1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp chuẩn hóa dữ liệu địa chính tại phường cẩm sơn thị xã cẩm phả tỉnh quảng ninh

101 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 5,22 MB

Nội dung

Trước đây tất cả thông tin về đất đai được lưu trữ theo cách truyền thống và thủ công như: tài liệu, sổ sách, bản đồ giấy. Việc tra cứu thông tin đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất phục vụ cho công tác quản lý đất đai đang còn gặp khá nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, đất đai thường xuyên có sự biến động rất lớn, do đó việc cập nhật, chỉnh lý những thông tin biến động về đất đai một cách kịp thời, chính xác là rất cần thiết. Tuy nhiên thực tế cho thấy công tác quản lý thông tin, tư liệu về đất đai bằng phương pháp truyền thống dựa trên hồ sơ, sổ sách và bản đồ giấy mà tại các xã, phường, thị trấn đang thực hiện khó đáp ứng được nhu cầu cập nhật, tra cứu, khai thác các thông tin về đất đai. Để đáp ứng các yêu cầu thực tế về quản lý đất đai trong thời gian qua nhiều đơn vị, địa phương đã đầu tư xây dựng nhiều hệ thống phần mềm khác nhau phục vụ công tác xây dựng, quản lý và cập nhật dữ liệu địa chính, tin học hoá các quy trình nghiệp vụ về quản lý đất đai. Chính vì vậy mà dữ liệu địa chính có vai trò quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai và là một loại dữ liệu quan trọng được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực khác như quy hoạch, xây dựng, giao thông, nông nghiệp,...Do đó việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thống nhất về cấu trúc, nội dung dữ liệu cho phép thực hiện các quy trình nghiệp vụ quản lý đất đai một cách thống nhất trên toàn quốc, hỗ trợ cho các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác có nhu cầu sử dụng dữ liệu địa chính được dễ dàng thuận tiện cũng như thúc đẩy việc sử dụng thông tin, dữ liệu đất đai phục vụ các mục đích phát triển Kinh tế Xã hội và Quốc phòng An ninh. Khi có cơ sở dữ liệu địa chính thống nhất, việc cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu địa chính không chỉ cho phép tiết kiệm công sức, tiền của mà còn cho phép thống nhất nguồn dữ liệu giữa các đơn vị cung cấp thông tin. Chính vì vậy, được sự phân công của Khoa Trắc Địa Trường đại học Mỏ Địa Chất và dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Danh Tuyên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp chuẩn hóa dữ liệu địa chính tại phường Cẩm SơnThị Xã Cẩm PhảTỉnh Quảng Ninh

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều

đã được chỉ rõ nguồn gốc./.

Hà nội, ngày tháng 10 năm 2014

Tác giả luận văn

Hoàng Văn Công

Trang 4

16 Hình 3.10 Bảng nội dung dữ liệu không gian theo

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trước đây tất cả thông tin về đất đai được lưu trữ theo cách truyền thống và thủ công như: tài liệu, sổ sách, bản đồ giấy Việc tra cứu thông tin đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất phục vụ cho công tác quản lý đất đai đang còn gặp khá nhiều khó khăn Bên cạnh đó, đất đai thường xuyên có sự biến động rất lớn, do đó việc cập nhật, chỉnh lý những thông tin biến động về đất đai một cách kịp thời, chính xác là rất cần thiết Tuy nhiên thực tế cho thấy công tác quản lý thông tin, tư liệu về đất đai bằng phương pháp truyền thống dựa trên hồ sơ, sổ sách và bản đồ giấy mà tại các xã, phường, thị trấn đang thực hiện khó đáp ứng được nhu cầu cập nhật, tra cứu, khai thác các thông tin về đất đai Để đáp ứng các yêu cầu thực tế về quản

lý đất đai trong thời gian qua nhiều đơn vị, địa phương đã đầu tư xây dựng nhiều hệ thống phần mềm khác nhau phục vụ công tác xây dựng, quản lý và cập nhật dữ liệu địa chính, tin học hoá các quy trình nghiệp vụ

về quản lý đất đai.

Chính vì vậy mà dữ liệu địa chính có vai trò quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai và là một loại dữ liệu quan trọng được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực khác như quy hoạch, xây dựng, giao thông, nông nghiệp, Do đó việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thống nhất về cấu trúc, nội dung dữ liệu cho phép thực hiện các quy trình nghiệp vụ quản lý đất đai một cách thống nhất trên toàn quốc, hỗ trợ cho các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác có nhu cầu sử dụng dữ liệu địa chính được dễ dàng thuận tiện cũng như thúc đẩy việc sử dụng thông tin, dữ liệu đất đai phục vụ các mục đích phát triển Kinh tế - Xã hội và Quốc phòng - An ninh

Trang 6

Khi có cơ sở dữ liệu địa chính thống nhất, việc cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu địa chính không chỉ cho phép tiết kiệm công sức, tiền của mà còn cho phép thống nhất nguồn dữ liệu giữa các đơn vị cung cấp thông tin

Chính vì vậy, được sự phân công của Khoa Trắc Địa Trường đại học Mỏ Địa Chất và dưới sự hướng dẫn của TS Vũ Danh Tuyên, chúng

tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải

pháp chuẩn hóa dữ liệu địa chính tại phường Cẩm Sơn-Thị Xã Cẩm Phả-Tỉnh Quảng Ninh”

I 2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở dữ liệu về quản lý đất đai ở Việt Nam, đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp chuẩn hóa cơ sở dữ liệu địa chính sau đó tiến hành thực nghiệp tại phường Cẩm Sơn thị xã Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh Từ đó đề xuất quy trình xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đất đai

II 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Mục tiêu đề ra của đề tài là rất lớn, tuy nhiên do thời gian và nguồn lực có hạn, nên trong luận văn này tác giả xin phép được giới hạn đối tượng và phạm vi

- Nêu ra những phương pháp chuẩn dữ liệu địa chính ở Việt Nam và

đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về nội dung nói trên như sau:nghiên cứu phương pháp xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu phổ biến nhất.

- Về phạm vi thực nghiệm giới hạn trong địa bàn phường Cẩm Sơn- thị xã Cẩm phả-tỉnh Quảng Ninh, đại diện cho khu vực đất ở đô thị

đã có dữ liệu bản đồ và hồ sơ địa chính (dữ liệu bản đồ số và hồ sơ địa chính dạng số)

Trang 7

III 4 Nội dung nghiên cứu của đề tài

Đề tài gồm các nội dung nghiên cứu sau:

IV 5 Phương pháp nghiên cứu.

Để đạt được mục tiêu và nội dung đề tài của luận văn, phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này bao gồm tổng hợp các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp tài liệu:

+ Nghiên cứu thực trạng tình hình dữ liệu địa chính, xây dựng cơ

sở dữ liệu và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính hiện nay ở Việt Nam;

+ Thu thập các thông tin tư liệu liên quan đến khu vực thực nghiệm, phân tích, tổng hợp, đánh giá và đề xuất quy trình xây dựng cơ

sở dữ liệu theo dự thảo chuẩn dữ liệu địa chính;

- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu

Trang 8

theo quy định chuẩn dữ liệu địa chính;

- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến góp ý của giáo viên hướng dẫn, các nhà khoa học, các đồng nghiệp về các vấn đề trong nội dung luận văn.

V 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Với mục tiêu và nội dung của đề tài là nghiên cứu đề xuất phương pháp xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính theo một số quy định

kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính, triển khai tiến hành thực nghiệm thực

tế, đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn đó là thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ đưa ra quy trình xây dựng và quản lý cơ sở địa chính, đánh giá được tính khả thi, sự phù hợp của quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính trong thực tế triển khai ở các địa phương.

Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được xem xét và áp dụng vào thực tiễn sản xuất, kịp thời phục vụ công tác xây dựng và quản lý cơ sở

dữ liệu địa chính, góp phần hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính Việt Nam trong thời gian tới.

VI 7 Cấu trúc của luận văn

VII Luận văn gồm phần mở đầu và 3 chương, phần kết luận được trình bày trong 3 trang.

