Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 45 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
45
Dung lượng
2,14 MB
Nội dung
NGHỆ THUẬT ỨNG XỬ VÀ GIAO TIẾP NƠI CÔNG SỞ “Mẹo” chế ngự sự đố kỵ trong công việc Ghen tị là một con dao 2 lưỡi, một mặt nó giúp bạn có thêm động lực cố gắng nhiều hơn để vượt qua đối thủ, một mặt khiến bạn xão nhãng khỏi công việc, liên tục so sánh và kết quả là làm mất tinh thần cạnh tranh lành mạnh của bạn. Nguyên nhân của sự đố kỵ rất “muôn màu muôn vẻ”: đồng nghiệp ghen tị vì bạn được thăng chức; bạn tốt nghiệp từ trường đại học danh tiếng; bạn thân thiết với sếp; góc làm việc của bạn rộng, đẹp hơn… Bản thân bạn có thể cũng có những sự đố kỵ như vậy với đồng nghiệp của mình. Để sự đố kỵ, từ phía bạn hoặc từ người khác, không ảnh hưởng tiêu cực tới công việc và mối quan hệ của bản thân, bạn có thể áp dụng những “mẹo” nhỏ sau: Khi bạn là người đố kỵ: - Hiểu rõ vị trí của bản thân: Bạn nên cập nhật thông tin cho CV của mình hàng tháng. Như vậy, bạn sẽ thấy rõ vị trí hiện tại của mình mà tránh so đo những việc mình chưa xứng đáng. Johanna Rothman, tác giả cuốn sách Bí mật đằng sau những biện pháp quản lý xuất chúng, chia sẻ kinh nghiệm: “Khi tôi thực hiện điều này, tôi nhận thấy bức tranh thực tế: Và tôi nhận thấy mình chưa đủ tự tin để trở thành người quản lý và như vậy thật vô lý khi đố kỵ với người có khả năng”. - Nói chuyện với sếp: Hãy chứng tỏ khả năng của bạn và thường xuyên nói chuyện với sếp về lý do bạn chưa được thăng chức/ tăng lương và làm thế nào để đạt được điều đó. Đôi khi, vì bạn bàng quan còn đồng nghiệp “chăm chút” cho mối quan hệ với sếp nên anh/ cô ấy chỉ nắm rõ thành công của đồng nghiệp mà không nhớ rõ bạn đã làm được gì. - Phát triển kỹ năng: Bạn có thể hỏi chính người mình ghen tị về cách đạt được thành công hiện tại và phát triển khả năng của bạn. Dù bạn ghen tị vì người đó thành công, xuất sắc hơn bạn nhưng hãy gạt lòng tự trọng của mình sang một bên và cạnh tranh một cách lành mạnh bằng cách học hỏi. Khi bạn là đối tượng của sự đố kỵ: - Không khoe khoang, khoác lác: Bạn không nhất thiết phải kể lể hôm qua mình đã đi ăn trưa với giám đốc, được tham gia một cuộc hội thảo dành cho các chuyên gia hay hào hứng nói về công việc, mức lương mới cao ra sao với những đồng nghiệp xung quanh. Nhiều khi, họ ghen tị không phải vì bạn tài giỏi hay có mối quan hệ rộng mà vì bạn may mắn hơn họ. Và khoe khoang sự may mắn của mình trước những người kém may mắn hơn sẽ không mang lại lợi ích gì cho bạn. - Tránh mặc cảm tự ti: Đôi khi vì nghe những lời đố kỵ của đồng nghiệp như vì bạn có mối quan hệ trên cả mức thân thiết với sếp nên mới được thăng chức mà bạn có thể cảm thấy nghi ngờ chính bản thân mình. Hãy loại bỏ những suy nghĩ như vậy và tự tin rằng bạn thành công trên chính đôi chân của mình. Bạn cũng không cần phải kể lể kiểu như “Tôi vẫn chưa đủ tài lực ở vị trí mới nhưng tôi đã rất may mắn”. Như vậy chỉ khiến đồng nghiệp thêm ganh ghét và cho rằng bạn thật giả tạo. - Kiềm chế sự tức giận: Dù là mục tiêu của sự đố kỵ và phải nghe những lời nói ra nói vào không hay lắm nhưng bạn vẫn phải duy trì bình tĩnh và kiềm chế sự tức giận. Bạn sẽ gạt bỏ được sự ghen tị của người khác nếu chứng tỏ một cách thuyết phục rằng mình xứng đáng đạt được thành công hiện tại, thậm chí còn hơn thế nữa. “Nghệ thuật” báo tin xấu cho sếp Hãy kể lại chân thực toàn bộ câu chuyện, bằng một thái độ khách quan, và