1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử lớp 5 ở trường tiểu học nga thủy

34 119 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 4,86 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓAPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 5 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA THỦY - NGA SƠN -

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 5 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

NGA THỦY - NGA SƠN - THANH HÓA

Người thực hiện: Thịnh Thị Hạnh Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nga Thủy SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử

Trang 2

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 22.2 Thực trạng việc dạy học lịch sử lớp 5 ở trường Tiểu họcNga Thủy 32.3 Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 4Biện pháp 1: Nghiên cứu nội dung, chương trình lịch sử lớp

Biện pháp 2: Ứng dụng Công nghệ thông tin để phát huy tối

đa tác dụng của các loại tài liệu trong tiết học 6Biện pháp 3: Ứng dụng Công nghệ thông tin để thiết kế các

trò chơi giúp học sinh hứng thú học tập 13Biện pháp 4: Ứng dụng Công nghệ thông tin để thiết kế các

dạng bài tập trắc nghiệm củng cố kiến thức 152.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 17

Trang 3

1 Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Môn lịch sử có vai trò rất quan trọng và có ý nghĩa lớn lao trong việc giáodục học sinh tình yêu quê hương, đất nước, đặc biệt là lịch sử nước nhà Họclịch sử để biết được cội nguồn của dân tộc, quá trình đấu tranh anh dũng, laođộng sáng tạo, dựng nước và giữ nước của ông cha Mỗi học sinh cần thông suốtnhững bài học xương máu lịch sử, thấm nhuần những tinh hoa lịch sử hào hùngcủa dân tộc Do vậy, kiến thức lịch sử phải là một phần hồn cơ bản của dân tộc,

nó chứa đựng trong tâm thức của mỗi con người

Qua thực tế nhiều năm dạy học lịch sử, tôi thấy đa số các em học sinh ítquan tâm đến học lịch sử vì các em nghĩ đây là môn học phụ, thuộc lĩnh vựckhoa học xã hội mà chủ yếu các em tập trung vào học môn Toán và môn TiếngViệt Còn đối với giáo viên cũng chưa chú trọng môn học này Mới chỉ là điểmqua cho xong bài Chưa tập trung đầu tư nghiên cứu, tìm tòi những phươngpháp, hình thức tổ chức dạy học phong phú nhằm thu hút hứng thú học tập củahọc sinh Vì thế dẫn đến học sinh ngại học, không có hứng thú trong học tập,ngại trau dồi kiến thức về lịch sử, ít tìm hiểu lịch sử nước nhà Việc học chỉ làđối phó, miễn cưỡng, học sinh chỉ tiếp thu được lượng kiến thức rất ít, khôngbản chất, vì thế dễ quên, kết quả học tập chưa cao

Năm học 2017 – 2018 tiếp tục thực hiện “Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ

thông tin trong quản lý và day hoc ” Vậy làm thế nào để ứng dụng Công nghệ

thông tin vào trong quá trình giảng dạy lịch sử và mang lại hiệu quả cao là mộtvấn đề mà tôi rất quan tâm, trăn trở Bởi lẽ, việc ứng dụng Công nghệ thông tin

sẽ góp phần làm cho giờ học trở nên sinh động, hiệu quả, kích thích được tínhtích cực, sáng tạo của học sinh Đồng thời giáo viên đỡ mất thời gian trong việcgiảng giải, thuyết trình các sự việc, sự kiện, nhân vật lịch sử, hoặc các vấn đề

mà học sinh cần tìm hiểu

Xuất phát từ thực tế và yêu cầu cần thiết của xã hội hiện nay,đồng thời nămhọc 2017 – 2018, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5B, bản thân đã

tìm tòi, nghiên cứu và mạnh dạn chọn đề tài “Ứng dụng Công nghệ thông tin

trong dạy học lịch sử lớp 5 ở trường Tiểu học Nga Thủy” Thực hiện nghiên

cứu đề tài này tôi mong muốn mỗi tiết học lịch sử đều tạo được tâm lý vui vẻ,thoải mái và đạt chất lượng cao Từ đó, khơi nguồn cho các em say mê học lịch

sử và góp phần nâng cao chất lượng học tập lịch sử nói riêng và chất lượng họctập các môn học khác nói chung

1.2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp ứng

dụng Công nghệ thông tin vào dạy học phân môn lịch lớp 5 đạt hiệu quả.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Lý luận về dạy học phân môn lịch sử

- Thực tiễn ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học nói chung và dạy họcphân môn lịch sử nói riêng ở trường Tiểu học Nga Thủy

- Học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Nga Thủy huyện Nga Sơn

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 4

Để thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu một số tài liệu vềphương pháp dạy học lịch sử

- Phương pháp khảo sát thực tiễn: Khảo sát bằng bài kiểm tra và thông quacác tiết học sử