- Chương 1: gồm 16 trang

- Chương 2: gồm 38 trang

- Chương 3: gồm 32 trang VIII 8 Lời cảm ơn

Trang 9

Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, ngoài

sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của cơ quan, đồng nghiệp và nhân dân địa phương

Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn khoa học TS: Vũ Danh Tuyên tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo Khoa Trắc Địa - Trường Đại học Mỏ Địa Chất, Trung tâm lưu trữ

và thông tin đất đai-Tổng cục quản lý đất đai, tập thể phòng Tài nguyên

và Môi trường thị xã Cẩm Phả_tỉnh Quảng Ninh, cán bộ địa chính và nhân dân Phường Cẩm Sơn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Trang 10

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH

IX 1.1 Khái niệm về dữ liệu và cơ sở dữ liệu địa chính

1.1.1 Cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Cơ sở dữ liệu: Tập hợp dữ liệu được lưu trữ trong máy tính theo một

quy định nào đó và được gọi là cơ sở dữ liệu (Database - CSDL) Nó được tổchức thuận tiện cho việc sắp xếp, cập nhật, tra cứu, lưu trữ, cung cấp sao chochúng được chia sẻ cho các đối tượng sử dụng khác nhau Có nhiều cách để tổchức cơ sở dữ liệu, trong đó cách phổ biến hiện hay là tổ chức cơ sở dữ liệudưới dạng quan hệ [9]

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Phần chương trình có thể xử lý, thay đổi dữ

liệu gọi là hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database management System - DBMS)

Khả năng của Hệ quản trị cơ sở dữ liệu đó là: Khả năng quản lý những

dữ liệu cố định; Khả năng truy xuất có hiệu quả một khối lượng dữ liệu lớn; Hỗtrợ ít nhất một mô hình dữ liệu mà nhờ đó người sử dụng có thể xem được dữliệu; Hỗ trợ một số ngôn ngữ bậc cao cho phép người sử dụng định nghĩa cáccấu trúc dữ liệu, truy xuất và thao tác dữ liệu; Quản lý giao dịch, cho phépnhiều người sử dụng truy xuất đồng thời và chính xác đến một cơ sở dữ liệu;Điều khiển các quá trình truy xuất, giới hạn các quá trình truy xuất dữ liệu củanhững người không được phép và kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu; Các đặc tính

tự thích ứng, là khả năng tự phục hồi lại dữ liệu do sự cố của hệ thống màkhông làm mất dữ liệu

Cơ sở dữ liệu có một số ưu điểm sau:

- Giảm sự trùng lặp thông tin xuống mức thấp nhất Do đó đảm bảothông tin có tính nhất quán và toàn vẹn dữ liệu

- Đảm bảo dữ liệu có thể được truy suất theo nhiều cách khác nhau, cókhả năng xử lý một khối lượng dữ liệu lớn trong một khoảng thời gian ngắn

Trang 11

- Nhiều người có thể sử dụng một cơ sở dữ liệu

1.1.2 Dữ liệu và cơ sở dữ liệu địa chính

Dữ liệu địa chính: là dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địachính và các dữ liệu khác có liên quan

Dữ liệu không gian địa chính: là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa đất,nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về hệ thống thủy văn; hệ thốngđường giao thông; dữ liệu về điểm khống chế; dữ liệu về biên giới, địa giới; dữliệu về địa danh và ghi chú khác; dữ liệu về đường chỉ giới và mốc giới quyhoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quyhoạch khác, chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình

Dữ liệu thuộc tính địa chính: là dữ liệu về người quản lý, người sử dụngđất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tổ chức và cá nhân cóliên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

dữ liệu thuộc tính về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu vềtình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu

về quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất; dữ liệu giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Cơ sở dữ liệu địa chính: là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địachính

X 1.2 Thực trạng tình hình dữ liệu bản đồ và hồ sơ địa chính

1.2.1 Tình hình xây dựng hồ sơ địa chính

Việc xây dựng hồ sơ địa chính có thể tóm tắt thành một số giai đoạn sau:

Từ năm 1989, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được chính

thức được thực hiện Cùng với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,việc xây dựng hồ sơ địa chính được chú trọng thực hiện trên cơ sở rà soát, hoànthiện hồ sơ đăng ký ruộng đất lập trong giai đoạn từ 1981-1988 [7]

Trang 12

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, việc rà soát hồ sơ đăng ký ruộngđất lập theo Chỉ thị 299/TTg đã phát hiện quá nhiều sai sót, tồn tại; hơn nữa hệthống chính sách đất đai lúc đó lại đang trong quá trình đổi mới làm cho hiệntrạng sử dụng đất biến động rất mạnh mẽ so với bản đồ và sổ sách đăng ký đãlập trước đó.

Vì vậy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng hồ sơđịa chính ở các địa phương thực hiện trong thời gian này thực hiện rất chậm;hầu hết các địa phương phải tổ chức đo đạc chỉnh lý lại bản đồ giải thửa hoặc

đo vẽ mới bản đồ giải thửa theo tọa độ độc lập; tổ chức kê khai đăng ký và xétduyệt lại để cấp giấy chứng nhận và lập lại hồ sơ địa chính Hồ sơ địa chínhgiai đoạn này chủ yếu lập theo mẫu quy định tại Quyết định số 56/ĐKTK; songbên cạnh đó, nhiều địa phương tự quy định các mẫu sổ sách mới dùng trongđăng ký đất để đáp ứng yêu cầu thay đổi của tình hình thực tế Các hồ sơ này,đến nay nhiều địa phương đã chuyển đổi sang mẫu quy định mới, song vẫn cònmột số xã, huyện đang tiếp tục sử dụng Việc đo vẽ bản đồ địa chính theo hệtọa độ thống nhất bắt đầu được triển khai thực hiện theo Quy phạm đo vẽ bản

đồ địa chính tỉ lệ 1/1000, 1/2000, 1/5000 ban hành kèm Quyết định số TCQLRĐ ngày 01 tháng 7 năm 1991 của Tổng cục Quản lý ruộng đất

220/QĐ-Từ sau Luật đất đai 1993, ruộng đất nông, lâm nghiệp được giao ổn

định lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân; người sử dụng đất được hưởng cácquyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế chấp QSDĐ Do đó,việc cấp GCN trở thành yêu cầu cấp bách phục vụ cho quản lý đất đai của Nhànước và quyền lợi của người sử dụng đất Công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơđịa chính và cấp GCN bắt đầu được các địa phương tập trung chỉ đạo triển khaimạnh

Để phù hợp với yêu cầu quản lý đất đai theo Luật Đất đai năm 1993,Tổng cục Địa chính đã sửa đổi hoàn thiện để ban hành chính thức 4 loại sổ mới(gồm sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp GCN và sổ theo dõi biến động đất đai), hệ

Trang 13

thống đăng ký đất đã có sự thay đổi cơ bản về nội dung dữ liệu đất đai Quyđịnh này đã được các địa phương triển khai áp dụng rộng rãi, liên tục đến năm

2004 Các tài liệu hồ sơ địa chính lập theo quy định này, hiện vẫn đang được sửdụng ở hầu hết các địa phương và chiếm tỷ lệ chủ yếu trong hệ thống hồ sơ địachính đã lập của cả nước hiện nay Để đáp ứng yêu cầu quản lý Tổng cục Địachính ban hành Quy phạm thành lập bản đồ địa chính và Ký hiệu bản đồ địachính tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10000 và 1:25000 theo Quyết định

số 719/1999/QĐ-ĐC và Quyết định 720/1999/QĐ-ĐC (thay thế Quy phạm năm1991)

Từ khi Luật Đất đai năm 2003 ban hành có hiệu lực, Bộ Tài nguyên và

Môi trường đã ban hành Quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vàhướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính Theo quy định này, mẫugiấy chứng nhận mới đã có sự thay đổi căn bản: cấp theo từng thửa đất và đượccấp thành 2 bản để lưu 1 bản tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, nộidung trên giấy chứng nhận có đầy đủ thông tin như trên hồ sơ địa chính nhưngđược ghi cụ thể bằng tên gọi đối với tất cả các nội dung mà không ghi bằng kýhiệu như trước đây Hồ sơ địa chính vẫn bao gồm bản đồ địa chính, sổ địachính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và được lập 3 bộ, để sửdụng ở 3 cấp xã, huyện, tỉnh như trước đây Ngoài ra, việc xây dựng hồ sơ địachính dạng số bắt đầu được chỉ đạo thực hiện với chủ trương để thay thế dầncho hồ sơ địa chính trên giấy; tuy nhiên tại thời điểm này, do điều kiện ứngdụng công nghệ chưa phát triển, nên Bộ vẫn chỉ đạo các địa phương tiếp tục lập

hồ sơ địa chính dạng giấy (kể cả nơi đã triển khai xây dựng hồ sơ địa chínhdạng số)

