10/2010, ông Phạm Văn Trung đã ký cam kết về chế độ tráchnhiệm của cán bộ quản lý đối với HSG, trong đó ghi rõ: “Trong thời gian hiệu lực hợpđồng và trong vòng 36 tháng kể từ khi nghỉ việc tại công ty, tôi không được phép: cungcấp thông tin, tiết lộ bí mật kinh doanh ra ngoài, không được phép hợp tác, sản xuất, kinhdoanh, làm đại lý sử dụng, tiết lộ thông tin về khách hàng, mặt hàng, sản phẩm tương tựcủa công ty cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào nhằm phục vụ công việc riêng của cá nhân
mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản từ phía công ty Trường hợp bị phát hiện, cá nhân
đó sẽ bị khởi tố trước pháp luật”
Trang 6Ông Trung giữ các vị trí điều hành quan trọng của HSG từ tháng 4/2007 với chức danhPhó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh Ông chính thức trở thành Tổng giám đốc HSG
từ ngày 1/4/2011 Đến ngày 18/4 thì ông Trung nộp đơn xin thôi việc Hội đồng quản trịHSG chấp thuận miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc của ông Trung từ ngày 27/4/2011nhưng chưa cho thôi việc
Đến ngày 19/11/2011 thì ông Trung được bầu vào làm thành viên Hội đồng quản trị củacông ty thép Nam Kim Trong cùng ngày hôm đó, ông Trung được bổ nhiệm chức vụTổng giám đốc NKG
Theo Hội đồng quản trị HSG, việc ông Phạm Văn Trung hợp tác làm việc với NKG vớichức danh thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc sau khi tự ý thôi việc tạiHSG mới chỉ 7 tháng là đã vi phạm nghiêm trọng cam kết chế độ trách nhiệm nêu trên.Thời điểm đó HSG đã củng cố hồ sơ để khởi kiện ông Trung vi phạm cam kết này
Trong đó, trọng điểm là HSG sẽ khởi kiện ông Phạm Văn Trung đòi bồi thường nhữngthiệt hại của HSG do ông Phạm Văn Trung gây ra liên quan đến các hợp đồng mua bánvới ước tính thiệt hại khoản 26 tỷ đồng; yêu cầu ông Trung hoàn trả những khoản tiền tạmứng, tiền nợ mua hàng mà ông Trung không thanh toán cho HSG và bồi thường nhữngthiệt hại khác của HSG do ông Trung gây ra trong thời gian ông điều hành HSG
Theo Hội đồng quản trị HSG thì việc khiếu kiện này có thể ảnh hưởng đến hoạt động sảnxuất kinh doanh, uy tín và giá cổ phiếu NKG trên thị trường chứng khoán Theo HSG thìcông ty này không có ý định cạnh tranh không lành mạnh với bất kỳ công ty nào, trong đó
có NKG nhưng buộc phải làm những động thái trên để bảo vệ quyền lợi của mình
Trong công bố thông tin của mình, HSG đề nghị NKG chấm dứt sử dụng lao động đối vớiông Phạm Văn Trung và các cán bộ quản lý khác đã từng làm việc tại HSG và có cam kếtchế độ trách nhiệm với HSG
Hội đồng quản trị HSG khẳng định: “Nếu NKG không tiến hành chấm dứt sử dụng laođộng đối với các đối tượng trên thì HSG được quyền xem như NKG có chủ trương thôngđồng, cấu kết với các cá nhân trên để cạnh tranh không lành mạnh với HSG và làm tổnhại đến lợi ích hợp pháp của HSG Trong trường hợp đó, chúng tôi buộc phải sử dụng cácbiện pháp pháp lý và truyền thông cần thiết để bảo vệ lợi ích hợp pháp của chúng tôi”
Qua các thông tin về vụ lùm xùm giữa Hoa Sen, cụ thể là chủ tịch Lê Phước Vũ và cựuCEO, nhóm xin có những phân tích và bình luận như sau:
Việc Hoa Sen yêu cầu ông Trung bồi thường thiệt hại liên quan đến các hợp đồngmua bán trong thời gian ông Trung điều hành tại Hoa Sen thì phải căn cứ vào nộidung các quy định của công ty, hợp đồng lao động ký kết để xem xét và giải quyết;
Trang 7cụ thể tại khoản 4 điều 116 có nêu: “Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hànhcông việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật,Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của Hội đồngquản trị Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giámđốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thườngthiệt hại cho công ty”.
