MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG

63 209 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG

SVTT:NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài : Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, mỗi quốc gia trên hành tinh chúng ta không thể sống một cách riêng rẽ được mà phải tuân theo dòng xoáy của nền kinh tế thế giới, tham gia vào các quan hệ đầu tư quốc tế, dịch vụ quốc tế và thương mại quốc tế …Trong đó kinh doanh quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với quá trình hội nhập kinh tế thế giới của mỗi quốc gia. Thị trường Hoa Kỳmột thị trường sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới hiện nay. Ngành dệt may của Hoa Kỳ đứng thứ 10 trong các ngành công nghiệp và đứng thứ 2 trong các ngành sản xuất hàng hóa có thời hạn sử dụng không dài. Công nghiệp dệt của Hoa Kỳ luôn gắn với thị trường sản phẩm dệt và quần áo may sẳn của thế giới. Mặt khác, Hoa Kỳ cũng là nhà nhập khẩu lớn nhất về hàng dệt và quần áo. Từ thực tế Hoa Kỳ mới xóa bỏ cấm vận đối với Việt Nam từ năm 1995, nhưng quan hệ giao thương giữa doanh nghiệp hai nước mới chỉ bắt đầu từ năm 2001 khi có Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ (BTA). Trong khi các nước khác trên thế giới đã có quan hệ buôn bán với Hoa Kỳ từ rất lâu, vô số các doanh nghiệp nước ngoài đã có chỗ đứng vững chắc tại thị trường Hoa Kỳ, vì thế việc thay đổi và thuyết phục các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ lựa chọn hàng hóa do doanh nghiệp Việt Nam cung ứng rất khó khăn và phải cạnh tranh rất quyết liệt. Công ty TNHH MTV may mặc Bình Dươngmột doanh nghiệp nhà nước thực hiện hạch toán độc lập trong cơ chế thị trường cạnh tranh, chuyên sản xuất các sản phẩm thời trang may mặc xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, nên vấn đề gia tăng kim ngạch xuất khẩumột vấn đề quan trọng hàng đầu trong định hướng phát triển của công ty. Vì những lý do trên mà người viết quyết định chọn đề tài: “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG “ làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu . − Nghiên cứu cơ sở lý luận về kinh doanh xuất nhập khẩu và các yếu tố của thị trường, có tác động làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu − Phân tích thực trạng sản xuất và tình hình xuất khẩu hàng may mặc tại công ty TNHH MTV MAY BÌNH DƯƠNG, cụ thể trong giai đoạn từ năm 2008-2010. − Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty một cách có hệ thống: điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ và cơ hội. − Nghiên cứu nhu cầu thị trường Hoa kỳ đối với sản phẩm may mặc của công ty. − Phân tích các nhân tố làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuấtxuất khẩu tại Công ty. − Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ qua đó cũng nhằm hoàn thiện hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: − Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sản phẩm may mặc thời trang, thị trường kinh doanh mục tiêu của công ty,…và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong vài năm gần đây . KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 1 SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI − Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phân tích tình hình kim ngạch xuất khẩu của công ty, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và quy trình xuất nhập khẩu sản phẩm tại công ty TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG. 4. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sữ dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê, điều tra khảo sát, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp từ cơ sở lý luận và việc thu thập thông tin từ cơ sở dữ liệu thứ cấp( sách, báo, tạp chí, Intetnet…), dữ liệu cấp (khảo sát tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong ngành). 5. Kết cấu của đề tài Chương 1: Cơ Sở Lý Luận Về Xuất Khẩu Hàng May Mặc. Chương 2: Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Xuất Khẩu Sản Phẩm Sang Thị Trường Hoa Kỳ Tại Công Ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương. Chương 3: Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Sản Phẩm Sang Thị Trường Hoa Kỳ Tại Công Ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 2 SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC 1.1 Nội dung hoạt động xuất khẩu hàng may mặc 1.1.