đừng quên đưa ra giải pháp. Ảnh minh họa. Trong cuộc sống cũng như trong công việc, hầu như chẳng ai muốn mình sẽ là người đem tới tin xấu cho người khác. Bởi vậy, khi xảy ra một vấn đề không may nào đó trong công việc và bạn là người phải báo tin cho sếp, rất có thể bạn sẽ cảm thấy lúng túng. Dưới đây là một số bước mà các chuyên gia gợi ý để bạn báo tin xấu cho sếp theo cách… ít xấu nhất có thể: 1. Kể lại toàn bộ câu chuyện Nếu bạn chỉ định kể vắn tắt một vài ý chính của sự việc xấu cho sếp, thì đó không hề là một ý tưởng tốt. Trước khi tới gặp sếp, bạn hãy cần đánh giá về nguồn tin. Liệu thông tin này có đến từ một nguồn đáng tin cậy? Nếu bạn báo cho sếp một tin xấu mà thông tin đó chưa hề được kiểm chứng, thì rắc rối có thể phát sinh. Hãy làm một cuộc điều tra nhanh chóng trước khi báo tin cho sếp để có thể đưa ra một bối cảnh cụ thể và thông tin chính xác. Từ đó, sếp mới có thể quyết định chuẩn xác nên xử lý vấn đề như thế nào. Việc biết chi tiết của sự việc sẽ giúp sếp hiểu được mức độ nghiêm trọng của tình huống, cho phép đưa ra những quyết định hợp lý nhất. Ngoài ra, việc cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết, chính xác cũng cho thấy bạn là một nhân viên trưởng thành, chín chắn, thay vì một người cơ hội thích “kiếm câu chuyện làm quà”. 2. Giữ thái độ khách quan khi báo tin Việc bạn đứng về một bên nào đó hoặc đưa ra những lời phàn nàn, chỉ trích sẽ không giúp giải quyết vấn đề. Thay vào đó, bạn chỉ chứng tỏ mình là một người tiêu cực và có ý đồ riêng của bản thân, mà đây chắc chắn là điều mà bạn không hề muốn. Việc bạn nhằm vào người gây ra sự cố là không cần thiết để giải quyết vấn đề trước mắt, và nếu cần, thì việc đó nên để tới sau khi đã tìm ra giải pháp cho sự việc. Tránh chỉ trích là cách tốt nhất để bạn không bị xem là nhân cơ hội người khác mắc lỗi để “tôn” bạn lên. Ngoài ra, thái độ đúng mực cũng giúp bảo vệ mối quan hệ của bạn với các biên liên quan, bao gồm cả người phạm lỗi. 3. Đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề Sẽ không giải quyết được việc gì nếu bạn chỉ báo tin xấu cho sếp và dừng ở đó. Các giải pháp để giải quyết vấn đề mới là cần thiết. Để chắc là bạn không trở thành người “giơ đầu chịu báng” khi sếp nổi giận trước tin xấu, hãy mang tới một vài giải pháp. Hãy cân nhắc các lựa chọn trên cơ sở thời gian và chi phí rồi trình bày với sếp sau khi báo tin. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, việc đưa ra những giải pháp hữu hiệu đòi hỏi nhiều hơn một vài lệnh tìm kiếm trên Google. Không giải pháp nào có thể được thực thi nếu thiếu sự nỗ lực. bởi vậy, đừng quên đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của từng giải pháp. Với cách này, bạn sẽ được sếp nhìn nhận như một nhân viên chủ động và có đầu óc chiến lược. Báo tin xấu chưa bao giờ là việc dễ, nhưng thông báo một tình huống tiêu cực theo một lối tích cực sẽ có lợi cho cả bạn và cả công ty. Lần tới, khi có tin xấu, chẳng hạn bộ phận kế toán gửi nhầm bảng lương của tất cả mọi người cho toàn bộ nhân viên, trong khi chính sách của công ty là bí mật tiên lương, thì bạn cũng không nên hoảng hốt. Hãy nắm bắt toàn bộ câu chuyện, giữ thái độ khách quan khi kể cho sếp, và đừng quên đưa ra giải pháp. “Tuyệt chiêu” tránh bị đồng nghiệp lấn át (Dân trí) - Thông thường, họ là những người nói nhiều và to nhất trong văn phòng. Trong cuộc họp, họ dường như “độc thoại” và không cho ai có cơ hội thể hiện ý kiến. Đối phó với những người này một cách hiệu quả và chuyên nghiệp đòi hỏi sự khéo léo, kỹ năng nhất định. Cuộc sống công sở không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Để hoàn thành công việc, bạn phải vượt qua rất nhiều khó khăn. Và một trong những trở ngại lớn nhất và khó nhất có thể đến từ chính đồng nghiệp của bạn. Đôi khi, họ lấn át cuộc nói chuyện, trong cuộc họp, các dự án và làm ảnh hưởng tới năng suất của cả phòng. Thông thường, họ là những người nói nhiều và to nhất trong văn phòng. Trong cuộc họp, họ dường như “độc thoại” và không cho ai có cơ hội thể hiện ý kiến. Đối phó với những người này một cách hiệu quả và chuyên nghiệp đòi hỏi sự khéo léo, kỹ năng nhất định. Dưới đây là những điều bạn có thể làm để tránh bị đồng nghiệp lấn át, làm ảnh hưởng tới công việc của mình: Tận dụng sự hài hước Sự hài hước là vũ khí chiến lược giúp bạn chinh phục tìm cảm của mọi người cũng như hạn chế sự lấn tới của đồng nghiệp. Trong cuộc họp, nếu đồng nghiệp lấn át “một mình một sân”, nói nhiều và to đến mức bạn cũng không thể bày tỏ quan điểm của mình, bạn có thể thêm một nhận xét hài hước hay kể chuyện vui vào giữa câu chuyện của đồng nghiệp kia. Sau đó, lấy lại sự kiểm soát trong cuộc thảo luận và chuyển sang nói chuyện với những người khác trong nhóm. Nói chuyện riêng với đồng nghiệp lấn át Đồng nghiệp lấn át đã hành động thiếu chuyên nghiệp khi không cho mọi người thể hiện ý kiến của mình. Cần có người “chỉnh đốn” họ để tình huống sớm được giải quyết. Hãy gọi đồng nghiệp kia ra ngoài và giải thích cách họ thể hiện không chỉ là hành động bất lịch sự, làm ảnh hưởng tới mọi người mà còn tổn tại tới mục tiêu chung của cả nhóm/ phòng. Một cuộc trao đổi nhanh gọn, khéo léo nhưng nghiêm túc sẽ giúp anh/ cô ấy nhận ra và khắc phục sai lầm của mình. Áp dụng phương pháp nói luân phiên Thay vì để mọi người nói chuyện một cách tự do, cả phòng nên đặt ra quy định về thời gian nêu ý kiến trong cuộc họp, 1 – 5 phút chẳng hạn, và ai cũng phải nêu quan điểm của mình. Như vậy, đồng nghiệp lấn át sẽ không có cơ hội để “làm chủ” cuộc thảo luận và tỏ ra vượt trội hơn những người khác. Lên kế hoạch “lấn át” lại Nếu bạn sắp có một cuộc họp với nhân viên nổi tiếng với phong cách hay “ra oai”, hãy lên kế hoạch đối phó trước với anh/ cô ấy. Bạn có thể chọn chỗ ngồi ở phía trước, chuẩn bị một vài lời để ngắt lời những câu chuyện dài dòng của anh/ cô ấy. Chẳng bạn, nếu người đó “lạc đề”, nói những chuyện không liên quan, hãy nói đơn giản rằng “Mục đích ngày hôm nay không phải để bàn về những vấn đề đó” và sau đó tiếp tục chủ đề của cuộc họp. Kêu gọi sự tham gia của tập thể Nếu có người chiếm quyền độc thoại trong cuộc họp, bạn nên chủ động kêu gọi những người khác tham gia tích cực hơn. Việc này không chỉ làm hạn chế sự lấn át của đồng nghiệp xấu mà còn cho những người trầm lắng hơn thể hiện quan điểm của mình. 3 chiêu đối phó với sự “ghen ăn tức ở” trong công việc Ở một thời điểm nào đó trong sự nghiệp, bạn có thể bị đồng nghiệp, sếp, người ở phòng ban khác ganh ghét. Người đó cố gắng khiến bạn bị sa thải, bị mọi người xa lánh hoặc đơn giản là làm cho bạn tức giận, nghi ngờ bản thân. Dù đó là ai và gây ra việc gì, vấn đề này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cả sức khỏe, công việc và những mối quan hệ của bạn. Bởi vậy, bạn cần nhanh chóng giải quyết dứt điểm tình huống để ổn định lại cuộc sống và sự nghiệp. Dưới đây là 3 sự lựa chọn bạn có thể áp dụng khi trở thành mục tiêu của những “kẻ ghen ăn tức ở” trong công việc: Lựa chọn 1: Phớt lờ tình huống Bạn có thể phớt lờ tình huống, đặc biệt khi người ghét bạn không làm việc trực tiếp, tương tác với bạn thường xuyên và không phải lúc nào cũng cố gắng để khiến bạn gặp rắc rối. Vấn đề vẫn chưa có gì nghiêm trọng khi đối phương chỉ thoáng lườm bạn hay tỏ vẻ lạnh lùng trong cuộc họp. Đôi khi, bạn cũng cần “chai lỳ” một chút. Tuy nhiên, nếu bạn có cảm giác bứt rứt, khó chịu mỗi lẫn người đó liếc bạn một cách lạnh lùng, điều đó có nghĩa là bạn không thể phớt lờ vấn đề. Những cảm giác sẽ khiến bạn phải suy nghĩ và ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần của bạn ở một mức độ nào đó. Dù gì, cảm giác bị ghét bỏ là một áp lực lớn. Lúc này, bạn có thể cân nhắc lựa chọn 2. Lựa chọn 2: Giải quyết vấn đề Bạn có thể khắc phục tình huống bị ghét bỏ này. Trước tiên, bạn cần nhìn nhận vai trò của mình trong vấn đề. Hãy trung thực bởi chắc chắn bạn có hoặc gây ra điều gì khiến người khác thất vọng. Đó có thể cách bạn được tuyển vào công ty khác họ, bạn có văn phòng to đẹp hơn của họ, bạn phản ứng một cách tiêu cực trước những lời góp ý mang tính xây dựng của họ, hoặc thậm chí có thể sếp thích ý tưởng marketing của bạn hơn…Hãy nhìn lại mối quan hệ với người đó và chỉ ra khởi điểm của sự tiêu cực cũng như vai trò của bạn trong đó. Tiếp theo, hãy quyết định một cuộc hẹn nói chuyện khó khăn nhưng cần thiết với người đó. Nếu không gặp gỡ, đối thoại trực tiếp, bạn sẽ không biết đối phương nghĩ gì và không tạo ra sự thay đổi để cải thiện vấn đề. Thực hiện việc này đòi hỏi sự dũng cảm và có phương pháp tiếp cận khéo léo. Bạn có thể tham khảo ý kiến từ những người có kinh nghiệm hay các nguồn khả dụng khác trước khi hành động. Lựa chọn 3: Từ bỏ Tất nhiên, nếu bạn không thể phớt lờ người kia và không thể cải thiện mối quan hệ, bạn có thể có lựa chọn “đầu hàng”. Hãy sáng suốt khi đưa ra quyết định. Dù gì, bạn cũng phải có phản ứng trước tình huống. Trước tiên, hãy tìm kiếm những cơ hội khác trong công ty. Bạn có thể đề nghị chuyển sang phòng/ chi nhánh khác của công ty hoặc chuyển bàn làm việc cách xa người ghét mình. Đôi khi khoảng cách địa lý có thể giải quyết vấn đề. [...]... nhưng bạn cần đảm bảo rằng, khi họ thành công thì bạn cũng phải đạt được điều gì đó Nếu bạn không học tập và phát triển, bạn sẽ chẳng đem tới được lợi ích cho ai, bao gồm cả bạn và công ty, và đó là một vấn đề mà bạn phải giải quyết Đừng lệ thuộc vào bất cứ điều gì và bất kỳ ai, hãy tự chịu trách nhiệm về sự nghiệp và cuộc đời của mình Giải quyết tình huống khó xử với đồng nghiệp như thế nào? Đồng nghiệp... hàng… là một vài trong số những tình huống khó xử mà bạn có thể phải đối mặt trong môi trường công sở Ảnh minh họa Thời gian ở công sở chiếm hầu hết khoảng thời gian thức mỗi ngày của mọi người Bởi vậy, không có gì là khó hiểu khi bạn dễ gặp phải những tình huống khiến bạn cảm thấy lúng túng trong khoảng thời gian đó Dưới đây là một số tình huống như vậy và hướng xử lý để giúp bạn tránh bị rơi vào tâm... Hãy giữ những cuộc nói chuyện ở công sở thân thiện, chuyên nghiệp và không dính dáng gì đến những câu chuyện đời tư của bạn 6 Nói rằng bạn rất bận và mệt Không ai quan tâm đến việc bạn bận hay mệt như thế nào Ai cũng bận cả và việc của bạn là hoành thành những nhiệm vụ được giao Nếu bạn cảm thấy quá tải, hãy trao đổi với sếp và đề nghị được giúp đỡ Việc bạn kêu bận và mệt chỉ khiến đồng nghiệp cảm... chất cá nhân trong môi trường công sở Nước hoa, quần áo, nữ trang… là những món quà không phù hợp để tặng ở công sở Tốt hơn hết, bạn hãy dành những món quà này cho bạn bè, người thân Nguy cơ bạn bị đem ra bàn tán do hiểu lầm khi tặng những món quà như vậy ở công sở là rất cao 7 Nếu nghi ngờ, hãy mang đồ ăn tới làm quà Nếu bạn muốn tìm cách tham gia vào các buổi tiệc tùng ở công ty mà không tốn quá nhiều... những gì bạn nên làm Hãy luôn tìm kiếm những dự án mới và hợp tác với các nhóm khác, đồng thời cũng nỗ lực tham gia vào các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực của bản thân nhiều nhất có thể 2 Công việc của bạn chỉ là tạm thời Khi thế giới thay đổi, công sở cũng thay đổi theo Các công ty có thể thâu tóm công ty khác hoặc bị thâu tóm, sáp nhập công ty khác, hoặc cũng có thể lâm cảnh phá sản Trong những... dựng uy tín và tiếp cận với những cơ hội về giáo dục, nghề nghiệp… Bởi thế, xây dựng một hình ảnh tốt trên mạng xã hội là điều cần thiết 7 Bạn sẽ phải làm việc với những người thuộc nhiều thế hệ khác nhau Trong các công sở hiện nay có thể có tới 3-4 thế hệ cùng làm việc Mỗi thế hệ lớn lên trong một giai đoạn khác nhau, có quan điểm không giống nhau về nơi làm việc, và cũng có cách giao tiếp khác nhau... bạn muốn giữ công việc của mình và thăng tiến, hãy thôi nghĩ bạn sẽ phải làm việc bao nhiêu giờ mỗi tuần Thay vào đó, hãy nhận diện giá trị của bản thân, sử dụng những giá trị đó và nắm bắt các cơ hội để tiến lên 14 Sự nghiệp của bạn nằm trong tay bạn chứ không phải công ty bạn Cho dù họ nói gì, các công ty cũng chỉ quan tâm tới lợi ích của họ Bạn cố gắng hết sức để đưa công ty thành công, nhưng bạn... mà phụ thuộc vào chính suy nghĩ, hành động qua mỗi ngày Nếu là người có năng lực và nhiệt huyết nhưng hiện tại chưa có được thành công như mong muốn, bằng cách thay đổi tư duy, thái độ, bạn có thể cải thiện hành vi của mình và từ đó giúp con đường công danh thêm rộng mở Sau đây là một số cách hành xử bạn cần tránh: Hãy luôn làm việc tích cực và nhã nhẵn với những người xung quanh 1 Cư xử thô lỗ Khi... người đặt câu hỏi là người bạn tốt nhất của bạn ở công ty Nơi làm việc không phải là nơi để bạn trút những nỗi niềm riêng, mà là nơi để bạn thể hiện sự chuyên nghiệp và chỉ đề cập tới những khó khăn liên quan tới công việc Nếu bạn nói thật những suy nghĩ của mình, bạn có thể khơi mào cho một chuỗi những cuộc “ngồi lê đôi mách” bất tận trong công ty, và người chịu ảnh hưởng bất lợi có thể sẽ chính là... bạn dựa trên thời điểm bạn ra khỏi cửa công ty để về nhà mỗi ngày Vì vậy, đừng thường xuyên là người “lao ra cửa” đầu tiên nếu bạn muốn tạo ấn tượng tốt Đối với một số công ty, thời gian nhân viên có mặt ở nơi làm việc quan trọng hơn so với những công ty khác Bởi thế, bạn không nên tỏ ra bồn chồn hay vội vã vào cuối mỗi ngày làm việc 10 quy tắc về tặng quà ở công sở Không nêu hô hào mọi người góp tiền . NGHỆ THUẬT ỨNG XỬ VÀ GIAO TIẾP NƠI CÔNG SỞ “Mẹo” chế ngự sự đố kỵ trong công việc Ghen tị là một con dao 2 lưỡi, một mặt nó giúp bạn. 'chết người' nơi công sở Bạn đang ổn định ở công ty này nhưng vẫn không chịu ngồi yên, tập trung vào công việc mà cứ nhấp nhổm không yên, nhòm ngó nhiều vị trí ở các công ty khác. Bạn. nhất của bạn ở công ty. Nơi làm việc không phải là nơi để bạn trút những nỗi niềm riêng, mà là nơi để bạn thể hiện sự chuyên nghiệp và chỉ đề cập tới những khó khăn liên quan tới công việc. Nếu