1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá phần mềm ELIS và TMV LIS trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

99 1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 9,59 MB

Nội dung

Đất đai là một loại tài nguyên thiên nhiên đặc biệt có mối quan hệ chặt chẽ với hầu hết các yếu tố kinh tế, chính trị, có ý nghĩa thiết thực và quan trọng đối với các hoạt động sản suất, kinh doanh, sinh hoạt và phát triển không chỉ giới hạn một cá nhân, một đơn vị hành chính và còn là của cả một nền kinh tế, của tất cả các quốc gia. Trong giai đoạn hiện nay, sử dụng đất đai đang là nhu cầu thiết yếu ngày càng tăng của con người, kéo theo đó là yêu cầu về sự quản lý chặt chẽ và có hệ thống của Nhà nước nhằm mục đích sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên hữu hạn này. Ngày 30 tháng 10 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai” giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường làm cơ quan chủ quản và Tổng cục Quản lý đất đai làm chủ đầu tư. Thời gian thực hiện Dự án từ năm 2012 đến 2018 theo quy định tại Quyết định số 1892QĐTTg, ngày 14 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước ngành quản lý đất đai giai đoạn 2011 2020”. Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm các cơ sở dữ liệu thành phần sau: Cơ sở dữ liệu địa chính; Cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất; Cơ sở dữ liệu giá đất; Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai.Trong đó cơ sở dữ liệu địa chính là thành phần cơ bản của cơ sở dữ liệu đất đai, làm cơ sở để xây dựng và định vị không gian các cơ sở dữ liệu thành phân khác. Hiện nay ở Việt Nam có 3 bộ phần mềm đủ điều kiện ứng dụng trong công tác xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu đất đai được Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua là phần mềm VILIS, ELIS và TMV.LIS. Trên cơ sở đó, tôi đã lựa chọn đề tài:“Đánh giá phần mềm ELIS và TMV.LIS trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính”

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi Các dữliệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trongbất kỳ công trình nào khác

Hà nội, ngày 14 tháng 4 năm 2014

Nguyễn Anh Dũng

Trang 2

MỤC LỤC

Trang bìa phụ

LỜI CAM ĐOAN 1

MỤC LỤC 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT 4

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, HÌNH ẢNH 5

CHƯƠNG 1 12

CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH Ở VIỆT NAM 12

1.1 Giới thiệu chuẩn dữ liệu địa chính 12

1.1.1 Khái niệm về dữ liệu và cơ sở dữ liệu địa chính 12

1.1.2 Chuẩn dữ liệu địa chính 13

1.2 Công tác xây dựng cở sở dữ liệu địa chính ở Việt Nam 16

CHƯƠNG 2 22

GIỚI THIỆU PHẦN MỀM TMV.LIS VÀ ELIS 22

2.1 Phần mềm TMV.LIS 23

2.2.1 Với TMV.LIS các tỉnh/thành phố có thể: 23

2.2.2 Các đặc điểm nổi bật của TMV.LIS 23

2.2.3 Mô hình kiến trúc giải pháp phần mềm TMV.LIS 24

2.2.4 Các phân hệ TMV.LIS 26

2.2 Phần mềm ELIS 29

2.2.1 Tổng quan 29

2.2.2 Lịch sử phát triển sản phẩm 29

2.2.3 Chức năng 30

2.2.4 Công nghệ phát triển 32

CHƯƠNG 3 33

THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ PHẦN MỀM TMV.LIS, ELIS TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH 33

Trang 3

3.1 Giới thiệu chung về khu vực nghiên cứu: 33

3.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính bằng phần mềm TMV.LIS 33

3.2.1 Nhập dữ liệu không gian 33

3.2.2 Nhập dữ liệu thuộc tính 41

3.2.3 Kiểm tra, chuẩn hóa dữ liệu 45

3.2.4 Nhập dữ liệu hồ sơ quét 50

3.2.5 Tích hợp dữ liệu lên cơ sở dữ liệu trung tâm 55

3.2.6 Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 56

3.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính bằng phần mềm ELIS 72

3.3.1 Nhập dữ liệu không gian 72

3.3.2 Nhập dữ liệu thuộc tính 78

3.3.3 Kiểm tra, chuẩn hóa dữ liệu 79

3.3.4 Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 83

3.4 Khối lượng công việc 95

3.5 Đánh giá phần mềm ELIS và TMV.LIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 96

3.5.1 Xây dựng dữ liệu không gian 96

3.5.2 Xây dựng dữ liệu thuộc tính 96

3.5.3 Xây dựng dữ liệu hồ sơ quét 96

3.5.4 Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 97

KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT

Trang 4

- CNTT: Công nghệ thông tin

- CSDL: Cơ sở dữ liệu

- CSDLĐC: Cơ sở dữ liệu địa chính

- GCN: Giấy chứng nhận

- GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- GIS: Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System)

- XML: (eXtensible Markup Language) Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng.