Theo quy định hiện nay, mẫu và nội dung dữ liệu địa chính trên hồ sơđịa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thay đổi so với các vănbản quy định trong năm 2004, tuy nhiên giấy chứng nhận có thể được sử dụng

để cấp chung một giấy cho nhiều thửa đất sản xuất nông nghiệp của hộ gia

Trang 14

đình, cá nhân; đặc biệt bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được xácđịnh là một bộ phận và là tài liệu pháp lý quan trọng trong hồ sơ địa chính.Ngoài ra theo quy định tại Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT các địa phươngxây dựng cơ sở dữ liệu địa chính (hồ sơ địa chính dạng số) sẽ không phải lập

hồ sơ địa chính trên giấy để sử dụng ở các cấp tỉnh, huyện như trước đây Cơ

sở dữ liệu địa chính trở thành mục tiêu của chủ yếu việc đăng ký đất đai phảihoàn thành trên phạm vi cả nước từ nay đến năm 2020

Việc ứng dụng công nghệ trong việc lập hồ sơ địa chính dạng số (cơ sở

dữ liệu địa chính) theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT đã bắt đầu được triểnkhai thực hiện ở hầu hết các tỉnh Song phần lớn các tỉnh thực hiện còn ít, chủyếu ở quy mô làm điểm một số xã, huyện do còn nhiều bất cập về thiết bị, nănglực công nghệ, đặc biệt chưa có phần mềm hoàn chỉnh

Việc áp dụng phần mềm ở các địa phương hiện nay không thống nhất,mỗi tỉnh sử dụng một phần mềm khác nhau, thậm chí một số tỉnh còn có sựkhác nhau phần mềm giữa cấp tỉnh và cấp huyện

Đa số các địa phương đã sử dụng công nghệ để lập hồ sơ địa chínhnhưng chưa được kết nối tự động giữa các cấp; thậm chí nhiều địa phương chỉđược khai thác sử dụng ở một cơ quan nơi đã thực hiện mà chưa sao cho cáccấp sử dụng Việc cập nhật, chỉnh lý biến động thường xuyên vào cơ sở dữ liệu

hồ sơ địa chính cũng chưa được thực hiện đầy đủ, không thống nhất giữa cáccấp

Chất lượng hồ sơ địa chính đã lập còn nhiều sai sót, không đúng quyđịnh Hồ sơ địa chính sử dụng nhiều loại tài liệu đo đạc có chất lượng khácnhau

1.2.2 Thực trạng dữ liệu bản đồ và hồ sơ địa chính

1 Về nội dung bản đồ địa chính

Do việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện từ năm

Trang 15

1989, trong điều kiện hầu hết các địa phương chưa đo vẽ bản đồ địa chính, tiến

độ đo vẽ bản đồ địa chính rất chậm, nên kết quả cấp giấy chứng nhận và lập hồ

sơ địa chính hiện nay chủ yếu phải sử dụng các loại bản đồ giải thửa đo đạctheo Chỉ thị 299/TTg, bản vẽ trích đo thửa đất…Nội dung dữ liệu của các loạibản đồ, sơ đồ nói trên như sau:

- Bản đồ giải thửa là loại bản đồ chủ yếu sử dụng cho việc cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất trong giai đoạn 1991-2000 ở các địa phương,bản đồ giải thửa thường được đo theo lưới tọa độ độc lập (có thể lập cho phạm

vi từng xã hoặc từng khu dân cư, từng cánh đồng) Trên bản đồ giải thửa hầunhư không thể hiện các điểm khống chế tọa độ và độ cao Độ chính xác của bản

đồ này còn hạn chế; việc ghép nối giữa các tờ bản đồ hầu như không thể thựchiện được

Nội dung bản đồ giải thửa chỉ biểu thị một số nội dung chủ yếu như thửađất, địa giới hành chính, giao thông, thủy hệ, một số địa vật, địa danh và một sốthông tin khác; trong đó thửa đất là nội dung quan trọng nhất của bản đồ giảithửa thể hiện các yếu tố: ranh giới thửa đất, số thứ tự thửa đất, loại đất, diệntích thửa đất Hầu hết các bản đồ loại này không có yếu tố địa hình và nội dungquy hoạch sử dụng đất hầu như chưa được thể hiện

- Bản đồ địa chính được thành lập theo các quy phạm thành lập bản đồđịa chính do Tổng cục Quản lý ruộng đất, Tổng cục Địa chính, Tổng cục Quản

lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành (gồm các quy phạm banhành vào các năm 1991, 1995 và 1999, 2008,2013); được triển khai thực hiện

từ năm 1991 đến nay

Bản đồ địa chính được thành lập trên cơ sở toán học gồm: ê-líp-xô-ít

quy chiếu, hệ tọa độ nhà nước, lưới chiếu, múi chiếu, các tham số khác Trênbản đồ theo quy định phải có đầy đủ các điểm toạ độ, độ cao nhà nước các cấphạng, điểm địa chính, điểm độ cao kỹ thuật; điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp,điểm khống chế đo vẽ Các giá trị tọa độ, độ cao được biểu thị là tọa độ, độ cao

Trang 16

quốc gia theo hệ tọa độ HN-72 hoặc VN-2000

Nội dung bản đồ địa chính biểu thị một số nội dung chủ yếu về địa giớihành chính các cấp, các yếu tố quy hoạch và hành lang an toàn công trình, cácthông tin thửa đất, các đối tượng theo tuyến, yếu tố địa hình, các yếu tố địa vật.Ngoài các yêu tố trên, trong bản đồ địa chính còn có các ghi chú: ghi chú về địadanh, xứ đồng, tên gọi các công trình, tên các cơ quan, đơn vị sử dụng đất đểphục vụ việc nhận dạng, định hướng khi sử dụng bản đồ Mức độ biểu thị cácghi chú này tùy thuộc vào từng địa phương và nhìn chung chưa thống nhất

2 Về nội dung hồ sơ địa chính

- Hệ thống dữ liệu hồ sơ địa chính đã thiết lập, đang có giá trị sử dụnghiện nay trên phạm vi cả nước là rất đa dạng, không thống nhất giữa các loạimẫu quy định ở các thời gian khác nhau Các loại mẫu ban hành càng về saucàng có nhiều nội dung, yêu cầu thể hiện thông tin ngày càng đòi hỏi chặt chẽ.Trong đó, các tài liệu hồ sơ địa chính xây dựng theo các quy định trước trướcnăm 2005, nhìn chung không có đủ nội dung theo yêu cầu quản lý đất đai hiệnnay:

- Mẫu sổ địa chính ban hành theo Quyết định số 56/RĐ- ĐKTK (1981)thiếu nhiều thông tin: Các thông tin bổ trợ cho việc xác định tên hộ gia đình, cánhân (năm sinh, họ tên vợ/chồng, giấy CMND); thời hạn sử dụng đất; mục đích

sử dụng đất; số vào sổ cấp GCN; những ràng buộc quyền sử dụng đất khi đăngký; nguồn gốc sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất và đặc biệt hạn chế trongviệc cập nhật, chỉnh lý biến động Việc chuyển đổi loại sổ này sang mẫu mớithống nhất là hết sức cấp thiết mới đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai

- Mẫu sổ địa chính ban hành theo Quyết định số 499/QĐ-TCĐC cònthiếu các thông tin: nguồn gốc sử dụng đất (được Nhà nước giao có thu tiềnhay không thu tiền; Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm hay trả một lần,Nhà nước công nhận quyền sử dụng,…), giá đất, Tình hình thực hiện nghĩa vụ

Trang 17

tài chính (Ghi nợ và tình hình trả nợ; miễn hoặc giảm nghĩa vụ tài chính), sốphát hành GCN.