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trường hàng may mặc: Nghiên cứu thị trường may mặc cần nắm vững các yếu tố của thị trường, hiểu biết các quy luật của thị trường để kịp thời đưa ra các quyết định. Vì thế nó có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển và nâng cao hiệu suất các quan hệ kinh tế, đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Khi nghiên cứu về thị trường nước ngoài, ngoài các yếu tố như: Chính trị, Luật pháp, Cơ sở hạ tầng, Phong tục, Tập quán,… Doanh nghiệp còn phải biết cần xúc tiến xuất khẩu mặt hàng nào? Dung lượng thị trường hàng hoá đó là bao nhiêu? Đối tác kinh doanh là ai? Phương thức giao dịch như thế nào? Sự biến động hàng hoá trên thị trường ra sao? Đối thủ cạnh tranh là những ai? . Để từ đó đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. 1.1.1.1 Tổ chức thu thập thông tin. − Công việc đầu tiên của người nghiên cứu thị trường là thu thập thông tin có liên quan đến thị trường về sản phẩm cần quan tâm. − Các kênh thông tin có ích cho việc tìm kiếm đối tác có khá nhiều và đa dạng như: Các bộ ngành chức năng, Các sứ quán, Thương vụ của ta ở nước ngoài, Phòng thương mại, Cơ quan xúc tiến thương mại, Các hiệp hội ngành hàng, Ngân hàng, Công ty tư vấn, Báo chí chuyên ngành, Các tổ chức quốc tế, Thư viện, Hội chợ triển lãm và Internet. − Nhưng không thể thiếu là thông tin thu thập trực tiếp từ thị trường, thông tin này gắn với phương pháp nghiên cứu tại thị trường . 1.1.1.2 Tổ chức phân tích thông tin và xử lý thông tin − Phân tích thông tin về môi trường: môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy khi phân tích và xử lý thông tin cần phải thu thập nhanh chóng, chính xác và kịp thời. − Phân tích thông tin về giá cả hàng hóa: giá cả hàng hoá may mặc trên thị trường biến động rất phức tạp và chịu sự chi phối bởi các nhân tố: Chu kỳ sản phẩm, Lũng đoạn, Cạnh tranh, Lạm phát… − Phân tích thông tin về nhu cầu tiêu dùng: là phân tích nhu cầu của thị trường tiêu thụ, là xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm qua các thời kỳ là như thế nào? khả năng chấp nhận thiết kế của sản phẩm mới là như thế nào? .Bởi vì công việc kinh doanh bắt đầu từ nhu cầu thị trường. 1.1.1.3 Lựa chọn thị trường xuất khẩu. − Các tiêu chuẩn chung như: Chính trị, Pháp luật, Địa lý, Kinh tế,… − Các tiêu chuẩn về quy chế thương mại và tiền tệ: Bảo hộ mậu dịch,Tình hình tiền tệ… − Các tiêu chuẩn thương mại: Sản xuất nội địa, Sản xuất xuất khẩu. Các tiêu chuẩn trên phải được đánh giá, căn nhắc điều chỉnh theo mức độ quan trọng, vì sau khi đánh giá các doanh nghiệp sẽ lựa chọn thị trường mục tiêu được xem là tốt nhất với họ. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 3 SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI 1.1.2 Lập phương án kinh doanh Doanh nghiệp lập kế hoạch xuất khẩu sang thị trường bao gồm: hàng hoá, khối lượng, giá cả, phương thức sản xuất… Sau khi đã xác định bộ các yếu tố trên doanh nghiệp tiến hành lập kế hoạch giao dịch-ký kết hợp đồng như: lập danh mục khách hàng, danh mục hàng hoá, số lượng bán, thời gian giao dịch… 1.1.3 Quảng cáo hàng may mặc: Doanh nghiệp cần giới thiệu mình với đối tác một cách cụ thể và nhanh chóng. Thông tin về mình và sản phẩm cần đầy đủ như: ảnh chụp, giá cả, qui cách kỹ thuật, chứng nhận về sản phẩm mới nhất… và quan trọng nhất là địa chỉ( E-mail liên hệ). Cũng như các mặt hàng khác, hàng may mặc thường được nhập khẩu bởi các nhà bán buôn, các siêu thị, nhà kinh doanh qua bưu điện, nhà bán lẻ hàng chuyên dụng. Đại lý của các nhà sản xuất đóng một vai trò quan trọng trong việc nhập khẩu và phân phối hàng. Họ thường tìm hàng qua các nguồn: Hội chợ, Văn phòng đại diện, Tạp chí chuyên ngành, Từ những nhà bán lẻ khác hay truy cập vào các trang Web. Vì thế việc làm thế nào cung cấp thông tin doanh nghiệp chính xác, nhanh nhất đến nhiều những kênh xúc tiến thương mại như trên là công việc rất quan trọng. 1. 1.4 Tổ chức thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu hàng may mặc. Đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm may mặc thì tạo nguồn hàng là việc tổ chức sản xuất hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng. Các doanh nghiệp sản xuất cần phải trang bị máy móc, nhà xưởng, nhiên liệu, nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu. Kế hoạch tổ chức sản xuất phải được lập chi tiết, hoạch toán chi phí cụ thể cho từng đối tượng, vấn đề nhân công cũng là một vấn đề nghiêm trọng: số lượng, trình độ, tay nghề, chi phí Bởi vì các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm 1.1.5 Đàm phán và kết hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc * Chuẩn bị cho giao dịch. Để công tác chuẩn bị giao dịch diễn ra tốt đẹp doanh nghiệp phải