- Phương pháp thống kê: Thống kê, phân loại học sinh theo mức đạt được

- Phương pháp phân tích đánh giá, tổng hợp: Phân tích lý luận và thực tiễnứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học lịch sử

- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm một số biện pháp ứng dụngCông nghệ thông tin vào dạy học lịch sử để đúc rút kinh nghiệm

2 Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận :

Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học là cả một vấn đề rất quan trọng,đây là con đường giúp học sinh tiếp cận với tri thức mới, nhằm thay đổi phươngpháp học tập Theo quan niệm dạy học mới, dạy học là quá trình phát triển, quátrình học sinh tự khám phá, tự tìm ra chân lí

Đặc trưng của môn lịch sử là những sự việc, sự kiện diễn ra trong quákhứ, là tồn tại khách quan không thể phán đoán, suy luận để biết về lịch sử Kiếnthức lịch sử không phải là những kiến thức có thể tìm thấy trong thực tế hay quatrải nghiệm mà là những kiến thức phải nói là trừu tượng, cách xa chúng ta vềthời gian Với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học thì việc lĩnh hộikiến thức đó quả là khó khăn Điều này rất đáng lo ngại và là một câu hỏi lớncho những người làm công tác giáo dục Cho nên thời gian càng lùi xa thì việcnhận thức bản chất của sự kiện và hiểu sâu về sự kiện lịch sử càng khó Trongquá trình dạy học, giáo viên không thể tiến hành các thí nghiệm làm sống lại,xây dựng lại các nhân vật lịch sử như đã từng tồn tại trong qúa khứ Vì vậy, giáoviên phải đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp học sinh khôi phục lại

“Bức tranh quá khứ” Trước hết phải kể đến lời nói sinh động, giàu hình ảnh củagiáo viên Đó là tường thuật, miêu tả, kể chuyện, đặc điểm của nhân vật lịch sử,

…Người giáo viên còn phải biết tái tạo lịch sử, tức là cho học sinh tiếp nhậnnhững thông tin từ sử liệu, tiếp xúc với những chứng cứ, vật chất, những dấu vếtcủa quá khứ, tạo ra ở học sinh những hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác vềcác sự kiện, hiện tượng lịch sử Những biểu tượng về con người và hành độngcủa họ trong bối cảnh thời gian, không gian xác định, trong những điều kiện lịch

sử cụ thể Vậy tái tạo lịch sử bằng những phương pháp nào? Đó là cho học sinhtiếp nhận những thông tin bằng hình ảnh, âm thanh, bản đồ, lược đồ, các di vật,câu chuyện lịch sử, các đoạn video, thước phim lịch sử dưới sự định hướng củagiáo viên trên màn chiếu để tạo hứng thú, thu hút sự chú ý, tập trung, phát huytính tích cực, chủ động, học sinh dễ nhớ bài, thay đổi thói quen học tập thụđộng, ghi nhớ máy móc của học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của ngành giáo dục, Đảng và Nhà nước ta

đã có nhiều chủ trương lớn nhằm đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy và học:

+ Chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07/10/2001 chỉ rõ: “Trọng tâm

Trang 5

của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về Công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo” [5].

+ Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 giai đoạn 2001-2005 nêu

rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, Công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ,

làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập ” [6].

+ Chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017- 2018 của ngành Giáo dục

“ Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá một cách sáng tạo, thiết thực và hiệu quả, thu hẹp khoảng cách tiếp cận các dịch vụ giáo dục và đào tạo có chất lượng của người học giữa các vùng, miền ” [7].

Để nâng cao chất lượng dạy và học, theo đúng mục tiêu của ngành giáo dục

đề ra, giáo viên dạy các môn học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng cần phảibiết sử dụng Công nghệ thông tin vào bài giảng Như vậy, bài giảng mới đem lạihiệu qủa cao hơn

2.2.Thực trạng việc dạy học lịch sử lớp 5 ở trường Tiểu học Nga Thủy

* Về phía giáo viên:

Đa số các đồng chí giáo viên đã đổi mới phương pháp dạy học, biết ứngdụng Công nghệ thông tin vào các tiết học Bên cạnh đó vẫn còn một số đồngchí chưa tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học Phương pháp cácđồng chí thường sử dụng khi dạy lịch sử là phương pháp thuyết trình, giảng giảinên học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, không hứng thú học lịch sử Đặc biệt là việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy các môn học và dạylịch sử chưa nhiều Giáo viên chỉ mới sử dụng trong các tiết thao giảng

Một số giáo viên chưa chịu khó tự học, tự tìm hiểu để thực hiện việc thaotác xây dựng các giáo án điện tử và tìm hiểu kiến thức trên mạng Internet cònhạn chế

* Về phía học sinh:

Học sinh hầu như chưa say mê học lịch sử, luôn coi đây là môn học khóhiểu, khó nhớ nên dẫn tới ngại học Các em chưa có kỹ năng quan sát các sự vật,hiện tượng, chưa biết thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ sách giáo khoa và cácnguồn khác Nhận biết các sự kiện lịch sử, bảng thống kê số liệu chưa tốt Tôi

cho học sinh làm phiếu khảo sát chất lượng tháng 9 (Phụ lục 1)

Kết quả khảo sát chất lượng tháng 9 phân môn lịch sử lớp 5B, trường Tiểuhọc Nga Thủy, năm học 2017- 2018 như sau:

Trang 6

Một là: Giáo viên chưa nghiên cứu kỹ chương trình, xậy dựng cách dạy cho

từng dạng bài chưa cụ thể

Hai là: Đổi mới phương pháp dạy học chưa tích cực, đồ dùng dạy học cho

từng tiết học chưa phong phú

Ba là: Giáo viên chưa thu hút được hứng thú học tập của học sinh, dần dần

tạo ra tính ngại học lịch sử hoặc tiếp thu bài học một cách thụ động

Bốn là: Việc sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy còn ít, chưa thường

xuyên, chỉ sử dụng trong các tiết thao giảng

2.3 Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề

Biện pháp 1: Nghiên cứu nội dung, chương trình lịch sử lớp 5 để phân chia

dạng bài

Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành nghiên cứu kĩ nội dung chươngtrình sách giáo khoa lịch sử lớp 5, căn cứ vào nội dung bài học, tôi đã phân chiathành 4 dạng bài cơ bản sau :

1.1 Dạng bài có nội dung về nhân vật lịch sử

Dạng bài này gồm các bài sau:

- Bình Tây đại nguyên soái Trương Định; Nguyễn Trường Tộ mong muốn đổi mới đất nước; Phan Bội Châu và phong trào Đông Du; Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước (Nguyễn Tất Thành)

Khi dạy những bài này giáo viên cần lưu ý một số điểm cơ bản sau:

- Mỗi một bài đều có hình ảnh (Tranh vẽ hoặc chân dung) nhân vật lịch sử

để giúp học sinh nhận biết diện mạo cũng như nhận biết hình thức bên ngoài củanhân vật Giáo viên cần sử dụng và khai thác tốt những bức ảnh này để phục vụnội dung bài học

- Khi trình bày về nhân vật, phải cho học sinh biết nhân vật lịch sử đó làngười như thế nào? Hoàn cảnh gia đình ra sao? (Sinh ra khi nào? Ở đâu? làmgì? có đặc điểm, tính cách gì nổi bật )

- Phải mô tả và tường thuật (hay kể lại) những hoạt động của họ để làm cơ

sở cho việc đánh giá khách quan, công lao của các nhân vật đó đối với đất nước

- Trên cơ sở khai thác những nội dung đó, giáo viên tiến hành giáo dục tưtưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh về lòng biết ơn, sự khâm phục, kính trọngđối với nhân vật lịch sử

Ví dụ bài 6 : Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước

Giáo viên cho học sinh xem anh chân dung của Nguyễn Tất Thành

Hướng dẫn học sinh nắm rõ lý lichcủa nhân vật Nguyễn Tất Thành:

+ Tên thật là Nguyễn Sinh Cung + Sinh ngày 19-5-1890

+ Quê: xã Kim Liên, huyện Nam Đàn,tỉnh Nghệ An

+ Cha: Nguyễn Sinh Sắc + Mẹ : Hoàng Thị Loan+ Là người yêu nước thương dân+ Quá trình ra đi tìm đường cứu nước

Trang 7

Giới thiệu về quê nội, quê ngoại của Nguyễn Tất Thành qua ảnh chụp.Kếthợp lời giảng về hoàn cảnh gia đình, cha, mẹ, anh, chị em ruột của Bác, đặcđiểm tính cách nổi bật của Người, nơi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu

nước (Phụ lục 2)

- Thông thường, đối với dạng bài này, giáo viên nên sử dụng các phươngpháp như kể chuyện, đóng vai Giáo viên có thể vừa là người dẫn chuyện, trựctiếp kể chuyện có thể là người dẫn dắt, gợi ý giúp học sinh nắm vững cốt truyện.Ngoài ra có thể cho học sinh sắm vai

1.2 Dạng bài có nội dung đề cập tới sự kiện lịch sử

Dạng bài này gồm các bài:

- Cuộc phản công ở kinh thành Huế; Đảng cộng sản Việt Nam ra đời; Xô Viết - Nghệ Tĩnh; Cách mạng mùa thu; Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập; Thu đông năm 1947- Việt Bắc mô chôn giặc Pháp; Chiến thắng biên giới thu đông 1950; Chiến thắng Điện Biên Phủ; Nước nhà bị chia cắt; Bến Tre đồng khởi; Đường Trường Sơn; Sấm sắt đêm giao thừa; Lễ kí hiệp định Pa-ri; Tiến vào dinh độc lập; Hoàn thành thống nhất đất nước.

Đây là loại bài có nội dung hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của học sinh Do đó,giáo viên phải tái hiện sự kiện sinh động cụ thể Sử dụng câu hỏi về sự phát sinhcủa sự kiện: Nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp hay hoàn cảnh, bối cảnhlịch sử của sự kiện Đây là một đặc điểm tư duy lịch sử cần hình thành từngbước cho học sinh

Mặt khác, đối với loại bài này, phần quan trọng nhất là trình bày diễn biến,phát triển của sự kiện lịch sử Vì vậy phải cho học sinh nắm vững mốc thời gianbắt đầu diễn ra sự kiện, địa danh, nhân vật lịch sử, các đường tiến công, diễnbiến trận đánh bằng cách nêu vấn đề, đặt câu hỏi gợi mở

Sau phần diễn biến là hướng dẫn học sinh tìm hiểu kết quả sự kiện đó và rút

ra ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm Đối với loại bài này, giáo viên giúp họcsinh nhận thức mối quan hệ nhân quả của sự kiện, thắng lợi hay thất bại đều cóảnh hưởng nhất định đối với lịch sử

Với dạng bài này thì miêu tả, tường thuật kết hợp với trực quan là nhữngphương pháp chủ đạo Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tự tìm hiểu về tưliệu lịch sử rồi mô tả, tường thuật lại diễn biến của sự kiện, giáo viên có vai trò

hổ trợ, bổ sung giúp học sinh tái hiện lại lịch sử, xây dựng lại biểu tượng lịch sửmột cách hoàn chỉnh hơn

1.3 Dạng bài có nội dung về tình hình kinh tế - chính trị, văn hoá - xã hội

Dạng này gồm các bài sau:

Vượt qua tình thế hiểm nghèo; Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ

XX; Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước; Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới; Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta; Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình

Dạng bài này nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tình hình kinh

tế, chính trị, xã hội ở nước ta sau mỗi thời kỳ (giai đoạn nhất định) Để dạy tốtdạng bài này giáo viên cần:

Trang 8

- Mô tả và làm rõ được: Tình hình nước ta (cuối thời kỳ hay sau thời kỳnào

đó) như thế nào? (Tình cảnh đất nước, chính quyền, cuộc sống của nhân dân nhưthế nào để thay đổi được tình cảnh đất nước ta trong thời kỳ đó ?)

- Trong tình cảnh đó chính quyền (hay nhân dân, nhân vật lịch sử) đã làm

gì, làm như thế nào? Kết quả của việc đó ra sao?

Bởi vậy, khi dạy loại bài này giáo viên triệt để sử dụng phương tiện trựcquan: Tranh ảnh, kênh hình kết hợp với mô tả sinh động nhằm tái tạo hình ảnhsinh động về sự kiện, hiện tượng, rèn luyện kỹ năng mô tả, nhận xét, đánh giá,

so sánh, cảm nhận và liên hệ để học sinh thấy rõ giá trị văn hoá nghệ thuật trongđời sống tinh thần

Ví dụ bài 12 : Vượt qua tình thế hiểm nghèo

Giáo viên phải giúp học sinh nắm được:

- Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám như thế nào? (Khó khănchồng chất: Các đế quốc, các thế lực phản động chống phá cách mạng; lũ lụt,hạn hán, nông nghiệp đình đốn dẫn tới nạn đói, nạn dốt )

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm gì để giải quyết nạn đói, nạn dốt và giặcngoại xâm? (Lập “ Hũ gạo cứu đói”, tổ chức “ Ngày đồng tâm”, kêu gọi tăng giasản xuất với khẩu hiệu: “ Không một tấc đất bỏ hoang!”, “ Tấc đất tấc vàng”,Phát động “ Tuần lễ vàng” Phát động phong trào xoá nạn mù chữ Ngoại giaomềm dẻo, khôn khéo )

- Kết quả của những biện pháp đó là gì? (Từng bước đẩy lùi giặc đói, giặc

dốt và giặc ngoại xâm) (Phụ lục 2)