Việc Hoa sen yêu cầu Nam Kim chấm dứt sử dụng lao động đối với ông Trung thìkhông hợp lý vì:
- Việc một doanh nghiệp ngăn cấm một người lao động đã từng làm việc chomình không được làm việc cho các doanh nghiệp khác trong một thời gian nhấtđịnh là không thể được, dù lý do của việc ngăn cấm là hợp lý Điều này trái vớicác quy định của Hiến pháp và các quy định của Bộ Luật lao động nước ta; cụthể:
+ Tại điều 55 của Hiến pháp năm 1992: “Lao động là quyền và nghĩa vụ củacông dân”
+ Tại điều 5 của Bộ Luật lao động quy định: “Mọi người đều có quyền làmviệc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độnghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xãhội, tín ngưỡng, tôn giáo”
- Qua các thông tin về vụ kiện thì chúng ta có thể thấy không có bất kỳ nội dungnào cấm ông Trung không được phép làm việc với tư cách là người lao độngcho công ty đối thủ Ngoài ra, người lao động có quyền tự do lựa chọn, làmviệc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi đâu mà pháp luậtkhông cấm
- Ngoài ra, Nam Kim là một đơn vị pháp nhân có tư cách độc lập, có quyền tự
do thuê mướn, tuyển dụng lao động mà không phụ thuộc hoặc phải xin phépbất kỳ bên thứ ba nào
Nguyên nhân:
- Chưa phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của Tổng Giám đốc
- Các văn bản quy định, cam kết giữa công ty và TGĐ không rõ ràng
Giải pháp:
- Mô tả công việc rõ ràng, chi tiết cho chức danh TGĐ
- Quy định định rõ quyền hạn và trách nhiệm của TGĐ
- Hợp đồng lao động, các cam kết phải được nêu rõ ràng tránh các quy địnhchung chung gây khó khăn khi thực hiện
Trang 82 Vụ xung đột lợi ích trong công ty FPT
2.1 Sơ nét về công ty FPT
Công ty Cổ phần FPT thành lập ngày 13/09/1988, trong gần 25 năm phát triển, FPT luôn
là công ty Công nghệ thông tin và Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam với doanh thu hơn1,2 tỷ USD (Báo cáo tài chính 2012), tạo ra gần 15.000 việc làm và giá trị vốn hóa thịtrường năm 2012 đạt gần 10.000 tỷ đồng (tương đương gần 480 triệu USD), nằm trong sốcác doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tại Việt Nam (theo báo cáo của Vietnam Report 500)
Với các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin và Viễn thông,
FPT cung cấp dịch vụ tới 46/63 tỉnh thành tại Việt Nam, không ngừng mở rộng thị trườngtoàn cầu
2.2 Sơ lược và phân tích về vụ xung đột
Như đã biết công ty cổ phần là loại hình công ty có cơ cấu tổ chức phức tạp do tính chấtđối vốn và số lượng cổ đông lớn, quy mô hoạt động lớn Chính điều này quyết định đến
cơ cấu tổ chức của công ty Tuy công ty cổ phần được thành lập bởi các sáng lập viên,song sau khi cổ phần được phát hành, các sáng lập viên đó phải chia sẻ quyền lực với các
cổ đông khác Ngoài ra, số lượng cổ đông linh hoạt thay đổi vì cổ đông dễ dàng chuyểnnhượng cổ phần của mình cho người khác
Trong đó, trách nhiệm tối cao của hội đồng quản trị (HĐQT) trong một công ty cổ phần làđại diện cho quyền lợi của các cổ đông Một HĐQT hoạt động minh bạch, đặt quyền lợicủa cổ đông và sự phát triển của công ty lên trên lợi ích riêng của mình là một trongnhững mục tiêu hướng đến của thông lệ tốt trong quản trị doanh nghiệp mà VN đang cốgắng xây dựng