biết đầy đủ các thông tin về hàng hoá, thị trường tiêu thụ, khách hàng… Việc lựa chọn khách hàng để giao dịch căn cứ vào các điều kiện sau như: Tình hình kinh doanh của khách hàng, Khả năng về vốn và cơ sở vật chất, Uy tín, Danh tiếng trong quan hệ làm ăn của khách hàng… * Giao dịch đàm phán kết. Trước khi kết mua bán với nhau, người xuất khẩu và người nhập khẩu phải trải qua quá trình giao dịch thương lượng các công việc bao gồm: − Chào hàng: là đề nghị của người xuất khẩu hoặc người xuất khẩu gửi cho người bên kia biểu thị muốn mua bán một số hàng nhất định kèm điều kiện: Giá cả, Thời gian, Địa điểm nhất định… − Hoàn giá: khi nhận được thư chào hàng nếu không chấp nhận điều kiện trong thư mà đưa ra đề nghị mới thì đề nghị này được gọi là hoàn giá. − Chấp nhận: là đồng ý hoàn toàn bộ tất cả các diều kiện trong thư chào hàng. − Xác nhận: hai bên mua bán thống nhất với nhau về các điều kiện đã giao dịch. Họ đồng ý với nhau và đồng ý thành lập văn bản xác nhận (thường lập thành hai bản). Đây là một khâu quan trọng trong kinh doanh xuất khẩu, vì nó quyết định đến tính khả thi hoặc không khả thi của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả của đàm phán sẽ là hợp đồng được kết KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 4 SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI * Ngày nay tồn tại hai loại giao dịch: − Giao dịch trực tiếp: là giao dịch mà người mua và người bán thoả thuận trực tiếp. − Giao dịch gián tiếp: là giao dịch thông qua các trung gian có thể là cá nhân hay tổ chức. Tuỳ theo trường hợp cụ thể mà các doanh nghịêp chọn phương thức giao dịch thích hợp. Trong thực tế hiện nay, giao dịch trực tiếp được áp dụng rộng rãi bởi giảm được chi phí trung gian, dễ dàng thống nhất, có điều kiện tiếp xúc với thị trường, khách hàng, chủ động trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. * kết hợp đồng. Tiếp theo công việc đàm phán, các bên tiến hành kết hợp đồng xuất khẩu, trong đó, quy định người bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua, còn người mua có nghĩa vụ trả cho người bán một khoản tiền ngang giá trị theo các phương tiện thanh toán quốc tế. kết hợp đồng có thể kết trực tiếp hay thông qua tài liệu. Khi kết cần chú ý đến vấn đề địa điểm thời gian và tuỳ từng trường hợp mà chọn hình thức kết. *Thông thường trong một hợp đồng xuất khẩu có những nội dung sau: a./ Phần mở đầu của hợp đồng xuất khẩu. − Số hợp đồng − Ngày và nơi kết hợp đồng. − Tên, và địa chỉ đầy đủ, điện thoại, fax, đại diện của các bên. b./ Điều kiện tên hàng. c./ Điều kiện số lượng d./ Điều kiện về quy cách phẩm chất của hàng hoá. e./ Điều kiện về giá cả. f./ Điều kiện về bao bì, đóng gói, mã hiệu. g./ Điều kiện về cơ sở giao hàng. h./ Điều kiện về thời gian, địa điểm, phương tiện giao hàng. i./ Điều kiện về thanh toán. k./ Điều kiện bảo hành (nếu có). l./ Điều kiện về khiếu nại và trọng tài. m./ Điều kiện về các trường hợp bất khả kháng. n./ Chữ của các bên. Với những hợp đồng phức tạp, nhiều mặt hàng thì có thể thêm các phụ lục hợp đồng là bộ phận không tách rời của hợp đồng. 1.1.6 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc Sau khi đã kết hợp đồng hai bên thực hiện những gì mình đã cam kết trong hợp đồng. Với tư cách là nhà xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ thực hiện những công việc sau: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 5 SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI ĐỒ 1.1: Trình tự các bước thực hiện một hợp đồng ngoại thương Đây là trình tự những công việc chung nhất cần thiết để thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Tuy nhiên trên thực tế tuỳ theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng mà người thực hiện hợp đồng có thể bỏ qua một hoặc một vài công đoạn *Mở L/C và kiểm tra L/C đó Trong hoạt động buôn bán quốc tế hiện nay, việc sử dụng L/C đã trở thành phổ biến hơn cả, do lợi ích của nó mang lại. Sau khi người nhập khẩu mở L/C, người xuất khẩu phải kiểm tra cẩn thận chi tiết các điều kiện trong L/C xem có phù hợp với những điều kiện của hợp đồng hay không. Nếu không phù hợp hoặc có sai sót thì cần phải thông báo cho người nhập khẩu biết để sửa chữa kịp thời. * Xin giấy phép xuất khẩu. Trong một số trường hợp, mặt hàng xuất khẩu thuộc danh mục nhà nước quản lý, doanh nghiệp cần phải tiến hành xin giấy phép xuất khẩu do phòng cấp giấy phép xuất khẩu của Bộ thương mại quản lý. * Chuẩn bị hàng xuất khẩu. Đối với những doanh nghiệp, sau khi thu mua nguyên phụ liệu sản xuất ra sản phẩm, cần phải lựa chọn, kiểm