1.4 Dạng bài ôn tập, tổng kết

Dạng này gồm các bài: Bài 11; Bài 18; Bài 29

Đây là loại bài học nhằm hệ thống hoá và cũng cố lại những kiếm thức đãhọc cho học sinh sau mỗi một thời kỳ (giai đoạn lịch sử), giúp các em nắm vữngkiến thức cơ bản, nhận thức lịch sử một cách sâu sắc, toàn diện hơn Đối với loạibài này giáo viên cần chuẩn bị chu đáo cho học sinh, lựa chọn phương pháp phùhợp để mạng lại hiệu quả tiết dạy Đặc biệt giáo viên dựa vào câu hỏi trong sáchgiáo khoa, thiết kế hệ thống câu hỏi cho học sinh chuẩn bị trước, Trong tiếntrình dạy học, giáo viên phải thu hút học sinh vào công việc, phát huy cao nhấttính tích cực của học sinh trong việc trao đổi những câu hỏi mà giáo viên đặt ra,thực hiện các công việc như vẻ sơ đồ, lập bảng niên biểu, thống kê, tìm các dẫnchứng Đây là yêu cầu quan trọng để phát triển tư duy, rèn luyện kỷ năng

Thông thường đối với dạng bài ôn tập, tổng kết, giáo viên vận dụng tổnghợp nhiều phương pháp (phân tích, tổng hợp, khái quát hoá) kết hợp với vấnđáp, tổ chức làm việc theo nhóm Tuỳ từng phần nội dung cụ thể mà giáo viênlựa chọn phương pháp cho phù hợp Trong đó, hoạt động nhóm, báo cáo kết quả

là những phương pháp chiếm nhiều thời gian nhất Ngoài ra cỏ thể sử dụng tròchơi lịch sử

Biện pháp 2: Ứng dụng Công nghệ thông tin để phát huy tối đa tác dụng các dạng tài liệu trong tiết học.

2.1 Sử dụng đồ dùng tranh ảnh

Trang 9

Lịch sử là phân môn đặc thù Kiến thức lịch sử là kiến thức về quá khứ.Dấu vết lịch sử để lại cho chúng ta không chỉ thông qua sử sách ghi chép mà còn

là hiện vật, di tích lịch sử, tranh ảnh mà điều kiện để đi thăm quan du lịch giúp

giáo viên và học sinh tiếp cận thực tế các di tich, di vật lịch sử là quá khó khăn.Trong khi đó, hệ thống kênh hình trong sách lịch sử lớp 5 còn ít, đơn điệu Vìvậy để tiết học lịch sử thật sự có hiệu quả thì việc tranh ảnh được đưa ra trênứng dụng Công nghệ thông tin có vai trò hết sức quan trọng trong việc tái hiệnlịch sử, giúp học sinh tư duy trực quan, mở rộng vốn hiểu biết, khắc sâu đượckiến thức bài học Giáo viên cần phải biết lựa chọn tranh ảnh phù hợp với nộidung bài học Phải nghiên cứu nội dung bài để lựa chọn thời điểm trình chiếutranh thích hợp Biết kết hợp hài hoà giữa lời nói với tranh ảnh

Ví dụ như đối với các bài về nhân vật lịch sử, giáo viên giúp học sinh biếtđược nhân vật đó là người như thế nào ? Có vai trò gì đối với đất nước ? Trướchết giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu bối cảnh lịch sử xuất hiện nhânvật này Thông tin này trong sách giáo khoa cung cấp rất sơ lược Vậy để cóthông tin mở rộng thi bản thân giáo viên phải là người cung cấp thông tin: kếthợp hài hoà giữa kể chuyện với hình ảnh

Ví dụ bài 17 : Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Khi dạy phần mở đầu của chiến dịch, cho học sinh quan sát ảnh của BộChính trị họp, ảnh đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Qua hình ảnh học sinh hiểuđược khí thế hào hùng của chiến dịch

Bộ chính trị họp bàn phương án chiến dịch Đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch

Điện Biên Phủ Điện Biên Phủ

Khi dạy đến phần kết quả và ý nghĩa lịch sử, học sinh trả lời các câu hỏicủa giáo viên về kết quả của đợt tấn công thứ 3: “Tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng bộchỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống và lũ lượt ra hàng”, giáoviên cho học sinh xem hình ảnh:

Trang 10

Học sinh cảm nhận được chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta, giúp các emhiểu bài kỹ, nhớ bài lâu Từ đó còn giáo dục cho học sinh lòng tự hào dân tộc.

(Phụ lục 3)

Ví dụ bài 19 : Nước nhà bị chia cắt

Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nước nhà bịchia cắt: Mỹ phá hoại Hiệp định Giơ- ne- vơ; Ngô Đình Diệm bắt tay với Mỹ,thành lập chính quyền Ngô Đình Diệm Chúng điên cuồng tàn sát, giết hại đồngbào ta, chúng lê máy chém khắp miền Nam Việt Nam để giết người dân vô tộivới khẩu hiệu: “Giết nhầm còn hơn bỏ sót”, tôi cho học sinh quan sát hình ảnh

Ngô Đình Diệm bắt tay với đế quốc Mỹ Máy chém

Hình ảnh người dân vô tội bị quân Mỹ giết hại một cách man rợ nếu chỉ

mô tả qua lời giảng, qua kênh chữ sách giáo khoa thì không thể thấy hết được.Bởi vậy, qua trình chiếu hình ảnh học sinh có thể cảm nhận được sự giã man, tàn

ác của quân đội Hoa Kì tại chiến trường miền Nam -Việt Nam

Trang 11

(Thảm sát người dân vô tội)

Từ những hình ảnh thực tế đó giúp học sinh thấy được tội ác tầy trời của đế

quốc Mỹ (Phụ lục 3) Qua bài học nhận biết được giá trị của cuộc sống hoà bình,

đấu tranh chống lại tội ác của quân giặc

2.2 Sử dụng lược đồ, bản đồ

Lịch sử lớp 5, dạng bài sự kiện lịch sử chiếm ưu thế Nội dung chương trìnhđược học các sự kiện tiểu biểu, vai trò to lớn trong quá trình đấu tranh giữ nướccủa dân tộc như: Các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp đô hộ, Đảng Cộngsản Việt Nam ra đời, cách mạng tháng tám thành công, Bác Hồ đọc tuyên ngônđộc lập, chín năm kháng chiến trường kì chống Pháp, cuộc đấu tranh đánh Mỹ, Mỗi bài gồm cấu trúc: Bối cảnh lịch sử, nguyên nhân, diễn biến, kết quả và

ý nghĩa lịch sử Nhưng đối với đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học thì việcqua kênh chữ để hiểu kiến thức là khó khăn Vậy để các em nắm bài một cáchchủ động thì việc đưa lược đồ, bản đồ để các em khai thác là cần thiết

Đồ dùng cấp phát không có Lược đồ sách giáo khoa quá nhỏ Làm thế nào

để các em có thể nêu diễn biến của chiến dịch ? Đó là câu hỏi cần được trả lời.Khi giảng dạy, với các bài chiến dịch, trận đánh, tôi thường sử dụng lược

đồ bằng cách trình chiếu Kích thước to, rõ với các mũi tên ẩn, vừa bằng lờithuật vừa bằng hiệu ứng khi trình chiếu, các mũi tên xuất hiện đúng lúc, đúngchỗ sẽ gây hứng thú cho học sinh Học sinh nắm được thứ tự của trận đánh, tiếnquân của ta, rút lui của địch

Ví dụ bài 17 : Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Diễn biến của chiến dịch, tôi cho học sinh quan sát lược đồ: Chiến dịch

Điện Biên Phủ.

Trang 12

Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ

Giáo viên có thể gợi mở bằng một số câu hỏi kết hợp trình chiếu lược đồtrên máy chiếu với các mũi tên ẩn

- Chiến dịch được chia làm mấy đợt tấn công?

- Đợt 1 từ thời gian nào đến thời gian nào? Ta chiếm được các vị trí nào? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt kiến thức qua lược đồ, kết hợp lời

giảng với lược đồ động (lần lượt các mũi tên vào Him Lam, đồi Độc Lập, BảnKéo )

Đợt 2, đợt 3 tương tự

Kết quả, học sinh hiểu bài rất sâu, biết rõ được hướng tấn công của địch,quân ta chặn đánh quân địch và địch đã rút lui ra sao Học sinh nhớ được thờigian diễn ra từng đợt, kết quả thu được sau mỗi đợt tấn công và ý nghĩa củachiến dịch

Hướng dẫn học sinh dựa vào lược đồ chỉ các đợt tấn công của quân ta trong

chiến dich Điện Biên Phủ (Phụ lục 3)

Ví dụ các bài: Thu - Đông năm 1947; Việt Bắc –“ mồ chôn giặc pháp ”;

Chiến thắng Biên giới 1950; Tiến vào Dinh Độc lập; tôi cũng sử dụng cách

làm trên với các lược đồ

Trang 13

Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947

Trong quá trình dạy học lịch sử, bản đồ, lược đồ góp phần không nhỏ choviệc tiếp thu kiến thức của học sinh Bản đồ thường sử dụng trong các bài có nộidung về nhân vật lịch sử (xác định quê hương, nơi tham gia cách mạng), sự kiệnlịch sử (xác định nơi diễn ra sự kiện, chiến dịch, nơi có dấu vết lịch sử còn ghilại bằng hiện vật), bài có nội dung kinh tế - xã hội (xác định nơi xây dựng nhàmáy )

Với các bài: Bình tây đại nguyên soái Trương Định, quyết chí ra đi tìm

đường cứu nước, chiến thắng Điện Biên Phủ, Tôi đều sử dụng bản đồ, lược đồ

để giúp học sinh xác định địa diểm diễn ra sự kiện nay thuộc tỉnh, thành phốnào Nơi đây còn dấu vết (di tích lịch sử, hiện vật nào còn lưu giữ ) Tôi đãnghiên cứu kĩ nội dung từng bài học, tìm trên mạng Internet các lược đồ, bản đồ

có liên quan đến chiến dịch Tôi học sinh thảo luận trước khi thực hành trên đènchiếu

2.3 Sử dụng video clip

Dạng bài video clip là đồ dùng trực quan sinh động có tác dụng không nhỏ

đến chất lượng giờ dạy lịch sử Hình ảnh trong phim, học sinh quan sát, nhận

thức được vấn đề Học sinh được chứng kiến sự kiện đó ngay trước mắt Hoặc

Trang 14

qua nghe bài hát có nội dung gắn với nhân vật, sự kiện lịch sử giúp giờ học bớtcăn thẳng, gây hứng thú cho học sinh.

Ví dụ bài 10 : Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập

Khi quan sát tranh học sinh chỉ hiểu được một phần khí thế của buổi lễ,không thể quan sát hết được khí thế của buổi tuyên ngôn độc lập Với bài này,cho học sinh xem đoạn phim ghi lại khung cảnh và diễn biến của buổi lễ ngày2/9/1945 tại thủ đô Hà Nội Từ đó, học sinh biết được: Tại thủ đô Hà Nội ngày2/9/1945 đã diễn ra sự kiện trọng đại lịch sử của đất nước Việt Nam như thếnào

Sách giáo khoa chỉ trích đoạn cuối bản tuyên ngôn Giáo viên kể có hay đếnđâu, giọng đọc có hấp dẫn đến mấy cũng không thay được giọng nói Bác Hồ.Biết được ý nghĩa đó, đến hoạt động này tôi cho học sinh xem đoạn phim vànghe giọng đọc Tuyên ngôn Độc lập của Bác

Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập ( Ngày 2 - 9 - 1945 )

Học sinh nhìn thấy hình ảnh Bác mảnh khảnh, khoan thai đứng trên lễ đài,giơ tay vẫy chào đồng bào Nhất là các em được nghe tiếng nói trầm ấm, triết lýcủa Bác các em càng thêm yêu quý Bác hơn Học sinh hiểu nội dung bài đầy

đủ, sâu sắc, tạo hứng thú học tập cho học sinh

Ví dụ bài 26: Tiến vào Dinh Độc lập

Để hiểu rõ khí thế hào hùng của quân dân ta khi 5 cánh quân tiến vào giải

phóng Sài Gòn ngày 30/4/1975 kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, tôitrình chiếu cho học sinh quan sát đoạn phim quân ta tiến vào sân bay Tân SơnNhất, tiến vào Dinh Độc Lập

Quân giải phóng tiến vào Quân giải phóng tiến vào

Trang 15

sân bay Tân Sơn Nhất Dinh Độc Lập

Với những thông tin sách giáo khoa, học sinh tiếp thu kiến thức một cáchchủ động nhưng qua hình ảnh và video clip, học sinh như được chứng kiến giờphút trọng đại của dân tộc, cùng hoà chung trong niềm vui chiến thắng vĩ đại

2.4 Sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ

Do sự phong phú về nội dung của thơ ca, ca dao và tục ngữ, thể hiện đượcmốc thời gian, nhân vật, sự kiện lịch sử Nên khi dạy học lịch sử, tôi đã sưu tầmcác câu thơ, ca dao, tục ngữ trên mạng Internet [1] để đưa vào bài giảng nhằmgiúp học sinh dễ nhớ và nhớ lâu hơn nội dung kiến thức Để sử dụng thơ, ca dao,tục ngữ trong giờ học lịch sử, tôi đã thiết kế thành những slides để học sinh học

Ví dụ bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước

Giáo viên khai thác một số câu ca dao, tục ngữ, thơ ca nói về lòng yêu nước,thương dân, mong muốn tìm con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành như:

Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa….

Chế Lan Viên

Tháp Mười đẹp nhấtt bông sen Nước Nam đẹp nhất có tên Cụ Hồ Bảo Định Giang

Ví dụ bài 7: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời

Giáo viên có thể sử dụng một số câu ca dao, tục ngữ để củng cố kiến thứcbài học Đó là Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộngsản Việt Nam hoặc khắc sâu kiến thức về ý nghĩa thành lập Đảng như:

Đảng ta sinh ở trên đời Một hòn máu đỏ nên người hôm nay”.

Ca dao, tuc ngữ

Đảng ở đâu quân thù sợ hãi

Như ngồi trên miệng núi lửa phun

Ca dao, tục ngữ

Qua các câu thơ, đoạn thơ, ca dao, tục ngữ học sinh nhớ các nhân vật, sựkiện lịch sử một cách dễ dàng, đồng thời học sinh rất hào hứng truyền tai nhaucác câu thơ, câu ca dao tục ngữ dễ nhớ, dễ thuộc này Từ đó bài học lịch sử cũngsinh động không còn khô cứng, nhàm chán nữa

Biện pháp 3: Ứng dụng Công nghệ thông tin để thiết kế các trò chơi giúp

học sinh hứng thú học tập

Trong các tiết học lịch sử để gây được hứng thú học tập, tạo được hiệu quảcao trong tiết học, tránh sự nhàm chán, thay đổi được hình thức tổ chức dạy học,củng cố kiến thức cho học sinh, giáo viên còn phải biết sáng tạo thiết kế nhữngtrò chơi phù hợp với từng mảng kiến thức

Các trò chơi được tổ chức theo nhóm với thời gian từ 5 đến 7 phút Bằngcác vật dụng dễ làm, đơn giản, hoặc được thiết kế bằng giáo án điện tử và giáoviên hướng dẫn học sinh cách chơi cụ thể

Trang 16

Trong chương lịch sử lớp 5 với dạng bài nhằm củng cố kiến thức, luyện tập

kĩ năng sau bài hình thành kiến thức mới Loại bài học này nhằm hệ thống hoá

và cũng cố lại những kiếm thức đã học cho học sinh sau mỗi một thời kỳ (giaiđoạn lịch sử), giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản, nhận thức lịch sử mộtcách sâu sắc, toàn diện hơn Vì vậy, có thể tổ chức một số trò chơi như sau:

Trò chơi 1: " Chọn ô số"

Ví dụ bài 18: Ôn tập: Chín năm kháng chiến, bảo vệ độc lập dân tộc (1945-1954)

- Mục đích: Học sinh nhớ được các nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu

từ năm 1945 đến năm 1954 mà các em đã được học

- Thời gian chơi: 5 phút

- Chuẩn bị: 6 bức ảnh về các nhân vật, sự kiện lịch sử có đánh số thứ tự từ 1- 6;

6 bức ảnh được ẩn dưới 6 ô số được trình chiếu trên màn hình

Trang 17

- Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi (có thể chia theo dãy bàn) Các

đội bắt thăm để dành quyền ưu tiên trước

Đại diện của đội thứ nhất đứng tại chỗ chọn một số bất kỳ có trên mànhình, giáo viên kích vào ô số học sinh lựa chọn sẽ xuất hiện hình ảnh về nhânvật lịch sử hoặc ảnh về các sự kiện lịch sử, sau đó nhóm thảo luận giới thiệuhình ảnh thể hiện trong tranh mà các em đang được quan sát trên màn hình Nếunói đúng thì được 10 điểm, nếu nói sai hoặc chậm thì đội thứ hai được trả lời,nếu đúng thì cũng được 10 điểm Trong cả hai trường hợp trên thì đội thứ haiđược quyền chọn ô tiếp theo Trò chơi kết thúc khi tất cả các ô số đều đượcchọn Đội nào nhiều điểm hơn thì đội đó thắng cuộc

Từ trò chơi, giáo viên sẽ củng cố, mở rộng được một số nhân vật lịch sử

và một số sự kiện lịch sử các em đã học Ngoài ra còn rèn trí nhớ, khả năng pháttriển tư duy, kích thích hứng thú học tập cho học sinh

Đáp án:

1: Mít tinh cứu đói năm 1945

2: Bộ đội giúp dân cấy lúa trong kháng chiến chống Pháp

3 Lớp học bình dân học vụ

4 Bộ Chính trị họp thông qua phương án mở chiến dịch Điện Biên phủ (1953).

5 Cờ chiến thắng tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Ca-xtơ –ri

6 Anh Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ Châu Mai.

Lưu ý: Trò chơi này có thể vận dụng vào các sự kiện lịch sử và nhân vật

lịch sử như bài: Cuộc phản công ở kinh thành Huế; Quyết chí ra đi tìm đường

cứu nước; Đảng cộng sản Việt Nam ra đời; Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập; Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bài ôn tập;

Trò chơi 2: " Ô chữ"

Ví dụ : Ôn tập kiến thức lịch sử lớp 5

- Mục đích: Củng cố kiến thức đã học về giai đoạn lịch sử từ năm 1945 - 1954.

- Thời gian chơi: 7 phút

- Chuẩn bị: Ô số trên màn hình, mỗi ô số là một câu hỏi

+ Ô số 1 gồm 11 chữ cái: Để đẩy lùi giặc đói Bác Hồ tổ chức ngày này ?

+ Ô số 2 gồm 12 chữ cái: Để đẩy lùi giặc dốt Bác Hồ tổ chức lớp học này ? + Ô số 3 gồm 8 chữ cái: Nhân dân Phú Thọ đã làm gì để chống quân Pháp nhảy dù

Ngày đăng: 30/10/2019, 17:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w