Ảnh hưởng của một số nguồn nitơ vô cơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng nấm Lecanicillium kí sinh côn trùng đề kiểm soát rệp hại rau (Trang 48)

3 Chương KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3.6 Ảnh hưởng của một số nguồn nitơ vô cơ

Bột ngô được sử dụng làm nguồn carbon nhưng đồng thời nó cũng có thể cung cấp nitơ cho nấm. Tuy nhiên, hàm lượng nitơ có thể chưa phù hợp cho việc sinh bào tử của nấm. Nguồn nitơ vô cơ được sử dụng để bổ sung nitơ trong sản xuất bào tử nấm thay vì cao nấm men như nghiên cứu của Shi và cộng sự (2009) [74] nhằm làm giảm chi phí sản xuất bào tử.

Trong số các nguồn nitơ vơ cơ được khảo sát, sự sinh bào tử của chủng

L. lecanii 485 cao nhất với nguồn (NH4)2SO4 và (NH4)2HPO4, số lượng bào tử đạt được lần lượt là (1,159 ± 0,050)×1010 và (1,099 ± 0,077)×1010/g cơ chất (P < 0,01).

Hình 3.10.Ảnh hưởng của một số nguồn nitơ vô cơ

lên sự sinh bào tử của chủng L. lecanii 485 KBS: không bổ sung nguồn nitơ vô cơ

Khi không được bổ sung nguồn nitơ vô cơ, số lượng bào tử chỉ đạt được (5,43 ± 1,08)×109/g cơ chất. Như vậy, việc bổ sung (NH4)2SO4 và (NH4)2HPO4 đã làm tăng sự sinh bào tử của chủng L. lecanii 485 lên 113% và 102%. Khi bổ sung NH4NO3, sự sinh bào tử của chủng L. lecanii 485 cũng tăng lên 31%, đạt được (7,11 ± 0,74)×109 bào tử/g cơ chất. Chủng L. lecanii 485 sinh bào tử kém nhất khi bổ sung NaNO3, muối này ức chế 38% sự sinh bào tử của chủng L. lecanii 485, s

0 2 4 6 8 10 12 14

KBS NaNO3 KNO3 NH4NO3 (NH4)2SO4 (NH4)2HPO4

Một số nguồn nitơ vô cơ

S ố l ư ợ n g b ào t ử ( x 1 0 9/g c ơ c h ất )

lượng bào tử chỉ đạt (3,38 ± 0,44)×109/g cơ chất (P < 0,01). Trong môi trường được bổ sung KNO3, số lượng bào tử đạt được (5,26 ± 0,33)×109/g cơ chất, không có sự khác biệt so với môi trường không được không được bổ sung nguồn nitơ vô cơ (P < 0,01) (hình 3.10).

Với kết quả như trên, nguồn nitơ vô cơ (NH4)2SO4 được sử dụng để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.

Khi sản xuất bào tử chủng L. lecanii 41185, Vu và cộng sự (2008) cũng sử dụng muối vô cơ (KNO3) để bổ sung nitơ [81].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng nấm Lecanicillium kí sinh côn trùng đề kiểm soát rệp hại rau (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)