tra, đóng gói bao bì hàng hoá xuất khẩu, kẻ mã hiệu sao cho phù hợp với hợp đồng đã và phù hợp với luật pháp của nước nhập khẩu. * Kiểm định hàng hoá. Trước khi xuất khẩu, các nhà xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra số lượng, trọng lượng của hàng hoá. Việc kiểm tra được tiến hành ở hai cấp: cơ sở và ở cửa khẩu nhằm bảo đảm quyền lợi cho khách hàng và uy tín của nhà sản xuất. * Thuê phương tiện vận chuyển. Doanh nghiệp xuất khẩu có thể tự thuê phương tiện vận chuyển hoặc uỷ thác cho một công ty uỷ thác thuê tàu. Điều này phụ thuộc vào điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng. Cơ sở pháp lý điều tiết mối quan hệ giữa các bên uỷ thác thuê tàu với bên nhận uỷ thác là hợp đồng uỷ thác thuê tàu. Có hai loại hợp đồng uỷ thác thuê tàu: Hợp đồng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 6 Mở L/C và kiểm tra L/C Mở L/C và kiểm tra L/C Xin giấy phép xuất khẩu Xin giấy phép xuất khẩu Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu Kiểm tra hàng hoá Kiểm tra hàng hoá Uỷ thác thuê tàu Uỷ thác thuê tàu Mua bảo hiểm hàng hoá Mua bảo hiểm hàng hoá Làm thủ tục hải quan Làm thủ tục hải quan Giao hàng lên tàu Giao hàng lên tàu Làm thủ tục thanh toán Làm thủ tục thanh toán Giải quyết tranh chấp (nếu có) Giải quyết tranh chấp (nếu có) SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI uỷ thác thuê tàu cả năm và Hợp đồng thuê tàu chuyến. Nhà xuất khẩu căn cứ vào đặc điểm của hàng hoá để lựa chọn hợp đồng thuê tàu cho thích hợp. * Mua bảo hiểm hàng hoá. Hàng hoá trong buôn bán quốc tế thường xuyên được chuyên chở bằng đường biển, điều này thường gặp rất nhiều rủi ro, do đó cần phải mua bảo hiểm cho hàng hoá. Công việc này cần được thực hiện thông qua hợp đồng bảo hiểm. Có hai loại hợp đồng bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm bao và Hợp đồng bảo hiểm chuyến. Khi mua bảo hiểm cần lưu ý những điều kiện bảo hiểm và lựa chọn công ty bảo hiểm. * Làm thủ tục hải quan. Hàng hoá khi vượt qua biên giới quốc gia để xuất khẩu đều phải làm thủ tục hải quan. Việc làm thủ tục hải quan gồm ba bước chủ yếu sau: − Khai báo hải quan: Doanh nghiệp khai báo tất cả các đặc điểm hàng hoá về số lượng, chất lượng, giá trị, tên phương tiện vận chuyển, nước nhập khẩu. Các chứng từ cần thiết, phải xuất trình kèm theo là: Giấy phép xuất khẩu, phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết . − Xuất trình hàng hoá. − Thực hiện các quyết định của hải quan. * Giao hàng lên tàu. Trong bước này doanh nghiệp cần tiến hành các công việc sau: − Lập bản đăng hàng chuyên chở. − Xuất trình bản đăng cho người vận tải để lấy hồ xếp hàng . − Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng. − Bố trí phương tiện vận tải đưa hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu. − Lấy biên lai thuyền phó, sau đó đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển hoàn hảo và chuyển nhượng được, sau đó lập bộ chứng từ thanh toán. * Thanh toán. Thanh toán là bước cuối cùng của việc thực hiện hợp đồng nếu không có sự tranh chấp, khiếu nại. Trong buôn bán quốc tế, có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau. − Phương thức chuyển tiền. − Phương thức thanh toán mở tài khoản. − Phương thức thanh toán nhờ thu. − Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Đối với nhà xuất khẩu, về phương tiện thanh toán cần phải xem xét những vấn đề sau: − Người bán muốn bảo đảm rằng, người mua có các phương tiện tài chính để trả tiền mua hàng theo đúng hợp đồng đã ký. − Người bán muốn việc thanh toán được thực hiện đúng hạn. Trên bình diện quốc tế, hai phương tiện thanh toán là nhờ thu (D/P và D/A) và thư tín dụng (chủ yếu là L/C không hủy ngang) được áp dụng phổ biến hơn cả. Đến đây nếu không có sự tranh chấp và khiếu lại, một thương vụ xuất khẩu coi như đã kết thúc và doanh nghiệp lại tiến hành một thương vụ mới. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 7 SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI 1.1.7 Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc 1.1.7.1 Chỉ tiêu phản ánh kết quả định lượng. A.Lợi nhuận: Là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp kết quả từng hợp đồng xuất khẩu, là chỉ tiêu phản ánh cuối cùng và quan trọng nhất. lợi nhuận là số tiền có được của hợp đồng sau khi trừ đi toàn bộ chi phí liên quan đến việc thực hiện hợp đồng đó. − Công thức tính lợi nhuận. P=TR-TC − Trong đó: P: là lợi nhuận TR:là tổng doanh thu TC:là tổng chi phí B.Tỷ suất lợi nhuận: Là chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ lệ phần trăm (%) của lợi nhuận trên tổng doanh thu. − Công thức tính: P’=P/TR*100 C.Hệ số sinh lời của chi phí − Công thức tính: P’’=P/TC*100 Chỉ tiêu P’’ nói lên rằng tỷ lệ phần trăm lãi so với tồng chi phí của doanh nghiệp sau khi thực hiện hợp đồng, hay khả năng sinh lời của một đồng chi phí, ngoài ra chỉ tiêu này còn có thể so sánh với tỷ suất lãi của ngân hàng hay một tiêu chuẩn nào đó. D.Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu: Là tỷ lệ giữa tổng chi phí bằng nội tệ trên doanh thu tính bằng ngoại tệ, chỉ tiêu này đem so sánh với tỷ giá hối đối của ngân hàng , nếu chỉ tiêu trên bé hơn tỷ giá thì đường lối thực hiên kinh doanh xuất khẩu có hiệu quả và ngược lại − Công thức tính: Tỷ suất ngoại xuất khẩu = Chi phí (VNĐ) /Doanh thu (USD) 1.1.7.2 Chỉ tiêu phản ánh kết quả định tính: Hợp đồng xuất khẩu cũng giống như những hợp đồng kinh doanh khác, doanh nghiệp không chỉ nhằm vào mục tiêu lợi nhuận mà còn nhiều mục tiêu khác: mở rộng thị trường, định vị sản phẩm, cạnh tranh… Có nhiều doanh nghiệp chịu lỗ để đạt được mục tiêu về cạnh tranh, khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường, kết quả của những nổ lực này thể hiện ở thị trường xuất khẩu hiện có của doanh nghiệp, khả năng mang sản phẩm sang các thị trường khác, mối quan hệ với khách hàng được mở rộng đến đâu, khả năng khai thác được thực hiện ở các thị trường như thế nào… Hiện nay vấn đề thị trường và khách hàng là hết sức khó khăn nó trở thành mục tiêu không kém phần quan trọng. Uy tín của doanh nghiệp trên thương trường cũng cần phải xác định : Sản phẩm của mình có được khách hàng lòng như mong đợi? Sản phẩm có được nhiều người biết dến không ? . Vì thế cần giữ uy tín trong quan hệ làm ăn buôn bán không vi phạm hợp đồng. 1.2 Nghiên cứu thị trường may mặc tại Mỹ Vị trí địa lý: Hoa Kỳ nằm ở Bắc Mỹ, phía đông là Bắc Đại tây dương, phía tây là Bắc Thái bình dương, phía bắc tiếp giáp với Canada, và phía nam tiếp giáp với Mêxicô. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 8 SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI Tổng diện tích: 9.629.091 km 2 chiếm 6,2% diện tích toàn cầu, trong đó diện tích đất đai là 9.158.960 Km 2 và diện tích mặt nước là 470.131 km 2 . Diện tích Hoa Kỳ bằng nửa Nga; bằng khoảng 3/10 Châu Phi; bằng khoảng nửa Nam Mỹ; rộng hơn Trung Quốc không đáng kể; và lớn hơn Tây Âu khoảng 2,5 lần. 1.2.1 Nhu cầu sản xuất - nhập khẩu - tiêu thụ hàng may mặc tại Mỹ Thị trường Hoa Kỳmột thị trường sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới hiện nay. Ngành dệt may của Hoa Kỳ đứng thứ 10 trong các ngành công nghiệp và đứng thứ 2 trong các ngành sản xuất hàng hóa có thời hạn sử dụng không dài. Công nghiệp dệt của Hoa Kỳ luôn gắn với thị trường sản phẩm dệt và quần áo may sẳn của thế giới. Mặt khác, Hoa Kỳ cũng là nhà nhập khẩu lớn nhất về hàng dệt và quần áo. Hàng may mặc của Hoa Kỳ chủ yếu là các sản phẩm cao cấp, giá cao được nhập khẩu từ các nước phát triển hoặc một phần là nguyên phụ liệu, bán thành phẩm xuất đi các nước khác để gia công lắp ráp thành sản phẩm để tái xuất lại vào Hoa Kỳ hoặc xuất khẩu đi các nước thứ ba. Hiện Hoa Kỳ có khoảng 15.000 công ty sản xuất hàng may mặc, với tổng doanh thu hàng năm 30 tỷ USD. Ngoài tập đoàn VF, Levi Strauss và Warnaco, đa số các công ty lớn trong ngành đạt doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ USD. Chỉ một số nhà máy trong ngành có 500 lao động và doanh thu hàng năm đạt 50 triệu USD, còn lại phần lớn là các nhà máy dưới 50 lao động và doanh thu hàng năm dưới 5 triệu USD. Các công ty lớn của Hoa Kỳ chủ yếu chuyên sâu vào các dòng sản phẩm chất lượng cao, trong khi đó các công ty vừa và nhỏ lại thành công với những sản phẩm dệt may hàng loạt. Mặc dù ngày càng “tự động hoá” trong sản xuất nhưng số lượng lao động sử dụng trong ngành dệt may của Hoa Kỳ vẫn rất lớn với thu nhập hàng năm khoảng gần 170.000 USD. Mức cầu được quyết định chủ yếu bởi thị hiếu người tiêu dùng, chi phí sản xuất cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và nước ngoài. Lợi nhuận của các công ty riêng lẻ dựa vào hiệu quả hoạt động và khối lượng sản xuất. Các công ty nhỏ có thể cạnh tranh hiệu quả với các công ty lớn bằng cách chuyên sản xuất một dạng sản phẩm may mặc riêng biệt. Do các kỹ năng và thiết bị cần để sản xuất các loại quần áo khác nhau, các nhà sản xuất luôn chuyên vào một loại sản phẩm. Theo thương vụ Hoa Kỳ, các phân khúc sản phẩm may mặc lớn nhất là quần nam (20% doanh thu ngành), váy và quần nữ (15%), áo trùm đầu của nữ (15%), áo trùm đầu của nam (12%) và áo đầm (10%). Các nguyên liệu chính được sử dụng trong ngành sản xuất vải sợi của Hoa Kỳ là len, bông (cotton) và sợi nhựa tổng hợp. Vải chiếm 40% doanh thu của ngành sản xuất dệt may Hoa Kỳ, chỉ sợi chiếm 20%, các loại thảm chiếm 20%, và chăn màn, rèm cửa chiếm 20%. Với những mặt hàng chính như quần áo may sẵn, hàng thêu ren, trang trí và vải sợi theo báo cáo của Cơ quan Thống kê của Mỹ công bố trong tháng 7/2011, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường Mỹ đạt 652,42 triệu USD. Trong thời gian qua, Mỹ tiếp tục duy trì là thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam, chiếm đến 51% thị phần xuất khẩu. Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 sau thị trường Trung Quốc xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ 1.2.2 Hệ thống các nhà sản xuất và phân phối hàng may mặc tại Mỹ Tại Hoa Kỳ có nhiều loại công ty lớn, vừa và nhỏ với các kênh thị trường khác nhau. Các công ty lớn thường có hệ thống phân phối riêng và họ tự làm lấy tất cả các khâu từ nghiên cứu, sản xuất, tiếp thị, phân phối và tự nhập khẩu. Các tập đoàn và KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 9 SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI công ty lớn có tác động mạnh đến các chính sách của Chính phủ, còn các công ty vừa và nhỏ vận động xung quanh hệ thống thị trường và được Chính phủ hỗ trợ. Đối với loại công ty vừa và nhỏ họ có nhiều cách bán hàng nhập khẩu tại Mỹ. Họ thường nhập khẩu hàng hoá về để bán tại Mỹ theo các cách phổ biến sau đây: 1) Bán sỉ cho các cửa hàng bán lẻ; 2) Bán cho nhà phân phối; 3) Bán trực tiếp cho các nhà công nghiệp; 4) Bán sỉ qua đường bưu điện; 5) Bán lẻ qua đường bưu điện; 6) Có một số nhà nhập khẩu bán hàng theo catalog qua các nhà buôn hay trực tiếp lập ra công ty để bán hàng theo catalog; 7) Bán lẻ; 8) Bán hàng qua các cuộc trưng bày hàng hoá trên các kênh truyền hình; 9) Bán hàng trực tiếp cho các nhà máy công xưởng ; 10) Làm đại lý bán hàng; 11) Bán hàng qua “buổi tiệc giới thiệu bán hàng” (Bali Imports Party); 12) Bán ở chợ ngoài trời (Flea Market); 13) Bán hàng qua các hội chợ, triển lãm; 14) Bán hàng qua hệ thống Internet như dạng Amazon.com; 15) Bán hàng cho các nguồn trung gian đặt hàng (sourcing person). Người Mỹ hay làm nghề trung gian đi đặt hàng cho các tập đoàn hay các công ty lớn để nhập khẩu hàng hoá vào Hoa Kỳ. Họ đến tiếp xúc ta và đặt mua hàng hoá. Cách tiếp cận thị trường qua trung gian loại này có một số điểm lợi cho ta, chính họ mang hàng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhanh chóng, ta không cần xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm tốn kém và khó khăn mà sản phẩm của ta vẫn tham gia vào thị trường Mỹ. 1.2.3 Xu hướng tiêu dùng hàng may mặc trên thị trường Mỹ. Dân số Hoa Kỳ hiện có khoảng 65% trong tổng số 305 triệu người tiêu dùng hàng may mặc quay trở lại với các sản phẩm dệt may bình dân, các chuỗi cửa hàng chuyên doanh như “Gap” đã tăng doanh thu nhờ chiến lược tập trung vào các mặt hàng thời trang thông dụng cho các đối tượng tiêu dùng từ 20 – 30 tuổi. Nhiều nhà bán lẻ cũng áp dụng chiến lược tập trung cho một số nhóm đối tượng tiêu dùng riêng biệt như hàng thời trang “cấp tiến” hay các đối tượng tiêu dùng trẻ. Hiện chi tiêu cho hàng may mặc của nhóm trẻ vị thành niên chiếm tới 20% tổng mức chi tiêu cho hàng may mặc của Hoa Kỳ. Thị trường hàng Dệt may Hoa Kỳ được chia thành: ''bình dân''', ''trung'' và hàng “cao cấp”.Trong nhóm hàng "bình dân" phải kể đến nhóm hàng giá rẻ được bán trong các cửa hàng hạ giá (discounters), với nhãn mác riêng của cửa hàng bên cạnh một số sản phẩm thương hiệu riêng (không nổi tiếng) với giá rất hạ. Hai nhóm hàng còn lại, hàng trung và cao cấp chủ yếu được bán trong các cửa hiệu sang trọng (đôi khi cũng được bán trong quầy hàng của các trung tâm thương mại) là các mặt hàng giá cao đi đôi với chất lượng; Một số đại siêu thị có quầy hàng may mặc cũng kinh doanh hàng hoá và vật liệu với trữ lượng tương đối lớn. Thị trường bán lẻ hàng may mặc của Hoa Kỳ có xu hướng “phân mảng” khá rõ nét. 5 nhà bán lẻ lớn nhất chiếm tới 28,1% tổng dung lượng thị trường, trong đó Gap chiếm 12,1%; TJX (Marshall’s, TJ Max, A.J.Wright) chiếm 7,4%; Limited Brands (Limited, Express, Victoria’s Secret) chiếm 4,2%; Burlington chiếm 2,7% và Charming KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 10 [...]