Cổ đông là người sở hữu cổ phần đã phát hành của DN và có quyền quyết định đến cácvấn đề liên quan đến DN phụ thuộc vào tỷ lệ nắm giữ cổ phần Hãy hình dung công tycũng giống như một Nhà nước, mỗi nhóm cổ đông sẽ đại diện cho một giai cấp nên bất kỳ
sự biến động chính trị nào cũng sẽ tác động ít nhiều đến lợi ích của các giai cấp kháctrong xã hội
Thông thường, xung đột lợi ích giữa các cổ đông lớn và Hội đồng quản trị (HĐQT) trongnội bộ công ty đã là một vấn đề gây khó khăn cho DN
Từ câu chuyện 11 thành viên trong HĐQT Công ty FPT tự cho mình cái “đặc quyền”được góp vốn vào các công ty “con” của FPT, cho thấy cơ chế bảo vệ lợi ích và đảm bảo
sự đối xử công bằng đối với mọi cổ đông trong FPT đã bị xâm phạm nặng nề
Các cổ đông thiểu số của FPT không thể kiện vì HĐQT đã làm đúng theo quyền hạn mà
họ đã được đại hội cổ đông trao, tức được lập công ty con và quyết định những ai đượcquyền góp vốn trong những công ty này Thế giới cũng đã thống kê rằng các xung độtquyền lợi “kiểu” FPT không phải là hiếm
Trang 9Cho nên, trong các rủi ro liên quan đến quản trị doanh nghiệp yếu kém, các nhà nghiêncứu đã chỉ ra một trong các rủi ro lớn nhất là gian lận trong chuyển nhượng tài sản Ở đó,các cán bộ cấp cao chuyển nhượng tiền hoặc tài sản của công ty ra ngoài công ty một cáchkhông chính đáng Đó chính là việc giá trị tài sản FPT được chuyển nhượng gần như bằngkhông trong các thương vụ góp vốn, đổi lại là các thành viên HĐQT FPT được quyềnmua một tỉ lệ cổ phần lớn với giá gốc.
Việc FPT “ký hợp đồng” bán cổ phần trong các công ty “con” cho các thành viên trongHĐQT được nhìn nhận là một kiểu lạm dụng quyền hạn của HĐQT và có thể đem lại rủi
ro đáng kể cho các nhà đầu tư nhỏ, bởi giao dịch này diễn ra theo những điều khoản có lợicho HĐQT và do đó đem đến bất lợi cho công ty như một tổng thể
Vụ đem thương hiệu công ty mẹ đi góp vốn tràn lan không chỉ cần xem xét ở góc độ đạođức của người lãnh đạo mà cũng cần phân tích vai trò của ban kiểm soát công ty Ban nàyđược sinh ra với nhiệm vụ chủ yếu là xem xét các khoản chi đầu tư hoặc rút vốn đầu tưquan trọng, giám sát những xung đột quyền lợi tiềm ẩn của các thành viên HĐQT, thànhviên ban giám đốc và các cổ đông lớn, trong đó có cả việc sử dụng sai tài sản công ty.Nếu nhận thấy điều lệ của FPT đang “sơ hở”, tạo điều kiện cho HĐQT lạm dụng để phục
vụ lợi ích cho mình thì chính ban này phải kiến nghị đến các cổ đông để có những thayđổi cần thiết
Bên cạnh đó khác với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, các cổ đông trong công ty cổphần không thể trực tiếp quản lý điều hành như thành viên trong công ty TNHH Các cổđông phải họp lại với nhau, tạo nên Đại hội đồng cổ đông, chọn ra một số người thaymình quản lý công ty CTCP có sự tách bạch giữa sở hữu và quản trị điều hành trong công
ty Do đó, CTCP là sự biểu hiện rõ nét nhất của mô hình quản lý 3 cấ p: Đại hội đồng cổđông (cơ quan chủ sở hữu), Hội đồng quản trị (cơ quan quản lý), Ban giám đốc (cơ quanđiều hành) Mỗi cấp quản lí có một nhiệm vụ, chức năng riêng biệt hoàn thiện bộ máyquản trị công ty Ngoài ra, Ban kiểm soát được thành lập ở những công ty có trên 11 cổđông là cá nhân, hoặc có cổ đông là tổ chức nắm trên 50% tổng số cổ phần của công ty,
