1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học phân môn vẽ tranh ở trường THCS

15 1,6K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 130 KB

Nội dung

Nội dung Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài:……………………………………………………………2 2. Mục đích nghiên cứu:………………………………………………………..3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:……………………………………………4 3.1. Phạm vi nghiên cứu: ……………………………………………………...4 3.2. Đối tượng nghiên cứu:………………………………………………….…4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu:……………………………………………………….4 5. Phương pháp nghiên cứu:…………………………………………………..5 6. Dự kiến kế hoạch nghiên cứu:……………………………………………...5 B. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn…………………………………………………..6 2. Thực trạng của việc dạy và học phân môn vẽ tranh ở trường THCS Đồng Tâm…………………………………………………………………………….7 2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường.…………………………………………7 2.2. Thực trạng của việc dạy học phân môn vẽ tranh trong trường THCS Đồng Tâm.…………………………………………………………………….8 3. Đề xuất hướng giải quyết vẫn đề.…………………………………………8 4. Những kinh nghiệm, biện pháp thực hiện………………………………..9 4.1. Sử dụng đĩa VCD. ………………………………………………………9 4.2. Sử dụng máy chiếu đa năng và máy chiếu vật thể. …………………10 5. Kết quả thực nghiệm…………………………………………………….12 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận………………………………………………………………….13 2. Kiến nghị đề suất………………………………………………………..13 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Hoà chung trong xu thế đổi mới giáo dục phổ thông mà Đảng và Nhà nước ta đang nỗ lực phấn đấu. Cho tới thời điểm này, giáo dục Việt Nam đang và đã thu hoạch được những tiến bộ nhất định, đã có những bước bứt phá mà từ trước tới nay vẫn chưa tạo ra được. Điều này không chỉ có sự cố gắng hết sức của những nhà khoa học, những nhà quản lý giáo dục đầy tâm huyết mà còn phải kể đến một nền tảng khoa học công nghệ đã được thế giới khẳng định. Như chúng ta được biết, xu hướng phát triển của xã hội luôn luôn gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ. Đặc biệt đối với ngành Giáo dục Đào tạo, công nghệ chắc chắn sẽ không thể thiếu trong thời kỳ hiện nay và trong tương lai. Giờ đây, với những bài giảng điện tử, lớp học sử dụng trên nền công nghệ thông tin không còn là điều xa lạ đối với giáo viên chúng ta nữa. Có thể nói, công nghệ thông tin đã thổi một luồng gió mới vào xu thế đổi mới quá trình Dạy Học. Từ bấy lâu nay, công nghệ thông tin đã giúp cho giáo viên vận dụng được những phương pháp dạy học một cách linh hoạt và đơn giản, công nghệ thông tin đã giúp giáo viên thực hiện được những bài giảng phức tạp mà giáo dục truyền thống khó có thể làm được, nếu có được thì phải rất vất vả và tốn kém, và còn nhiều điều mà công nghệ thông tin đã giúp cho giáo viên từ việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, đồ dùng thí nghiệm, minh hoạ trực quan đến việc truyền đạt kiến thức tới học sinh thực sự dễ dàng và hiệu quả. Xét trên một phương diện nào đó thì nhờ vào công nghệ thông tin, đã góp phần vào việc tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh hình thành khái niệm và kiến thức một cách dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả. Đã có nhiều bài giảng điện tử được thực hiện và học sinh tiếp thu nó một cách hoàn toàn tự nhiên và hứng thú. Điều này đã được khẳng định trong thời gian qua thông qua các đợt Hội giảng mà Huyện và Thành phố đã tổ chức. Theo quan niệm của cá nhân tôi, việc đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay và cả trong tương lai cần phải kết hợp rất nhiều yếu tố. Trong đó không thể không có những yếu tố như: Thầy Trò Phương pháp Công nghệ hỗ trợ… Để đảm bảo được sự đổi mới theo xu hướng hiện đại, việc ứng dụng tốt được công nghệ thông tin thì ngành giáo dục và đặc biệt là giáo viên cần phải có cái nhìn với sự nhận định thật nghiêm túc và đúng mực với công nghệ tin học. Chúng ta cần phải làm sao không quá lạm dụng, phô trương nhưng cũng đừng mắc phải sự tụt hậu một cách bảo thủ. Từ những thực tế trên và qua nhận định chủ quan của cá nhân, qua trải nghiệm trên thực tế, tôi mạnh dạn viết một đề tài nhằm đổi mới phương pháp dạy học phân môn vẽ tranh thông qua việc áp dụng công nghệ tin học, cụ thể là: “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học phân môn vẽ tranh ở trường THCS”.

