Tiểu Luận Xung đột quốc tế ở Tây Tạng năm 2008

22 3K 2
Tiểu Luận Xung đột quốc tế ở Tây Tạng năm 2008

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO BÀI TẬP TIỂU LUẬN CÁ NHÂN Bộ môn: Xung đột và hợp tác quốc tế Đề tài: “Xung đột quốc tế ở Tây Tạng năm 2008” Sinh viên thực hiện: Nguyễn Vinh Hiển Lớp: CT36C Hà Nội, 2012 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 Lời mở đầu 3 Nội dung 4 I. Một vài nét chính về vấn đề xung đột ở Tây Tạng 4 1. Một vài nét về Tây Tạng 4 2. Tình trạng tranh chấp trong lịch sử 4 II. Những mồi lửa của năm 2008 5 1. Cách thức nhìn nhận của các bên 5 2.Sự xuất hiện của các mồi lửa trong năm 2008 7 III. Xung đột bùng phát 7 1. Xung đột bùng phát 7 2. Chính sách đối đầu của các bên 8 3. Sự quan tâm của quốc tế 8 IV. Sự lắng dịu 9 1. Dấu hiệu của sự lắng dịu 9 2. Cách thức giải quyết xung đột 11 2. Những nguy cơ có liên quan 14 Lời kết 16 Phục lục 17 Danh mục tài liệu tham khảo 20 Lời mở đầu Xung đột quốc tế là một hiện tượng rất thường gặp trong quá trình quan hệ quốc tế. Xung đột là tình huống cạnh tranh, mà mỗi bên đều ý thức được sự khác biệt không thể dung hòa về lập trường và đều mong muốn độc chiếm vị trí duy nhất mà bên kia cũng muốn chiếm nó 1 . Xung đột quốc tế là những xung đột có yếu tố xuất hiện ở đây. Xung đột ở Tây Tạng là nơi hội tụ đủ những yếu tố đó. Xung đột ở Tây Tạng hiện nay là điển hình cho một xung đột kiểu mới, hội tụ đủ những yếu tố truyền thống và phi truyền thống. Bản chất xung đột Tây Tạng là sự đan xen của xung đột về biên giới lãnh thổ giữa Ấn Độ và Trung Quốc, là xung đột về sắc tộc giữa người dân tộc Tạng với chính quyền Trung Quốc, là sự xung đột về dân chủ nhân quyền giữa các nước phương Tây với Bắc Kinh. Trong tương lai sẽ là xung đột về nguồn nước giữa các quốc gia ở châu Á vốn bị chi phối bởi những dòng sông chính bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng. Có chăng một yếu tố của xung đột quốc tế hiện tại mà không xuất hiện ở xung đột Tây Tạng thì đó là vũ khí hạt nhân mà thôi. Tây Tạng vốn bị sát nhập vào Trung Quốc từ năm 1951, tuy nhiên xung đột ở Tây Tạng vốn đã có từ thời cổ đại. Trong lịch sử tồn tại ở bên trong lãnh thổ Trung Quốc, Tây Tạng cũng chứng kiến nhiều vụ xung đột đẫm máu, thậm chí là chiến tranh biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc năm 1963. Thời điểm hiện nay vẫn có nhiều xung đột lớn mà xung đột năm 2008 là một điển hình. Tuy rằng thời gian xung đột bùng nổ không lâu, chỉ trong khoảng 1 tháng, nhưng những yếu tố nguyên nhân, giải quyết xung đột này và hậu vấn đề là điều rất đáng lưu ý. Thời điểm năm 2008 còn là năm Trung Quốc tiến hành tổ chức Olympic Bắc Kinh, liệu cuộc xung đột này có làm ảnh hưởng đến kì thế vận hội hay không? Thậm chí có thể có một thảm họa Berlin 1936 lần thứ 2 hay không? Bài tiểu luận với tiêu đề "Xung đột quốc tế ở Tây Tạng năm 2008" được viết để phục vụ trả lời câu hỏi nghiên cứu: "Xung đột quốc tế ở Tây Tạng năm 2008 đã diễn ra như thể nào?". Tiểu luận sẽ phân tích tình hình xung đột theo các giai đoạn của nó, làm rõ từng giai đoạn và phân tích chúng. Ngoài ra bài tiểu luận còn mở rộng một số vấn đề xung đột có thể chưa hiện hữu ở thời điểm hiện tại nhưng trong tương lai chắc chắn sẽ là một vấn đề đáng lưu ý. 1 Boulding