có chức năng giám sát hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong việc quản lý và điềuhành công ty Chính vì vậy, việc tổ chức quản lí công ty cổ phần sẽ khó khăn và dễ dẫnđến lạm quyền nếu không được pháp luật quy định một cách chặt chẽ
Như đã biết một trong những sự kiện đáng nhớ nhất diễn ra tại FPT là vào ngày31/12/2008, khi Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Trương Gia Bình công bố quyếtđịnh sẽ chuyển giao vị trí Tổng Giám đốc điều hành cho Chủ tịch HĐQT FPT Software,lúc đó là ông Nguyễn Thành Nam Đây là bước chuyển mới khi tách bạch giữa cơ quanquản lý và cơ quan điều hành Tuy nhiên ông Nguyễn Thành Nam đã rời khỏi ghế CEOcủa FPT chỉ sau vỏn vẹn hai năm trong sự tiếc nuối của nhiều người Lý do khi từ nhiệmcủa ông được công bố đơn giản là: do FPT muốn thực hiện trẻ hóa đội ngũ nhân sự caocấp Chỉ xét về tuổi tác đơn thuần, ở độ tuổi 50 như ông Nguyễn Thành Nam, đươngnhiên lý do này rất hợp lý Nhưng những người hiểu nội tình FPT lại không hiểu như lý
do mà FPT công bố
Trang 10Ngay sau đó là sự xuất hiện của CEO mới trong sự chờ đợi của cả tập đoàn Trương ĐìnhAnh nhậm chức với hình ảnh của một nhà lãnh đạo trẻ, tài năng, thông minh song đề caotính thực dụng Đáng chú ý, thời gian Trương Đình Anh ngồi ghế CEO còn ngắn hơnngười tiền nhiệm Nguyễn Thành Nam Sự ra đi chóng vánh này khiến ai chưa hiểu sẽhiểu Tại sao một cộng sự tin cậy và mềm dẻo như ông Nguyễn Thành Nam cũng khôngthể yên vị ở chiếc ghế CEO FPT như ông Trương Gia Bình đã ngồi suốt 22 năm qua? Tạisao một người táo bạo, nói được làm được như Trương Đình Anh cũng chỉ trụ được ở đóđúng một năm? Tổng Giám đốc một công ty cổ phần bình luận, sự va chạm trong côngviệc giữa Chủ tịch HĐQT với Tổng Giám đốc là không tránh khỏi Sự khác biệt về tư duyquản trị cũng là điều dễ hiểu Nhưng những va chạm, chi phối, xung đột phức tạp trongquyền lực lại là câu chuyện hoàn toàn khác Tại nhiều doanh nghiệp, không hiếm CEO đilàm thuê bị coi như "bù nhìn", bởi không được chủ doanh nghiệp tin tưởng và trao thựcquyền, mặc dù bề ngoài có vẻ như vậy
Nguyên nhân:
- Trên thực tế, do nhận thức không đầy đủ về quyền hạn của cổ đông, củaHĐQT, ban kiểm soát, giám đốc cũng như thủ tục trình tự đại hội đồng cổđông, đặc biệt là đại hội đồng cổ đông bất thường, nên dẫn đến cổ đông lạmquyền và can thiệp quá sâu vào công tác quản lý, điều hành công ty, gây nênnhững xung đột nội bộ không đáng có
- Việc không tách rời giữa những người đại diện chủ sở hữu vốn (HĐQT) vànhững người điều hành doanh nghiệp (giám đốc) và có thể là những lao độngtrong doanh nghiệp (mà không phải là cổ đông) dẫn đến cần hiểu rõ quyền hạn
và nghĩa vụ và việc giám sát của các bên tham gia trong mối quan hệ này
- Ban giám sát hoạt động không thực sự hiệu quả
- Theo mô hình này, kiểm soát nội bộ được định nghĩa là “Quy trình do HĐQT,ban điều hành và các cá nhân thực thi, được xây dựng nhằm đưa ra sự đảm bảo
ở mức độ hợp lý đối với mục đích đạt được của những nội dung như: tính hiệuquả và hiệu năng của quá trình hoạt động; mức độ tin cậy của các báo cáo tàichính; và tính tuân thủ các quy định và luật pháp hiện hành” Một hệ thốngkiểm soát nội bộ được coi là hữu hiệu khi được thiết kế bao gồm: môi trườngkiểm soát; đánh giá rủi ro; những hoạt động kiểm soát; thông tin và trao đổithông tin, giám sát