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, HÌNH ẢNH

Trang 5

STT Tên hình vẽ Nội dung Trang

1 Hình 1.1 Các nhóm dữ liệu cấu thành CSDL Địa chính 15

2 Hình 1.2 Sơ đồ liên kết giữa các nhóm dữ liệu thành phần 16

3 Hình 1.3 Sơ đồ quy trình 1 xây dựng CSDLĐC 18

4 Hình 1.4 Sơ đồ quy trình 2 xây dựng CSDLĐC 19

5 Hình 1.5 Sơ đồ quy trình 3 tích hợp cơ sở dữ liệu địa 20

6 Hình 2.1 Mô hình kiến trúc giải pháp phần mềm TMV.LIS 24

8 Hình 3.1 Xuất shapefile bằng phần mềm TMV.MAP 34

9 Hình 3.2 Chọn dữ liệu và thông số xuất sang shapefile 34

10 Hình 3.3 Cấu hình chuyển đổi shapefile 35

11 Hình 3.4 Thông báo kêt quả xuất shapefile 35

12 Hình 3.5 Kiểm tra dữ liệu shapefile bằng 36

13 Hình 3.6 Chọn mầu hiển thị cho trường SHBANDO 37

14 Hình 3.7 Kiểm tra tiếp biên giữa các tờ bản đồ bằng

19 Hình 3.12 Thông báo kết quả nhập dữ liệu không gian 40

21 Hình 3.14 Nhập dữ liệu thông tin vào bản Excel 42

Trang 6

22 Hình 3.15 Nhập dữ liệu Excel vào phần mềm

TMV.CADAS

42

23 Hình 3.16 Xuất dữ liệu Excel ra file XML 43

24 Hình 3.17 Nhập dữ liệu thuộc tính vào Phân hệ

gLISDesktop

43

25 Hình 3.18 Nhập dữ liệu từ file XML xuất ra 44

26 Hình 3.29 Kết quả nhập dữ liệu thuộc tính 44

29 Hình 3.22 Kết quả kiểm tra dữ liệu chủ sử dụng 46

31 Hình 3.24 Kết quả kiểm tra dữ liệu không gian 47

32 Hình 3.25 Vùng dữ liệu vi phạm nguyên tắc kiểm tra 48

33 Hình 3.26 Gộp chủ trùng thông tin theo tiêu chí 49

34 Hình 3.27 Danh sách chủ trùng lặp thông tin 49

39 Hình 3.32 Tạo thư mục chứa dữ liệu hồ sơ quét 53

40 Hình 3.33 Bảng mô tả thông tin hồ sơ quét 53

41 Hình 3.34 Nhập dữ liệu hồ sơ quét bằng Excel 54

43 Hình 3.36 Tích hợp cơ sở dữ liệu thuộc tính và không

gian

56

Trang 7

45 Hình 3.38 Giao diện web của TMV.LIS 57

47 Hình 3.40 Lấy thông tin chủ sử dụng trong dữ liệu 58

48 Hình 3.41 Lấy thông tin thửa đất trong dữ liệu 58

53 Hình 3.46 Nhập thông tin bản mô tả thửa đất 62

54 Hình 3.47 Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất 63

56 Hình 3.49 Nhập thông tin kết quả đo đạc thửa đất 64

58 Hình 3.51 Tạo giấy chứng nhận theo số hiệu GCN 65

59 Hình 3.52 Tạo giấy chứng nhận theo thông tin thửa 65

60 Hình 3.53 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 66

63 Hình 3.56 Tìm thông tin giấy chứng nhận 67

64 Hình 3.57 Bổ xung thông tin giấy chứng nhận 68

Trang 8

68 Hình 3.61 File hồ sơ quét tải lên 70

74 Hình 3.67 Chuyển dữ liệu đồ họa vào hệ thống 75

77 Hình 3.70 Hiện thị dữ liệu: Số thửa - Loại đất - Diện tích 77

81 Hình 3.74 Thống kê dữ liệu thuộc tính và đồ họa 80

85 Hình 3.78 Nhập đăng ký quyền sử dụng đất 84

88 Hình 3.81 Bổ xung thông tin thửa đất đăng ký 87

89 Hình 3.82 Bổ xung thông tin giấy chứng nhận cũ 88

90 Hình 3.83 Bổ xung thông Nghĩa vụ tài chính và Hạn chế

SDĐ

89

Trang 9

91 Hình 3.84 Giao diện thông tin cấp giấy chứng nhận 90

92 Hình 3.85 Xử lý thông tin cấp giấy chứng nhận 91

93 Hình 3.86 Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất 92

94 Hình 3.87 Kết quả đo đạc địa chính thửa đất 92

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là một loại tài nguyên thiên nhiên đặc biệt có mối quan hệ chặtchẽ với hầu hết các yếu tố kinh tế, chính trị, có ý nghĩa thiết thực và quan

Trang 10

trọng đối với các hoạt động sản suất, kinh doanh, sinh hoạt và phát triểnkhông chỉ giới hạn một cá nhân, một đơn vị hành chính và còn là của cả mộtnền kinh tế, của tất cả các quốc gia Trong giai đoạn hiện nay, sử dụng đất đaiđang là nhu cầu thiết yếu ngày càng tăng của con người, kéo theo đó là yêucầu về sự quản lý chặt chẽ và có hệ thống của Nhà nước nhằm mục đích sửdụng hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên hữu hạn này Ngày 30 tháng 10năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Dự án “Xâydựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai” giao cho Bộ Tài nguyên và Môitrường làm cơ quan chủ quản và Tổng cục Quản lý đất đai làm chủ đầu tư.Thời gian thực hiện Dự án từ năm 2012 đến 2018 theo quy định tại Quyếtđịnh số 1892/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt “Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước ngành quản lý đất đaigiai đoạn 2011 - 2020” Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm các cơ sở dữliệu thành phần sau:

- Cơ sở dữ liệu địa chính;

- Cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất;

- Cơ sở dữ liệu giá đất;

- Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai

Trong đó cơ sở dữ liệu địa chính là thành phần cơ bản của cơ sở dữ liệuđất đai, làm cơ sở để xây dựng và định vị không gian các cơ sở dữ liệu thànhphân khác

Hiện nay ở Việt Nam có 3 bộ phần mềm đủ điều kiện ứng dụng trongcông tác xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu đất đai được Bộ Tài nguyên vàMôi trường thông qua là phần mềm VILIS, ELIS và TMV.LIS Trên cơ sở đó,tôi đã lựa chọn đề tài:

“Đánh giá phần mềm ELIS và TMV.LIS trong công tác xây dựng cơ

sở dữ liệu địa chính”

Trang 11

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài:

- Đánh giá phần mềm ELIS và TMV LIS trong công tác xây dựng cơ sở

dữ liệu địa chính

- Nâng cao nhận thức về cơ sở dữ liệu địa chính

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

- Đề tài đi sâu vào ngiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính bằng giáphần mềm ELIS và TMV LIS

4 Nội dung nghiên cứu:

- Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở Việt Nam.

