Có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, bài học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi phần, mỗi chương, mỗi học kì.... là một giáo viê
Trang 1BỒI DƯỠNG HỌC SINH TỰ HỌC BẰNG
BẢN ĐỒ TƯ DUY
Trang 2I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
1 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Mục đích đề tài, việc sử dụng kĩ thuật dạy học dùng bản đồ tư duy (BĐTD) hay
sơ đồ tư duy để hướng dẫn bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh học tốt Có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, bài học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi phần, mỗi chương, mỗi
học kì Làm cho học sinh yêu thích nắm vững kiến thức một cách khoa học
2 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Việc dạy học phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học : BĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não Nó được coi là sự lựa chọn, cho toàn bộ trí óc hướng tới lối suy nghĩ mạch lạc là một giáo viên môn vật lí, làm thế nào giúp các em học sinh có một
phương pháp học tập theo lối hiện đại, lượng kiến thức quá nhiều, quá lớn các em không thể nhớ hết được, học trước quên sau, ghi chép theo lối truyền thống làm các
em nhàm chán, biếng học
Trang 3học sinh ghi chép tốt, nhớ lâu, hiểu kĩ từ lớp nền tảng Tôi đúc kết kinh
nghiệm qua đề tài: “ DẠY - HỌC BẰNG BẢN ĐỒ TƯ DUY“ để học tốt
vật lí
II/- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1 Cơ sở khoa học:
Bản đồ tư duy - phương pháp dạy học bằng cách sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết, với sự tư duy tích cực không chỉ tạo hứng thú
cho học tập của học sinh mà còn góp phần đổi mới và làm phong phú các
phương pháp giáo dục
- Vật liệu làm BĐTD dễ kiếm, cách làm đơn giản và có thể vận dụng với bất
kỳ điều kiện nào của các nhà trường hiện nay, BĐTD có thể được vẽ trên giấy bìa, bảng phụ, sử dụng bút chì, màu, phấn, tẩy hoặc cũng có thể thiết kế trên powerpoint hay các phần mềm chuyên dùng để hỗ trợ thiết kế BĐTD
Trang 4* Mục tiêu: Sử dụng trong dạy và học mang lại hiệu quả cao, phát triển tư duy
lôgic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu, thay cho ghi nhớ dưới dạng thuộc lòng, học “vẹt” Khá phù hợp với ôn tập, cc KT vật lí
* Tác dụng đối với học sinh: Phù hợp với tâm sinh lí học sinh, đơn giản dễ hiểu thay cho việc ghi nhớ lí thuyết, bằng ghi nhớ dưới dạng sơ đồ hóa kiến thức
BĐTD sau khi ứng dụng vào các tiết học đã mang lại hiệu quả thiết thực như: Giúp học sinh thuộc bài ngay tại lớp, nhớ nhanh, nhớ sâu và lâu, những nội dung của bài học Mặt khác, dạy học bằng BĐTD giúp học sinh không nhàm chán ,về bài học mà luôn sôi nổi, hào hứng từ đầu đến cuối tiết học Phương pháp này đặc biệt có ích trong việc củng cố kiến thức và rèn luyện, phát triển tư duy logic, năng lực cho học sinh Khi làm bài thi hoặc kiểm tra, các em sẽ “hồi tưởng” BĐTD đó
Mỗi chương, mỗi phần đều cu có BĐTD thì khi ôn tập kiến thức toàn chương trình sẽ
dễ dàng hơn
Trang 52.THỰC TRẠNG:
Theo dự án phát triển giáo dục THCS, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Đổi mới phương pháp dạy và học đang là vấn đề
được ngành Giáo dục đào tạo quan tâm chỉ đạo phổ biến phương pháp dạy học
bằng BĐTD là phương pháp mới Phương pháp dạy học này đã, đang và sẽ được ngành giáo dục hầu hết các tỉnh thành trong cả nước chỉ đạo nhân rộng ở cấp THCS