- Mẫu sổ Mục kê đất ban hành theo Quyết định số 56/RĐ- ĐKTK vàQuyết định số 499/QĐ-TCĐC còn thiếu các thông tin: hệ thống thông tin mụcđích sử dụng đất theo GCN được cấp, mục đích sử dụng đất theo quy hoạch;

- Hệ thống các loại đất (mục đích sử dụng đất) đã có nhiều thay đổi(theo Quyết định số 56/RĐ- ĐKTK có 51 loại, theo Quyết định số 499/QĐ-TCĐC có 32 loại chi tiết, theo Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT có 47 loại,theo Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT hiện hành còn 38 loại; trong đó đặc biệt

là các loại đất trong nhóm đất chuyên dùng có xu hướng ngày càng phân chitiết hơn (Quyết định số 56/RĐ- ĐKTK có 6 loại đất, Quyết định số 499/QĐ-TCĐC có 11 loại, Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT hiện hành là 28 loại.Riêng loại đất xây dựng và đất chuyên dùng khác trước đây, nay được xác địnhlại thành 12 loại khác nhau phải điều tra thực tế mới điều chỉnh lại được

- Loại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cònchưa thống nhất nội dung giữa loại giấy theo Nghị định số 60/CP và giấy theoNghị định số 90/2006/NĐ-CP; đặc biệt nội dung về đất còn thiếu nhiều thôngtin theo yêu cầu của quản lý đất đai (nguồn gốc sử dụng đất, thời hạn sử dụng,những hạn chế quyền sử dụng, nghĩa vụ tài chính về đất đai)

- Việc thể hiện các nội dung thông tin trên từng loại tài liệu hồ sơ địachính ở nhiều địa phương còn chưa đầy đủ, chưa đúng theo quy định (nhưthông tin về tên người sử dụng đất đối với trường hợp của hộ gia đình, về mụcđích sử dụng đất, thời gian sử dụng đất); nhất là các trường hợp hồ sơ thiết lậptrước năm 2005

- Tình trạng sai sót, nhầm lẫn trong việc thể hiện nội dung thông tin trêncác tài liệu hồ sơ địa chính còn rất lớn và phổ biến ở nhiều địa phương

XI 3 Thực trạng về chuẩn dữ liệu địa chính ở Việt nam

Trang 18

Trước năm 2010.

Hệ thống quản lý đất đai Việt Nam hoạt động theo mô hình phân cấp.Các tỉnh chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động quản lý đất đai ở địa phươngtheo chỉ đạo và hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Thời gian qua do chưa xây dựng được một “Chuẩn” về dữ liệu địa chínhchính thức để áp dụng thống nhất trên toàn quốc vì vậy các địa phương đã thiếtlập và duy trì dữ liệu địa chính với cấu trúc và nội dung không đồng nhất

Có thể tóm tắt thành một số giai đoạn sau:

- Thời kỳ đo đạc lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính trước năm 1954

ở Miền Bắc và trước năm 1975 ở Miền Nam: bản đồ và hồ sơ địa chính chủyếu ở dạng giấy và với nội dung tương đối đơn giản mục đích xác định đượcdiện tích đất đai, chủ sử dụng (sở hữu) làm công cụ để thu thuế là cơ bản Bản

đồ chủ yếu được vẽ dưới dạng sơ đồ hoặc bình đồ không có tọa độ hoặc theotọa độ giả định của địa phương

- Thời kỳ đo đạc lập bản đồ, hồ sơ địa chính theo Chỉ thị 299/TTg củaThủ tướng Chính phủ: Thời kỳ này chủ yếu bản đồ được lập theo tọa độ địaphương hoặc hệ tọa độ Nhà nước HN-72 Phần lớn bản đồ được lưu trữ ở dạnggiấy, trên đế phim Diamat hoặc sao lưu bằng phương pháp in ÔZalit Các bản

đồ này chủ yếu hiện đang lưu trữ tại kho lưu trữ thuộc Trung tâm Thông tin tàinguyên môi trường thuộc sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh Một khốilượng nhỏ được sao lưu để sử dụng tại cấp huyện

- Thời kỳ hậu 299 đến trước năm 1999: Các địa phương đã bắt đầu ứngdụng công nghệ số để thành lập bản đồ địa chính tùy thuộc vào khả năng vềkinh phí và trình độ cán bộ của từng địa phương Khuôn dạng của bản đồ và hồ

sơ địa chính rất đa dạng Bản đồ chủ yếu ở khuôn dạng của phần mềmAutoCad, ITR, một phần ở khuôn dạng của MapInfo… và chủ yếu ở hệ tọa độHN-72; hồ sơ địa chính chủ yếu được quản lý ở dạng CSDL trong Foxpro

Trang 19

- Sau năm 1999 khi Tổng cục Địa chính ban hành áp dụng phần mềmFAMIS cho công tác thành lập bản đồ địa chính, bản đồ địa chính đã cơ bảnthống nhất một khuôn dạng của phần mềm Microstation và Hồ sơ địa chính đã

cơ bản theo phần mềm CadDB Tuy nhiên, trong thời gian này do phần mềmlập hồ sơ địa chính chưa hoàn thiện và không đáp ứng được các yêu cầu có tínhđặc thù của địa phương nên vẫn còn có nhiều địa phương tiếp tục sử dụng cácphần mềm do tự phát triển để xây dựng hồ sơ địa chính sau đó chuyển đổi sangkhuôn dạng của CadDB và cơ bản bản đồ vẫn xây dựng trên hệ tọa độ HN-72

- Sau năm 2000 khi ban hành hệ tọa độ VN-2000 và các phần mềmtrong đăng ký đất đai đã phần nào được hoàn thiện và nâng cấp như phần mềmCILIS, PLIS, ViLIS, ELIS, CCAD&CDATA…được đưa vào sử dụng Khoảngtrên 30 tỉnh sử dụng theo CILIS, 20 tỉnh theo khuôn dạng ViLIS, một số tỉnh sửdụng cả hai khuôn dạng, số tỉnh còn lại sử dụng theo các phần mềm do đơn vịthi công tự lập hoặc theo phần mềm của địa phương Đến năm 2007 khi Bộ Tàinguyên và Môi trường ban hành Quyết định số 221/2007/QĐ-BTNMT quyđịnh sử dụng thống nhất phần mềm ViLIS trong các Văn phòng đăng ký quyển

sử dụng đất thì việc xây dựng hồ sơ địa chính chủ yếu sử dụng phần mềm nóitrên Tuy nhiên, phần mềm CILIS và ELIS vẫn được tiếp tục triển khai songhành, đặc biệt là các tỉnh có sự tài trợ của Chương trình SEMLA

Tóm lại, do sự thiếu thống nhất như đã nêu ở trên đã để lại kết quả là hồ

sơ địa chính và bản đồ được thiết lập ở rất nhiều dạng khác nhau nên đã gâykhó khăn trong việc tích hợp dữ liệu khi xây dựng một cơ sở dữ liệu thống nhất

để có thể chia sẻ thông tin không những trong nước mà với cả các nước trongkhu vực và trên thế giới

Thêm vào đó, việc thiếu một chuẩn dữ liệu và quy trình tác nghiệp trongthiết lập và duy trì dữ liệu địa chính sẽ khiến cho công tác quản lý đất đai trởnên không thống nhất giữa các tỉnh

Định hướng của Bộ Tài nguyên và Môi trường là xây dựng một Hệ

Trang 20

thống thông tin đất đai thống nhất toàn quốc Để có thể có một CSDL đất đaithống nhất có thể tích hợp được từ các CSDL đất đai thành phần tại các SởTN&MT, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và ban hành một chuẩn dữliệu địa chính thống nhất trong cả nước

Trong bất kỳ một CSDL được đưa vào sử dụng chung đều phải tiếnhành chuẩn hoá dữ liệu Có như vậy việc khai thác dữ liệu mới có thể chia sẻcho nhiều đối tượng sử dụng, việc hiện chỉnh dữ liệu từ nhiều nguồn mới đảmbảo tính thống nhất

Ngoài ra còn thêm một số dữ liệu từ các nguồn ở các cơ quan điều tra cơbản khác Người sử dụng rất đa dạng từ ngành quản lý đất đai cả trung ương vàcác cấp địa phương, các cơ quan quản lý Nhà nước, các bộ ngành khác, từ các

tổ chức trong nước và ngoài nước, từ các đối tượng là cư dân có nhu cầu.Trong bối cảnh như vậy việc chuẩn hoá dữ liệu, hệ thống thiết bị, tổ chức quản

lý phải rất thống nhất

Cơ sở dữ liệu đất đai là một trong bảy CSDL quốc gia trong chươngtrình ứng dụng công nghệ thông tin của Chính phủ Để có thể tích hợp và traođổi dữ liệu giữa các CSDL quốc gia với nhau, cần thiết phải xây dựng chuẩnhoá cho từng CSDL thành phần