K. Conflict and Defence. A General Theory. N.Y, 1962, p.6) Nội dung I. Một vài nét chính về vấn đề xung đột ở Tây Tạng 1. Một vài nét về Tây Tạng Khu tự trị Tây Tạng là một trong 5 khu tự trị của Trung Quốc, gọi tắt là Tây Tạng, là nơi tự trị Dân Tộc với đa số người dân thuộc dân tộc Tạng. Tây Tạng nằm ở phía Tây Nam, thuộc miền biên cương Tây Nam Trung Quốc. Phía Nam và phía Tây giáp ranh với các nước : Mi-an-ma, Ấn Độ, Bu-tan, Xích-kim, Nê-pan v.v, đường biên giới dài cả thảy gần 4000 ki-lô-mét . Toàn khu tự trị rộng hơn 1.22 triệu ki-lô- mét vuông, chiếm khoảng 12.8% tổng diện tích cả nước Trung Quốc . Khu tự trị Tây Tạng bình quân cao trên 4000 mét so với mặt biển, là một phần chủ thể của cao nguyên Thanh Tạng, được gọi là "nóc nhà thế giới". Tổng dân số của khu tự trị Tây Tạng là hơn 2.6 triệu người, trong đó có 2.5 triệu đồng bào Tạng, chiếm 96% tổng dân số, Tây Tạng là một khu tự trị cấp tỉnh với dân số ít nhất và mật độ dân số thưa thớt nhất Trung Quốc, bình quân mỗi ki-lô-mét vuông chưa tới 2 người . Đứng đầu khu tự trị Tây Tạng hiện nay là 1 chính phủ do nhà nước Trung Quốc dựng lên, nhưng chính phủ được nhiều người nhắc đến hơn là Chính phủ lưu vong Tây Tạng, hiện đang đóng ở Ấn Độ. Thủ tướng của Chính phủ lưu vong là ông Lobsang Sangay, một học giả Havard, hứa chống lại "chủ nghĩa thực dân" Trung Quốc và chống chính sách đồng bộ hóa của Bắc Kinh 2 . Tuy nhiên lãnh tụ tinh thần tối cao của người dân Tây Tạng không phải là Thủ tướng, mà là ngài Đạt Lai Lạt Ma (Dalai Lama theo cách gọi phương Tây). Đạt Lai Lạt Ma là chức danh của người lãnh tụ tinh thần cao nhất của người Tạng, hiện đang ở đời thứ 14. Ông đã đi tị nạn tại Ấn Độ từ năm 1959 cho tới nay, là người đã đạt giải Nobel hòa bình năm 1989 cho sự kiên quyết đấu tranh không sử dụng bạo lực ở Tây Tạng. 2. Tình trạng tranh chấp trong lịch sử Vào các năm 1979 đổ về trước, các cuộc nổi dậy thường xuyên nổ ra và Trung Quốc luôn đáp ứng bằng vũ lực. Theo số liệu Friends of Tibet lấy từ nguồn Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, chỉ riêng từ tháng 3 năm 1959 đến tháng 10 năm 1960, có tới 87 nghìn người Tây Tạng bị giết ở riêng vùng Central Tibet. 2 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20110808-tan-thu-tuong-chinh-phu-tay-tang-luu-vong-len-an-chu-nghia-thuc-dan- trung-quoc Tổng kết giai đoạn 30 năm từ 1949 đến 1979, Friends of Tibet cho rằng có tới hơn 1,2 triệu người Tây Tạng bị chết vì chiến tranh với Trung Quốc (bị giết ngoài mặt trận, chết đói, chết trong tù, xử tử…) 3 . Vì lịch sử đẫm máu giữa hai dân tộc như vậy, sự yên ổn tạm thời ở Tây Tạng hiện nay trên thực tế hàm chứa nhiều nguy cơ hơn là cơ hội. Tất cả các quốc gia có quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh, tổng cộng 172 nước, đều công nhận Tây Tạng thuộc lạnh thổ của Trung Quốc. Tuy nhiên những bất đồng quan điểm của cộng đồng quốc tế với Trung Quốc chỉ là vấn đề nhân quyền, sự dân chủ tại Tây Tạng, và là vấn đề được tranh luận rất gay gắt giữa phương Tây và Trung Quốc. Ấn Độ cũng công nhận Tây Tạng là thuộc Trung Quốc, tuy nhiên hiện nay vẫn có sự tranh chấp về biên giới với vùng Nam Tây Tạng, là một trong những vấn đề cốt lõi trong quan hệ Trung- Ấn. Trong lịch sử đã từng có cuộc chiến tranh năm 1962 giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại đây, tuy nhiên biên giới vẫn chưa được xác định rõ ràng và công nhận. 4 II. Những mồi lửa của năm 2008 1. Cách thức nhìn nhận của các bên Những người phụ trách công tác tuyên truyền đang làm việc để đầu độc đất nước bằng hình ảnh một “xã hội hài hòa” theo chỉ thị của bí thư Đảng Hồ Cẩm Đào .Tại Tây Tạng, Bắc Kinh đã đầu tư 90 tỉ nhân dân tệ (tương đương 13 tỉ đô-la Mỹ) từ năm 2001 đến năm 2005, gấp 6,5 lần GDP của Tây Tạng năm 2001, và thu nhập bình quân đầu người khoảng 32.000 nhân dân tệ (tương đương 4.683 đô-la Mỹ). 5 Các chính sách mới của Bắc Kinh bao gồm tăng cường giáo dục mẫu giáo miễn phí, giáo dục và chăm sóc sức khỏe miễn phí cho trẻ từ tuổi cắp sách đến trường cho tới phổ thông, điều trị y tế miễn phí cho dân du mục và nâng cao mức trợ cấp sinh hoạt. Chính sách này không chỉ được áp dụng cho khu tự trị mà trên toàn vùng Tây Tạng. Tuy nhiên sự đầu tư của Bắc Kinh không nhận được sự ủng hộ từ chính phủ lưu vong Tây Tạng: “Chúng tôi, những người Tây Tạng không theo đuổi mức sống cao hay tiền bạc, mà thay vào đó là sự tồn tại và phát triển của bộ tộc Tây Tạng” viên 3 Xem thêm bảng chú thích 1 4 Xem thêm Phục lục Ảnh 2 5 http://www.theepochtimes.com/n2/china-news/chinas-crises-in-tibet-and-xinjiang-30091.html chức chính phủ lưu vong Ghangkar nói, “Trên thực tế, họ đang cố gắng mua sự tiêu vong của nền văn hóa bằng tiền” ông Ghangkar nói. Ông tin rằng những người Tây Tạng sẽ không chấp nhận những điều khoản này. Ông tin rằng sự tồn tại của nền văn hóa Phật giáo Tây Tạng là cần thiết cho người dân. 6 Vào giữa những năm 2000, ông Jairam Ramesh, thành viên lỗi lạc của Chính phủ Ấn Độ, phụ trách các vấn đề về môi trường, đã đưa ra khái niệm về “Chindia”, như vậy là chứng tỏ có một sự hâm nóng nào đó mối quan hệ giữa hai nước này. Các thỏa thuận quan trọng đã được ký như Quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác Ấn – Trung vì hòa bình và thịnh vượng (2005). Về mặt ngoại giao, Ấn Độ đã tái khẳng định rằng Tây Tạng thuộc về Trung Quốc – như Ấn Độ đã từng khẳng định như vậy ngay từ năm 1954 – và Trung Quốc đã công nhận rằng Sikkim, bị Ấn Độ thôn tính hồi năm 1974, thuộc lãnh thổ của Ấn Độ. Mỹ luôn là nước đi đầu trong việc kêu gọi dân chủ nhân quyền trên khắp mọi nơi trên thế giới, vì vậy không lạ gì khi Mỹ nhất mực ủng hộ Đạt Lai Lạt Ma và chính quyền lưu vong của ông. Trước năm 2008, ứng viên Tổng Thống Obama cho thấy quan điểm ủng hộ Tây Tạng rất rõ ràng của mình. Obama cũng là một thành viên nghị viện bảo trợ cho đạo luật Huy Chương Vàng Danh Dự được đề nghị trao tặng cho Đức Đạt Lai Lạt Ma để vinh danh công dân danh dự Đạt Lai Lạt Ma hồi tháng 10, năm 2007, tham dự một hội nghị của Hội Đồng Nghị Viên Liên Hệ Ngoại Giao với Đức Đạt Lai Lạt Ma hồi tháng 11 năm 2005 và hình ảnh chụp chung với Đức Đạt Lai Lạt Ma được trưng bày trên trang web vận động tranh cử tổng thống của ông ta. Trên quan điểm danh tiếng, Tây Tạng là một trong những vấn đề chính làm chia rẽ Trung Quốc và nhiều bạn bè quốc tế. Nguyên nhân Tây Tạng tượng trưng cho một thương hiệu quan trọng, được xây dựng qua nhiều năm vận động hành lang quốc tế nhờ một cộng đồng xa quê đông đảo trên toàn thế giới. Đó là nguyên nhân nhận được sự quan tâm và cảm thông của quốc tế, và lãnh đạo tôn giáo của Tây Tạng – Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 – là tài sản lớn nhất của đất nước. Ông được nhiều người phương Tây gồm có các nhà lãnh đạo chính trị cấp cao kỳ vọng, tương tự như ông Nelson Mandela, cựu lãnh tụ của Nam Phi, được cả thế giới kính trọng. 