... do vậy mà tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty cũng tốt lên nhiều Kim ngạch xuất khẩu qua các thị trường có sự chênh lệch khá rõ, một số thị trường xuất khẩu chiếm thị phần cao như Mỹ, Đức, Và một số Thị trường mới, còn lại là thị trường lớn mà công ty đã xây dựng được mối quan hệ tốt nhưng thời gian gần đây đóng góp kim ngạch không cao BẢNG 2.6: Một số thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam tháng... TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG 2.1 Giới thiệu công ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương 2.1.1 Lịch sử hình thành công ty CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG (PROTRADE GARMENT) Tiền thân là xí nghiệp may mặc hàng xuất khẩu, trực thuộc công ty sản KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 16 SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI xuất xuất nhập khẩu Bình Dương, giấy chứng nhận đăng kinh doanh số 103728 do Trọng... tiêu thụ và công tác Marketing của Công ty 2.2.6.1 Về công tác nghiên cứu thị trường Việc nắm bắt được thị hiếu của khách hàng cũng đồng nghĩa với công ty sẽ tiêu thụ được sản phẩm của mình, do sản phẩm được sản xuất ra đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường mục tiêu Đối với thị trường may mặcthị trường mà nhu cầu thay đổi theo tính thời vụ, do đó công tác điều tra thị trường càng... USD sang năm 2009 giá trị kim ngạch tăng thêm 6,694,648 USD tương đương tăng 30% so với năm 2008, năm 2010 giá trị kim ngạch tuy có giảm nhưng cũng đạt con số ấn tượng là 25,566,310 USD Vì thế công ty cần quan tâm hơn nửa chính sách phát triển sản phẩm sang các thị trường xuất khẩu tiềm năng 2.3.4 Phân tích kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu của công ty BẢNG 2.5 : Tình hình kim ngạch xuất. .. do Công ty đầu tư sang Quyết định số 134/ 2006/ QĐ-UBND ngày 22/5/2006 của UBND tỉnh Bình Dương quyết định chuyển mô hình hoạt động của Công ty theo mô hình công ty mẹ -công ty con, và từ đó công ty TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG(hay PROTRADE GARMENT) với tên giao dịch là PROTRADE GARMENT COMPANY LTD được thành lập và hoạt động dưới sự điều hành của công ty SX & XNK BÌNH DƯƠNG 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công. .. xuất khẩu sản phẩm cao nhất thuộc về 2 sản phẩm là Quần các loại luôn chiếm gần 70% tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu và Áo mi chiếm trên 20% tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu Các sản phẩm còn lại như: Jacket, Váy, Đồ thể thao… chiếm tỉ trọng không cao, nhưng cũng đóng góp khoảng 10% giá trị kim ngạch xuất khẩu tại công ty Số liệu kim ngạch xuất khẩu qua các năm cho thấy thì năm 2009 là năm công ty. .. sản phẩm có thể phục vụ sản xuất khi thị trường về sản phẩm hồi phục Hai là công ty nên định hướng phát triển sản phẩm theo từng thị trường thật cụ thể, bởi vì có thể nhu cầu hoặc sở thích thời trang của sản phẩm đó không còn phù hợp với thị trường truyền thống nữa, mà có những thị trường khác đang có nhu cầu về sản phẩm Hai sản phẩm Váy và Đồ thể thao công ty nên tăng cường đội ngũ phát triển sản phẩm, ... dấu hiệu tăng lại chiếm 3.56% trong tổng kim ngạch xuất khẩu Hai sản phẩm là Áo mi và Quần các loại là 2 sản phẩm chủ lực của công ty từ lúc mới thành lập cho đến nay, ban đầu công ty chỉ hoạt động gia công sản phầm rồi xuất sang các thị trường do đối tác yêu cầu, nhờ đó mà công ty đã có được nền tản trong việc phát triển sản phẩm Trong những năm gần đây theo xu hướng hạn chế xuất khẩu gia công trong... động xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường Mỹ thông qua một hợp đồng cụ thể là hợp đồng 12/PR-PAC/2009 dựa theo các chứng từ thể hiện ở phụ lục 2.3.1 Công tác tiếp cận thị trường Mỹ của Công ty TNHH MTV may mặc Bình Dương Mỹ là thị trường lớn nên phải chia thành các thị phần nhỏ để có chiến lược tiếp cận rõ ràng hơn (như địa lý, thói quen, sở thích) Công ty xác định khu vực sinh sống... Pacsun là một trong những khách hàng truyền thống của công ty tại thị trường Hoa Kỳ 2.3.2 Công tác chuẩn bị hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Mỹ Bước 1: Thực hiện mẫu Đối với những sản phẩm sản xuất theo đơn hàng Pacsun, thì mẫu thiết kế, tài liệu kỹ thuật, và một số nguyên phụ liệu cần thiết do Pacsun cung cấp cho đội ngũ thiết kế của công ty sản xuất mẫu thử trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất . Sản Phẩm Sang Thị Trường Hoa Kỳ Tại Công Ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương. Chương 3: Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Sản Phẩm Sang Thị Trường Hoa Kỳ Tại Công. động sản xuất và xuất khẩu tại Công ty. − Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ qua đó cũng nhằm