Trang 1

MỤC LỤC

Nội dung Trang

A ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài:………2

2 Mục đích nghiên cứu:……… 3

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:………4

3.1 Phạm vi nghiên cứu: ……… 4

3.2 Đối tượng nghiên cứu:……….…4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu:……….4

5 Phương pháp nghiên cứu:……… 5

6 Dự kiến kế hoạch nghiên cứu:……… 5

B NỘI DUNG 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn……… 6

2 Thực trạng của việc dạy và học phân môn vẽ tranh ở trường THCS Đồng Tâm……….7

2.1 Đặc điểm tình hình nhà trường.………7

2.2 Thực trạng của việc dạy học phân môn vẽ tranh trong trường THCS Đồng Tâm.……….8

3 Đề xuất hướng giải quyết vẫn đề.………8

4 Những kinh nghiệm, biện pháp thực hiện……… 9

4.1 Sử dụng đĩa VCD ………9

4.2 Sử dụng máy chiếu đa năng và máy chiếu vật thể ………10

5 Kết quả thực nghiệm……….12

C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận……….13

2 Kiến nghị đề suất……… 13

Trang 2

A ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài:

Hoà chung trong xu thế đổi mới giáo dục phổ thông mà Đảng và Nhà nước ta đang nỗ lực phấn đấu Cho tới thời điểm này, giáo dục Việt Nam đang

và đã thu hoạch được những tiến bộ nhất định, đã có những bước bứt phá mà từ trước tới nay vẫn chưa tạo ra được Điều này không chỉ có sự cố gắng hết sức của những nhà khoa học, những nhà quản lý giáo dục đầy tâm huyết mà còn phải kể đến một nền tảng khoa học công nghệ đã được thế giới khẳng định Như chúng ta được biết, xu hướng phát triển của xã hội luôn luôn gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ Đặc biệt đối với ngành Giáo dục - Đào tạo, công nghệ chắc chắn sẽ không thể thiếu trong thời kỳ hiện nay và trong tương lai Giờ đây, với những bài giảng điện tử, lớp học sử dụng trên nền công nghệ thông tin không còn là điều xa lạ đối với giáo viên chúng ta nữa

Có thể nói, công nghệ thông tin đã thổi một luồng gió mới vào xu thế đổi mới quá trình Dạy - Học Từ bấy lâu nay, công nghệ thông tin đã giúp cho giáo viên vận dụng được những phương pháp dạy học một cách linh hoạt và đơn giản, công nghệ thông tin đã giúp giáo viên thực hiện được những bài giảng phức tạp mà giáo dục truyền thống khó có thể làm được, nếu có được thì phải rất vất vả và tốn kém, và còn nhiều điều mà công nghệ thông tin đã giúp cho giáo viên từ việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, đồ dùng thí nghiệm, minh hoạ trực quan đến việc truyền đạt kiến thức tới học sinh thực sự dễ dàng và hiệu quả

Xét trên một phương diện nào đó thì nhờ vào công nghệ thông tin, đã góp phần vào việc tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh hình thành khái niệm và kiến thức một cách dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả Đã có nhiều bài giảng điện tử được thực hiện và học sinh tiếp thu nó một cách hoàn toàn tự nhiên và hứng thú Điều này đã được khẳng định trong thời gian qua thông qua các đợt Hội giảng mà Huyện và Thành phố đã tổ chức

Theo quan niệm của cá nhân tôi, việc đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay và cả trong tương lai cần phải kết hợp rất nhiều yếu tố Trong

Trang 3

đó không thể không có những yếu tố như: Thầy - Trò - Phương pháp - Công nghệ hỗ trợ…