và các cấp học khác
Nếu so sánh với phương pháp dạy học truyền thống chỉ chú trọng đọc - chép thì dạy học bằng BĐTD góp phần đổi mới căn bản và toàn diện tổ chức hoạt động dạy học, nhất là vận dụng vào dạy học kiến thức mới hoặc hệ thống hóa kiến thức phù hợp với từng đối tượng khác nhau Những học sinh khá, giỏi Học sinh có thể tự học ở nhà rất hiệu quả, không tốn kém
Trang 6- Dạy học theo lối đọc chép như trước đây, rồi cho học sinh học thuộc lòng học sinh không ghi nhớ kĩ, học rồi quên rồi, môn vật lí yêu cầu phải làm thí nghiệm rồi rút ra kết luận không thể học theo lối học thuộc lòng được
- Khi giáo viên giảng cho học sinh tự ghi bài nhiều em không biết ghi, ghi bài không đầy đủ dẫn đến khó học bài, không hiểu bài, ngán học môn vật lí, mất căn bản
- Lối học chép không phát triển tư duy lôgic, không tạo cho học sinh biết phân tích tổng hợp một vấn đề thành thói quen
- Cách chép bài theo truyền thống làm cho học sinh nhàm chán không có tác dụng học sinh nhớ lâu BĐTD giúp người học nối kết được kiến thức thành một bức tranh tổng thể tạo cho học sinh nhớ lâu đầy đủ, rõ ràng
- Dạy học theo truyền thống thầy ghi gì học sinh chép nấy, giáo viên làm dùm học sinh, không phát triển tư duy Học sinh không tự học, không có thầy, học sinh học không được, dẫn đến học sinh không tự tin
Trang 73 NỘI DUNG
a Tổ chức dảy học sử dụng BĐTD:
- Điều quan trọng giáo viên giúp học sinh coi thói quen lập BĐTD trước hay sau khi học xong một bài hay một chủ đề, một chương Giúp học sinh có cách xắp xếp kiến thức một cách khoa học, logích
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lập BĐTD bằng cách giới thiệu cho học sinh một số BĐTD cùng với sự dẫn dắt cho học sinh làm quen tập đọc, hiểu BĐTD sao cho chỉ nhìn vào BĐTD bất kì, học sinh nào cũng có thể thuyết trình được nội dung bài học, hay một chủ đề, một chương theo mạch logích của kiến thức
- Hướng dẫn học sinh ghi tư duy logích theo hình thức sơ đồ hóa trên BĐTD Từ một vấn đề hay một chủ đề chính đưa ra ý lớn nhất, đaến ý lớn thứ hai, thứ ba, mỗi ý lớn tới
ý nhỏ liên quan tới nó Mỗi ý nhỏ lại có ý nhỏ hơn Các nhánh như bố, mẹ, con, cháu, chắc, chích Các đường vẽ có thể là đường thẳng hay cong
-Cho học sinh thực hành vẽ sơ đồ BĐTD trên giấy chọn cây bút, tên chủ đề, hình vẽ cho vào vị trí trung tâm Chẳng hạn: Một số học sinh thíc xắp xếp theo hàng, một số khác thích dạng hình học, lại có người thích xắp xếp tự do hơn Điều nay liên quan rất nhiều đến nhân cách học của mỗi cá nhân cũng như kinh nghiệm của người học
Trang 8- Học sinh tự viết kiến thức theo các nhánh con cháu, chắc theo cách hiểu của các em Vẽ theo nhóm hoặc cá nhân
• Sử dụng vào việc hình thánh kiến thức mới:
- Học sinh hoạt động theo nhóm
- Học sinh hoạt động độc lập
- Học sinh thuyết trình trước nhóm, lớp
- Giáo viên học sinh nhận xét` bổ xung chỉnh sửa hình thành kiến thức mới
• Sử dụng ôn tập hệ thống kiến thức:
- Học sinh hoặc nhóm học sinh vẽ BĐTD
Giáo viên học sinh nhận xét
Trang 9-Ví dụ: Thay vì tổ chức cho học sinh ôn tập theo cách truyền thống, giáo viên có thể triển khai các nội dung cần ôn tập bằng cách sử dụng BÑTD, tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội sử dụng kiến thức đã học, vận dụng chúng vào thực tế Dưới đây là một phương án sử dụng sơ đồ tư duy khi ôn tập chương “Điện học” (lớp 9) Giáo viên có thể nêu một câu hỏi khái quát: “Hãy sử dụng sơ đồ tư duy để tìm
hiểu các vấn đề liên quan đến điện” Học sinh suy nghĩ về câu hỏi trên và đưa ra câu trả lời (đầu tiên) cho câu hỏi chính (vẽ sơ đồ tư duy ứng với từ khóa trung tâm
là Điện) Lần lượt bổ sung từ ngữ/ý tưởng vào câu trả lời cho câu hỏi chính
Học sinh đưa ra các vấn đề liên quan đến điện như : sản xuất điện, sử dụng điện, mắc mạch điện, tiết kiệm điện, sử dụng an toàn điện,… Học sinh đọc ý kiến của các thành viên trong nhóm và thống nhất Đó chính là các từ khóa cấp 1
Hay như với câu hỏi: “Làm thế nào có thể tiết kiệm điện?”, học sinh có thể điền tiếp vào hồ sơ các từ khóa như: giảm thời gian sử dụng điện, sử dụng thiết bị an toàn điện,…Đó chính là các từ khóa cấp 2
Trang 10b/ Tĩm lại: BĐTD cĩ thể sử dụng trong các bài học, mơn học và các cấp học, với các mức độ và nội dung khác nhau Để đảm bảo sơ đồ tư duy phát huy được tác dụng giúp cho học sinh phát triển tư duy, ghi nhớ kiến thức một cách cụ thể, chính xác theo cấu trúc trật tự lơgic của vấn đề/ nội dung / chủ đề, giáo viên cần chuẩn bị nội dung và hệ thống các câu hỏi khơi gợi để học sinh động não phát triển bổ sung
ý kiến Trong quá trình phát triển ý tưởng, các ý kiến của học sinh đều được tơn trọng và ghi nhận, sau đĩ giáo viên gợi ý để học sinh tự sắp xếp, điều chỉnh hồn thiện sơ đồ Như vậy giáo viên đĩng vai trị là người hướng dẫn, học sinh là chủ thể của hoạt động, tìm kiếm và phát hiện kiến thức mới trên cơ sở kiến thức và
kinh nghiệm đã cĩ của mỗi học sinh
Giáo viên khơng nên xây dựng sơ đồ rồi giảng giải để học sinh cơng nhận, điều này mang tính hình thức, áp đặt khơng hiệu quả
Với BĐTD tơi sử dụng hướng dẫn học sinh ở phần củng cố kiến thức học sinh để
hệ thống lại tồn bài Học sinh chuẩn bị bài bằng sơ đồ tư duy, thảo luận nhĩm để xây dựng bài mới bằng sơ đồ tư duy
Trang 11MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA ĐÃ THỰC HIỆN BĐTD
1 ĐO ĐỘ DÀI :
Trang 14Ví duï
Ví duï
Ví duï
Trang 154 CỦNG CỐ BÀI CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG: ( VẬT LÍ 8)
Q = (m1c1+ m2.c2) ∆t
∆t
Trang 164 ÔN TẬP CHƯƠNG I: ( VẬT LÍ 7)
Trang 17I = I1= I2=…
U = U1+ U2=…
R = R1+ R2=…
U1/ U2 = R1/R2
R
S
I1/ I2 = R2/R1
U = U1= U2=…
I = I1 +I2 +…
1/Rtđ = 1/R1+1/R2+
P = U I
P = U 2 /R
P = I 2 R
P = A/ t
Q = I2.R.t
A = I 2 R.t
A = U 2 t/R
A = U.I.t
A = P t
Trang 184 KẾT QUẢ:
a /Kết quả đạt được:
Sử dụng BĐTD trong dạy học:
- Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh
- Phát huy tối đa tìm năng củ bộ não
-Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ, một cách logích
- Tiết kiệm thời gian
- Ghi nhớ tốt hơn
- Phát triển nhận thức tư duy
b /Ý nghĩa:
Từ việc thực hiện BĐTD để dạy - học tích cực một cách mạnh dạn, đã hoàn thành lối học tích cực, giúp học sinh học hiểu, bỏ được thói quen học vẹt một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “Sự kiện nổi bật” Từ đó học sinh phát huy năng lực tự học thành nề nếp thói quen
Trang 195 ĐỀ XUẤT:
Không có phương pháp nào là vạn năng, tuyệt đối, mà giáo viên phải biết tìm tòi, học hỏi, thực hiện, ghi chép, đúc rút kinh nghiệm, phối hợp nhiều phương pháp tích cực để việc giảng dạy được nhẹ nhàng, hiệu quả hơn, mong có sự trao đổi chuyên môn giữa trường, tổ để việc dạy càng ngày càng tiến bộ hơn
Bình Long: Ngày 01/ 02/ 2013
người thực hiện
Hồ Thị Kim Hoa