KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận:

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH sản XUẤT NGÔ ở xã TRÀ GIANG HUYỆN bắc TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM (Trang 44)

- Điều tra thu thập số liệu sơ cấp: Lập phiếu điều tra, chọn địa điểm điều tra và tiến hành điều tra tại 30 hộ sản xuất ngô ngẫu nhiên (hộ khá, trung bình, nghèo).

7 Rệp ngô Rhophalosiphum maydis

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận:

5.1 Kết luận:

Qua điều tra tình hình sản xuất ngô tại xã Trà Giang huyện Bắc Trà My, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Kỹ thuật canh tác chưa hợp lý, còn lạc hậu do các hộ ở Trà Giang chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều hạn chế. Chủ yếu các hộ canh tác vẫn phụ thuộc vào tự nhiên, do vậy năng suất còn thấp so với tiềm năng.

- Thời vụ gieo trồng ngô: Vụ Đông Xuân từ ngày 20- 30/1, Vụ Hè thu từ ngày 15-28/5.

- Cơ sở vật chất hạ tầng như: đường giao thông, các công trình thuỷ lợi còn kém. Do vậy, các hộ sản xuất khó tiếp cận được thị trường, giá mua nguyên liệu đầu vào cao, chi phí vận chuyển cao. Ðiều này đã gây cản trở trong việc sản xuất vào tiêu thụ ngô.

- Diện tích trồng cây hằng năm theo chiều hướng tăng lên nhưng tốc độ tăng chậm. Diện tích trồng ngô tăng dần qua các năm, đang có sự chuyển đổi một phần đất trồng lúa sang trồng ngô, năm 2010 là 31 ha nhưng năm 2011 là 33 ha (tăng 02 ha).

- Do là xã miền núi nên đất canh tác ngô thường là các vùng đồi có độ dốc lớn. Tuy nhiên, trình độ canh tác ở các vùng này còn thấp, bên cạnh đó lại không có các biện pháp chống xói mòn kịp thời. Ðiều này đã dẫn tới tình trạng đất canh tác bị xói mòn và suy thoái rất nhanh.

- Tình hình diễn biến sâu bệnh hại khá phức tạp. Nông dân chủ yếu sử dụng các biện pháp cơ giới và thủ công để phòng và trị sâu bệnh, chưa sử dụng thuốc hóa học, chưa áp dụng được các chương trình quản lý dịch hại IPM, ICM. Chính điều này đã gây thiệt hại không nhỏ cho người sản xuất.

5.2 Đề nghị:

Qua điều tra tình hình sản xuất ngô của xã Trà Giang, chúng tôi có những đề nghị sau:

- Xã Trà Giang là một xã miền núi địa hình phức tạp, đất đai ở đây tương đối màu mỡ. Do đó xác định ngô là một trong những lợi thế phát triển của vùng vì đất đai và điều kiện tự nhiên khá phù hợp. Tuy nhiên do vụ Hè thu còn gặp nhiều khó khăn về nguồn nước tưới, việc bố trí thời vụ trồng nên chú trọng việc mở rộng diện tích ngô trên những chân đất ruộng bỏ hoá, đất đồi.

- Phát triển vùng sản xuất ngô tập trung, sản xuất theo hướng bền vững, tăng cường đầu tư thâm canh, chú trọng luân, xen canh ngô với các loại

cây họ đậu. Mặc khác việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất của nông dân còn hạn chế nên cần chú trọng công tác khuyến nông chuyển giao khoa học kỹ thuật đến người dân, tăng cường chuyển các cán bộ làm công tác khuyến nông có trình độ chuyên môn và năng lực, thường xuyên đến tận cơ sở để tập huấn và chỉ đạo cho người dân áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, sản xuất cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng.

- Đối với xã cần thực hiện tốt khâu dịch vụ như xây dựng kế hoạch và chỉ đạo sản xuất, cung ứng kịp thời và đầu tư các loại dịch vụ, giống, công nghệ, vốn cho người nghèo, khuyến khích những hộ sản xuất giỏi. Để tổ chức sản xuất ngô đạt mục tiêu, kế hoạch, diện tích, sản lượng và hiệu quả kinh tế, cần chủ động xây dựng Đề án phát triển cây ngô lâu dài. Đồng thời quy hoạch các vùng sản xuất ngô tập trung, có đầu ra sản phẩm ổn định, hiệu quả kinh tế cao.

- Chi Cục BVTV làm tốt công tác dự tính, dự báo; chủ động phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả và an toàn; để phòng sâu bệnh phát sinh thành dịch, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp; tăng cường kiểm tra, giám sát việc cung ứng và sử dụng thuốc BVTV.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH sản XUẤT NGÔ ở xã TRÀ GIANG HUYỆN bắc TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w