Hiện nay tập hợp dữ liệu của ngành quản lý đất đai đã khá lớn Mộtphần ở dạng truyền thống trên giấy, một phần ở dạng số như trong nhiều địnhdạng khác nhau, một phần đã ở dạng thống nhất theo định hướng của Bộ Tàinguyên và Môi trường Vấn đề đặt ra là phải xem xét biện pháp chuẩn hoá dữliệu như thế nào để thu được một CSDL thống nhất Các vấn đề cần giải quyếtnhư sau:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu theo quy định kỹ thuật chuẩn thống nhất cho

dữ liệu địa chính

- Xây dựng quy trình thống nhất để chuyển các dữ liệu cũ về dạng chuẩn

đã định; xây dựng quy trình thống nhất về thu thập dữ liệu để có được các dữliệu chuẩn

Trang 21

XII 1.2.3 Hiện trạng phần mềm xây dựng, quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính

Hiện nay nhiều địa phương đã ứng dụng công nghệ thông tin để xâydựng, lưu trữ, quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai, nhưng công nghệ khácnhau, việc thiếu quy định về chuẩn dữ liệu đã gây khó khăn cho công tác tổnghợp và lưu trữ thông tin [8]

1 Phần mềm xây dựng bản đồ địa chính

Hiện tại, các doanh nghiệp thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, các SởTài nguyên và Môi trường và các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnhvực đo đạc bản đồ đang sử dụng các phần mềm được xây dựng từ các dự áncủa Bộ Tài nguyên và Môi trường và các doanh nghiệp tư nhân:

- Phần mềm FAMIS: Tác giả (Đinh Hồng Phong) phần mềm này đượcxây dựng từ khá sớm trong giai đoạn đầu ứng dụng công nghệ số vào công tác

đo đạc và thành lập bản đồ địa chính Phần mềm này được cung cấp miễn phícho các doanh nghiệp, các Sở Tài nguyên và Môi trường để ứng dụng thành lậpbản đồ địa chính;

- Phần mềm eMap: phần mềm này được xây dựng bởi công ty TNHHTin học eK Phần mềm này hiện đang được sử dụng rộng rãi tại các doanhnghiệp của Bộ, các công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực đo đạc bản đồ vàmột số Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Phần mềm CESMAP: phần mềm này được xây dựng trong môi trườngAutoCAD bởi công ty Địa chính công trình;

- Phần mềm CADAS: phần mềm được xây dựng bởi công ty TNHH Tinhọc Hài Hoà Phần mềm này chủ yếu được sử dụng trong công tác đo đạc, đền

bù giải phóng mặt bằng;

2 Phần mềm xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu

Trang 22

- Phần mềm CiLIS, ELIS: Các phần mềm được xây dựng bởi Cục Côngnghệ thông tin, Bộ Tài nguyên Môi trường;

- Phần mềm ViLIS: phần mềm được xây dựng bởi Trung tâm ứng dụng

và Phát Triển công nghệ địa chính- Tổng cục Quản lý đất đai

- Phần mềm TMV.LIS: phần mềm được xây dựng bởi Công ty cổ phầncông nghệ thông tin địa lý eK ( Tổng công ty tài Nguyên & Môi Trường.)

- phần mềm Microstation

Mapping Office là một phần mềm mới nhất của tập đoàn INTERGRAPH bao gồm các phần mềm công cụ phục vụ cho công việc xây dựng và duy trì toàn bộ các đối tượng địa lý dưới dạng đồ họa: IRASB, IRASC, GEOVEC Các file dữ liệu dạng này được sử dụng làm đầu vào cho các hệ thống thông tin địa lý hoặc các hệ quản trị dữ liệu bản

đồ Các phần mềm ứng dụng của Mapping Office được tích hợp trong một môi trường đò họa thống nhất MicroStation để tạo nên một bộ các các công cụ mạnh và linh hoạt phục vụ cho việc thu thập và xử lý các đối tượng đồ họa Đặc biệt trong lĩnh vực biên tập và trình bày bản đồ, dựa vào rất nhiều tính năng mở của MicroStation cho phép người thiết kế sử dụng các ký hiệu dạng điểm, dạng đường, dạng vùng và rất nhiều các phương pháp trình bày bản đồ được coi là khó sử dụng với các phần mềm khác (AutoCAD, Mapinfo…) lại được sử dụng dễ dàng trong MicroStation Ngoài ra, các file dữ liệu của các bản đồ cùng loại được tạo dựa trên nền một file chuẩn (seedfile) được định nghĩa đầy đủ các thông

số toán học bản đồ, hệ đơn vị đo được tính toán theo giá trị thật ngoài thực địa làm tăng giá trị chính xác và thống nhất giữa các file bản đồ MicroStation là một phần mềm trợ giúp thiết kế (CAD) và là môi trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng và quản lý các đối tượng đồ

Trang 23

họa thể hiện các yếu tố bản đồ.

-Phần mềm VILIS.

-Phần mềm ViLIS được lập trình phát triển trên một số công nghệ nềncủa các phần mềm thương mại Các công nghệ nền được sử dụng trong hệthống phần mềm ViLIS bao gồm:

- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu ORACLE Standard và SLQ server sử dụng

để lưu trữ cho cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh;

- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQLserver sử dụng để lưu trữ cho các cơ sở

dữ liệu đất đai ở cấp huyện

Phần mềm ViLIS là một phần mềm hệ thống thông tin đất đai đa mụctiêu Mục tiêu chính của ViLIS là cung cấp hệ thống phần mềm để tạo ra mộtmôi trường làm việc hiện đại và thống nhất cho công tác quản lý đất đai Phầnmềm ViLIS bao gồm nhiều phân hệ Các phân hệ chính của phần mềm ViLISbao gồm:

- Phân hệ Quản trị người sử dụng và quản trị hệ thống: phân hệ thựchiện chức năng quản trị, phân quyền người sử dụng đối với hệ thống, có chứcnăng cho phép thêm mới, xoá bỏ người sử dụng của hệ thống; phân quyền chotừng người sử dụng trong hệ thống;

- Phân hệ Quản trị cơ sở dữ liệu: Phân hệ thực hiện chức năng quản trị

cơ sở dữ liệu: cho phép thiết lập cơ sở dữ liệu, sao lưu, phục hồi cơ sở dữ liệu;chuyển đổi cơ sở dữ liệu từ các phần mềm khác vào cơ sở dữ liệu được sử dụngcho phần mềm ViLIS 2.0

- Phân hệ Kê khai đăng ký: Cung cấp các chức năng chính phục vụ tácnghiệp của các Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh, huyện theoquy định hiện hành về lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính

- Phân hệ Biên tập bản đồ: Thực hiện chức năng quản lý bản đồ: hiển thịbản đồ địa chính, kiểm tra tính đồng nhất, đảm bảo tính đúng đắn, tránh dư

Trang 24

thừa dữ liệu của cơ sở dữ liệu bản đồ; thực hiện các thao tác bản đồ: chia táchthửa đất, gộp thửa đất, thay đổi hình dạng thửa (biên tập bản đồ địa chính).

- Phân hệ Tra cứu tìm kiếm: Cung cấp các chức năng về tra cứu tìmkiếm trên hệ thống, trên mạng internet, trên mạng diện rộng intranet

- Phân hệ Quản trị danh mục: Thực hiện các chức năng quản trị cập nhậtdanh mục thư viện của hệ thống như danh mục mục đích sử dụng; danh mụcđối tượng sử dụng; danh mục tờ bản đồ; danh mục hệ toạ độ; danh mục địadanh hành chính tỉnh, huyện, xã

- Phân hệ Hồ sơ địa chính: Cung cấp chức năng về việc thành lập và in

ấn các sổ sách địa chính, in ấn bản đồ địa chính sau khi được cập nhật

- Phân hệ Quản lý kho hồ sơ địa chính: Thực hiện các chức năng về lưutrữ hồ sơ địa chính theo các thời kỳ, đảm bảo quản lý hồ sơ lịch sử thửa đất

Bộ phần mềm ViLIS hiện đang được triển khai và ứng dụng tại các Văn

phòng Đăng ký đất đai các địa phương.

*( Phần mềm Famis, phần mềm Microstation, Phần mềm VILIS là

những phần mềm chính để xây dựng cơ sở dữ liệu).