Trang 11- Có thể nói trong hoạt động công ty cổ phần, việc đảm bảo hài hoà lợi ích giữachủ sở hữu doanh nghiệp với người quản lý là một trong những nội dung cơbản của quản trị công ty
3 Mâu thuẫn giữa chủ tịch HĐQT và TGĐ công ty Sabeco
3.1 Sơ nét về công ty Sabeco
Sabeco (Tổng công ty bia - rượu - nước giải khát sài gòn Sài Gòn) gắn liền với quá trìnhphát triển mạnh mẽ và bền vững của thương hiệu bia Sài Gòn, thương hiệu dẫn đầu củaViệt Nam
2004 Thành lập Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn SABECO chuyển sang tổ chức
và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con theo quyết định số BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
37/2004/QĐ-2006 Hoàn chỉnh hệ thống phân phối trên toàn quốc với 8 Công ty CPTM SABECO khuvực
2007 Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn SABECO liên tục phát triển lớn mạnh vớichủ đạo là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm Bia Sài Gòn và đầu tư mới trên nhiều lĩnhvực, sản phẩm khác
Hiện nay Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn SABECO có tổng cộng 28 thành viên
3.2 Sơ lược và phân tích về vụ mâu thuẫn
Không tìm được tiếng nói chung trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanhcủa tổng công ty sabeco, Chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc bị bộ chủ quản buộcthôi nhiệm vụ quản lý phần vốn nhà nước ở Sabeco vào ngày 3/5/12
Được thành lập theo Quyết định số 74/2003/QĐ-BCN ngày 6/3/2003 và đến năm 2008 đãđược tiến hành cổ phần hóa theo chủ trương của Nhà nước Theo đó, ngày 7/4/2008, đạihội đồng cổ đông đã thông qua Điều lệ Sabeco, trong đó, cổ phần của Nhà nước chiếm89,59% vốn điều lệ; Sabeco hoạt động theo Luật Doanh nghiệp của năm 2005 và Điều lệSabeco Ngay sau đó, Bộ Công thương với vai trò là Bộ chủ quản được Chính phủ giaoquản lý phần vốn Nhà nước tại Sabeco đã cử ông Nguyễn Bá Thi giữ chức Chủ tịch Hộiđồng quản trị, phụ trách bộ phận Và đến ngày 22/4/2008, ông Nguyễn Bá Thi đã có vănbản số 01/2008/GUQ-HĐQT ủy quyền lại cho ông Nguyễn Quang Minh, Tổng giám đốc.Sau hơn 8 năm đi vào hoạt động, tính tới thời điểm Thanh tra Chính phủ tiến hành thanhtra tại Sabeco, Sabeco được biết đến là một doanh nghiệp lớn có địa bàn hoạt động sảnxuất, kinh doanh rộng, có nhà máy và cơ sở tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, bao gồm: 2nhà máy hạch toán phụ thuộc, 3 đơn vị sự nghiệp hạch toán độc lập (100 vốn Sabeco), 10công ty con (Sabeco góp trên 50% vốn), 1 Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước mộtthành viên (có 9 Công ty cổ phần thương mại trực thuộc) và hợp tác xã sản xuất bia SàiGòn với 5 công ty khác
Tuy nhiên, sau quãng thời gian tăng trưởng và phát triển ấn tượng, từ năm 2007 đến năm
2010, nhiều bất ổn trong quá trình hoạt động của Sabeco đã nổi lên Cụ thể:
Trang 12- Trước tình hình biến động của thị trường Malt và Houblon - hai mặt hàng quan trọng
để phục vụ việc sản xuất bia, ngày 11/8/2008, HĐQT Tổng công ty Cổ phần Bia Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (TCT BR-NGK SG) đã thông qua Nghị quyết số08/2008/NQ-HĐQT về việc ký hợp đồng mua Malt và Houblon dài hạn nội dung nêurõ: Để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty, việc mua Malt vàHoublon có thể ký hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp trực tiếp về số lượng và chấtlượng; giá mua sẽ quyết định hàng năm Sau khi chọn xong đối tác chiến lược sẽ xemxét giá mua dài hạn Đối với các công ty thương mại trung gian, chỉ ký hợp đồng muatừng năm một Giao Tổng Giám đốc chủ trì xây dựng Quy chế mua, bán nguyên vậtliệu của Tổng công ty để trình HĐQT phê duyệt, ban hành thực hiện