- Phần mềm ELIS và TMV.LIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Thực nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính một xã bằng phầnmềm ELIS, TMV.LIS

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:

- Từ thực nghiệm để đưa ra những giải pháp hoàn thiện hơn cho phần mềm ELIS và TMV.LIS phục vụ nhu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

7 Cấu trúc luận văn:

- Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chương và phần kết luận được trìnhbày trong 99 trang với 98 hình

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH Ở VIỆT NAM 1.1 Giới thiệu chuẩn dữ liệu địa chính.

Trang 12

1.1.1 Khái niệm về dữ liệu và cơ sở dữ liệu địa chính.

Theo công văn số 1159/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 21 tháng 9 năm 2011của Tổng cục Quản lý đất đai về việc hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu địachính:

- Dữ liệu: là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm

thanh hoặc dạng tương tự

- Cơ sở dữ liệu địa chính: là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu

địa chính (gôm dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính vàcác dữ liệu khác có liên quan) được sắp xểp, tổ chức để truy cập, khai thác,quản lý và cập nhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử

Trong đó:

- Dữ liệu địa chính: là dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu thuộc tính

địa chính và các dữ liệu khác có liên quan

+ Dữ liệu không gian địa chính: là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa

đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về hệ thống thủy văn, hệthống thủy lợi; hệ thống đường giao thông; dữ liệu về điểm khống chế; dữliệu về biên giới, địa giới; dữ liệu về địa danh và ghi chú khác; dữ liệu vềđường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quyhoạch giao thông và các loại quy hoạch khác, chỉ giới hành lang an toàn bảo

vệ công trình

+ Dữ liệu thuộc tính địa chính: là dữ liệu về người quản lý đất, người

sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tổ chức và cánhân có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất; dữ liệu thuộc tính về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

dữ liệu về tình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất; dữ liệu về quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản

Trang 13

khác gắn liền với đất; dữ liệu giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất.

1.1.2 Chuẩn dữ liệu địa chính.

Theo định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế - InternationalStandard Organisation (ISO) thì tiêu chuẩn (trong nhiều trường hợp mộtnhóm các tiêu chuẩn gọi là chuẩn) là những thống nhất bằng văn bản quy định

về các thông số kỹ thuật hoặc các tiêu chuẩn chính xác cần phải sử dụng mộtcách nhất quán như: Quy phạm, hướng dẫn, định nghĩa các tiêu chí để đảmbảo rằng các sản phẩm đưa ra như nguyên vật liệu, quy trình và các dịch vụ

có thể sử dụng được đúng như mục đích của nó

Ngày 04 tháng 10 năm 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra thông

tư số 17/2010/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính.Thông tư này quy định về nội dung và cấu trúc dữ liệu; hệ quy chiếu khônggian và thời gian; siêu dữ liệu; chất lượng dữ liệu; trình bày, trao đổi và phânphối dữ liệu; xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng dữ liệu đối với

dữ liệu địa chính trên phạm vi cả nước

Dữ liệu địa chính bao gồm các nhóm dữ liệu sau đây:

a) Nhóm dữ liệu về người: gồm dữ liệu người quản lý đất đai, nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất, người có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở

và tài sản khác gắn liền với đất;

b) Nhóm dữ liệu về thửa đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộctính của thửa đất;

c) Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất: gồm dữ liệu không gian và

dữ liệu thuộc tính của nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

d) Nhóm dữ liệu về quyền: gồm dữ liệu thuộc tính về tình trạng sửdụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hạn chế quyền và

Trang 14

nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; giaodịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

đ) Nhóm dữ liệu về thủy hệ: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộctính về hệ thống thủy văn và hệ thống thủy lợi;

e) Nhóm dữ liệu về giao thông: gồm dữ liệu không gian và dữ liệuthuộc tính về hệ thống đường giao thông;

g) Nhóm dữ liệu về biên giới, địa giới: gồm dữ liệu không gian và dữliệu thuộc tính về mốc và đường biên giới quốc gia, mốc và đường địa giớihành chính các cấp;

h) Nhóm dữ liệu về địa danh và ghi chú: gồm dữ liệu không gian và dữliệu thuộc tính về vị trí, tên của các đối tượng địa danh sơn văn, thuỷ văn, dân

cư, biển đảo và các ghi chú khác;

i) Nhóm dữ liệu về điểm khống chế tọa độ và độ cao: gồm dữ liệukhông gian và dữ liệu thuộc tính về điểm khống chế tọa độ và độ cao trênthực địa phục vụ đo vẽ lập bản đồ địa chính;

k) Nhóm dữ liệu về quy hoạch: gồm dữ liệu không gian và dữ liệuthuộc tính về đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạchxây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác; chỉ giới hànhlang an toàn bảo vệ công trình