Để đảm bảo được sự đổi mới theo xu hướng hiện đại, việc ứng dụng tốt được công nghệ thông tin thì ngành giáo dục và đặc biệt là giáo viên cần phải có cái nhìn với sự nhận định thật nghiêm túc và đúng mực với công nghệ tin học Chúng ta cần phải làm sao không quá lạm dụng, phô trương nhưng cũng đừng mắc phải sự tụt hậu một cách bảo thủ

Từ những thực tế trên và qua nhận định chủ quan của cá nhân, qua trải nghiệm trên thực tế, tôi mạnh dạn viết một đề tài nhằm đổi mới phương pháp dạy học phân môn vẽ tranh thông qua việc áp dụng công nghệ tin học, cụ thể là:

“Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học phân môn vẽ tranh ở trường THCS”.

2 Mục đích nghiên cứu:

Qua thời gian công tác và giảng dạy trực tiếp tại trưòng THCS Đồng Tâm, với nhiệt huyết của một giáo viên trẻ, luôn mong muốn lên lớp, đứng trước các

em học sinh, truyền đạt tất cả những kiến thức mà mình có cho các em Trong mỗi tiết dạy, tôi 1uôn cố gắng làm sao có thể truyền đạt kiến thức của mình tới các em một cách nhanh nhất, đầy đủ nhất và dễ hiểu nhất

Vì là một giáo viên trẻ, tôi có nhiều điều kiện để tiếp xúc, nắm bắt, tiếp thu các phương tiện hiện đại Với những hiểu biết của mình về máy vi tính, các phần mềm tin học và các loại máy chiếu hiện đại, tôi thiết nghĩ nếu có thể sử dụng những phương tiện này vào bài giảng thì sẽ có thể đạt nhiều kết quả tốt Bởi vì hiện nay trên thị trường, trên mạng Intemet, trên tivi có rất nhiểu các loại băng hình, tranh ảnh rất phong phú, nhiều thể loại, hình thức thể hiện khác nhau, những trào lưu nghệ thuật mới Nếu như các em học sinh được xem, được biết đến thì các em sẽ mở rộng được hiểu biết của mình về nghệ thuật hội hoạ và làm phong phú thêm trí tưởng tượng, phát huy trí sáng tạo của mình trong suy nghĩ và vẽ tranh

Trang 4

Với mục tiêu làm thế nào để đổi mới thực sự về phương pháp dạy học phân môn vẽ tranh trong trường phổ thông nói chung và trong trường THCS Đồng Tâm nói riêng Đặc biệt là làm thế nào để giáo viên Mỹ thuật không phải quá vất vả trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học

Với mục đích giúp học sinh hình thành khái niệm mỹ thuật, khái niệm về

bố cục, mầu sắc, hình mảng, tình cảm thẩm mỹ cho học sinh, đặc biệt giúp học sinh hình thành kiến thức về ngôn ngữ tạo hình, cụ thể là ngôn ngữ hội hoạ một cách đơn giản và hiệu quả

Tạo nên một quan niệm Dạy - Học mới dựa trên mô hình công nghệ thông tin hoá, hiện đại hoá bài giảng Tạo ra bước đột phá về áp dụng kỹ thuật hiện đại trong dạy học

Tạo một thói quen tự tìm tòi sáng tạo và tự học tập, tự nghiên cứu về công nghệ thông tin để phục vụ cho việc Dạy - Học theo phương pháp mới

Giáo viên biết tận dụng nền kỹ thuật tiên tiến và phương tiện hiện đại để đổi mới cách dạy của mình

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

3.1 Phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng học: toàn bộ học sinh các khối lớp từ khối 6 đến khối 9 trường THCS Đồng Tâm

3.2 Đối tượng nghiên cứu:

- Phân môn Vẽ tranh trong bộ môn mỹ thuật ở cấp THCS

4 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Để nghiên cứu và thực hiện thành công đề tài này chúng ta cần nghiên cứu một số nhiệm vụ cụ thể dưới đây trong khi vận dụng công nghệ thông tin vào bài giảng:

+ Phương pháp chuẩn bị cần thiết cho mỗi bài giảng

+ Phương pháp hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét tranh

Trang 5

+ Phương phỏp hướng dẫn học sinh thực hành.

- Với 3 nhiệm vụ này, chỳng ta đó tiến hành những phần quan trọng nhất trong bài dạy vẽ tranh đối với THCS Ở đõy tụi chỉ tập trung vào việc ỏp dụng cụng nghệ thụng tin trong khi thực hiện cỏc nhiệm vụ trờn

5 Phương phỏp nghiờn cứu:

- Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phơng pháp sau :

+ Phơng pháp điều tra giáo dục

+ Phơng pháp quan sát s phạm

+ Phơng pháp thống kê, tổng hợp, so sánh

+ Phơng pháp mô tả

6 Dự kiến kế hoạch nghiờn cứu:

- Năm học 2011 – 2012

B NỘI DUNG

Trang 6

“Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học phân môn vẽ tranh ở trường THCS”.

1 Cơ sở lý luận và thực tiễn.

- Môn Mỹ thuật trong trường THCS là môn học nghệ thuật nhằm định hướng cho các em về cái đẹp trong hội hoạ, giúp các em phát triển toàn diện: Đức - Trí - Thể - Mỹ Giúp các em biết phân biệt cái đẹp và cảm nhận được cái đẹp của hội hoạ Các bước lên lớp trong một tiết dạy của bộ môn Mỹ thuật hiện nay chủ yếu gồm hai phần:

+ Phần bài giảng của giáo viên

+ Phần thực hành của học Sinh

- Đối Với các bài: Vẽ theo mẫu, trang trí, vẽ tranh đề tài, để học sinh hiểu bài và vẽ tốt, làm được bài, phần bài giảng của giáo viên rất quan trọng Một tiết dạy có 45 phút, 22 - 27 phút là thời gian dành cho các em học sinh thực hành, như vậy thời gian giảng bài của giáo viên chỉ còn khoảng 18 phút

Hệ thống của một bài giảng chủ yếu gồm 3 phần chính:

+ Tìm và chọn nội dung đề tài

+ Phần hướng dẫn cách vẽ

+ Phần thực hành của học sinh

- Phần tìm và chọn nội dung đề tài mục đích nhằm cho các em quan sát tranh ảnh, tìm hiểu nội dung bài, tạo ra xúc cảm nghệ thuật cho các em, từ đó các em hiểu bài, biết được với nội dung này phải vẽ thế nào mới là đúng, là đẹp, thế nào là chưa đẹp Sau khi các em hiểu bài, yêu thích nội dung và lựa chọn được nội dung như ý thì mới sang phẩn tìm hiểu cách thể hiện (cách vẽ)

- Như vậy phần tìm và chọn nội dung đề tài giữ một vai trò quan trọng trong phần bài giảng Các em có làm được bài hay không, có hứng thú với tiết học hay không là phụ thuộc phẩn lớn vào tìm và chọn nội dung đề tài Trong phần này giáo viên sẽ cho các em xem tranh và đặt ra các câu hỏi để các em

Trang 7

nhận xét như: Bức tranh: Bố cục thế nào ? Màu sắc có hài hoà không ? nhằm giúp các em tự phân biệt được cái đẹp và có cảm xúc nghệ thuật, thích thú bài học Từ trước đến nay giáo viên Mỹ thuật phải dán từng bức tranh lên bảng cho các em học sinh quan sát và nhận xét Làm như vậy:

- Giáo viên sẽ mất nhiều thời gian để đính tranh lên bảng (bằng nam châm hay băng dính) mà thời gian của phần này chỉ từ 6 đến 8 phút trong khoảng 15 phút giảng bài

- Giáo viên chỉ đính được một số lượng bài nhất định vì giới hạn bảng không cho phép đính quá nhiều (chỉ từ 10 đến 15 bài) và nếu đính nhiều sẽ mất nhiều thời gian, không đủ thời gian để các em phân tích, làm các em đợi lâu mất dần hứmg thú đầu giờ học

- Dữ liệu của giáo viên bị hạn chế, bó gọn trong các cuốn sách và bài vẽ của học sinh

- Tranh đồ dùng dạy học tuy có to, rõ, in đẹp nhưng số lượng lại quá ít, mỗi bài là một tờ, trong đó chỉ có vài ba hình Chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu giảng dạy của giáo viên và quan sát của các em