Trong các cuộc họp HĐQT TCT BR NGK SG, nhiều lần ông Minh nêu những biếnđộng của thị trường để thuyết phục HĐQT đồng ý phương án cho Tổng Giám đốcđược ký mua Malt và Houblon dài hạn, nhưng HĐQT đã không ủng hộ chủ trươngnày để hạn chế thấp nhất rủi ro và thiệt hại của Tổng Công ty
- Từ nghị quyết của HĐQT, ngày 18/8/2008, Chủ tịch HĐQT TCT BR-NGK SGNguyễn Bá Thi đã có thông báo số 84/2008/TB-HĐQT gửi Tổng Giám đốc TổngCông ty nhắc lại: việc mua Malt và Houblon có thể ký hợp đồng dài hạn với nhà cungcấp trực tiếp về số lượng và chất lượng; giá mua sẽ quyết định hàng năm Sau khichọn xong đối tác chiến lược sẽ xem xét giá mua dài hạn
- Tuy nhiên, trong thực tế ông Nguyễn Quang Minh không chấp hành sự chỉ đạo củaHĐQT và trước đó ông đã liên tục ký các hợp đồng dài hạn: Ngày 23/11/2007, ôngMinh đã ký Hợp đồng dài hạn - 5 năm số: Sabeco/JC003 với nhà cung cấp HopJOZEF CAS và chốt giá mua cho cả 5 năm Ngày 28/2/2008, ông Minh tiếp tục kýhợp đồng dài hạn - 5 năm số Sabeco/JB004 và Hợp đồng số Sabeco/JB005 vớiJoh.Barth and Sohn GmbH and Co.HG mặt hàng Houblon viên và chốt giá không đổicho cả 5 năm Nếu những hợp đồng này được thực hiện thì Tổng công ty Sabeco sẽthiệt hại rất lớn bởi giá mua Houblon được thỏa thuận trong hợp đồng cao hơn giá thịtrường tại thời điểm ký kết rất nhiều
- Hơn nữa tại thời điểm ký kết, Houblon bị mất mùa nên giá bán thế giới tăng gấp đôihoặc gấp 4 lần giá bán trung bình hàng năm Vì thế việc chốt giá mua cho 5 năm sautheo giá tại thời điểm cao nhất là một việc làm thiếu kinh nghiệm Nếu tiếp tục thựchiện hợp đồng thì chắc chắn gây tổn thất lớn cho Tổng Công ty Nếu không thực hiệnthì Sabeco sẽ đứng trước việc phải hầu kiện tại Hội đồng trọng tài Quốc tế và phầnthắng sẽ không thuộc về Sabeco Ngoài ra thiệt hại về uy tín của Sabeco trên thươngtrường Quốc tế là không thể tính được bằng tiền
- Trước thực tế đó, để tránh thiệt hại cho Sabeco, ngày 13/12/2008, ông Nguyễn BáThi, Chủ tịch HĐQT đã có văn bản thông báo gửi Tổng Giám đốc TCT CP-BR-NGK
SG yêu cầu ông Minh - Tổng Giám đốc phải đàm phán lại với nhà cung ứng để xemxét điều chỉnh lại giá mua cho sát với giá thực tế của thị trường để trình HĐQT phêduyệt kết quả đàm phán
Trang 13- Tuy nhiên sau 2 ngày (ngày 12 và 13/2/2009) đàm phán căng thẳng với đối tácJOZEF CAS, phía Sabeco đã nhượng bộ bằng cách mua tăng số lượng Houblon hàngnăm của JOZEF CAS và đề nghị JOZEF CAS giảm khung giá mà ông Minh đại diệnSabeco đã ký HĐ nguyên tắc với JOZEF CAS từ khung giá 429,50 và 419,50 euro/kgalpha acid để mua 6.000kg alpha acid xuống 155 euro/kg alpha acid Mặc dầu giá thịtrường tại thời điểm này chỉ là 115 euro/kg alpha acid, nhưng giá của Sabeco đưa racao hơn giá thị trường (155 euro) vậy mà đối tác vẫn không chịu và đòi giá 200 euro.JOZEF CAS còn lợi dụng vụ việc này để ép Sabeco mua gấp đôi số lượng cho cácnăm 2008-2009 và giá thì cao hơn giá thị trường.