Các nhóm dữ liệu cấu thành CSDL Địa chính

Trang 15

CSDL Địa chính

Nhóm dữ liệu về giao thông

Nhóm dữ liệu về quy hoạch

Nhóm dữ liệu

về điểm khống chế toạ độ và

độ cao

Nhóm dữ liệu về thủy hệ

Hình 1.1 Các nhóm dữ liệu cấu thành CSDL Địa chính

Sơ đồ liên kết giữa các nhóm dữ liệu thành phần

Trang 16

Nhóm dữ liệu

về biên giới, địa giới

Nhóm dữ liệu

về quy hoạch

Nhóm dữ liệu về điểm khống chế toạ độ và độ cao

Nhóm dữ liệu

về tài sản

Nhóm dữ liệu

về người Nhóm dữ liệu về quyền Nhóm dữ liệu về thửa đất

Hình 1.2 Sơ đồ liên kết giữa các nhóm dữ liệu thành phần

1.2 Công tác xây dựng cở sở dữ liệu địa chính ở Việt Nam.

Việc xây dựng CSDL địa chính ở nước ta sẽ dựa trên một số quy địnhtheo: Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tàinguyên và Môi trường về hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tàinguyên và Môi trường về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền

sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; Thông tư 17/2010/TT-BTNMT ngày

04 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật

về chuẩn dữ liệu địa chính; Công văn số 1159/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 21

Trang 17

tháng 9 năm 2011 của Tổng cục Quản lý đất đai về việc hướng dẫn xây dựng

cơ sở dữ liệu địa chính; Công văn số 529/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 26 tháng 5năm 2011 của Tổng cục Quản lý đất đai về việc sao và quét giấy chứng nhận,

hồ sơ cấp giấy chứng nhận để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; Thông báo số106/BTNMT-CNTT ngày 12 tháng 01 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môitrường thông báo các danh sách các phần mềm đủ điều kiện ứng dụng trongcông tác xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu đất đai; Thông tư 04/2013/TT-BTNMT ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quyđịnh về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính:

- Quy trình 1: Xây dựng CSDLĐC đối với trường hợp thực hiện đồng

bộ việc chỉnh lý, hoàn thiện hoặc đo đạc lập mới bản đồ địa chính gắn vớiđăng ký, cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liêu địachính cho tất cả các thửa đất

- Quy trình 2: Xây dựng CSDLĐC đối với trường hợp đã thực hiện

việc đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính và đã đăng ký, cấp Giấy chứngnhận theo bản đồ địa chính

- Quy trình 3: Tích hợp cơ sở dữ liệu địa chính cấp tỉnh từ sản phẩm cơ

sở dữ liệu địa chính cấp xã và tạo bản sao cơ sở dữ liệu địa chính cấp huyện

từ cơ sở dữ liệu địa chính cấp tỉnh

Trang 18

Hình 1.3 Sơ đồ quy trình 1 xây dựng CSDLĐC

Trang 19

Hình 1.4 Sơ đồ quy trình 2 xây dựng CSDLĐC

Trang 20

Hình 1.5 Sơ đồ quy trình 3 tích hợp cơ sở dữ liệu địa chính

Trang 21

Trong nhiều năm qua, các địa phương đã quan tâm, tổ chức triển khaithực hiện ở nhiều địa bàn gắn với đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đấtđai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảngắn liền với đất Trong đó, một số địa phương cơ bản đã hoàn thành cơ sở dữliệu địa chính và đã tổ chức quản lý, vận hành phục vụ yêu cầu khai thác sửdụng rất hiệu quả và được cập nhật biến động thường xuyên ở các cấp tỉnh,huyện Tuy nhiên, còn nhiều địa phương xây dựng cơ sở dữ liệu địa chínhmới chỉ dừng lại ở việc lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính dạng số choriêng từng xã ở một số địa bàn mà chưa được kết nối, xây dựng thành cơ sở

dữ liệu địa chính hoàn chỉnh nên chưa được khai thác sử dụng hiệu quả vàkhông cập nhật biến động thường xuyên Nguyên nhân chủ yếu của tình trạngtrên đây là do sự nhận thức về cơ sở dữ liệu địa chính hiện nay chưa đầy đủ;việc đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở các địa phương chưa đồng bộ

và các bước thực hiện chưa phù hợp

Trang 22

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU PHẦN MỀM TMV.LIS VÀ ELIS TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH

Ngày 12 tháng 01 năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường ra thôngbáo số 106/BTNMT-CNTT về danh sách các phần mềm đủ điều kiện ứngdụng trong công tác xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu đất đai

- Hệ thống thông tin đất đai và môi trường - ELIS được Cục Công nghệthông tin và Tổng cục Quản lý đất đai phối hợp phát triển trong khuôn khổChương trình hợp tác Việt Nam - Thụy Điển về tăng cường năng lực Quản lýĐất đai và Môi trường (SEMLA) Sau khi chương trình SEMLA kết thúc, hệthống phần mềm được bàn giao cho Cục Công nghệ thông tin tiếp tục pháttriền hoàn thiện Sản phẩm đã được Cục Công nghệ thông tin đăng ký bảnquyền tại Cục Bản quyền tác giả, ban hành quy chế hợp tác và phát triển phầnmềm ELIS và triển khai thực tế tại một số địa phương trên cả nước

- Hệ thống thông tin đất đai VILIS là sản phẩm của đề tài nghiên cứukhoa học cấp Nhà nước “Xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh” doViện Nghiên cứu địa chính thực hiện Được Trung tâm Viễn thám quốc giatiếp tục phát triển Sau đó, Tổng cục Quản lý đất đai nâng cấp, hoàn thiệntriền khai trong Dự án Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đaiViệt Nam (VLAP) ở 9 tỉnh/thành phố và cũng đã triền khai ở một số địaphương khác

- Hệ thống thông tin đất đai TMV.LIS được phát triển bởi Tổng công tyTài nguyên và Môi trường Việt Nam - Bộ Tài nguyên và Môi trường qua quátrình thi công, triển khai thu thập, quản lý CSDL đất đai trong thực tế củaTổng công ty

Các Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ nhu cầu và tình hình thực tếtại địa phương có thể lựa chọn phần mềm trong danh sách trên để phục vụ

Trang 23

công tác quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi tỉnh/thành phố cho phùhợp.