* Vậy vấn đề đặt ra là cần có một phương tiện có thể đưa ra nhiều tranh cho học sinh quan sát và nhận xét trong thời gian nhanh nhất, (thậm chí có thể chiếu được các hình ảnh có liên quan đến bài giảng) to , rõ ràng, đảm bảo tính trực quan, gợi xúc cảm nghệ thuật cho các em, giúp các liên hệ giữa thực tiễn cuộc sống với bài giảng để các em làm bài đạt kết quả tốt nhất

2 Thực trạng của việc dạy và học phân môn vẽ tranh ở trường THCS Đồng Tâm.

2.1 Đặc điểm tình hình nhà trường:

- Trường THCS Đồng Tâm có cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy tương đối tốt Đặc biệt đã có 1 phòng máy chiếu được lắp đặt đầy đủ các thiết bị nhằm phục vụ cho việc dạy và học

Trang 8

- Học sinh trường THCS Đồng Tâm đa số là các em ngoan chịu khó học tập, các em có đầy đủ các dụng cụ học tập…

2.2 Thực trạng của việc dạy học phân môn vẽ tranh trong trường THCS Đồng Tâm:

- Đối với giáo viên: Có thể một bộ phận giáo viên chưa tự chủ trong việc

tự học, tự nghiên cứu về công nghệ thông tin để có thể vận dụng vào dạy học một cách có hiệu quả

- Đối với nhà quản lý giáo dục: Cho tới nay, việc trang bị những thiết bị công nghệ hiện đại cho các trường học vẫn còn ở mức tối thiểu nên triển khai rộng sẽ gặp khó khăn,

3 Đề xuất hướng giải quyết vẫn đề:

- Để phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường, để mọi người đều

sử dụng dễ dàng và vẫn đảm bảo tính trực quan, khoa học, hiện đại, tôi đã đi đến một hướng giải quyết trước mắt như sau:

+ Tạo các đĩa Video CD cho các bài vẽ tranh đề tài của từng khối lớp Mỗi một đĩa Video CD có cấu trúc bài tương ứng như bên dưới:

Đĩa lớp 6:

+ Track 1 : Bài thứ nhất trong phân phối chương trình

+ Track 2 : Bài thứ hai trong phân phối chương trình

+ Track 3 : Bài thứ ba trong phân phối chương trình

… + Track n : Bài thứ n trong phân phối chương trình

+ Tương tự như vậy tôi tạo các Video CD cho các lớp còn lại (7,8,9) và chúng ta sẽ có bộ đĩa hoàn chỉnh cho cả bậc THCS

- Như vậy, khi mà nhà quản lý giáo dục chưa trang bị được cho các đơn vị trường học đầy đủ thiết bị thì chúng ta sẽ tận dụng những thiết bị khác như đầu

Trang 9

đĩa VCD và ti vi dân dụng để tiến hành trình chiếu các đĩa chúng ta xây dựng trước cho các nội dung cần thiết

4 Những kinh nghiệm, biện pháp thực hiện.

4.1 Sử dụng đĩa VCD

* Chuẩn bị dữ liệu (tranh ảnh tư liệu):

- Để có thể giải quyết các vấn đề đã nêu ở trên, giáo viên cần Scan hoặc chụp ảnh lại các hình ảnh vào máy vi tính hay mua sẵn các đĩa CD thư viện ảnh

và sử dụng các phần mềm có khả năng trình diễn để chiếu tranh, ảnh, băng hình lên (Phần mềm ProShowGold, ACD see, Powerpoint…)

- Phương pháp chụp ảnh những tư liệu: Hiện nay trên thị trường đã rất phổ biến các loại máy ảnh kỹ thuật số nhỏ gọn nhưng rất tốt cho việc chụp hình

tư liệu Nếu chúng ta không tự trang bị được thì cũng có thể sử dụng một số máy điện thoại di động đời cao có chức năng chụp hình của đồng nghiệp để chụp lại ảnh