Trang 25

Chương 2

QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH

XIII 2.1 Nguồn tư liệu sử dụng

Trang 26

Trải qua các giai đoạn khác nhau tư liệu sử dụng phục vụ công tác quản

lý Nhà nước về đất đai ở các địa phương có nhiều loại khác nhau và có thể kháiquát như sau:

2.1.1 Dữ liệu không gian địa chính

Dữ liệu không gian gồm các Bản đồ địa chính chính quy thành lập theo

hệ tọa độ HN-72 hoặc hệ tọa độ VN-2000 Việc thành lập bản đồ địa chínhchính quy được thực hiện theo quy trình, quy phạm nên chất lượng bản đồ đápứng được các yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về đất đai

- Bản đồ địa chính dạng số, lưu trữ trong định dạng phần mềmMicroStation (DGN), định dạng phần mềm AutoCAD (DWG) hoặc định dạngphần mềm Mapinfo (Tab)

- Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính

2.1.2 Dữ liệu hồ sơ địa chính.

Dữ liệu thuộc tính gồm các loại cơ bản sau: Hồ sơ dạng số, dưới dạngcác Sổ bộ địa chính, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dạng số hoặc dướicác định dạng dữ liệu của một số phần mềm hỗ trợ xây dựng, quản lý hồ sơ địachính như CiLIS, ViLis, ELIS, eCadas,

- Hồ sơ dạng giấy, dưới dạng các Sổ bộ địa chính, Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất dạng giấy hoặc bộ hồ sơ đăng ký đất đai dạng giấy đangđược lưu trữ và quản lý tại các cơ quan quản lý về đất đai

Trang 27

Các hồ sơ này bao gồm:

- Sổ tiếp nhận và trả kết quả đăng ký, cấp GCN quyền sử đụng đât,quyền sử hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

- Sổ Địa chính (sổ địa chính điện tử)

- Sổ Mục kê

- Sổ cấp GCN quyền sử đụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất

- Sổ Theo dõi biến động đất đai

- Bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Bộ hồ sơ lưu (đơn đăng ký, giấy tờ pháp lý về quyền )

Tùy theo thời gian thành lập mà các hồ sơ nói trên được thành lập theocác thông tư hướng dẫn sau:

- Thông tư số 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30 tháng 11 năm 2001 hướngdẫn việc đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất;

- Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 hướngdẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;

- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 hướngdẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;

-Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT/BTP-BTNMT hướng dẫn việc lập,chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;

- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT Quy định về Giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Trang 28

- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính.

XIV 2.2 Các yêu cầu kỹ thuật để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

- Cơ sở dữ liệu địa chính phải bảo đảm tính thống nhất nội dung thôngtin không gian địa chính và thông tin thuộc tính địa chính;

- Bản đồ địa chính đã được thành lập hoặc đã được chuyển đổi về hệ toạ

độ VN-2000, múi chiếu 3 độ, kinh tuyến trục phù hợp với từng tỉnh;

- Các đối tượng nội dung bản đồ phải tuân theo bảng phân lớp các đốitượng nội dung bản đồ địa chính quy định trong Quy phạm thành lập bản đồđịa chính;

- Tài liệu phải được chỉnh lý biến động đất đai cho phù hợp giữa bản đồđịa chính và hồ sơ đã lập;

- Hồ sơ địa chính được lập theo quy định hiện hành về lập, chỉnh lý,quản lý hồ sơ địa chính của Bộ Tài nguyên & Môi trường;

- Tài liệu đang được tổ chức lưu trữ dưới dạng cơ sở dữ liệu số hoặcdưới dạng hồ sơ dạng giấy theo quy định hiện hành

XV 2.3 Quy trình công nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

Sau khi nghiên cứu:

- Thực trạng tình hình dữ liệu bản đồ và hồ sơ địa chính, chuẩn dữ liệuđịa chính và phần mềm xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu địa chính ở Việt Nam;

- Nội dung Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật vềchuẩn dữ liệu địa chính Việt Nam làm cơ sở để triển khai xây dựng cơ sở dữliệu địa chính theo chuẩn;

- Nội dung thông tư 04/2013/TT-BTNMT Quy định về xây dựng cơ sở

dữ liệu đất đai

Trang 29

Đề tài đưa ra một số quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với một số địa bàn và các trường hợp như sau:

Địa bàn chưa có csdl:

Trường hợp 1: Trường hợp thực hiện đồng bộ việc chỉnh lý hoàn

thiện hoặc đo đạc lập mới bản đồ địa chính gắn với đăng ký, cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cho tất cả các thửa đất

Trường hợp 2: Trường hợp đã thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng

nhận, đăng ký biến động đất đai.

Địa bàn đã có csdl nhưng chưa theo chuẩn

Trường hợp 3: Trường hợp đã có CSDL nhưng nội dung cơ sở dữ

liệu địa chính chưa theo đúng quy định tại Thông tư số BTNMT

17/2010/TT-Cụ thể các quy trình được xây dựng như sau:

Trang 30

Đánh giá CSDL

Thu thập bổ sung DL

Hoàn thiện CSDL

Chuyển đổi

CSDL địa chính chưa theo chuẩn

Hình 2.1:Quy trình tổng quan xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

(Ghi chú: Trong những trường hợp cụ thể trong thực tế, nếu tại địa bàn xây dựng CSDL đất đai chưa có đủ điều kiện về hạ tầng hoặc chưa có đủ

dữ liệu thì giải pháp xây dựng CSDL đất đai như thế nào? để đảm bảo những dữ liệu đã có và đang có giá trị sử dụng vẫn cần phải đưa vào hệ thống để vận hành.)

Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính gắn với trường hợp 1:

QUY TRÌNH TỔNG QUÁT

Trang 31

Hình 2.2:Sơ đồ quy trình xây dựng

1 Công tác chuẩn bị (Bước 1)

a) Chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm

b) Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc.

2 Thu thập tài liệu (Bước 2)

a) Thu thập các tài liệu đã lập trong quá trình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận trước đây

b) Bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

c) Các hồ sơ kê khai đăng ký cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận và đăng

ký biến động.

3 Xây dựng dữ liệu không gian địa chính (Bước 3)

a) Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian địa chính theo chuẩn dữ liệu địa chính từ nội dung bản đồ địa chính số:

- Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian địa chính với nội dung tương ứng trong bản đồ địa chính để tách, lọc các đối tượng cần thiết từ nội dung bản đồ địa chính;

- Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian địa chính chưa phù hợp với yêu cầu của chuẩn dữ liệu địa chính;

Trang 32

- Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian địa chính theo quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính.

b) Chuyển đổi và gộp các lớp đối tượng không gian địa chính vào cơ sở

dữ liệu theo đơn vị hành chính xã.

4 Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính (Bước 4)

- Lập bảng tham chiếu số thửa cũ và số thửa mới đối với các thửa đất đã cấp Giấy chứng nhận theo bản đồ cũ.

- Nhập, chuẩn hóa thông tin từ hồ sơ địa chính hoặc hồ sơ cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ đăng ký biến động (kể cả hồ sơ giao dịch bảo đảm), bản lưu Giấy chứng nhận của các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận trước khi cấp đổi (chỉ nhập theo hồ sơ của lần biến động cuối cùng) Không nhập thông tin thuộc tính địa chính đối với trường hợp hồ sơ nằm trong khu vực dồn điền đổi thửa.

- Nhập, chuẩn hóa thông tin từ hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần đầu, cấp đổi Giấy chứng nhận, hồ sơ đăng ký biến động.

5 Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất (Bước 5)

a) Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất bao gồm:

- Giấy chứng nhận cấp mới, cấp đổi hoặc Giấy chứng nhận đã cấp trước đây đang sử dụng;

- Giấy tờ pháp lý về nguồn gốc sử dụng đất làm cơ sở cho việc cấp Giấy chứng nhận;

- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai.

b) Quét bản đồ, sơ đồ, bản trích đo địa chính đã sử dụng để cấp Giấy chứng nhận trước đây;

c) Xử lý tập tin quét hình thành bộ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số, lưu trữ dưới khuôn dạng tập tin PDF;

d) Liên kết bộ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số với cơ sở dữ liệu địa chính và xây dựng kho hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số.

6 Hoàn thiện dữ liệu địa chính (Bước 6)

Thực hiện đối soát và hoàn thiện chất lượng dữ liệu địa chính của 100% thửa đất so với thông tin trong kho hồ sơ Giấy chứng nhận dạng số và hồ

sơ đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất đã sử dụng để xây dựng

cơ sở dữ liệu địa chính.

Trang 33

7 Xây dựng dữ liệu đặc tả - metadata (Bước 7)

a) Thu nhận các thông tin cần thiết về dữ liệu địa chính để xây dựng dữ liệu đặc tả địa chính theo quy định tại Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT; b) Nhập thông tin đặc tả dữ liệu địa chính theo quy định tại Điều 6 của Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT.

8 Thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu (Bước 8)

Triển khai thử nghiệm trực tiếp trên sản phẩm cơ sở dữ liệu đất đai, nội dung cụ thể như sau:

a) Thực hiện việc thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu bằng hệ thống phần mềm quản lý đất đai do chủ đầu tư quy định trong thời gian tối thiểu 60 ngày;

b) Xử lý, khắc phục những sai sót, tồn tại của cơ sở dữ liệu phát hiện trong quá trình thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu; c) Lập báo cáo về quá trình vận hành thử nghiệm cơ sở dữ liệu.

9 Kiểm tra, đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính (Bước 9)

a) Kiểm tra cơ sở dữ liệu địa chính theo quy định tại Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính;

b) Đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT.

10 Đóng gói, giao nộp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính (Bước 10)

a) Đóng gói, giao nộp dữ liệu không gian địa chính theo đơn vị hành chính xã theo định dạng chuẩn Geography Markup Language (GML); b) Đóng gói, giao nộp dữ liệu thuộc tính địa chính theo đơn vị hành chính

xã lưu trữ theo định dạng eXtensible Markup Language (XML);

c) Đóng gói, giao nộp dữ liệu đặc tả địa chính của cơ sở dữ liệu tương ứng lưu trữ theo định dạng XML;

d) Đóng gói, giao nộp dữ liệu địa chính dưới dạng cơ sở dữ liệu đã được thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu bằng phần mềm hệ thống thông tin đất đai;

đ) Đóng gói, giao nộp kho hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số đã liên kết với cơ sở dữ liệu địa chính theo đơn vị hành chính xã;

Trang 34

e) Tạo sổ mục kê số, sổ địa chính số và bản đồ địa chính số từ cơ sở dữ liệu địa chính được trình bày theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính gắn với trường hợp 2:

tương tự như đối với trường hợp 1, một số điểm khác như sau: (có

thêm 1 bước)

Hình 2.3:Phân loại thửa đất và hoàn thiện hồ sơ địa chính hiện có

(Bước 3)

a) Đối soát, phân loại thửa đất

Đối soát thửa đất trên bản đồ địa chính hoặc tài liệu đo đạc khác sử dụng

để xây dựng dữ liệu không gian địa chính so với hồ sơ đăng ký, bản lưu Giấy chứng nhận Để đưa ra danh sách phân loại thửa đất như sau:

- Thửa đất loại A: Bao gồm các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận có

nội dung thông tin phù hợp với quy định hiện hành và chưa có biến động;

- Thửa đất loại B: Bao gồm các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận có

một số thông tin (nguồn gốc sử dụng, mục đích sử dụng ) chưa phù hợp với quy định hiện hành và chưa có biến động;

- Thửa đất loại C: Bao gồm các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận

nhưng đã biến động thông tin thuộc tính;

Trang 35

- Thửa đất loại D: Bao gồm thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận

nhưng đã có biến động ranh giới thửa đất (tách, hợp thửa, điều chỉnh ranh giới ) mà chưa chỉnh lý bản đồ địa chính;

- Thửa đất loại Đ: Các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận ở nơi chưa

có bản đồ địa chính nhưng tài liệu đo đạc đã sử dụng để cấp giấy không

đủ điều kiện để xây dựng cơ sở dữ liệu không gian;

- Thửa đất loại E: Trường hợp thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận ở

nơi có bản đồ địa chính nhưng chưa cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới;

- Thửa đất loại G: Các thửa đất đã kê khai đăng ký nhưng chưa được cấp

Giấy chứng nhận.

b) Hoàn thiện hồ sơ địa chính

- Trường hợp bản đồ địa chính hoặc tài liệu đo đạc khác (nơi không có bản đồ địa chính) để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở dạng giấy hoặc chưa được thành lập trong hệ tọa độ VN-2000 thì thực hiện việc số hóa, chuyển đổi hệ tọa độ và biên tập hoàn thiện theo quy định hiện hành;

- Xác minh để bổ sung về những nội dung thông tin (nguồn gốc sử dụng, mục đích sử dụng ) chưa phù hợp với quy định hiện hành để hoàn thiện

hồ sơ địa chính;

- Chỉnh lý tài liệu của hồ sơ địa chính (trừ tài liệu đo đạc) được lựa chọn

sử dụng cho việc cập nhật cơ sở dữ liệu về những nội dung thông tin (nguồn gốc sử dụng, mục đích sử dụng ) theo kết quả điều tra bổ sung;

- Cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính số hoặc tài liệu đo đạc khác đã sử dụng (nơi không có bản đồ địa chính) trong các trường hợp như sau: + Đối với thửa đất loại B và G: Cập nhật, chỉnh lý các nội dung thông tin mục đích sử dụng theo hồ sơ địa chính đã được chỉnh lý.

+ Đối với thửa đất loại C: Chỉnh lý thông tin thuộc tính cho thửa đất có biến động theo hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bản lưu Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ đăng ký biến động đã giải quyết.

+ Đối với thửa đất loại D: Lưu lại thông tin thửa đất để phục vụ xây dựng phiên bản dữ liệu không gian thửa đất trước chỉnh lý; Chỉnh lý hình thể thửa đất, tài sản gắn liền với đất và các thông tin thuộc tính có thay đổi theo hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bản lưu Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ đăng ký biến động đã giải quyết.

+ Đối với thửa đất loại E: Xây dựng dữ liệu không gian địa chính của thửa đất từ các tài liệu đo đạc cũ (chưa phải là bản đồ địa chính) đã được

Trang 36

sử dụng để cấp Giấy chứng nhận đối với các thửa đất đã có biến động hình thể không xác định được trên bản đồ địa chính mới.

Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính (Bước 5)

Trên cơ sở danh sách phân loại thửa đất và kết quả chỉnh lý hoàn thiện hồ

sơ địa chính được lập, tiến hành nhập và chuẩn hóa thông tin thuộc tính địa chính như sau:

a) Đối với thửa đất loại A, B và Đ: Thực hiện nhập và chuẩn hóa thông tin từ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cho các nhóm: Thửa đất, tài sản trên đất, chủ sử dụng và quyền sử dụng đất từ hồ sơ địa chính tương ứng với từng thửa đất;

Trường hợp thửa đất đã được cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính thì nhập, chuẩn hóa thông tin từ hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận, bản lưu Giấy chứng nhận của các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận trước khi cấp đổi, trừ khu vực dồn điền đổi thửa.

b) Đối với thửa đất loại C:

- Nhập và chuẩn hóa cho các nhóm thông tin thửa đất, tài sản trên đất, chủ sử dụng và quyền sử dụng đất từ hồ sơ địa chính trước khi biến động;

- Nhập các thông tin sau khi biến động từ hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bản lưu Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ đăng ký biến động.

c) Đối với thửa đất loại D:

- Nhập và chuẩn hóa cho các nhóm thông tin thửa đất, tài sản trên đất, chủ sử dụng và quyền sử dụng đất từ hồ sơ địa chính trước khi biến động; trừ khu vực đã dồn điền đổi thửa hoặc có biến động phân chia lại các thửa đất không xác định được các thửa đất cũ trên bản đồ địa chính mới;

- Nhập và chuẩn hóa cho các nhóm thông tin thửa đất, tài sản trên đất, chủ sử dụng và quyền sử dụng đất sau biến động từ hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bản lưu Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ đăng ký biến động.

d) Đối với thửa đất loại E:

- Nhập và chuẩn hóa cho các nhóm thông tin thửa đất, tài sản trên đất, chủ sử dụng và quyền sử dụng đất từ hồ sơ địa chính đã lập trước khi đo

Trang 37

Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính gắn với trường hợp 3:

Hình 2.4:Tương tự như trường hợp trên và một số điểm khác như sau:

Rà soát, đánh giá hiện trạng cơ sở dữ liệu (Bước 2)

Rà soát lập báo cáo về hiện trạng dữ liệu, cụ thể như sau:

a) Dữ liệu không gian địa chính: Hệ tọa độ, phân loại đối tượng, quan hệ hình học, kiểu đối tượng, chất lượng chuẩn hóa không gian đối tượng địa chính;

b) Dữ liệu thuộc tính địa chính: Kiểm tra tính đầy đủ, đúng đắn của các nhóm dữ liệu thuộc tính được liệt kê;

c) Đánh giá liên kết dữ liệu không gian và thuộc tính: Lập danh sách thửa đất có dữ liệu không gian mà không có dữ liệu thuộc tính và ngược lại; d) Đánh giá kết quả và chất lượng cập nhật biến động của hệ thống tại thời điểm hoàn thiện cơ sở dữ liệu (lập danh sách những thửa đất có

Trang 38

trong cơ sở dữ liệu nhưng theo hiện trạng hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đã

bị biến động).