2.1 Phần mềm TMV.LIS

TMV.LIS 1.0 - sản phẩm phần mềm hệ thống thông tin đất đai do Tổngcông ty Tài nguyên & Môi trường Việt Nam (TMV) và Công ty Cổ phầnCông nghệ Thông tin Địa lý eK (eKGIS) hợp tác nghiên cứu phát triển hiện là

1 trong 3 giải pháp phần mềm được Bộ Tài nguyên & Môi trường cho phép

áp dụng để thiết lập hệ thống thông tin đất đai trên phạm vi toàn quốc

Trên cơ sở các kinh nghiệm thu được trong quá trình triển khai phầnmềm TMV.LIS 1.0 cùng với sự hỗ trợ của “Chương trình khoa học và côngnghệ trọng điểm cấp Nhà nước KC01/11-15” thuộc Bộ Khoa học & Côngnghệ, nhóm phát triển đã nghiên cứu và xây dựng TMV.LIS 2.0 nhằm tạo ramột giải pháp phần mềm hệ thống thông tin đất đai mới khắc phục được cácnhược điểm trong phiên bản TMV.LIS 1.0

2.2.1 Với TMV.LIS các tỉnh/thành phố có thể:

- Thiết lập được cơ sở dữ liệu đất đai duy nhất của tỉnh/thành phố theo

mô hình tập trung từ các nguồn dữ liệu bản đồ địa chính và hồ sơ địa chínhhiện có

- Thiết lập hệ thống thông tin đất đai theo mô hình tập trung đáp ứngnhu cầu về nghiệp vụ đăng ký đất đai và cung cấp thông tin đất đai cho nhiềuđối tượng người dùng khác nhau như: người dân, cơ quan quản lý nhà nước

về đất đai, cơ quan quản lý nhà nước có nhu cầu sử dụng thông tin đất đai,lãnh đạo tỉnh/thành phố,  

2.2.2 Các đặc điểm nổi bật của TMV.LIS

- Được phát triển trên nền tảng công nghệ web, bản đồ web HTML5.Cho phép truy cập và sử dụng hầu hết các ứng dụng đất đai trên trình duyệtweb

Trang 24

- Được thiết kế và triển khai theo mô hình kiến trúc hướng dịch vụ.

- Được thiết kế “mở” sao cho có thể phát triển mở rộng các ứng dụngquản lý đất đai sau này

- Được thiết kế nhằm cung cấp các cơ chế cho phép các hệ thống khác

có thể tích hợp, cập nhật, sử dụng thông tin đất đai một cách dễ dàng

- Hỗ trợ triển khai theo mô hình điện toán đám mây

- Không mất chi phí mua bản quyền phần mềm GIS thương mại

2.2.3 Mô hình kiến trúc giải pháp phần mềm TMV.LIS

Hình 2.1 Mô hình kiến trúc giải pháp phần mềm TMV.LIS

a Tầng cơ sở dữ liệu: lưu trữ tập trung CSDL đất đai toàn tỉnh/thành

phố với các cơ sở dữ liệu thành phần sau:

- Cơ sở dữ liệu địa chính

Trang 25

- Cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất

- Cơ sở dữ liệu giá đất

- Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai 

b Tầng dịch vụ ứng dụng: cung cấp các dịch vụ nghiệp vụ đất đai,

dịch vụ cung cấp thông tin đất đai và các dịch vụ khác (dịch vụ an toàn thôngtin, dịch vụ lưu vết, dịch vụ kiểm toán, dịch vụ chuyển đổi dữ liệu )

c Tầng ứng dụng: sử dụng các dịch vụ do tầng dịch vụ cung cấp để

phát triển các ứng dụng đáp ứng mô hình chức năng nghiệp vụ của hệ thống

Hệ thống ứng dụng quản lý đất đai chia thành 2 nhóm:

- Nhóm ứng dụng WebLIS: bao gồm các phân hệ triển khai trên nền

tảng công nghệ Web nhằm đáp ứng các yêu cầu về nghiệp vụ quản lý đất đai:

• Phân hệ Đăng ký cấp giấy chứng nhận

• Phân hệ Đăng ký biến động đất đai

• Phân hệ Quản lý hồ sơ địa chính điện tử

• Phân hệ Quản lý hồ sơ gốc

• Phân hệ Quản lý số liệu thống kê, kiểm kê đất đai

• Phân hệ Cung cấp thông tin đất đai

• Phân hệ Quản trị hệ thống

- Nhóm ứng dụng DesktopLIS: bao gồm các phân hệ triển khai trên nền

tảng công nghệ Desktop nhằm tận dụng khả năng xử lý của máy trạm:

• Phân hệ Tích hợp dữ liệu đất đai

• Phân hệ Biên tập dữ liệu không gian

2.2.4 Các phân hệ TMV.LIS

Trang 26

Hình 2.2 Các phân hệ TMV.LIS 2.2.4.1. Phân hệ Đăng ký cấp giấy chứng nhận

- Tích hợp phần thụ lý hồ sơ theo qui trình ISO một cửa

2.2.4.2. Phân hệ Đăng ký biến động

Trang 27

- Quản lý danh sách biến động.

- Hỗ trợ tra cứu năng ngăn chặn, khiếu nại

- Tìm kiếm, tra cứu, phân tích không gian trên bản đồ theo các tiêu chíxác định

- Tích hợp phần thụ lý hồ sơ theo qui trình ISO một cửa

2.2.4.3. Phận hệ Quản lý hồ sơ địa chính điện tử

- Quản lý sổ mục kê đất đai

- Quản lý sổ địa chính

- Quản lý sổ cấp giấy chứng nhận

- Quản lý sổ theo dõi biến động đất đai

- Quản lý dữ liệu không gian

2.2.4.4. Phân hệ Quản lý hồ sơ gốc

- Quản lý hồ sơ kê khai, đăng ký nhà đất qua các đợt kiểm kê, kê khainhà

- Quản lý hồ sơ ngăn chặn nhà đất do đang thế chấp, tranh chấp hoặcquyết định của tòa án

 - Quản lý hồ sơ giao thuê đất với đất có mục đích sản xuất nôngnghiệp, kinh doanh hoặc đất dự án

2.2.4.5. Phân hệ Phân hệ quản lý số liệu thống kê, kiểm kê đất đai

- Quản lý hồ sơ kê khai, đăng ký nhà đất qua các đợt kiểm kê, kê khainhà đất

Trang 28

- Quản lý hồ sơ ngăn chặn nhà đất do đang thế chấp, tranh chấp hoặcquyết định của tòa án.

- Quản lý hồ sơ giao thuê đất với đất có mục đích sản xuất nông nghiệp,kinh doanh hoặc đất dự án

2.2.4.6. Phân hệ Cung cấp thông tin đất đai

- Tra cứu trực tuyến các thông tin đất đai công khai

- Cung cấp dịch vụ công trực tuyến về cung cấp thông tin đất đai

- Tra cứu tình trạng xử lý hồ sơ, xác nhận hồ sơ và điều hành xử lý

- Tra cứu thông tin văn bản pháp quy và hồ sơ quy trình lĩnh vực đấtđai và xây dựng đô thị

2.2.4.7. Phân hệ Tích hợp dữ liệu

- Nhập dữ liệu không gian đất đai

- Nhập dữ liệu thuộc tính đất đai

- Kiểm tra dữ liệu

- Chuẩn hóa dữ liệu

- Tích hợp dữ liệu lên cơ sở dữ liệu đất đai

2.2.4.8. Phân hệ Biên tập dữ liệu không gian

- Phân tách, hợp, chỉnh lý hình thể thửa đất

- Tạo, biên tập sơ đồ, bản vẽ, trích lục thửa đất

- Kết xuất, in sơ đồ, bản vẽ, trích lục thửa đất

- Biên tập bản đồ địa chính

- Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

2.2.4.9. Phân hệ Quản trị hệ thống

- Quản trị mô hình dữ liệu đất đai

- Quản trị mô hình dữ liệu thống kê đất đai

- Quản trị các bản đồ chuyên đề đất đai

- Quản trị danh mục hệ thống

Trang 29

- Quản trị và phân quyền người dùng hệ thống.

- Quản trị nhật ký hệ thống

2.2.5 Các đặc điểm khác biệt so với các phần mềm GIS đất đai khác

- Công nghệ khai thác bản đồ: gServer (không cần chi phí mua bản

quyền phần mềm khai thác bản đồ thương mại)

- Các phân hệ lõi: tra cứu, đăng ký đất đai được triển khai theo công

nghệ (giao diện) Web được truy cập qua trình duyệt nên không phải cài đặtphần mềm trên máy làm việc (laptop, PC), chỉ cần cài đặt trên máy chủ nên

ELIS được thiết kế mở, có thể tùy chỉnh để phù hợp với đặc thù côngtác quản lý đất đai và môi trường của tất cả các tỉnh/thành trên toàn quốc vàđược cập nhật liên tục đảm bảo phù hợp với các văn bản pháp luật mới nhất

về công tác quản lý đất đai và môi trường

2.2.2 Lịch sử phát triển sản phẩm

Thụy Điển đã hỗ trợ Việt Nam thực hiện Chương trình Nâng cao nănglực quản lý đất đai và môi trường - SEMLA trong 5 năm, từ năm 2004 đến

Trang 30

năm 2009 Một trong những kết quả quan trọng của Chương trình là Hệ thốngthông tin đất đai và môi trường - ELIS.

Được hỗ trợ về kinh phí, được cố vấn về nghiệp vụ và các phương phápluật tiên tiến đang được sử dụng tại các nước châu Âu, Cục CNTT đã trực tiếptiến hành phân tích thiết kế, lập trình xây dựng bộ sản phẩm ELIS Kết thúcChương trình, Cục CNTT đã xây dựng được lõi - core của hệ thống ELIS mộtcách toàn diện và phù hợp với đặc thù quản lý ngành tại Việt Nam, đã hoànthiện để triển khai cho một số tỉnh được hỗ trợ bởi Chương trình SEMLA

Hiện nay ELIS đã được đăng ký bản quyền tác giả và triển khai hiệuquả tại một số tỉnh/thành, sẵn sàng nhân rộng phục vụ nhu cầu công tác quản

lý nhà nước về đất đai và môi trường trên toàn quốc

2.2.3 Chức năng

ELIS là một bộ sản phẩm bao gồm nhiều phân hệ phần mềm với rấtnhiều chức năng hỗ trợ công tác quản lý đất đai và môi trường Sau đây làmột số phân hệ chính:

2.2.3.1 Phân hệ Đăng ký cấp giấy và chỉnh lý biến động đất đai (Land Registration and Changing – LRC):

- Kê khai đăng ký, quản lý và cấp giấy chứng nhận (Đăng ký cấp giấy,Thẩm tra cấp giấy, Lập phiếu chuyển thông tin, Trích lục thửa đất, Lập tờtrình, Lập quyết định cấp giấy và đăng ký cấp giấy)

- Chỉnh lý cập nhật biến động đất đai, quản lý lịch sử thửa đất (Cậpnhật biến động đất đai trên thực địa vào hệ thống; Quản lý lịch sử thay đổi,lịch sử biến động về thông tin thuộc tính và đồ họa đối với từng thửa đất)

- Xây dựng bộ hồ sơ địa chính (Xây dựng hồ sơ địa chính theo đúngquy định hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

2.2.3.2 Phân hệ Quản lý quy trình và luân chuyển hồ sơ (Process Management and Documents - PMD):

Trang 31

- Đáp ứng mô hình một cửa, xử lý hồ sơ theo quy trình tại các sở Tàinguyên và Môi trường.

- Tuân theo chuẩn WfMC về tự động hóa luồng công việc

2.2.3.3 Phân hệ Thiết kế quy trình nghiệp vụ (Process Editor - PE):

- Phân hệ PE có nhiệm vụ thiết kế các quy trình xử lý hồ sơ, cung cấpcác khung quy trình này cho phân hệ Quản lý quy trình và luân chuyển hồ sơ(PMD) để quản lý các công việc thực tế

- Cung cấp công cụ với giao diện đồ họa mạnh, dễ dùng (thực hiện theocách “kéo và thả”) hỗ trợ người dùng tự thiết kế quy trình nghiệp vụ cho phùhợp với địa phương mình

- Cho phép người dùng chỉnh sửa, cập nhật các quy trình nghiệp vụ đểphù hợp với sự thay đổi thực tế tại các sở Tài nguyên và Môi trường

2.2.3.4 Phân hệ Quản lý thông tin môi trường (Environmental Information Management - EIM):

- Phân hệ EIM có nhiệm vụ quản lý thông tin môi trường, bao gồm cácthông tin chính: Điểm nóng, Cơ sở ô nhiễm, Quan trắc môi trường, Rừngngập mặn, Vườn quốc gia, khu bảo tồn

2.2.3.5 Phân hệ Hỗ trợ định giá bất động sản (Real Estate Valuation

- REV):

- Phân hệ REV hỗ trợ công tác định giá bất động sản cho các sở Tàinguyên và Môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủyban nhân dân các tỉnh/thành

- Cho phép quản lý thông tin của toàn bộ quá trình định giá bất độngsản từ khâu: Tạo lập dự án; Tạo lập hồ sơ; Xây dựng phiếu điều tra khảo sát;Định giá đất; Xây dựng bản đồ định giá …

2.2.3.6 Phân hệ Đồng bộ dữ liệu (SYN):

- Phân hệ SYN hỗ trợ công tác đồng bộ dữ liệu giữa các CSDL đất đai

Trang 32

các cấp SYN được thiết kế với các chức năng giúp người sử dụng có thểđồng bộ dữ liệu một cách chính xác, nhanh chóng và an toàn.

- Cơ chế đồng bộ của SYN có thể được cấu hình cho phép các CSDLđồng bộ tự động theo chu kỳ, hoặc thủ công

2.2.3.7 Cổng thông tin đất đai và môi trường (ELIS Portal):

- Là điểm truy cập tập chung và duy nhất tích hợp các kênh thông tincác dịch vụ, ứng dụng trong toàn bộ hệ thống ELIS

- Công bố thông tin một cách tùy biến từ các phân hệ khác trong hệthống ELIS

- Hỗ trợ dịch vụ hành chính công cho người dân thông qua việc tíchhợp với hạ tầng thông tin di động (SMS)

2.2.4 Công nghệ phát triển

- Công cụ phân tích thiết kế: UML, Rational Rose

- Ngôn ngữ lập trình: Visual Studio 2008, ArcObjects

- Hệ quản trị CSDL: MS SQL Server 2008

- Công nghệ GIS: ArcGIS – ESRI

CHƯƠNG 3

Trang 33

THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ PHẦN MỀM TMV.LIS, ELIS

TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH

3.1 Giới thiệu chung về khu vực nghiên cứu:

Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng,thành phố Hà Nội là công trình nằm trong dự án Hoàn thiện và hiện đại hóa

hệ thống quản lý đất đai Việt Nam (VLAP) thành phố Hà Nội Bản đồ địachính xã Đồng Tháp được bắt đầu đo đạc từ tháng 6 năm 2011 và đến nayđang trong giai đoạn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Toàn

xã được đo đạc và biên tập thành 21 tờ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 trên nềnMicroStation V7

3.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính bằng phần mềm TMV.LIS 3.2.1 Nhập dữ liệu không gian.

