1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH sản XUẤT NGÔ ở xã TRÀ GIANG HUYỆN bắc TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM

48 1,4K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 97,49 KB

Nội dung

- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của xã về điều kiện tự nhiên, kinhtế, xã hội ảnh hưởng đến tình hình sản xuất ngô của huyện Bắc Trà My và cónhững đề xuất tích cực về sản xuất ngô ở

Trang 1

TR¦êNG §¹I HäC N¤NG L¢M HUÕ

KHOA N¤NG HäC

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ Ở

XÃ TRÀ GIANG - HUYỆN BẮC TRÀ MY - TỈNH QUẢNG NAM

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĨNH SƠNLớp: Nông học 41C Bắc Trà My

Giảng viên hướng dẫn: ThS TRẦN ĐĂNG KHOA

Bộ môn: Hoa Viên – Cây Cảnh

Năm 2012

Trang 2

TR¦êNG §¹I HäC N¤NG L¢M HUÕ

KHOA N¤NG HäC

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ Ở

XÃ TRÀ GIANG - HUYỆN BẮC TRÀ MY - TỈNH QUẢNG NAM

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĨNH SƠN Lớp: Nông học 41C Bắc Trà My

Địa điểm thực tập: Xã Trà Giang - Huyện Bắc Trà My - Tỉnh Quảng Nam

Giáo viên hướng dẫn: ThS TRẦN ĐĂNG KHOA

Bộ môn: Hoa viên cây cảnh

Năm 2012

LỜI CẢM ƠN

Trang 3

Qua một thời gian dài phấn đấu học tập và rèn luyện dưới giảng đườngcủa Trường Đại học Nông Lâm Huế, cùng với quá trình thực tập tại UBND xãTrà Giang - huyện Bắc Trà My, tôi đã lĩnh hội được nhiều kiến thức bổ íchcho công tác chuyên môn Trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo, tôinhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo Trường Đại họcNông Lâm Huế, cùng các tập thể, cá nhân và gia đình.

Qua đây cho phép tôi được gửi đến Ban giám hiệu nhà trường, quý thầy

cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Huế lời cảm ơn chân thành và sâu sắcnhất đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản Đặc biệt là thầy giáo TrầnĐăng Khoa người trực tiếp hướng dẫn thực tập đã tận tình truyền đạt kiếnthức để tôi có thể hoàn thành được chuyên đề này

Xin cảm ơn Chi cục Thống Kê huyện Bắc Trà My, Phòng Nông nghiệp

và PTNT huyện Bắc Trà My, Trạm Dịch vụ Kỹ thuật Tổng hợp Nông nghiệphuyện Bắc Trà My, UBND xã Trà Giang đã tạo điều kiện và cung cấp nguồn

số liệu để tôi được học tập, nghiên cứu thêm trong suốt thời gian thực tập

Do thời gian thực tập có hạn, trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế,kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, nên báo cáo của tôi không tránh khỏinhững thiếu sót, vì vậy tôi rất mong được sự góp ý của các thầy - cô giáo vàcác bạn sinh viên Tôi xin trân trọng cảm ơn !

Trà Giang, ngày tháng 5 năm 2012

Sinh viên thực tập

Nguyễn Vĩnh Sơn

Trang 4

Phần 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Cây ngô (Zea mays L.) còn có tên khác là bắp hay bẹ, thuộc chi

Maydeae, họ Granmineae, bộ Poales [1] là một loại cây lương thực đượcthuần canh tại Trung Mỹ [5] Ngô là cây lương thực quan trọng trên toàn thếgiới bên cạnh lúa mì và lúa gạo, là cây đứng thứ 3 về diện tích, thứ 2 về sảnlượng và thứ nhất về năng suất

Trên thế giới sử dụng 21% sản lượng ngô làm lương thực cho conngười, 66% sản lượng ngô được dùng làm thức ăn cho chăn nuôi, trong đócác nước phát triển là 76% và các nước đang phát triển là 57% Ở các nướcthuộc Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi, người ta sử dụng ngô làm lương thựcchính với phương thức rất đa dạng theo vùng địa lý và tập quán từng nơi Như

ở ấn Độ có tới 90%, ở Philippin 66%, Tây – Trung Phi 85% sản lượng ngôđược làm lương thực cho con người [4] Trong những năm đầu thập kỷ 80 thế

kỷ XX đã có trên 800 sản phẩm được sản xuất từ ngô [10]

Ngô là thức ăn chăn nuôi quan trọng nhất hiện nay: 70% chất tinh trongthức ăn tổng hợp của gia súc là từ ngô [6] Ngô còn là thức ăn xanh ủ chua lýtưởng cho đại gia súc, đặc biệt là bò sữa Những năm gần đây người ta dùngbắp ngô bao tử làm thành một thứ rau cao cấp vì nó cung cấp hàm lượng dinhdưỡng cao Các loại ngô nếp, ngô ngọt dùng làm thức ăn tươi, luộc, nướnghoặc đóng hộp làm thực phẩm xuất khẩu

Ở Việt Nam trong khoảng 15 năm gần đây tỷ lệ diện tích trồng ngô laităng lên hơn 80%, một tốc độ phát triển rất nhanh trong lịch sử ngô lai thếgiới Ngô lai đã làm thay đổi tận gốc rễ những tập quán canh tác lạc hậu, gópphần đưa nghề trồng ngô nước ta đứng trong hàng những nước tiên tiến vềsản xuất ngô ở Châu Á [7]

Trang 5

Trong những năm trở lại đây, đất sản xuất bị thu hẹp do sự bùng nổ vềdân số diễn ra trên toàn cầu, làm cho dân số tăng nhanh, nhu cầu về xây dựngnhà ở và các công trình phúc lợi khác cũng tăng lên Cùng với sự phát triển vềkinh tế, nền công nghiệp cũng phát triển mạnh, đất nông nghiệp bị chuyểnsang đô thị hoá, xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy cũng tăng lên nhiều.

Từ đó dẫn đến đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp theo, đồng thời mộtphần là do lũ lụt, xói mòn Vì vậy, đây là một động lực thúc đẩy các nhàkhoa học nghiên cứu về nông nghiệp trên toàn thế giới, nghiên cứu lai tạo ranhững giống có năng xuất cao, chất lượng tốt, ổn định và có tính chống chịucao, khả năng thích nghi rộng Nghiên cứu, sử dụng các biện pháp kỹ thuật đểlàm tăng năng xuất và sản lượng ngô

Nhìn chung, nhiều nông dân chưa nhận thức được tầm quan trọng củakhoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, chưa áp dụng một cách triệt đểcác tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nhất là ở miền núi,vùng sâu vùng xa, còn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn cơ cấu câytrồng cho phù hợp, kỹ thuật thâm canh còn lạc hậu, còn làm theo kinh nghiệmđơn giản Do đó, năng xuất ngô chưa cao, chưa khai thác được hết tiềm năngcủa các giống nhô Vì vậy việc điều tra, nghiên cứu, tìm hiểu những thuận lợi,khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, nhằm đưa ra những giải pháp nâng caonăng xuất và hiệu quả kinh tế trên một diện tích sản xuất ngô ở địa phương

Xuất phát từ tình hình thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:

“Điều tra tình hình sản xuất ngô ở Xã Trà Giang – Huyện Bắc Trà My – Tỉnh Quảng Nam ”.

1.2 Mục đích của đề tài

- Điều tra các giống ngô, kỹ thuật gieo trồng các giống ngô ở Xã TràGiang – Huyện Bắc Trà My – Tỉnh Quảng Nam

Trang 6

- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của xã về điều kiện tự nhiên, kinh

tế, xã hội ảnh hưởng đến tình hình sản xuất ngô của huyện Bắc Trà My và cónhững đề xuất tích cực về sản xuất ngô ở địa phương có hiệu quả hơn

- Từ những kết quả đã điều tra rút ra những ưu khuyết điểm về tìnhhình sản xuất ngô ở Xã Trà Giang – Huyện Bắc Trà My – Tỉnh Quảng Nam

Trang 7

PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Nguồn gốc và phân bố của cây ngô

2.1.1 Nguồn gốc

Những nghiên cứu về nguồn gốc cây trồng của Vavilov (1926) đã chorằng Mêhicô và Pêru là những trung tâm phát sinh và đa dạng di truyền củangô Mêhicô là trung tâm thứ nhất (trung tâm phát sinh), vùng Andet (Pêru) làtrung tâm thứ hai, nơi mà cây ngô đã trải qua quá trình tiến hoá nhanh chóng.Nhận định này của Vavilov được nhiều nhà khoa học chia sẻ (Galinat, 1997;Wilkess, 1980; Kato, 1984, 1988)

Theo Wilkess (1988) ngô bắt nguồn từ cây hoang dại ở Miền TrungMêhicô trên độ cao 1.500 m ở vùng bán hạn có mưa mùa hè khoảng 350 mm.Người ta đã tìm thấy hóa thạch phấn ngô, Teosinte và Tripsacum trong khikhai quật ở Bellas Artes - thành phố Mêhicô Mẫu phấn ngô cổ nhất được tìmthấy ở độ sâu 70m và xác định vào niên đại sông băng, ít nhất cách đâykhoảng 60.000 năm Hạt phấn của Tripsacum được tìm thấy ở độ sâu 74m còncủa Teosinte khoảng 3-6 m Những khai quật ở hang động Bat (Bat Caves)của Mêhicô đã tìm thấy lõi ngô dài 2-3cm và xác định tuổi khoảng 3.600 nămtrước công nguyên Những bằng chứng trên tỏ Mêhicô là trung tâm phát sinhcây ngô

Ngày nay, các nhà khoa học trên thế giới hầu như đã công nhận vàthống nhất Mehico là trung tâm phát sinh cây ngô, thậm chí người ta còn chorằng cái nôi đầu tiên là thung lũng Tehuacan - nằm ở Bang Puebla Đông NamMehico Bằng chứng thuyết phục cho nhận định này là các di tích về cây ngôđược tìm thấy ở đây là cổ nhất và biểu hiện chuỗi tiến hóa rõ rệt nhất Mặtkhác, vùng này cũng là nơi duy nhất còn tồn tại cây Teosinte-một cây họ hànggần và được coi là thuỷ tổ của cây ngô trồng hiện nay [6 ]

Ở Việt Nam, nhiều tài liệu cho thấy ngô vào nước ta theo hai hướng là

từ Trung Quốc xuống và Inđônêxia, Miến Điện qua Theo nhà bác học LêQuý Đôn nêu trong “Vân đài loại ngữ” thì vào thời kỳ đầu Khang Hi (1682 -1723), Trần Thế Vinh người ở Sơn Tây đi sứ sang Trung Quốc thấy loại cây

Trang 8

mới này đã mang về trồng và gọi nó là “Ngô - ngọc mễ” Một số tư liệu chorằng người Bồ Đào Nha đã nhập ngô vào Java năm 1946 có thể trực tiếp từNam Mỹ Sau đó từ Inđônêxia ngô được chuyển qua Đông Dương vàMianma Tập quán trồng ngô của đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên là chọc lỗ,tra hạt còn đồng bào vùng núi phía Bắc lại gieo hàng, điều này cho thấy haikhuynh hướng trồng ngô khác nhau phải chăng do hai con đường vào nước ta

đã mang theo tập quán trồng ngô khác nhau.[10]

Riêng với ngô nếp thì Trung tâm phát sinh lại là Miến Điện Do ngô làcây trồng ít kén đất đã được hoan nghênh ở Miến Điện và trở thành cây trồng

bổ sung khi thiếu gạo Người ta trồng ngô ở những vùng đất xấu nhất Ở đây

đã phát sinh một đột biến làm xuất hiện một thành phần tinh bột mới trong hạtngô và những dạng có loại tinh bột đó được gọi là ngô nếp Từ Miến Điện,ngô nếp phổ biến ra khắp vùng Đông Nam Á, sau đó được đem sang châu Mĩ

và châu Âu

2.1.2 Sự phân bố

Việc trồng ngô đã có từ lâu đời ở Mêxicô cổ và Pêru Cây ngô đã gắn

bó chặt chẽ với cuộc sống người bản xứ Trung Mỹ, ngô được kính trọng ởmức độ thần thánh, ngô là biểu tượng của nền văn minh “Mayca” TừTrung Mỹ cây ngô đã lan xuống Bắc Mỹ và Nam Mỹ Người châu Âu biếtđến ngô sau khi tìm ra châu Mỹ, nhưng đã đóng góp rất lớn vào sự pháttriển tiếp theo của nó Vào những năm đầu của thế kỷ XVI bằng đườngthuỷ các tàu biển của các nước châu Âu đã đưa dần cây ngô lan ra hầu hếtkhắp các lục địa trên thế giới

Ở các trung tâm nông nghiệp sơ khai, bản địa cách biệt, các bộ lạc cổxưa của nhân loại đã thuần hoá được một số đáng kể các loại cây cốc Nhiềucây cổ này hầu như không vượt qua ngoài giới hạn định cư của những dân tộc

trồng chúng lần đầu tiên (cây Hắc mạch, cây Chenopodium quinoa) Một số

cây cổ khác có diện phân bố là những vùng nông nghiệp, nhân chủng và vănhoá rất rộng và tiến hoá trong những giới hạn đó (Lúa miến, Kê, Kiều mạch).Chỉ ba trong số các cây cốc đó là lúa nước (ở Đông Nam Á, Ấn Độ), lúa mì (ởTrung Á) và ngô (ở Trung Mỹ) trở thành những cây trồng của thế giới Hiệnnay diện phân bố của các cây trồng gần toàn bộ trái đất

Trang 9

Ngô là cây nhiệt đới nhưng là cây hàng năm tránh được mùa đông nên

đã được phổ biến rất xa ngoài vùng nhiệt đới và xâm nhập vào cả những nơithuộc vùng ôn đới có mùa hè dài và khá ấm dịu Đặc biệt ngô đã xâm nhậpsâu vào vùng Bắc bán cầu, ở đây khí hậu lục địa nên nhiệt độ khá cao trongcác tháng hè Ngô là cây tương đối ưa nước và thích nghi với những vùng khá

ẩm và có nước tưới Ở Bắc bán cầu, giới hạn vùng trồng ngô lên đến 520 vĩbắc để lấy hạt, còn để lấy thân xanh có thể trồng đến vĩ tuyến 600 Ở Nam báncầu vùng trồng ngô dừng lại ở vĩ tuyến 460 vĩ nam Về độ cao so với mặt biển,

ở châu Âu ngô được trồng trên dãy Cacpat tới độ cao 700m, ở châu Á tới2000m, ở vùng nhiệt đới châu Mỹ ngô trồng được ở độ cao 3500m Tính đadạng về khả năng thích nghi của ngô có lẽ không có cây trồng nào sánh kịp

2.2 Giá trị kinh tế của cây ngô

2.2.1 Giá trị dinh dưỡng

Bảng 2.1 Thành phần trung bình của các hạt cốc chính của nhân loại (%) Loại cây cốc Tinh bột Prôtêin Lipit Xenlulo

(Nguồn: Kupzow A.J 1968)

Ngô là cây lương thực có giá trị dinh dưỡng cao Trong hạt ngô chứakhá đầy đủ các chất dinh dưỡng cho người và gia súc Bột ngô chiếm 65-83%khối lượng hạt là nguyên liệu quan trọng trong công nghệ gia công bột Cứ

100 kg ngô hạt cho khoảng 20-21 kg gluten, 73-75 kg bột (có thể chế được63kg tinh bột hoặc 71kg dextrin), tách mầm và ép được 1,8- 2,7 kg dầu ăn và

Trang 10

gần 4 kg khô dầu Phôi ngô chiếm khoảng 10% khối lượng hạt, trong phôi cócác loại khoáng, vitamin và khoảng 30-45% dầu.

Một số thành phần hóa học của hạt ngô (chất béo, một số sinh tố khác)còn cao hơn so với gạo Giá trị sử dụng rộng rãi của ngô được chứng minhbằng 670 mặt hàng khác nhau của các ngành lương thực, công nghiệp thựcphẩm, công nghiệp dược và công nghiệp nhẹ.[11]

Trong hạt ngô có nhiều thành phần hóa học quan trọng đối với cơ thể con người:

Bảng 2.2 Thành phần hóa học của hạt ngô so với gạo (phân tích trên 100 gam).

(Nguồn: Cao Đắc Điểm, 1988)

2.2.2 Giá trị kinh tế

- Ngô làm lương thực cho con người:

Ngô là cây lương thực nuôi sống gần 1/3 dân số trên toàn thế giới, tất

cả các nước trồng ngô nói chung đều ăn ngô ở mức độ khác nhau Toàn thếgiới sử dụng 21% sản lượng ngô làm lương thực cho người Các nước ởTrung Mỹ, Nam Á và Châu Phi sử dụng ngô làm lương thực chính Các nướcĐông Nam Phi sử dụng 85% sản lượng ngô làm lương thực cho người, TâyTrung Phi 80%, Bắc Phi 42%, Tây Á 27%, Nam Á 75%, Đông Nam Á vàThái Bình Dương 39%

Nếu như ở châu Âu khẩu phần ăn cơ bản là: bánh mì, khoai tây, sữa;châu Á: cơm (gạo), cá, rau xanh thì ở châu Mỹ La Tinh là bánh ngô, đậu đỗ

và ớt Vì vậy trên phạm vi thế giới ngô vẫn còn là cây lương thực rất quantrọng vì ngô rất phong phú về các chất dinh dưỡng hơn lúa mì và gạo

- Ngô làm thức ăn gia súc:

Trang 11

Ngô là thức ăn giàu năng lượng, là thành phần quan trọng trong thức ănhỗn hợp cho gia súc và gia cầm Ngô là cây thức ăn gia súc quan trọng nhấthiện nay 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp là từ ngô Ngoài việc cung cấpchất tinh cây ngô còn là thức ăn xanh và ủ chua lý tưởng cho đại gia súc, đặcbiệt là bò sữa Thực tiễn sản xuất chăn nuôi đã xác nhận hiệu quả cao của ngô.Thông thường để sản xuất 1 kg sữa bò cần 5kg thức ăn ủ tươi bằng ngô, 1 kgthịt bò tươi cần 2,5 kg ngô hạt, 1kg thịt lợn hơi cần 3kg ngô hạt; 1 kg ngô hạttương đương 1,3-1,4 kg đơn vị thức ăn.

- Ngô làm thực phẩm:

Trong những năm gần đây cây ngô còn là cây thực phẩm, người ta sửdụng bắp ngô bao tử làm rau cao cấp Ngô rau là sản phẩm bắp ngô được thuhoạch khi còn non, trước lúc phun râu thụ phấn Ngô rau là loại rau sạch dùnglàm thực phẩm khi còn tươi hay đã đóng hộp Sở dĩ ngô rau được ưa dùng vì

nó sạch và có hàm lượng dinh dưỡng cao Trên thế giới, nhu cầu của mặthàng này ngày càng tăng nên nhiều nước đã chú trọng phát triển ngô rau vì nóđem lại lợi tức cao

Ngoài ngô rau thì ngô nếp, ngô ngọt còn được dùng để ăn tươi hoặc cungcấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến đóng hộp làm thực phẩm xuất khẩu

- Ngô cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp:

Ngoài việc ngô là nguyên liệu chính cho các nhà máy thức ăn gia súctổng hợp, ngô còn là nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất rượu, cồn, tinhbột, dầu, glucoza, bánh kẹo Bột ngô chiếm tỷ lệ 65- 83% khối lượng hạt, lànguyên liệu quan trọng trong công nghiệp gia công bột Tinh bột ngô sử dụngtrong công nghiệp chế biến các loại đường : sản xuất glucoza dùng trong côngnghiệp bánh kẹo, dextrin dùng trong công nghiệp đúc, công nghiệp làm keodán Từ hơn 25 năm nay xirô đường, đường ngô sản xuất trên quy mô lớnngày càng nhiều, giá thành đường ngô có sức cạnh tranh đáng kể với đườngmía, đường củ cải Tinh bột ngô còn được sử dụng trong công nghiệp rượu,bia, đồ giải khát …

Ngô non, ngô đường đóng hộp để xuất khẩu Thân, lõi bắp dùng làmgiấy, làm sợi, làm nhiên liệu trong sinh hoạt hay đốt lò sấy nông sản Lá bilàm giấy cuốn thuốc lá, làm thảm, làm chiếu bẹ ngô Lá bắp dùng làm giá thểnuôi nấm công nghiệp hoặc tách chiết nguyên liệu chế tạo nilon, cao su nhân

Trang 12

tạo …Từ ngô người ta đã sản xuất ra 670 mặt hàng khác nhau của các ngànhcông nghiệp lương thực, thực phẩm, công nghiệp dược và công nghiệp nhẹ.

- Ngô là nguồn hàng xuất khẩu:

Trên thế giới hàng năm lượng ngô xuất nhập khẩu khoảng 70 triệu tấn

Đó là một nguồn lợi lớn của các nước xuất khẩu ngô Các nước xuất khẩuchính là Mỹ, Pháp, Achentina, Trung Quốc, Thái Lan Các nước nhập chínhlà: Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Phi, Mêhicô …[11]

2.3 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và trong nước

2.3.1 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới

Cây ngô là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới: Ngô

(Zea mays L.), lúa nước (Oryza sativa L.), lúa mì (Triticum sp tên khác: tiểu mạch), sắn (Manihot esculenta Crantz, tên khác: khoai mì) và khoai tây (Solanum tuberosum L.) Trong đó, ba loại cây gồm ngô, lúa gạo và lúa mì

chiếm khoảng 87% sản lượng lương thực toàn cầu và khoảng 43% calori từtất cả mọi lương thực, thực phẩm Trong ba loại cây này, ngô là cây trồng có

sự tăng trưởng mạnh cả về diện tích, năng suất, sản lượng và là cây có năngsuất cao nhất Vào năm 1961, năng suất ngô trung bình của thế giới chỉ xấp xỉ

20 tạ/ha, thì năm 2009 tăng gấp hơn 2,5 lần (đạt 51 tạ/ha), sản lượng đã tăng

từ 204 triệu tấn lên 822,712 triệu tấn (gấp 4 lần), diện tích tăng từ 104 triệulên 161 triệu hecta (FAO 2009) Trong đó Mỹ, Trung Quốc, Braxin là nhữngnước đứng đầu về diện tích và sản lượng

Bảng 2.3 Diện tích, năng suất, sản lượng ngô trên thế giới năm

Trang 13

Giá ngô trên thị trường thế giới trong thời gian qua đã có sự biến độngđáng kể, bình quân thời kỳ 1994-1999 là 138-142 USD/tấn; hiện nay là 300-

đã góp phần đưa sản lượng ngô thế giới vượt trên lúa mỳ và lúa nước So vớilúa mỳ và lúa nước, ngô là cây trội hơn về ưu thế lai trong chọn tạo giống.Đặc biệt, trong những năm gần đây, ngoài những thành tựu mới trong chọntạo giống lai bằng phương pháp truyền thống, việc ứng dụng công nghệ sinhhọc tạo ra các giống ngô chuyển gen có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh(năng suất ngô bình quân của thế giới trong năm 2009 đã vượt qua ngưỡng 50tạ/ ha lên 51 tạ /ha, sản lượng đạt 822,713 triệu tấn), cao hơn cả lúa mì và lúanước

Bảng 2.4 Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2007-2008.

Trang 14

Quốc gia 2007 2008

Diện tích (triệu ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

Diện tích (triệu ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

Trang 15

tấn/ha Theo số liệu của FAO, 2004 Ixraen là nước có năng suất ngô tới 16tấn/ha (cao nhất thế giới), cũng là nhờ ứng dụng công nghệ cao

2.3.2 Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam

Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa và làcây màu quan trọng nhất được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, đadạng về mùa vụ gieo trồng và hệ thống canh tác Cây ngô không chỉ cung cấplương thực cho người, vật nuôi mà còn là cây trồng xóa đói giảm nghèo tạicác tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn Sản xuất ngô cả nước qua các nămkhông ngừng tăng về diện tích, năng suất, sản lượng: năm 2000 tổng diện tíchngô là 730.200 ha, đến năm 2005 đã tăng trên 1.052.600 ha; năm 2009, diệntích ngô cả nước 1.170.000 ha (trong đó trên 90% diện tích trồng ngô lai),năng suất 40,9 tạ/ha, sản lượng trên 4,6 triệu tấn (theo cục trồng trọt) Tuyvậy, cho đến nay sản xuất ngô ở nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềmnăng, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, hàng năm nước tavẫn phải nhập khẩu từ trên dới 1 triệu tấn ngô hạt

Trong khoảng thời gian trước đây (1975 – 1990) mặc dù ngô đượctrồng rất phổ biến ở nước ta nhưng năng suất vẫn rất thấp, nằm trong khoảng1,47 – 1,56 tấn /ha, năng suất này còn thấp hơn trung bình các nước đang pháttriển (2,4 tấn/ha); diện tích ít khi vượt quá 400 nghìn ha [11] Nguyên nhânchính là do trồng các giống ngô địa phương năng suất thấp Nhưng từ năm

1991 thì nghề trồng ngô đã có những bước chuyển biến quan trọng đó là việcchuyển từ trồng các giống ngô địa phương , giống thụ phấn tự do cải tiến sangtrồng ngô lai Đồng thời, các thí nghiệm khảo nghiệm giống ngô nhập nộicũng như chọn tạo các giống lai quy ước phát triển mạnh mẽ [13] Chính vìvậy, tốc độ phát triển ngô lai ở Việt Nam trong thời gian qua đã đạt đượcnhững bước tiến lớn Nếu năm 1990, diện tích cây ngô lai của cả nước chỉ vớivài chục ha trồng thử thì cho đến năm 2010 khoảng gần 90% diện tích ngôcủa cả nước, được trồng bằng các giống ngô lai Trong đó giống do các cơquan nghiên cứu trong nước chọn tạo và sản xuất chiếm từ 58-60% thị phầntrong nước, số còn lại là của các công ty liên doanh với nước ngoài Trong

đó, giống ngô lai do Viện nghiên cứu ngô (Viện Khoa học Nông nghiệp ViệtNam) tạo ra chiếm tới 90% lượng giống lai của Việt Nam Một số giống khá

Trang 16

nổi bật như: LVN10, LVN99, LVN4, LVN9, VN8960, LVN885, LVN66…Các giống ngô này có năng suất và chất lượng tương đương các giống ngôcủa các công ty liên doanh với nước ngoài nhưng giá bán chỉ bằng 65-70%,góp phần tiết kiệm chi phí cho người trồng 80-90 tỷ đồng/năm Nhờ vậy,người trồng cũng đã chủ động được hạt giống cho sản xuất, không lệ thuộcvào giống nhập khẩu của nước ngoài như những năm trước Chính điều đó đãthúc đẩy sự phát triển vượt bậc của ngành sản xuất ngô nước ta trong thờigian qua.

Những năm qua nhà nước cũng đã hết sức quan tâm đầu tư cho việcnghiên cứu phát triển cây ngô: 2 dự án phát triển giống ngô lai đã được đầutư: Dự án phát triển giống ngô lai giai đoạn 2006-2010 (đã kết thúc) và dự ánphát triển sản xuất giống ngô lai giai đoạn 2011-2015 (đang triển khai)

Nhà nước có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ giống đã khuyến khích cácdoanh nghiệp trong và ngoài nước sản xuất, cung cấp giống, giới thiệu cácgiống mới có năng suất, chất lượng tốt vào sản xuất, nhiều tiến bộ khoa học

kỹ thuật về sản xuất ngô đã được chuyển giao đến người nông dân Tuy nhiênviệc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, với địahình phức tạp, trên 70% diện tích ngô được trồng trên đất có độ cao, phụthuộc vào nước trời, ít đầu tư thâm canh nên năng suất ngô vẫn còn thấp sovới tiềm năng của giống Năm 2010, năng suất bình quân cả nước đạt 40,9 tạ/

ha, sản lượng trên 4,6 triệu tấn so với năng suất ngô có thâm canh là 70 - 80tạ/ha Bên cạnh đó các giống ngô có khả năng thích nghi tốt với điều kiện thờitiết bất thuận như hạn hán và mưa lũ vẫn còn thiếu

Bảng 2.5 Sản xuất ngô Việt Nam từ 2000-2011

(nghìn ha)

Năng Suất (tạ/ha)

Sản Lượng (nghìn tấn)

7,5

2005,9

9,6

2161,7

0,8

2511,2

Trang 17

2003 912,7 3

4,4

3136,3

4,6

3430,9

6,0

3787,1

7,3

3854,6

9,3

4303,2

0,1

4573,1

0,1

4371,7

1,1

4625,7

3,0

4646,3

(Nguồn: http://www.gso.gov.vn, tóm tắt niên giám thống kê 2011)

2.3.3 Tình hình sản xuất ngô ở Tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt

Nam, Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 10.438,37 km2, trong đó: đấtnông nghiệp là 7.987,90 km2 , đất phi nông nghiệp là 877,65 km2, đất chưaqua sử dụng là 1.572,82 km2 (theo: www.qso.gov.vn, niên giám thống kê Quảng Nam 2010) Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ

Tây sang Đông, hình thành 3 vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du,vùng đồng bằng và ven biển

Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trungbình đạt 25,4 0C, lượng mưa trung bình hàng năm đạt 2.000-2.500 mm, tậptrung vào các tháng 9-10-11 Hệ thống sông ngòi tự nhiên dài khoảng 900 km,phân bố khá đều trong toàn tỉnh với 2 hệ thống sông chính là sông Thu Bồn

và sông Tam Kỳ Đường bờ biển dài 125 km Quảng Nam là vùng có khí hậu

Trang 18

khắc nghiệt, mùa khô kéo dài, gây ra hạn hán; mùa mưa ngắn, lại thường xuấthiện bão lũ gây ra tình trạng sa bồi, thủy phá nghiêm trọng Đó chính lànhững trở lực thường gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Ở Quảng Nam cây ngô được trồng nhiều nơi từ đồng bằng đến miềnnúi và có thể trồng nhiều vụ trong năm đối với giống ngô lai và giống ngô địaphương

Về giống, tập trung chú ý tập đoàn giống Ngô lai có tiềm năng chonăng suất cao, có thời gian sinh trưởng phù hợp gieo trồng: LVN10, VN2,LVN8960, C919…

Bảng 2.6 Tình hình sản xuất ngô tỉnh Quảng Nam từ 2006-2010

Năm (1000 ha) Diện tích Năng xuất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)

(Nguồn: www.qso.gov.vn, niên giám thống kê Quảng Nam 2010)

Qua bảng trên 2.6 ta thấy, diện tích trồng ngô của tỉnh Quảng Nam cóchiều hướng tăng theo các năm Diện tích trồng ngô tăng là do tỉnh có chủchương phát triển cây ngô, còn các loại cây trồng khác cũng được chú trọngphát triển, nhưng chủ yếu vẫn là cây lúa và cây ngô, ngoài ra trên địa bàn tỉnhchưa có nhiều các khu công nghiệp phát triển nên diện tích gieo trồng ít bịxâm lấn

2.3.4 Tình hình sản xuất ngô ở huyện Bắc Trà My

Trước đây, do điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ sản xuất kém, khảnăng thâm canh thấp nên chủ yếu sử dụng các giống ngô địa phương Trongnhững năm gần đây, Bắc Trà My đã tập trung mọi nguồn lực để tạo bước độtphá trong lĩnh vực nông nghiệp Điều quan tâm nhất của huyện là làm sao để

Trang 19

nông dân “sống được” với những diện tích đất sản xuất nông nghiệp củamình Hàng loạt vấn đề như thủy lợi, giống, kỹ thuật, đặc biệt là việc bố trí lại

cơ cấu mùa vụ đặt ra, buộc địa phương phải tìm phương án giải quyết Nhờ

có cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật của Nhà nước thông qua cácchương trình: Giảm nghèo, chương trình 135, trợ cước, trợ giá v.v nên việcsản xuất nông nghiệp đã đem lại hiệu quả, nâng cao được năng suất, góp phầngiảm tỷ được lệ đói, nghèo Với chủ trương của huyện đưa các giống ngô cónăng suất cao, phẩm chất tốt như: giống ngô Bioseed, ngô lai VN, ngôPacific, ngô nếp vào sản xuất thay thế cho các giống ngô địa phương đượctrồng ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bắc Trà My

Tuy nhiên, là một một huyện miền núi nghèo, có hơn 50% là người dântộc thiểu số sinh sống, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, cũng là vùng

có khí hậu đặc thù, vụ Hè Thu thường gặp hạn hán kéo dài, vụ Đông Xuânthường gặp mưa lũ lụt nhiều do đó sản xuất nông nghiệp nói chung và pháttriển cây ngô nói riêng còn gặp rất không ít khó khăn

Bảng 2.7 Tình hình sản xuất ngô ở huyện Bắc Trà My 2007-2010

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Bắc Trà My)

Diện tích, năng suất và sản lượng ngô tại huyện Bắc Trà My khôngngừng tăng lên Diện tích năm 2007 là 503,0 ha và sản lượng là 743,7 tấnnhưng đến năm 2010 diện tích tăng lên 518 ha và sản lượng đạt 1.042,3 tấn

Trang 20

Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng sản xuất ngô ở huyệnvẫn còn nhiều vấn đề đặt ra như: Năng suất vẫn còn thấp và rất thấp so vớinăng suất bình quân cả nước, giá thành sản xuất còn cao, sản lượng chưa đápứng đủ nhu cầu trong huyện.

Trang 21

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu điều tra trên 30 hộ đại diện trồng ngô

và tài liệu thống kê quá trình sản xuất những năm gần đây, qua đó biết đượctình hình sản xuất ngô của Xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My, Tỉnh QuảngNam

3.2 Nội dung nghiên cứu

Tìm hiểu tình hình sản xuất ngô Xã Trà Giang với các nội dung chủyếu sau:

- Điều kiện tự nhiên

- Điều kiện kinh tế - xã hội

- Đất đai và tình hình sử dụng đất

- Diện tích, năng suất, sản lượng ngô qua một số năm

- Cơ cấu giống, phân bón, tình hình sâu bệnh

- Tìm hiểu ngành nghề khác

- Định hướng của Huyện và Thị Trấn cũng như hộ dân

3.3 Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Các chỉ tiêu điều tra

- Điều kiện tự nhiên: thu thập số liệu một số yếu tố chính về thời tiết,đất đai và tình hình sử dụng đất, nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Thu thập số liệu về dân số, số lao động nông thôn

+ Cơ sở hạ tầng, cơ cấu kinh tế và thu nhập của Xã Trà Giang

+ Tập quán trồng ngô.

+ Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệpnói chung và sản xuất ngô nói riêng

Trang 22

- Diện tích, năng suất, sản lượng ngô qua các năm.

- Mùa vụ gieo trồng

- Khả năng đầu tư và áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất ngô

- Tình hình sâu bệnh hại ngô và các biện pháp bảo vệ thực vật

- Việc chuyển giao các tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong sản xuất ngô

- Tình hình chăn nuôi trên địa bàn xã

- Các chủ trương, chính sách của địa phương trong sản xuất ngô trongnhững năm qua

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu

- Điều tra thu thập thông tin thứ cấp tại huyện, xã, các cơ quan có liênquan, sử dụng các thông tin liên quan, sử dụng số liệu chính thức hoặc kết quảnghiên cứu đã được công bố

- Điều tra thu thập số liệu sơ cấp: Lập phiếu điều tra, chọn địa điểm điềutra và tiến hành điều tra tại 30 hộ sản xuất ngô ngẫu nhiên (hộ khá, trung bình,

3.3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Đánh số thứ tự tất cả các phiếu điều tra đã thu thập

- Lập danh mục các chỉ tiêu đã thu thập, các dữ liệu nói lên các vấn đềnghiên cứu trên địa bàn

- Tính toán số liệu trung bình và tỷ lệ % tất cả các chỉ tiêu thu được, để

từ đó rút ra hệ thống kết quả thể hiện vấn đề cần nghiên cứu

PHẦN 4

Trang 23

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Điều kiện tự nhiên của Xã Trà Giang

4.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

Trà Giang là một xã miền núi của huyện Bắc Trà My, cách trung huyệnkhoảng 4km về phía Đông Nam Có diện tích đất tự nhiên là 37,69 km2, đượcchia thành 6 thôn, có 2.961 nhân khẩu, gồm 10 dân tộc anh em sinh sống như( Kinh, Kor, Kadong, Tày, Nùng, Mường, CaTu, Thái, … )

Ranh giới địa chính của Xã Trà Giang được định:

- Phía Bắc giáp xã Trà Dương

- Phía Nam giáp xã Trà Giác

- Phía Đông giáp xã Trà Nú

- Phía Tây giáp xã Trà Sơn

Là một xã miền có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, bị chia cắt bởi hệthống thuỷ văn Khu vực núi cao tập trung ở phía Nam của xã giáp chân núiHòn Bà với độ cao là 1.347 m, và có hướng thấp dần về phía Đông Bắc

Với đặc điểm và địa hình như trên nên rất khó khăn cho việc xây dựng

cơ sở hạ tầng, bố trí dân cư và sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng không nhỏđến việc phát triển kinh tế xã hội

4.1.2 Điều kiện khí hậu, thời tiết

Xã Trà Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõrệt Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 7 và mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng

1 của năm sau

* Nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25 0C Nhiệt độ thấp nhất các thángqua các năm vẫn nằm trong quy luật chung, đó là các tháng 12,1,2 có nhiệt độthấp nhất trong năm, trong đó nhi t đ t 13,9 ệt độ từ 13,9 ộ từ 13,9 ừ 13,9 0C đ n 14,4 ến 14,4 0C Những tháng

Trang 24

này, thường thời tiết lạnh, khi gieo ngô thường tỷ lệ nẩy mầm thấp Các tháng3,4 có nhiệt độ có chiều hướng ấm dần, đến tháng 5,6,7 là nhi t đ caoệt độ từ 13,9 ộ từ 13,9

nh t, các tháng này thường xảy ra hạn hán nên gây khó khăn cho sảnng x y ra h n hán nên gây khó khăn cho s nảy ra hạn hán nên gây khó khăn cho sản ạn hán nên gây khó khăn cho sản ảy ra hạn hán nên gây khó khăn cho sản

xu t nông nghi p ệt độ từ 13,9

Nhiệt độ trung bình trong vụ Đông Xuân tương đối thấp, vì thế cần cónhững biện pháp khắc phục để cây ngô sinh trưởng, phát triển thuận lợi tránhgặp rét Trong khi đó nhiệt độ trung bình ở vụ Hè thu lại cao; cần phải cónhững biện pháp khắc phục tình trạng thiếu nước cho cây ngô

Bảng 4.1 Nhiệt độ trung bình các năm 2008-2010

(Nguồn: niên giám thống kê Bắc Trà My 2010)

Do đó quá trình sản xuất ngô vụ đông xuân phải thường xuyên đềphòng xảy ra sâu bệnh hại, vụ hè thu cần phải cơ cấu giống lúa chịu nóngnhằm mang lại hiệu quả cao hơn

* Chế độ mưa:

Ngày đăng: 09/04/2015, 19:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Lê Đức Biên, Nguyễn Đình Huyền, Cung Đình Lượng, Cơ sở sinh lý thực vật, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở sinh lý thực vật
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
[2]. Cao Đức Điểm, Cây ngô, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1988 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây ngô
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
[3]. Niên giám thống kê 2007 – NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2007
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
[4]. Dương Văn Sơn, Lương Văn Hinh, Giáo trình cây ngô, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây ngô
[5]. Ngô Hữu Tình, Trần Hồng Uy, Võ Đình Long, Bùi Mạnh Cường, Lê Quý Kha, Nguyễn Thế Hùng, Cây ngô, nguồn gốc đa dạng di truyền và phát triển, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây ngô, nguồn gốc đa dạng di truyền và phát triển
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
[10]. CIMMYT, Cây ngô ở Bungaria (Phan Xuân Hào dịch), 1984 [11]. FAOSTAT database results 2005, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây ngô ở Bungaria "(Phan Xuân Hào dịch), 1984[11]
[8]. Viện nghiên cứu chương trình lương thực thế giới (IPRI), 2003).B. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI Khác
[9]. CIMMYT, Development Maiteenance and Seed Multiplication of open Pollinated Maize Verieties, 1986 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w