- Chính việc làm trái với nghị quyết của HĐQT TCT BR-NGK SG của Tổng Giám đốcNguyễn Quang Minh nói trên mà Tổng Công ty CP BR-NGK SG phải gánh chịunhững thiệt hại to lớn
- Thêm vào đó ngày 18/9/2008, ông Nguyễn Quang Minh đã ký kết hợp đồng số:CrownSaigon/Sabeco No: 098 với Công ty TNHH Crown Beverage CansSaigon mua400.000.000 lon nhôm rỗng và nắp với giá 98,00 USD/ 1.000 bộ Tổng trị giá hợpđồng cộng 10% VAT là 43.120.000 USD Đến ngày 24/2/2009, ông Nguyễn QuangMinh ký phụ kiện Hợp đồng số 01 - Hợp đồng số 98 với Công ty TNHH CrownBeverage CansSaigon điều chỉnh giá giảm còn 97,5USD/1.000 lon 333 Đơn giá ápdụng kể từ ngày 24/2/2009
- 11 ngày sau, ngày 5/3/2009, cũng việc mua hộp và nắp lon bia 333, ông NguyễnQuang Minh ký hợp đồng số 102/HĐ-MH với Công ty Cổ phần tập đoàn HANAKA(Công ty trong nước) mua 120.000.000 bộ lon và nắp hộp bia 333 Điều khác biệttrong hợp đồng này với hợp đồng mua lon 333 nêu trên là giá thành chỉ có 75,00USD/1.000 bộ So với hợp đồng ông Minh ký với Công ty TNHH Crown BeverageCansSaigon thì mỗi 1.000 bộ rẻ hơn được 22,50USD Như vậy, tính sơ bộ hợp đồng
mà ông Minh ký mua 400.000.000 bộ lon 333 với Công ty TNHH Crown BeverageCansSaigon gây thiệt hại cho Tổng Công ty một khoản tiền rất lớn
- Mặc dù, sau đó ngày 31/12/2009, ông Minh tiếp tục ký Phụ lục hợp đồng số 2, Hợpđồng số 98 với Công ty TNHH Crown Beverage CansSaigon để điều chỉnh giảm giá
từ 97,50USD xuống 96,98 USD/1.000 bộ lon và nắp nhưng giá này vẫn còn cao hơnrất nhiều so với thị trường
- Điều đáng nói trong thương vụ mua giá cao này là cùng thời điểm năm 2008 và 2009,tại Việt Nam đã có một vài đơn vị sản xuất được vỏ hộp lon bia 333 HĐQT TCT BR-NGK SG cũng đã có văn bản quy định hướng dẫn việc phải tiến hành đấu thầu vàchào hàng cạnh tranh, nhưng ông Nguyễn Quang Minh đã phớt lờ những quy địnhhiện hành để ký kết các hợp đồng mua lon bia 333 cao hơn giá chào bán của các công
ty khác Chỉ riêng những hợp đồng này đã gây thiệt hại khoảng 7 triệu USD cho TCT
- Chính những sai phạm này đã khiến Bộ Tài chính và Bộ Công thương phải thành lậpcác đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra nhiều hoạt động của Sabeco và đưa đến kết
Trang 14luận: Việc Tổng Giám đốc Nguyễn Quang Minh ký hợp đồng mua phụ tùng với HãngKrones trước sau đó mới báo cáo HĐQT là vi phạm quy chế quản lý Ngoài ra vớinhững hợp đồng lớn, dài hạn phải báo cáo HĐQT và được HĐQT đồng ý, nhưngtrong việc mua nguyên liệu Malt, Houblon, Tổng Giám đốc đã tự ý ký, chốt giá Theokết luận thanh tra thì việc làm này không chỉ gây bất lợi cho Tổng công ty, gây bấtbình trong lãnh đạo Sabeco, mà còn thể hiện việc thiếu trách nhiệm, non kém vềnghiệp vụ của Tổng Giám đốc.