6 http://vietdaikynguyen.com/v2/china/628-cuc-khng-hong-ca-trung-quc-ti-tay-tng-va-tan-cng 2.Sự xuất hiện của các mồi lửa trong năm 2008 Cũng như những năm trước, tình trạng bất ổn và thường xuyên xảy ra những vụ xô xát là rất thường thấy ở Tây Tạng. Những mồi lửa của xung đột năm 2008 bắt đầu từ tháng 3 năm 2008. Ngày 12 tháng 3 năm 2008 tại thủ phủ Tây Tạng, cảnh sát đã giải tán hơn 600 chư Tăng, Phật tử và những người tham gia cuộc biểu tình chống lại cuộc "xâm lược" bắt đầu từ 49 năm trước. Ảnh hưởng của tư tưởng "bị xâm lược" và dưới sự tác động của những nhà hoạt động chính trị, phong trào đã liên tục nổ ra và lan ra rộng khắp Tây Tạng. Ngay ngày hôm sau, 14 tháng 3, biểu tình lại tiếp tục diễn ra tại khu vực này. Cảnh sát đã tiến hành trấn áp mạnh mẽ, tìm kiếm và bắt giữ những người được cho là "nhà hoạt động chính trị chống Trung Quốc". Đài báo nhà nước Trung Quốc đưa tin rằng một cuộc biểu tình tại Tây Tạng ngày 14 tháng 3 năm 2008 đã khiến 13 người thiệt mạng và gậy thiệt hại kinh tế 200 triệu nhân dân tệ (khoảng 29 triệu đô-la Mỹ). Trên thực tế, những xung đột xã hội ngày càng gia tăng tại miền Tây đã đẩy sự bấp bênh của Trung Quốc lên tới đỉnh điểm. Diễn biến nhanh chóng của vụ xô xát đã làm tăng độ nóng của cuộc xung đột tại Tây Tạng lên những va chạm không thể kìm hãm, bạo lực và đổ máu đã diễn ra chỉ sau 2 ngày biểu tình. III. Xung đột bùng phát 1. Xung đột bùng phát Ngày 14 tháng 3 năm 2008, bạo loạn, xô xát với cảnh sát và thương vong đã xảy ra. Biểu tình phản đối Trung Quốc đã được người Tây Tạng sông lưu vong ở nhiều nơi ngoài lãnh thổ Trung Hoa thực hiện, gây rắc rối với chính quyền Bắc Kinh và đe dọa Olympic 2008. 2 ngày sau đó, cảnh sát và quân đội Trung Quốc "khóa chặt" thủ phủ Lhasa nhằm ngăn chặn các cuộc biểu tình khác có thể nổ ra. Cảnh sát được lệnh bắn hạ những kẻ phóng hỏa, làm ít nhất 13 người đã thiệt mạng. Trong khi đó, khoảng trên 300 toà nhà bị đốt phá, hàng ngàn quầy hàng nhỏ lẻ bị phá hủy, trên 100 người bị chết và thương vong. Tiếp sau đó, ngày 17 tháng 3, Quân đội vũ trang Trung Quốc tiến vào Lhasa. Tenzin Taklha – Trợ lý cao cấp của Đạt Lai Lạt Ma cho biết, hiện có hơn 80 dân thường bị chết. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc cho biết số người bị chết là 10 người. Còn theo các số liệu của phương Tây, sau 05 ngày biểu tình và bạo động, có ít nhất 16 người đã thiệt mạng và 325 người bị thương ở Lhasa. Trong ngày thứ 5 của cuộc biểu tình, bạo động đã xảy ra tại Lhasa khi các tu sĩ Phật giáo cùng người dân địa phương dằng co với cảnh sát Trung Quốc, đốt cháy các cửa hàng, ô tô, xe quân sự, và ít nhất một xe bus du lịch. Chính quyền đưa hàng ngàn cảnh sát chống bạo động và xe bọc thép tới thành phố. Mặc dù không có thông tin về thương vong tiếp theo, thông tin chính thức từ phía chính quyền cũng nhìn nhận cảnh sát đặc nhiệm đã bắn vào đoàn biểu tình và làm bị thương một số người. 