Lượng phân bón sử dụng và phương pháp bón.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH sản XUẤT NGÔ ở xã TRÀ GIANG HUYỆN bắc TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM (Trang 35)

- Điều tra thu thập số liệu sơ cấp: Lập phiếu điều tra, chọn địa điểm điều tra và tiến hành điều tra tại 30 hộ sản xuất ngô ngẫu nhiên (hộ khá, trung bình, nghèo).

4.5.2.2. Lượng phân bón sử dụng và phương pháp bón.

Ngô là cây phàm ăn nên phản ứng rất nhạy đối với phân bón, phân là điều kiện quyết định nâng cao năng suất ngô, do vậy đòi hỏi phải thâm canh cao và cân đối.

Cây ngô khi thiếu phân hoặc mất cân đối phân bón, thể hiện khá rõ ở ngoại hình, do vậy nhìn vào hiện trạng của bộ lá ngô chúng ta co thể điều tiết chế độ phân bón cho phù hợp: Lá có màu đỏ tím (màu huyết dụ) thể hiện thiếu lân, chóp và mép lá cháy khô biểu hiện thiếu kali, chóp lá màu vàng và lan dần dọc theo gân lá, cây còi cọc là hiện tượng thiếu đạm, đầy đủ phân bón bộ lá khỏe. Căn cứ vào màu sắc của lá để bổ sung phân bón một cách hợp lý để cho cây ngô sinh trưởng và phát triển bình thường.

Bảng 4.8. Lượng phân bón cho ngô vụ Đông Xuân và Hè Thu 2010- 2011 tại xã Trà Giang.

Đơn vị tính: kg/ sào

Thời vụ Giống

Lượng phân bón Phân

chuồng Urê KCl Supe Lân NPK

Đông Xuân VN2 200 7,4 6,0 5,1 8,8 LVN10 198 7,8 5,8 6,0 8,5 Bioseed 06 197 8,2 6,3 7,2 9,0 Hè Thu VN2 175 7,1 6,2 5,6 6,8 LVN10 170 6,9 5,9 6,5 7,2 Bioseed 06 187 6,7 6,4 6,2 7,0

(Nguồn: Điều tra trực tiếp tại các hộ sản xuất ngô)

Qua bảng 4.8 chúng tôi nhận thấy:

Kết quả điều tra cho thấy, chi phí cho phân bón trong vụ Hè thu có chi phí cho lượng phân thấp hơn ở vụ Đông xuân. Nguyên nhân là do ngô Hè thu thường được trồng trên các chân đất đồi, đất nương, đây là các loại đất có độ màu mỡ cao, chính vì vậy mà chi phí phân bón ở vụ hè thu cũng thấp, do vậy

mà chi phí sản xuất thấp. Còn ngô đông xuân được trồng trên các chân đất ruộng, hoặc các vùng đất bãi ven suối. Ðây là các diện tích có hệ số quay vòng cao, do vậy độ màu mỡ giảm. Chính vì thế mà chi phí vật tư, phân bón cao từ đó dẫn tới chi phí sản xuất cao.

Như vậy, ta có thể kết luận chi phí sản xuất ngô/ l tấn sản phẩm trong vụ hè thu là thấp nhất ở xã Trà Giang. Hay nói cách khác, vụ hè thu ở xã Trà Giang là vụ có ưu thế hơn trong việc hạ giá thành sản xuất ngô.

* Lượng phân bón:

- Phân chuồng: Lượng phân bón cho các loại giống dao động từ 175 đến 200 kg/sào. Vụ Đông Xuân lượng bón nhiều nhất là 200 kg/sào đối với giống VN2 và ít nhất là giống Bioseed 06. Vụ Hè Thu lượng phân bón nhiều nhất là 187 kg/sào với giống Bioseed 06 và bón ít nhất với giống LVN10 là 170 kg/sào. Từ kết quả trên chúng tôi thấy nông dân thường tập trung bón nhiều vào vụ Đông Xuân và ít ở vụ Hè Thu, bởi vì vụ Đông Xuân thời tiết thuận lợi, lượng nước tưới dồi dào, khả năng thâm canh cao hơn, công chăm sóc cũng dễ dàng. Tuy nhiên cũng cần bố trí thời vụ thích hợp để tránh các đợt lạnh và bón hợp lý giúp ngô chống chịu tốt.

- Phân Đạm Urê: Liều lượng bón dao động từ 6,7 đến 8,2kg/sào. Vụ Đông Xuân, nhân dân bón cho các giống từ 7,4 đến 8,2 kg/sào. Nhưng vụ Hè Thu do điều kiện bất lợi của điều kiện ngoại cảnh nên diện tích trồng ngô giảm xuống dẫn đến lượng bón cũng ít dần, đặc biệt là giống Bioseed 06 chỉ còn lại 6,7 kg/sào. Thiếu nguồn nước trong vụ Hè cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng phân bón trên đồng ruộng.

- Phân Kali: Liều lượng bón dao động từ 5,8 đến 6,4 kg/sào. Giữa 2 vụ không có sự chênh lệch lớn. Ngoài ra khi thu hoạch xong, người dân hầu hết đem đốt các bộ phận của cây nhằm trả lại cho đất một phần Kali mà cây đã hút.

- NPK: Lượng bón giữa hai vụ trong khoảng 6,8 đến 9,0 kg/sào. Điều này cho thấy người dân tập trung bón hỗn hợp tương đối cao vào đợt thúc lần 2, giai đoạn mà cây ngô cần thứ ăn nhất để tổng hợp chất dinh dưỡng.

* Phương pháp bón:

Bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi bột, Lân + 1/3 Urê + ½ Kali theo rãnh.

Bón thúc lần 1: Khi ngô 3 lá thật bón 1/3 urê kết hợp xới xáo, vun nhẹ. Bón thúc lần 2: Khi ngô 6 – 7 lá bón hết số đạm và kali còn lại kết hợp vun cao.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH sản XUẤT NGÔ ở xã TRÀ GIANG HUYỆN bắc TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w