Phân hệ Tích hợp dữ liệu gLISDesktop của phần mềm TMV.LIS hỗ trợchức năng:

- Nhập dữ liệu không gian đất đai

- Nhập dữ liệu thuộc tính đất đai

- Kiểm tra dữ liệu

- Chuẩn hóa dữ liệu

- Tích hợp dữ liệu lên cơ sở dữ liệu đất đai

Dữ liệu không gian được nhập vào phần mềm có định dạng ShapeFileđược xuất ra từ file bản đồ DGN bằng các phần mềm biên tập bản đồTMV.MAP, FAMIS…

3.2.1.1 Xuất dữ liệu không gian shapefile.

Bản đồ xã Đồng Tháp được chạy topology, gán dữ liệu thuộc tính: Sốthứ tự thửa, loại đất, chủ sử dụng… và xuất ra ShapeFile bằng phần mềmTMV.MAP

Trang 34

Hình 3.1 Xuất shapefile bằng phần mềm TMV.MAP

Trên giao diện Xuất dữ liệu ra shapefile chọn và điền các thông số:Đường dẫn đến thư mục chứa bản đồ xã Đồng Tháp, chọn tất cả 21 file bản

đồ Tích chọn vào Xuất thửa đất từ Topo, điền mã xã là 9826 Level thửa đất

tạo vùng màu là một level bất kỳ chưa có dữ liệu trên bản đồ Chọn đường

dẫn lưu shapefile xuất ra Tích chọn lớp thông tin cần xuất là DC_Thuadat rồi chọn Thực hiện.

Hình 3.2 Chọn dữ liệu và thông số xuất sang shapefile

Trang 35

Trên giao diện chuyển đổi chọn Cấu hình chuyển đổi: TMVLIS, tích chọn Gộp tổng và chọn Thực hiện.

Hình 3.3 Cấu hình chuyển đổi shapefile

Phần mềm sẽ hiện bảng thông báo số đối tượng tương ứng với số thửađược chuyển đổi trong từng tờ bản đồ

Hình 3.4 Thông báo kêt quả xuất shapefile

Trang 36

Sau khi chuyển đổi xong sẽ cho ra kết quả là 3 file: dc_thuadat.dbf,

dc_thuadat.shp và dc_thuadat.shx trong thư mục C:\ShapeFile\09826.

3.2.1.2 Kiểm tra dữ liệu không gian shapefile.

Trước khi nhập dữ liệu không gian vào phần mềm ta nên kiểm tra lại

dữ liệu loại đất, số thửa, đóng vùng khép kín, tiếp biên giữa các mảnh bản đồbằng FamisView hoặc MapWindow GIS…

Trên giao diện MapWindow GIS chọn Add data to this project, chọn đường dẫn đến shapefile dc_thuadat.shp.

Hình 3.5 Kiểm tra dữ liệu shapefile bằng MapWindow GIS

Chuột phải vào cây thư mục Data Layers  dc_thuadat chọn

Properties, xuất hiện giao diện Legend Editor, trên menu Symbology tích

chọn Coloring Scheme  Edit Trên giao diện Coloring Scheme Editor, ở thẻ

Field to color by chọn trường SHBANDO, tích chọn vào biểu tượng hình tia

sét ( ) chọn Unique Values Shapefile xã Đồng Tháp sẽ được phân làm 21

màu khác nhau tương ứng với 21 tờ bản đồ:

Trang 37

Hình 3.6 Chọn mầu hiển thị cho trường SHBANDO

Sử dụng các thanh công cụ của MapWindow GIS để phóng to, thu nhỏ,

di chuyển… để kiểm tra tiếp biên giữa các tờ bản đồ

Hình 3.7 Kiểm tra tiếp biên giữa các tờ bản đồ bằng MapWindow GIS

Trang 38

Làm tương tự với trường MALOAIDAT, trên xã có bao nhiêu loại đất sẽ

có tương ứng bấy nhiêu màu trên bản đồ shaprfile, dùng các thanh công cụ để thu phóng, di chuyển và kiểm tra thông tin thửa

Hình 3.8 Kiểm tra mã loại đất bằng MapWindow GIS

3.2.1.3 Nhập dữ liệu không gian vào Phân hệ gLISDesktop

Trên Phân hệ gLISDesktop, từ Menu Hệ thống  Tùy chọn  Đơn vị

hành chính: chọn đơn vị hành chính xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, thành

phố Hà Nội

Trang 40

TMV.MAP xuất ra, trường hợp ShapeFile do phần mềm khác như FAMIS…xuất ra thì ta phải ánh xạ lại những trường dữ liệu báo lỗi.

Hình 3.11 Ánh xạ trường dữ liệu

Hình 3.12 Thông báo kết quả nhập dữ liệu không gian

Ngày đăng: 26/03/2016, 21:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 về hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 về hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2007
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2009
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Thông tư 17/2010/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2010 quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 17/2010/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2010 quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2010
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Thông báo số 106/BTNMT-CNTT ngày 12 tháng 01 năm 2012 về danh sách các phần mềm đủ điều kiện ứng dụng trong công tác xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu đất đai, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông báo số 106/BTNMT-CNTT ngày 12 tháng 01 năm 2012 về danh sách các phần mềm đủ điều kiện ứng dụng trong công tác xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu đất đai
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2012
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Thông tư 04/2013/TT-BTNMT ngày 24 tháng 4 năm 2013 quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 04/2013/TT-BTNMT ngày 24 tháng 4 năm 2013 quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2013
6. Nguyễn Quang Minh (2013), Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu thông tin đất đai, Bài giảng dành cho học viên cao học, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu thông tin đất đai
Tác giả: Nguyễn Quang Minh
Năm: 2013
7. Tổng cục Quản lý đất đai (2011); Công văn số 1159/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 21 tháng 9 năm 2011 về việc hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn số 1159/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 21 tháng 9 năm 2011 về việc hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
8. Tổng cục Quản lý đất đai (2011); Công văn số 529/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 26 tháng 5 năm 2011 về việc sao và quét giấy chứng nhận, hồ sơ cấp giấy chứng nhận để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn số 529/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 26 tháng 5 năm 2011 về việc sao và quét giấy chứng nhận, hồ sơ cấp giấy chứng nhận để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w