Hoàn thiện dữ liệu không gian (Bước 4)

Bao gồm các công việc đối với các thửa đất mới cập nhật và các nhóm đối tượng không gian còn thiếu so với chuẩn cơ sở dữ liệu địa chính, cụ thể:

a) Chuẩn hóa đối tượng không gian bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của chuẩn dữ liệu địa chính;

b) Cập nhật các đối tượng địa chính đã biến động theo tình trạng hồ sơ cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ đăng ký biến động;

c) Chuyển đổi các đối tượng không gian địa chính bổ sung vào cơ sở dữ liệu hiện có.

Chuyển đổi và hoàn thiện cơ sở dữ liệu (Bước 5)

a) Lập mô hình chuyển đổi dữ liệu;

b) Chuyển đổi và chuẩn hóa dữ liệu theo quy định của chuẩn dữ liệu địa chính;

c) Nhập và chuẩn hóa dữ liệu thuộc tính bổ sung theo hiện trạng biến động của hồ sơ cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ đăng ký biến động;

d) Rà soát, hoàn thiện chất lượng cơ sở dữ liệu so với hiện trạng được đánh giá

Công tác tích hợp cơ sở dữ liệu địa chính

Sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính của từng đơn vị hành chính cấp

xã sau khi hoàn thành, đóng gói, giao nộp được tích hợp như sau:

Trang 39

1 Rà soát dữ liệu không gian của từng đơn vị hành chính cấp xã để xử lý các lỗi dọc biên giữa các xã tiếp giáp nhau (nếu có) Trường hợp có mâu thuẫn về hình thửa (khác loại tỷ lệ) cần xử lý đồng bộ với các loại hồ sơ

có liên quan.

2 Rà soát, cập nhật bổ sung cơ sở dữ liệu đối với các trường hợp biến động sau thời điểm nghiệm thu sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính đến thời điểm tích hợp

3 Tập hợp dữ liệu địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã vào cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện; tập hợp cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện vào cơ sở

dữ liệu đất đai cấp tỉnh; tổng hợp cơ sở dữ liệu đất đai các tỉnh vào cơ sở

dữ liệu đất đai cấp trung ương.

Dữ liệu sau khi cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu phải đảm bảo tính nguyên bản với dữ liệu gốc trước khi cập nhật.

4 Xử lý những bất cập về thông tin thuộc tính địa chính trong quá trình tích hợp cơ sở dữ liệu theo đơn vị hành chính xã bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Đảm bảo tính thống nhất thông tin thuộc tính địa chính trong toàn bộ

hệ thống cơ sở dữ liệu bao gồm:

- Thông tin của cùng đối tượng địa danh, địa giới, giao thông, thủy văn, các đối tượng hình tuyến khác thuộc các đơn vị hành chính xã kế cận;

- Thông tin về địa chỉ của thửa đất, tài sản gắn liền với đất, địa chỉ chủ sử dụng đất thuộc các đơn vị hành chính xã khác nhau.

b) Đảm bảo tính duy nhất thông tin về chủ sử dụng trong toàn bộ hệ thống cơ sở dữ liệu;

Chi tiết một số công tác xây dựng cơ sở dữ liệu:

Trang 40

- Số hoá, chuyển hệ toạ độ bản đồ địa chính sang VN2000 với bản đồ trên giấy và bản đồ địa chính trên HN72

- Bản đồ địa chính số đã có

- Bản đồ địa chính đã được chỉnh lý biến động

- Đóng vùng các đối tượng hình tuyến

- Tiếp biên bản đồ địa chính;

- Tiếp biên địa giới hành chính;

- Chuẩn hoá quan hệ không gian đối tượng nội dung bản đồ địa chính;

- Chuẩn hoá thuộc tính đồ hoạ của đối tượng;

- Kiểm tra hệ toạ độ;

- Kiểm tra phân lớp đối tượng nội dung bản đồ địa chính;

- Kiểm tra, thửa đất trên bản đồ địa chính với hồ sơ;

Bổ sung các thông tin còn thiếu

Tạo thửa, gán thông tin thuộc tính thửa đất, kiểm traTiếp biên, chuẩn hoá quan hệ không gian đối tượng nội dung bản đồ

Nhập dữ liệu từ tệp dgn theo phạm vi phường, xã

CSDL Địa chính

Đọc thông tin từ lớp ranh giới thửa đất, xây dựng mô hình topology cho thửa đất theo chuẩn dữ liệu địa chính, gán thông tin thuộc tính cho thửa đất, lớp thửa đất và lớp tài sản trên đất… vào CSDL địa chính.Đọc và cập nhật các lớp dữ liệu khác vào CSDL địa chính

Xây dựng quan hệ cho các đối tượng bản đồ theo quy định chuẩn dữ liệu địachính

Danh sách các tệp dữ liệu bản đồ địa chính (.dgn) đã được cập nhật chỉnh lý thuộc đơn vị hành chính phường

Kiểm tra, biên tập nội dung bản đồ

Dữ liệu không gian địa chính

Hình 2.5: Quy trình công nghệ thiết lập dữ liệu không gian địa chính

3.3.2 Xây dựng dữ liệu không gian địa chính từ bản đồ địa chính

Ngày đăng: 26/03/2016, 20:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Dự thảo Thông tư qui định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự thảo Thông tư qui định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2010
5.Thông tư55/2013/TT-BTNMT Quy phạm thành lập lập bản đồ địa chính 6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Thông tư số 09/2007/TT-BTNMThướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy phạm thành lập lập bản đồ địa chính " 6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), "Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT "hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính
Tác giả: Thông tư55/2013/TT-BTNMT Quy phạm thành lập lập bản đồ địa chính 6. Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2007
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Quy định áp dụng chuẩn thông tin địa lý cơ sở Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 06/2007/QĐ- BTNMT ngày 14/5/2007, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định áp dụng chuẩn thông tin địa lý cơ sở Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 06/2007/QĐ- BTNMT ngày 14/5/2007
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2007
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Đính chính Quy định áp dụng chuẩn thông tin địa lý cơ sở Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BTNMT ngày 14/5/2007, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đính chính Quy định áp dụng chuẩn thông tin địa lý cơ sở Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BTNMT ngày 14/5/2007
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2007
9. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Quyết định số 05/2007/QĐ- BTNMT ngày 26/8/2007 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định áp dụng chuẩn thông tin địa lý cơ sở Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BTNMT và Quyết định số 08/2007/QĐ- BTNMT ngày 14/5/2007, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 05/2007/QĐ- BTNMT ngày 26/8/2007 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định áp dụng chuẩn thông tin địa lý cơ sở Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BTNMT và Quyết định số 08/2007/QĐ- BTNMT ngày 14/5/2007
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2007
10. Cục Đăng ký và Thống kê, Tổng cục Quản lý đất đai (2009), Báo cáo thực trạng tình hình dữ liệu bản đồ và hồ sơ địa chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thực trạng tình hình dữ liệu bản đồ và hồ sơ địa chính
Tác giả: Cục Đăng ký và Thống kê, Tổng cục Quản lý đất đai
Năm: 2009
11. Chương trình SEMLA (2009), Dự án xây dựng và thử nghiệm chuẩn dữ liệu địa chính ở Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án xây dựng và thử nghiệm chuẩn dữ liệu địa chính ở Việt Nam
Tác giả: Chương trình SEMLA
Năm: 2009
1.Thông tư 24/2014/tt-btnmt ngày 19/5/2014 của bộ TNMT Quy định về hồ sơ địa chính Khác
2. Thông tư 24/2014/tt-btnmt ngày 19/5/2014 của bộ TNMT Quy định về bản đồ địa chính Khác
3.Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ TN&MT Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w