7 2. Chính sách đối đầu của các bên Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo khẳng định có nhiều bằng chứng cho thấy vụ bạo loạn ngày 14-3 ở Lhasa là do Đạt Lai Lạt Ma "tổ chức, lập kế hoạch, chủ mưu và kích động". Tuy vậy, phát biểu với báo chí tại phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội Trung Quốc khóa 11 ngày 18-3, người đứng đầu Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng để ngỏ cơ hội đối thoại, với điều kiện thủ lĩnh tinh thần của Tây Tạng từ bỏ ý định đòi độc lập và thừa nhận Tây Tạng cũng như Đài Loan là phần không thể tách rời. Tân Hoa xã dẫn lời Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định thái độ của Bắc Kinh trước sau như một. "Chúng tôi nói sao là làm vậy. Chúng tôi cần xem Đạt Lai Lạt Ma làm gì. Phản ứng chúng tôi tùy thuộc vào hành động của ông ta". Theo ông Ôn Gia Bảo, cuộc nổi loạn ở Lhasa vừa qua là nhằm phá hoại Thế vận hội Olympic Bắc Kinh. Trước sự quan tâm của truyền thông quốc tế về tình hình Tây Tạng, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho biết Trung Quốc đang cân nhắc việc tổ chức một chuyến tìm hiểu thực tế cho phóng viên nước ngoài đến vùng đất này. Ngài Đạt Lai Lạt Ma đã lên tiếng kêu gọi quốc tế có một cuộc điều tra về sự trấn áp của Trung Quốc chống lại người biểu tình ở Tây Tạng – những người đang đối mặt với một “sự diệt chủng văn hóa”. Ông đã nói trong 1 cuộc phỏng vấn rằng: “Dù Chính quyền (Trung Quốc) có thừa nhận hay không, vẫn có vấn đề ở đó. Một di sản văn hóa cổ đang đối mặt với nguy hiểm trầm trọng. Dù cố ý hoặc không, một số dạng diệt chủng văn hóa đang xảy ra”. 8 3. Sự quan tâm của quốc tế Trước tình hình xung đột có thể leo thang ra ngoài nội bộ Tây Tạng, các nước đã có những sự chuẩn bị và phản ứng của riêng mình. Bộ trưởng Quốc phòng A.K. Antony yêu cầu 3 quân chủng Lục, Hải, Không quân làm tốt công tác chuẩn bị cho tác chiến trên hai mặt trận với Pakistan và Trung Quốc, nhưng chỉ huy phía quân đội luôn nói rằng hoạt động mua sắm bị chậm trễ, 7 http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/du/china-melting-pot-01-23-2012-137908473.html 8 http://old.thuvienhoasen.org/ducdatlailatma-keugoidieutra.htm có nghĩa là họ vẫn chưa sẵn sàng. Nguồn tin từ Ủy ban Thường vụ Quốc phòng nói với phóng viên rằng, Trung tướng Không quân Kishan Nohar cho biết, chiến đấu trên hai mặt trận cần 45 phi đội máy bay chiến đấu, trong khi đó Không quân Ấn Độ chỉ có 34 phi đội. 9 Pháp là nước đầu tiên có những động thái gay gắt phản đối cách xử lý vụ xung đột ở Tây Tạng của chính quyền Bắc Kinh. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy là nguyên thủ quốc gia đầu tiên ở châu Âu tuyên bố không loại trừ khả năng tẩy chay lễ khai mạc Olympics Bắc Kinh. Liên tiếp sau đó những quốc gia khác cũng có hành động tương tự, đó là Bỉ, Czech, Ba Lan, Đức 10 Tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ, George W Bush thì kêu gọi Bắc Kinh mở đối thoại với lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, ông Bush nêu quan ngại về tình hình Tây Tạng và kêu gọi Bắc Kinh cho phép các nhà báo và ngoại giao đoàn tới nơi đây. Trước những diễn biến ở Tây Tạng, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon đã kêu gọi Chính phủ Trung Quốc và những người biểu tình kiềm chế. Phát biểu với phóng viên tại New York, Tổng thư ký Ban Ki Moon nói văn phòng của ông sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến ở Tây Tạng. Ông đề nghị tìm kiếm một "giải pháp hòa bình", đồng thời khẳng định Liên Hiệp Quốc sẽ không can thiệp vào vấn đề này. IV. Sự lắng dịu 1. Dấu hiệu của sự lắng dịu Trong ngày 18 tháng 3 năm 2008,Ngài Đạt Lai Lạt Ma đột ngột tuyên bố sẽ từ chức lãnh tụ tinh thần Tây Tạng nếu tình trạng bạo động tại quê nhà của ngài trở nên tồi tệ hơn, vượt ngoài tầm kiểm soát và bác bỏ luận điệu của Trung Quốc cho rằng Ngài đứng sau tình trạng bạo lực. Nhà lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng cũng đã lên tiếng bác bỏ những luận điểm của Bắc Kinh cho rằng ông đứng đằng 9 http://www.globalsecurity.org/military/world/war/tibet.htm 10 Phó thủ tướng Bỉ, Didier Reynders tuyên bố chính phủ Bỉ 'không loại trừ khả năng tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh' dù vào thời điểm này thì đấy chưa phải là quan điểm chính thức của nội các. Tổng Thống Cộng Hòa Czech, Vaclav Klaus; Thủ tướng Slovakia (Robert Fico)và Thủ tướng Ba Lan, Donal Tusk, cho biết họ đã từ chối lời mời đến dự Olympic. Tổng thống Horst Köhler, và thủ tướng Angela Merkelcủa Đức quốc tuyên bố không tham dự lễ khai mac Olympic Bắc Kinh để bày tỏ sự phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc đàn áp dã man cuôc biểu tình của nhân dân Tây Tạng. Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao của các nước Liên Hiệp Châu Âu họp đặc biệt về vấn đề Tây Tạng đã tỏ dấu hiệu cho thấy là họ đang xem xét những biện pháp phản đối hành động nhà cầm quyền Trung Quốc đàn áp các cuộc biểu tình của nhân dân Tây Tạng, trong đó có khả năng tẩy chay một phần Olympic Bắc Kinh sau các vụ biểu tình bạo lực gần đây ở Lhasa, thủ phủ Tây Tạng. Nhưng sự việc cũng không hề bị chìm ngay sau đó, các phát biểu của Đạt Lai Lạt Ma cho thấy đây mới chỉ là dấu hiệu của kết thúc lần xung đột này, chứ chưa thể giải quyết triệt để vấn đề theo cách những ngày vừa qua: "Những sự kiện mới nhất ở Tây Tạng mà các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin là một sự bóp méo…và có thể gây chia rẽ dân tộc, gây ra những hậu quả không thể đoán trước được”. Tuy nhiên ông cũng tuyên bố sẵn sàng gặp chính quyền Bắc Kinh nếu có thiện chí nhất quán để cùng giải quyết vấn đề xung đột ở Tây Tạng Trung Quốc liên tục kêu gọi gặp gỡ Đạt Lai Lạt Ma để giải quyết nhanh vụ việc, vì vào thời điểm này chỉ còn 3 tháng nữa là diễn ra Olympic Bắc Kinh 2008, sẽ không có chỗ cho sự chậm chễ trong cách hành xử của Bắc Kinh. Để biểu hiện cho sự thiện chí của mình, chính quyền Trung Quốc đã cho phép một nhóm 26 phóng viên quốc tế được thăm Lhasa, thủ phủ Tây Tạng ngày 27 tháng 3. Ngày 28 tháng 3 đã cử một phái đoàn gồm 15 quan chức ngoại giao đến Lhasa gặp gỡ các nhà sư ở chùa Jokhang và Qiangba Puncog, người đứng đầu chính quyền tự trị Tây Tạng được Trung Quốc công nhận 11 . Bên cạnh đó Trung Quốc cũng vẫn động ngoại giao bằng các lời tuyên bố của phát ngôn viên ngoại giao "Chúng tôi hy vọng cộng đồng quốc tế có thể nhìn ra những khía cạnh thật sự của nhóm người ly khai Dalai Lama và phân biệt được rõ ràng giữa đúng và sai. Chúng tôi cũng hy vọng những nước liên quan không ủng hộ các hoạt động ly khai của Dalai Lama dưới bất cứ hình thức nào”. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự tạm lắng dịu kể từ khi vụ xung đột bắt đầu nổ ra, vốn đã khiến hàng trăm người thiệt mạng, thiệt hại về kinh tế lên đến triệu đô la Mỹ. Tuy rằng đã có sự tạm lắng nhưng không phải không còn những xung đột như những tuần đầu và giữa tháng 3. Ngày 29 tháng 3 các cuộc biểu tình lại tiếp tục diễn ra tại Lhasa, 1 ngày sau đó Đạt Lai Lạt Ma đã nói rằng ông không sẵn sàng đối thoại về tương lai của Tây Tạng. Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng nhắc lại quan điểm của Trung Quốc về việc sẵn sàng đối thoại nếu Dalai Lama từ bỏ tham vọng đòi độc lập. Ông cũng nhấn mạnh, Tây Tạng và Đài Loan là phần không thể tách rời của Trung Quốc. 11 http://khuongviettu.com/site/index.php?option=com_content&view=article&id=173:c-dalai-lama-a-s-bin-tay- tng-&catid=1:tin-tuc [...]... chính quyền Trung Quốc hiệu quả hơn Đây cũng là bài học cho cả phe ủng hộ chính quyền Tây Tạng lưu vong, chính quyền Trung Quốc và cộng đồng quốc tế về cách ứng xử và phương pháp giải quyết vấn đề Trong tương lai những xung đột ở Tây Tạng sẽ không còn dừng lại với hình thức, qui mô và những vấn đề như thời điểm năm 2008 nữa Chúng ta hãy cùng chờ xem trong những năm tới xung đột ở Tây Tạng sẽ đi đến đâu... tất cả các quốc gia Trong vòng 100 năm nữa, sẽ có nhiều cuộc chiến, tranh chấp với mục đích sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên này, cùng với dầu mỏ như hiện nay Những tình hình bất ổn tại Tây Tạng có thể là cái cớ để châm ngòi những xung đột quốc tế lớn tại đây, nhất là với những chính sách độc đoán về chia sẻ nguồn nước của Trung Quốc như hiện nay Lời kết Lời giải cho xung đột ở Tây Tạng hiện nay... điều có thể khẳng định là xung đột ở đây sẽ không thể lăng dịu hoàn toàn, trái lại nó sẽ thường xuyên có những biến động, va chạm nhỏ lẻ liên quan đến Tây Tạng Cuộc xung đột năm 2008 tuy đã qua đi nhưng những ảnh hưởng của nó để lại cho đến nay vẫn còn rất lớn và được nhiều người lưu ý Tuy đã bị dập tắt nhưng nó vẫn có thể coi là một mồi lửa âm ỉ nếu những người hoạt động vì Tây Tạng nhìn nhận lại nó một... khoa luật quốc tế thuộc Đại Học Cambridge, Anh - nói: “Vấn đề Tây Tạng được LHQ đặt ra lần cuối cùng vào năm 1961 Sau đó bất kỳ phong trào nào liên quan đến Tây Tạng cũng không xuất phát từ Liên Hợp Quốc nữa vì Trung Quốc sẽ bác bỏ mọi quyền quyết định.”15 Chẳng có gì ngạc nhiên khi hành động kêu gọi cam kết của các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Tây phương chỉ là hình thức, thiếu nội dung thực tế vì cả... hành đọng rõ ràng đã khiến nhiều người trở nên bức xúc Ông Sangay cũng cho rằng những vụ phản kháng này nêu bật sự thất bại của các chính sách mà Trung Quốc đã áp dụng ở Tây Tạng trong 60 năm qua:“Sau 60 năm, những người thuộc thế hệ thiên đường xã hội chủ nghĩa, những người Tây Tạng lớn lên dưới hệ thống giáo dục, tuyên truyền, kinh tế, và văn hóa của Trung Quốc, đang lớn tiếng kêu gào Họ nói rằng... hưởng của đức Đạt Lại Đạt Ma Một viên chức Tây Tạng, đề nghị được giấu tên, nói với Tuần báo Kỷ nguyên mới rằng: “Đây là chiến lược của Bắc Kinh trong hai thập kỷ qua Không có gì thay đổi cả.” 13 Trên quan điểm danh tiếng, Tây Tạng là một trong những vấn đề chính làm chia rẽ Trung Quốc và nhiều bạn bè quốc tế Nguyên nhân Tây Tạng tượng trưng cho một thương hiệu quan trọng, được xây dựng qua nhiều năm. .. khác Trọng tâm tập trung vào doanh nghiệp này gây ảnh hưởng không tốt đến các cuộc đàm phán công khai về các vấn đề nhân quyền với Trung Quốc, đặc biệt liên quan tới nạn đàn áp người Tây Tạng Tây Tạng cũng hiếm khi được thảo luận trên các kênh chính thức như Liên Hiệp Quốc (LHQ), nơi mà Trung Quốc là thành viên của Hội Đồng Bảo An – một trong năm quốc gia có tiếng nói cuối cùng về những vấn đề được nêu... chứng" của vấn đề kinh tế và nhấn mạnh rằng giải pháp nằm ở sự phát triển kinh tế Hai nhà lãnh đạo chế độ, Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã chốt lại rằng trọng điểm trong tương lai ở hai tỉnh này sẽ là kinh tế và giáo dục12 Theo Bắc Kinh, tăng cường đầu tư sẽ là lối thoát cho cuộc khủng hoảng ở miền Tây Bắc Kinh gọi chiến lược tại Tây Tạng là “sự phát triển nhảy cóc.” Mục đích là để đưa Tây Tạng nhảy cóc từ một... phương Đông và phương Tây Mười năm trước cuộc đàm phán nội bộ giữa Trung Quốc và bên phương Tây được dựa trên một ngôn ngữ chung là lĩnh vực kinh doanh, tăng trưởng kinh tế và thị trường mới Sau này, Trung Quốc đại diện cho một thị phần cung cấp một tiềm năng khổng lồ cho sự tăng trưởng cũng như bộ mặt thương hiệu, cụ thể với tầng lớp trung lưu Trung Quốc, tầng lớp chiếm con số ít nhất ở các thị trường... Đông, bữa tiệc được tổ chức để kỉ niệm ngày Tết truyền thống của người Tây Tạng Từ trái qua phải là Chua Ân Lai, Panchen Lama, Mao Trạch Đông, Dalai Lama và Lưu Thiếu Kỳ Ảnh 2: Bang Arunachal của Ấn Độ, Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng (ảnh báo Phượng Hoàng, Hồng Kông) Ảnh 3: Biểu tình chống chính quyền tại Tây Tạng Ảnh 4: Bản đồ các con sông chính bắt nguồn từ Tây Tạng Danh mục tài liệu tham khảo 1.http://www.globalsecurity.org/military/world/war/indoprc_1962.htm . 2 hay không? Bài tiểu luận với tiêu đề " ;Xung đột quốc tế ở Tây Tạng năm 2008& quot; được viết để phục vụ trả lời câu hỏi nghiên cứu: " ;Xung đột quốc tế ở Tây Tạng năm 2008 đã diễn ra. tố của xung đột quốc tế hiện tại mà không xuất hiện ở xung đột Tây Tạng thì đó là vũ khí hạt nhân mà thôi. Tây Tạng vốn bị sát nhập vào Trung Quốc từ năm 1951, tuy nhiên xung đột ở Tây Tạng vốn. nó 1 . Xung đột quốc tế là những xung đột có yếu tố xuất hiện ở đây. Xung đột ở Tây Tạng là nơi hội tụ đủ những yếu tố đó. Xung đột ở Tây Tạng hiện nay là điển hình cho một xung đột kiểu mới,

Ngày đăng: 12/04/2015, 00:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • Lời mở đầu

  • Nội dung

    • I. Một vài nét chính về vấn đề xung đột ở Tây Tạng

      • 1. Một vài nét về Tây Tạng

      • 2. Tình trạng tranh chấp trong lịch sử

      • II. Những mồi lửa của năm 2008

        • 1. Cách thức nhìn nhận của các bên

        • 2.Sự xuất hiện của các mồi lửa trong năm 2008

        • III. Xung đột bùng phát

          • 1. Xung đột bùng phát

          • 2. Chính sách đối đầu của các bên

          • 3. Sự quan tâm của quốc tế

          • IV. Sự lắng dịu

            • 1. Dấu hiệu của sự lắng dịu

            • 2. Cách thức giải quyết xung đột

            • 2. Những nguy cơ có liên quan

            • Lời kết

            • Phục lục

            • Danh mục tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan