XUNG ĐỘT I. Các đức tính dễ dẫn đến xung đột là: 1.Nóng nảy 2. Bảo thủ 3. Tham lam 4.Đố kị 5. Kiêu căng 6. Bịa đặt 7.Nhỏ nhen 8. Lập dị 9. Tự mãn II. Các đức tính của bản thân dễ dẫn đến xung đột và cách khắc phục: Các đức tính mà bản thân tôi nhận thức còn tồn tại có thể kể đến như: “Bảo thủ, tham lam, nóng nảy, tự mãn, đố kị”. Tuy nhiên tôi cũng nhận ra con người cần phải thay đổi để hoàn thiện và kiềm chế bản thân hơn nữa, cách thức mà tôi nỗ lực thực hiện để thay đổi bản thân các đức tính xấu như sau: 1. Bịa đặt Cách khắc phục: Thay đổi suy nghĩ, đối mới tư duy về các vấn đề tranh cãi, không áp đặt trong suy nghĩ lên các hành động của chủ thể khác để dò xét và suy đoán một cách thái quá cũng như dựng chuyện không xác thực, không bằng chứng với các đối tượng khác. 2. Tham lam: Cách khắc phục: Tham lam có lẽ là bản chất của con người, để khắc phục đức tính tham lam trong cuộc sống nhằm tránh những xung đột xảy ra cần phải học tính kiềm chế tham vọng của bản thân trước những cái lợi trước mắt để nghĩ những lợi ích lâu dài trong tương lai 2. Nóng nảy Cách khắc phục: Suy nghĩ thấu đáo, cố gắng bình tĩnh, suy xét về nguyên nhân của vấn đề, về hậu quả xảy ra của sự nóng nảy. để bản thân suy nghĩ xem vấn đề đó là đứng hay sai cũng như suy nghĩ kĩ về những gì ta dự định nói để kiềm chế bản thân và tránh xung đột có thể xảy ra. 3. Đố kị Cách khắc phục: Mở rộng tầm nhìn, luôn nhìn nhận các vấn đề theo tích cực để phân tích, cởi mở tấm lòng, phải tôn trọng người khác, thừa nhận ưu thế và 1 sở trường của người khác, nhận rõ tác hại của tính đố kỵ đối với bản thân, khơi dậy tính đố kỵ tích cực, biến đố kỵ thành động lực vươn lên và vượt qua nhằm tiến bộ chính bản thân và đuổi kịp đối tượng. 4. Nhỏ nhen Cách khắc phục: dốc hết khả năng của mình, làm mọi việc với lòng quyết tâm, hăng hái, bằng tất cả tinh thần và sự lạc quan, luôn luôn nhìn lên với suy nghĩ tích cực để theo kịp những tấm gương khác, tránh thái độ bằng lòng với bản thân và coi thường những người đang tiếp bước sau mình. III. Các xung đột của Việt Nam hiện nay trong quá trình hội nhập quốc tế Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay luôn có những bước tiến dài trong quá trình phát triển để hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa cùng nền kinh tế thế giới. Tluy nhiên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay Việt Nam đang gặp rất nhiều xung đột khác nhau, theo quan điểm cá nhân tôi thì Việt Nam đang gặp phải một số các xung đột như: xung đột về thương mại và xung đột về biên giới lãnh thổ. Xung đột thương mại nảy sinh cùng quá trình Việt Nam gia nhập các tổ chức thương mại thế giới như WTO, ASEAN, AFTA hội nhập nền kinh tế quốc tế, khi lợi ích thương mại của Việt Nam ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia xuất khảu khác hay lợi ích của chính ngành sản xuất của quốc gia nhập khẩu. Việt Nam đã tham gia vào thị trường kinh doanh quốc tế với những mặt hàng được đánh giá cao như: giày dép; quần áo; thuỷ hải sản; các mặt hàng nông sản như: hạt điều, mật ong, cà phê, gạo, hạt tiêu; cao su…. Vào các thị trường lớn như EU, Mỹ, ASEAN tuy nhiên với kinh nghiệm non nớt về kinh doanh thị trường quốc tế Việt Nam đã liên tiếp gặp phải các khó khăn với các rào cản thương mại được áp đặt ở các thị trường lớn. Ta có thể thấy rõ xung đột kinh tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế qua việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả hành chính sơ bộ đợt xem xét thuế chống bán phá giá cá tra lần thứ sáu (POR6), giai 2 đoạn từ ngày 1/8/2008 đến 31/7/2009. Theo đó, bắt đầu từ tháng 3/2011, cá tra xuất khẩu của một số doanh nghiệp bị đơn xem xét xuất khẩu sang Mỹ phải chịu mức thuế 130%. Các doanh nghiệp không tham gia xem xét phải chịu mức thuế chung là 63%. Mức thuế này được coi là cao hơn nhiều so với các đợt POR trước đó. Và nhiều rảo cản mới tiềm ẩn ở những năm tiếp theo mà chúng ta chưa lường hết được nếu mục tiêu kim ngạch xuất khẩu của ta đạt được trên 5 tỷ USD. Ngoài ra, ta còn phải kể đến việc EU và Mỹ đã áp đặt các hàng rào thuế quan và phi thuế quan mới lên mặt hàng may mặc của Việt Nam. Thứ nhất là luật chống bán phá giá - nguy cơ cao: Hàng may mặc và giày dép dành cho trẻ em cũng có những quy định mới, về lượng chì trong sản phẩm và trong sơn bề ngoài của sản phẩm. Về nhãn mác, yêu cầu phải bao gồm tên của nhà sản xuất, thời gian, địa điểm sản xuất và các thông tin về sản phẩm… Thứ hai là gia tăng các rào cản về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá: Hoa Kỳ thông qua dự luật PBNS yêu cầu giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc… Thêm vào đó đạo luật “Cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng” (CPSIA) đối với các mặt hàng dệt may cũng sẽ được Hoa Kỳ áp dụng vào ngày 10/2/2010. Theo đó, bất cứ lô hàng dệt may nào XK vào Hoa Kỳ đều phải kèm theo giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn được đánh giá bởi một đơn vị độc lập (được Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ công nhận). Việc Hoa Kỳ áp dụng một số chính sách mang tính chất bảo hộ, đưa ra những quy định như những rào cản kỹ thuật sẽ là những trở ngại chung với tất cả các nước XK vào Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam Như vậy dù mục đích bảo vệ nồi cơm cho người nhà, nhưng bên ngoài thì ủy ban châu Âu nhằm vào các sơ hở trong sổ sách giấy tờ để chứng minh sự không minh bạch của các doanh nghiệp Việt Nam để áp đặt thuế chống bán phá giá lên giày Việt Nam. Xung đột biên giới lãnh thổ trong quá trình Việt Nam hội nhập nền kinh tế quốc tế cũng là một vấn đề nhức nhối đặc biệt là khoảng 5 năm trở lại đây khi 3 phát hiện ra nhiều tiềm năng kinh tế về khoáng sản ở nơi đây cũng như lợi ích về kinh tế thương mại với các đối tác bên ngoài khu vực. Vấn đề chủ quyền của quốc gia nảy sinh rõ rệt nhất trên biển, và qua đường biên giới của Việt Nam và Trung Quốc. Theo đó đường biên giới đất liền của nước ta đã được phân chia cụ thể cũng như ký kết các hiệp định công nhận chủ quyền biên giới năm 2011. Nhưng khi thi hành các chính sách biên giới trên biển, Trung Quốc lại tỏ rõ bộ mặt bành trướng của một đế quốc qua yêu sách “đường lưỡi bò” trên biển Đông, với đường lưỡi bò này phần lớn diện tích biển Đông cùng với các lợi ích kinh tế biển Đông mang lại cho khối các nước như Brunei, Việt Nam, Philippine đã mất về tay Trung Quốc, bao trọn bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên biển Đông là quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa, quần đảo Đông Sa và bãi Macclesfield với khoảng 75% diện tích mặt nước của biển Đông, chỉ còn lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, và Việt Nam, tức mỗi nước được trung bình 5%. Với đường lưỡi bò, Trung ngang nhiên cản trở hợp đồng của BP với Việt Nam trong vùng Nam Côn Sơn (năm 2007), cản trở hợp đồng của Exxon Mobil với Việt Nam (năm 2008), vụ tàu Trung Quốc bắn ngư dân Việt Nam năm 2007, gần đây nhất là những vụ bắt giữ ngư dân và gây hấn với các cảnh sát biển trong khu vực như Nhật Bản và Hàn Quốc với thái độ thù địch mạnh mẽ. Vấn đề này bắt nguồn chính xác từ những lợi ích kinh tế mà biến Đông mang lại, có thể kể ra đó chính là những khoáng sản ngầm giàu có ở biến Đông như các ngư trường với tiềm năng thủy sản nhưng đặc biệt là dầu mỏ, thứ tài nguyên đang ngày một trở nên khan hiếm, Có thể nói, khi Việt Nam tham gia hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đã vấp phải rất nhiều sự xung đột trong thương mại cũng như biên giới lãnh thổ. Để hạn chế những xung đột xảy ra Việt Nam cần có những chính sách nhất quán về chủ quyền cũng như phân tích đánh giá một cách cụ thể khi quyết định thâm nhập vào thị trường kinh doanh quốc tế để tránh gặp phải những bất lợi về các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. 4 . kinh tế thế giới. Tluy nhiên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay Việt Nam đang gặp rất nhiều xung đột khác nhau, theo quan điểm cá nhân tôi thì Việt Nam đang gặp phải một số các xung. điểm cá nhân tôi thì Việt Nam đang gặp phải một số các xung đột như: xung đột về thương mại và xung đột về biên giới lãnh thổ. Xung đột thương mại nảy sinh cùng quá trình Việt Nam gia nhập các. Nam. Xung đột biên giới lãnh thổ trong quá trình Việt Nam hội nhập nền kinh tế quốc tế cũng là một vấn đề nhức nhối đặc biệt là khoảng 5 năm trở lại đây khi 3 phát hiện ra nhiều tiềm năng kinh tế