Ngày đăng: 03/04/2013, 16:41

Hình ảnh liên quan

BẢNG 2.2: Danh sách ban tổng giám đốc. - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG

BẢNG 2.2.

Danh sách ban tổng giám đốc Xem tại trang 19 của tài liệu.
BẢNG 2. 3: Danh sách ban kiểm soát - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG

BẢNG 2..

3: Danh sách ban kiểm soát Xem tại trang 19 của tài liệu.
- Bảng định mức sản phẩm; - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG

ng.

định mức sản phẩm; Xem tại trang 33 của tài liệu.
BẢNG 2.6: Một số thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam tháng 8 và 8 tháng năm 2011 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG

BẢNG 2.6.

Một số thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam tháng 8 và 8 tháng năm 2011 Xem tại trang 36 của tài liệu.
BẢNG 2.7 : Bảng kim ngạch xuất khẩu một số sản phẩm sang thị trường Mỹ 2008-2009-2010. - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG

BẢNG 2.7.

Bảng kim ngạch xuất khẩu một số sản phẩm sang thị trường Mỹ 2008-2009-2010 Xem tại trang 39 của tài liệu.
Về phía công ty PROTRADE, từ khi thành lập rồi được chuyển đổi hình thức doanh nghiệp cho phù hợp với định hướng phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi  mới cho đến nay, nhiệm vụ của công ty là tập trung vào sản xuất các sản phẩm may  mặc xuất khẩu - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG

ph.

ía công ty PROTRADE, từ khi thành lập rồi được chuyển đổi hình thức doanh nghiệp cho phù hợp với định hướng phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới cho đến nay, nhiệm vụ của công ty là tập trung vào sản xuất các sản phẩm may mặc xuất khẩu Xem tại trang 40 của tài liệu.
BẢNG 2.10: Chỉ tiêu kim ngạch qua các năm 2008-2009-2010 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG

BẢNG 2.10.

Chỉ tiêu kim ngạch qua các năm 2008-2009-2010 Xem tại trang 42 của tài liệu.
BẢNG 2.1 1: Tình hình kim ngạch xuất khẩu của một số công ty trong ngành có quy mô tương đồng - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG

BẢNG 2.1.

1: Tình hình kim ngạch xuất khẩu của một số công ty trong ngành có quy mô tương đồng Xem tại trang 43 của tài liệu.
Như vậy, những khó khăn từ tình hình kinh tế 2009-2010 đã làm cho những doanh nghiệp trong ngành tuy có quy mô tương đồng nhưng sự chênh lệch về giá trị  kim ngạch xuất khẩu giữa các công ty là không đồng nhất, điều này cho thấy sự linh  hoạt chính sách v - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG

h.

ư vậy, những khó khăn từ tình hình kinh tế 2009-2010 đã làm cho những doanh nghiệp trong ngành tuy có quy mô tương đồng nhưng sự chênh lệch về giá trị kim ngạch xuất khẩu giữa các công ty là không đồng nhất, điều này cho thấy sự linh hoạt chính sách v Xem tại trang 45 của tài liệu.
2.4.2.2 Trình độ tay nghề của công nhân. BẢNG   2.13:   Trình   độ   nhân   viên   tại  - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG

2.4.2.2.

Trình độ tay nghề của công nhân. BẢNG 2.13: Trình độ nhân viên tại Xem tại trang 47 của tài liệu.
BẢNG 2.14 Thâm niên công tác của nhân viên.  - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG

BẢNG 2.14.

Thâm niên công tác của nhân viên. Xem tại trang 47 của tài liệu.
BẢNG 3.2 Dự báo nhu cầu nguyên phụ liệu của Việt Nam giai đoạn 2010-2020 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG

BẢNG 3.2.

Dự báo nhu cầu nguyên phụ liệu của Việt Nam giai đoạn 2010-2020 Xem tại trang 55 của tài liệu.
BẢNG 3.1 Số liệu và dự báo tình hình xuất nhập khẩu dệt mayViệt Nam giai đoạn 2010-2013 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG

BẢNG 3.1.

Số liệu và dự báo tình hình xuất nhập khẩu dệt mayViệt Nam giai đoạn 2010-2013 Xem tại trang 55 của tài liệu.
BẢNG 3.3 Các mục tiêu cụ thể trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp may đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020  - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG

BẢNG 3.3.

Các mục tiêu cụ thể trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp may đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020 Xem tại trang 56 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan