0
Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Hiệu quả kinh tế của việc sản xuất ngô ở các hộ điều tra.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ Ở XÃ TRÀ GIANG HUYỆN BẮC TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM (Trang 42 -42 )

- Điều tra thu thập số liệu sơ cấp: Lập phiếu điều tra, chọn địa điểm điều tra và tiến hành điều tra tại 30 hộ sản xuất ngô ngẫu nhiên (hộ khá, trung bình, nghèo).

7 Rệp ngô Rhophalosiphum maydis

4.5.3 Hiệu quả kinh tế của việc sản xuất ngô ở các hộ điều tra.

Việc đánh giá được các mức đầu tư chi phí (cao hay thấp) trong sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng trong một quá trình sản xuất. Nó giúp cho người sản xuất có thể nhìn nhận một cách tổng quát quá trình đầu tư của mình, từ đó họ sẽ có mức đầu tư hợp lý hơn. Trong nông nghiệp, việc xác định được mức đầu tư phù hợp sẽ góp phần nâng cao năng suất cây trồng, hạn chế sự lãng phí nguyên vật liệu và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Trong mọi hoạt động sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng thì việc đưa hiệu quả kinh tế lên hàng đầu, tức là phải đầu tư thế nào cho có hiệu quả kinh tế. Vì vậy cần phải có sự kết hợp giữa các yếu tố: đất đai, khí hậu, thời tiết, kỹ thuật thâm canh, đầu tư thâm canh, trình độ khoa học, nguồn nước và một số yếu tố kinh tế- xã hội như vật tư, lao động. Bên cạnh đó còn bị tác động bởi chất lượng sản phẩm, thời vụ thu hoạch. Để đảm bảo hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải lựa chọn giống cây trồng thích hợp, thực hiện đúng quy trình sản xuất.

Theo kết quả điều tra về hiệu quả kinh tế sản xuất ngô qua các vụ trong năm 2010- 2011, mức chi phí tính theo 1 sào (500 m2) của các hộ điều tra. Chúng tôi thu được số liệu và thể hiện ở bảng 4.10.

Đối với thuế nông nghiệp, người dân không phải đóng thuế. Nhưng người dân phải đóng công bảo vệ đồng ruộng với mức 1kg/sào, tương đương với 3.800 đồng/sào. Mức đầu tư như phân chuồng, giống, đạm Urê, super Lân, kali trong các vụ với giá tương đương nhau, công lao động thì các hộ có nhân lực trong gia đình tự sản xuất hay một số gia đình thuê người làm.

Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của việc sản xuất ngô của vụ Đông Xuân và Hè Thu 2010 - 2011 của xã Trà Giang:

TT Hạng mục chi phí Định mức trung bình cho các giống ngô (Kg) Đơn giá (đồng/ kg) Thành tiền 1 Phân chuồng 188 200 37.600 2 Urê 7,3 13.500 98.550 3 Lân 6,1 3.000 18.300 4 Kali 6,1 14.000 85.400 5 NPK 7,9 14.000 110.600 6 Thuốc bảo vệ TV 10.000 5.000 7 Giống 1.05 30.000 31.500 8 Thủy lợi phí 20.000 9 Tổng chi phí 406.950 10 Tổng thu nhập 890.000 11 Lợi nhuận 483.050

- Ghi chú: không tính công lao động vào chi phí sản xuất.

Qua điều tra ở các hộ nông dân cho thấy chi phí giống, công lao động đều giống nhau. Riêng lượng đầu tư phân bón trên từng giống ngô là khác nhau nên tổng chi phí chênh lệch nhau. Năng suất hạt khô/ sào của các giống ngô khác nhau dẫn đến tổng thu của các giống cũng khác nhau.

Qua bảng 4.10 chúng ta thấy lượng giống trên 01 sào đều là 1,05 kg với mức giá ngang nhau, về số công lao động trên 01 sào cũng ngang nhau và cứ một công lao động là 70.000đ.

Phân bón: Lượng phân chuồng đầu tư dao động từ 1,7 – 2 tạ/sào, nhiều nhất là giống VN2 (2 tạ/sào) và giá phân Urê 01kg là 13.500 đ, phân Kali bón dao động từ 5,8- 6,4 kg/sào thấp nhất là giống LVN10(5,8 kg/sào), cao nhất là giống Bioseed 06(6,4 kg/sào) và giá 1kg là 14.000 đ, phân Lân dao động từ 5,1- 7,2 kg/sào, giống bón nhiều nhất là Bioseed 06(7,2kg/sào) và giống bón thấp nhất là VN2 (5,1 kg/sào) với giá phân lân 1kg là 3.000 đ.

Nhận xét chung: Qua điều tra hiệu quả kinh tế của việc sản xuất ngô năm 2010- 2011 của xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My, chúng tôi nhận thấy

năng suất bình quân của các giống chưa cao so với khu vực khác và còn khá thấp. Nguyên nhân do chi phí cao, việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất đạt hiệu quả chưa cao, việc xen canh, thâm canh cho năng suất cao vẫn chưa hiệu quả, khả năng phòng trừ sâu bệnh hại còn gặp khó khăn…Một trong những yếu tố hạn chế năng suất ngô nữa là do bón phân chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho cây ngô. Kết quả điều tra 30 hộ trồng ngô tại xã Trà Giang cho thấy nông dân cũng sử dụng các loại phân NPK để bón cho ngô với lượng trung bình từ 7-9 kg/sào. Việc bón phân cho ngô theo kinh nghiệm của nông dân và theo khả năng đầu tư nên nhiều khi không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô. Rất nhiều hộ khi được hỏi đã không biết công thức của loại NPK hỗn hợp mà họ đã bón cho ngô. Vẫn còn nhiều hộ không bón phân cho ngô, trồng theo kiểu bóc lột đất. Hiện tượng bón phân không cân đối giữ N,P,K còn phổ biến. Nhìn chung phân đạm được nông dân bón nhiều hơn phân lân, Kali trong khi hiện tượng thiếu lân với triệu chứng sọc tím trên lá và thiếu Kali với triệu chững cháy mép lá và đuôi lá xảy ra khá phổ biến trên nhiều ruộng ngô. Chính vì vậy hiệu quả kinh tế của việc sản xuất ngô còn thấp.

PHẦN 5

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ Ở XÃ TRÀ GIANG HUYỆN BẮC TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM (Trang 42 -42 )

×