- Về việc mua lon bia 333, kết luận thanh tra xác định: Theo quy định việc mua lonphải đấu thầu, chào hàng cạnh tranh Nhưng Tổng Giám đốc đã không thực hiện, màvẫn mua với giá cao hơn Đây là việc làm sai nguyên tắc, gây phản ứng mạnh mẽ từcác đơn vị sản xuất, dẫn đến thua thiệt hàng chục tỉ đồng
- Và cũng trong Kết luận thanh tra này của Bộ Công thương có nội dung kỷ luật đốivới ông Nguyễn Bá Thi và ông Nguyễn Quang Minh với cùng hình thức là khiểntrách do mất đoàn kết
- Những tưởng sau khi kết luận trên được ban hành, những vấn đề mà Sabeco gặp phải
sẽ được tháo gỡ, nội bộ Sabeco vì thế cũng đoàn kết hơn thì đến ngày 27/5/2011,trong kết luận thanh tra Sabeco số 1305 của Thanh tra Chính phủ lại cho thấy đây làchính là nguyên nhân chính dẫn tới nhiều thiệt hại cho Sabeco Điển hình là việc mua
cổ phần Công ty cổ phần Bia Sài Gòn-Hà Nội (Sahabeco)
- Theo kết luận trên, mặc dù đã đi đến thống nhất chủ trương đầu tư 51% vốn điều lệcủa Sabeco và khi nhà máy đi vào hoạt động từ tháng 12/2008 đã có hiệu quả và đếnnăm 2010, cổ tức mà Sabeco thu về là 27,54 tỷ đồng Tuy nhiên, trong quá trình thựchiện mua bán trên, nội bộ Hội đồng quản trị Sabeco không thống nhất (Tổng giám đốcNguyễn Quang Minh nhiều lần không đồng ý) nên Chủ tịch Hội đồng quản trịNguyễn Bá Thi có tờ trình số 01/2008/VN-BPQLVNN xin ý kiến của Bộ trưởng BộCông thương và được Bộ Công thương đồng ý nhưng phải chỉ đạo, thẩm định, đánhgiá toàn diện dự án đầu tư
- Mặc dù đã có ý kiến chỉ đạo nhưng qua thanh tra, Thanh tra Chính phủ thấy: Hội đồngquản trị của Sabeco dù đã có Nghị quyết và Bộ Công thương đã chỉ đạo cần thẩm địnhđánh giá kỹ thuật, công suất và tổng mức đầu tư… nhưng không được Sabeco thựchiện đầy đủ, đã quyết định mua cổ phần của Sahabeco
Nguyên nhân:
- Trước hết là do Tổng Giám đốc Nguyễn Quang Minh có biểu hiện yếu kém trongnghiệp vụ quản lý kinh tế và thiếu ý thức trách nhiệm trước HĐQT HĐQT, Banđiều hành, Ban kiểm soát chưa thực hiện đúng, đầy đủ, chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn được giao HĐQT thiếu kiên quyết trong việc hủy, chấm dứt nhanh cácquyết định của Tổng Giám đốc trái quy định của Sabeco
- Mâu thuẫn giữa Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc, mất đoàn kết trong thời giandài làm ảnh hưởng đến hoạt động và uy tín của TCty