- Lưu ý khi tập hợp ảnh tư liệu: Việc tập hợp ảnh tư liệu tuy là công việc nhỏ nhưng nếu giáo viên chú tâm tới vấn đề này thì việc sử dụng sau đó sẽ rất thuận tiện và khoa học Chúng ta cần lưu ý như sau: khi lưu ảnh trên máy vi tính cần phân loại theo từng loại tư liệu khác nhau, mỗi loại được đặt trong một thư mục (Folder) riêng, trong mỗi loại cần đặt tên file ảnh rõ ràng để tìm kiếm và sử dụng nó hiệu quả nhất

* Thiết kế trình diễn ảnh tư liệu phục vụ bài giảng:

Để trình diễn hình ảnh một cách sinh động, có chú thích, âm thanh, ta có thể sử dụng phần mềm PowerPoint, ProShowGold Đây là những phần mềm thông minh, dễ sử dụng, tiện ích cho việc thuyết trình, giảng bài

* Ghi sản phẩm đã thiết kế hoàn thiện ra đĩa VCD để sử dụng:

- Sau khi hoàn thiện sản phẩm là những đoạn video, những file trình chiếu thì cũng là lúc chúng ta có thể ghi ra đĩa theo từng khối lớp Mỗi lớp một bộ đĩa

Trang 10

Trong mỗi đĩa, số bài trên đĩa (Track) tương ứng với số bài học trong phân phối chương trình

- Trong mỗi bài, hình ảnh sẽ tương ứng với tiến trình bài giảng Như vậy, bất kỳ một giáo viên nào cũng có thể thực hiện được bài giảng một cách dễ dàng

* Sử dụng sản phẩm đĩa VCD đã tạo để tiến hành dạy học:

Sau khi hoàn thành các đĩa VCD theo nội dung đã nêu Giáo viên sẽ tiến hành sử dụng các sản phẩm đó vào việc giảng bài, cụ thể ở đây là áp dụng vào 2 phần nội dung: Hướng dẫn quan sát nhận xét, Hướng dẫn thực hành Khi tiến hành bài dạy, giáo viên cần chuẩn bị một bộ đầu đĩa VCD và ti vi màn rộng (khoảng 29 in là đủ)

4.2 Sử dụng máy chiếu đa năng và máy chiếu vật thể

* Chuẩn bị phương tiện và thiết bị:

Để các em kịp thời rút kinh nghiệm trong phần thực hành, tránh những lỗi sai và kịp thời tiếp thu cái đẹp ngay trong lúc làm bài, tôi đã chọn những bài tốt

và chưa tốt, đưa vào máy chiếu, lập tức bức tranh của em học sinh đó đã được phóng lớn trên màn hình Như vậy, cả lớp nhìn rõ và cùng giáo viên phân tích những ưu điểm, khuyết điểm để học sinh rút kinh nghiệm ngay trong lúc làm bài

Từ thực tế đó nên tôi đã tự nghiên cứu và tận dụng nền công nghệ thông tin hiện tại để tự chế ra được một hệ thống gồm Camera thông thường dạng WebCam,

bộ máy tính và máy chiếu đa năng

Khi đã trang bị được Camera rồi chúng ta tiến hành cài đặt vào máy vi tính và thực hiện một số thao tác đặt, và sắp xếp hợp lý để có thể quay được hình ảnh các bài thực hành của học sinh là máy tính và máy chiếu sẽ nhận được hình ảnh đó Ngay lập tức, trên màn hình máy chiếu sẽ xuất hiện hình ảnh của camera đang ghi hình ảnh bài thực hành của học sinh Như vậy, giáo viên và học sinh sẽ cùng nhận xét và phân tích bài kết quả thực hành của học sinh trực tiếp khi các em đang làm bài

Ngày đăng: 09/04/2015, 22:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1/. Phương pháp dạy học mĩ thuật ở THCS 3/. Sách giáo khoa mĩ thuật 6 Khác
4/. Sách giáo khoa mĩ thuật 7 Khác
5/. Sách giáo khoa mĩ thuật 8 Khác
6/. Sách giáo khoa mĩ thuật 9 Khác
7/. Sách giáo viên mĩ thuật lớp 6,7,8,9 Khác
9/. Giáo trình vẽ tranh đề tài Truờng CĐSP Nhạc Họa TW Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w