ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU Ở XÃ VÂN NỘI, HUYỆN ĐÔNG ANH, TP HÀ NỘI

14 1.6K 8
ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU Ở XÃ VÂN NỘI, HUYỆN ĐÔNG ANH, TP HÀ NỘI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU Ở XÃ VÂN NỘI, HUYỆN ĐÔNG ANH, TP HÀ NỘI I. ĐẶT VẤN ĐỀ - Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người trên khắp hành tinh, đặc biệt khi lương thực và các loại thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng, như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Vai trò của cây rau đã được khẳng định qua câu tục ngữ "cơm không rau như đau không thuốc". Giá trị của cây rau được thể hiện nhiều mặt trong cuộc sống. Ví dụ như giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế,… - Vị trí cây rau trong đời sống- xã hội ngày càng được coi trọng nên diện tích gieo trồng và sản lượng rau ngày càng tăng. Ngành sản xuất rau phát triển sẽ góp phần tăng thu nhập, sử dụng lao động hợp lý, mở rộng ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động ở các vùng nông thôn, ngoại thành và các lĩnh vực kinh doanh khác như marketting, chế biến và vận chuyển,…. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu tình hình sản xuất rau tại Xã Vân Nội, một vùng chuyên sản xuất rau An Toàn cung cấp cho Thành Phố Hà Nội II. NỘI DUNG 2.1 Nội dung và mục đích điều tra - Nội dung : Điều tra quy trình sản xuất cây rau ở xã Vân Nội, huyện Đông Anh, tp Hà Nội - Mục đích điều tra: Biết được tình hình sản xuất rau, nơi tiêu thụ rau, quy trình sản xuất loại chủ lực ở xã Vân Nôi, huyện Đông Anh, tp Hà. 2.2. Thời gian, địa điểm và phương pháp tiến hành - Thời gian: từ ngày 19/3/2014 – 25/3/2014 - Địa điểm: Xã Vân Nội, huyện Đông Anh, tp Hà Nội - Phương pháp điều tra: + Làm phiếu điều tình hình sản xuất rau + Điều tra thực tế, điều tra trực tiếp người nông dân, phỏng vấn, ghi chép, ghi chép theo phiếu điều tra, ghi chép tình hình quan sát chung. III. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA Địa điểm sản xuất rau : Xã Vân Nội, huyện Đông Anh, tp Hà Nội 1. Điều kiện tự nhiên - Vị Trí huyện Đông Anh: + Phía đông, đông bắc giáp huyện Yên Phong và thị xã Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh + Phía nam giáp sông Hồng giáp với quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm + Phía đông nam giáp Sông Đuống giáp giới quận Long Biên và huyện Gia Lâm, Hà Nội + Phía tây giáp huyện Mê Linh, Hà Nội + Phía bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Khí hậu: Xã Vân Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực Đông Bắc Việt Nam, một năm có bốn mùa rõ rệt - Đất đai: đất thịt pha cát 2.Tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung ở xã Vân Nội 2.1 Vị trí của cây rau - Rau trồng là chủ yếu, diện tích trồng lúa rất ít…. 2.2 Những loại rau được trồng - Trồng theo mùa: Cải bắp, su hào, cải đông dư, cải ngọt, cải ngồng, cải cúc, rau dền, dưa chuột, dưa ngọt, bí xanh, bí ngô, cái chip, xúp lơ xanh, cà chua, đậu cove, ớt ngọt, rau thơm… 2.3 Loại rau chủ lực - Loại rau được trồng rất phong phú nhưng trồng nhiều vẫn là xu hào do có những giống trịu nhiệt nên kéo dài được thời gian canh tác. 2.4 Công thức luân canh ở vùng chuyên canh rau - Công thức: tháng 2- tháng 6 năm nay trồng dưa ngọt – tháng 6 năm này đến tháng 2 năm sau trồng su hào - Công thức khác chỉ thay đổi giai đoạn tháng 2 – tháng 6 năm này có hộ trồng cải ngọt,cải ngồng, cải cúc, rau dền….( rau của vụ xuân hè hoặc hè thu sau đó thu hoạch rồi tiếp tục trồng su hào ) 2.5 Tình hình tiêu thụ rau tại địa phương - Do là địa điểm trồng rau sạch nên rau sẽ được bán tại ruộng, người mua sẽ đánh xe ô tô đến xếp rau và trở đi bán ở các chợ quanh huyện, buôn vào chợ nội thành Hà Nội, nhập cho các siêu thị - Nông hộ mang đi bán ở các chợ lân cận, mang ra chợ đồi mối xã Vân Nội để bán. 3. Quy trình, kỹ thuật trồng rau chủ lực * Cây rau : Su hào 3.1. Quy trình, kỹ thuật gieo trồng con giống 3.1.1 Thời vụ trồng - Để trồng vào tháng 6, tháng 7 thì chuẩn bị gieo hạt giống từ tháng 5, tháng 6 3.1.2 Giống - Giống su hào dọc trung là giống chịu nhiệt - Ở xã dùng giống su hào Hung Lâm ( Hàn Quốc ), hạt giống mua ở đại lý bán hạt giống của xã 3.1.3 Chuẩn bị đất gieo hạt - Đặc điểm của đất trồng: Đất phù xa, có thành phần cơ giới nhẹ - Cách làm đất: Đất được phơi ải rồi làm đất nhỏ ( nhỏ hơn đất trồng cây rau ) trước khi gieo trộn đều đất với gio, vôi bột, phân chuồng ủ hoai mục - Lên luống + Hướng luống: chọn hướng đông tây là tốt nhất nhưng theo đường giao thông và hệ thống tưới tiêu ta làm hướng cho phù hợp + Kịch thước luống: Mặt luống rộng 1,2 – 1,5 m , chiều cao luống 20 cm, rãnh rộng 50 cm - Sau khi đã lên luốn xong dùng cào làm phẳng mặt luống rồi dùng thanh tre, gỗ gạt cho mặt phẳng thêm 1 lần nữa 3.1.4 Cách trồng - Dùng tay chấm hạt đặt trên mặt luống giúp khoảng cách, mật độ đúng theo yêu cầu không phải tỉa cây - Sau khi gieo hạt xong rải 1 lớp đất mỏng ( đất làm nhỏ + gio + phân chuồng trộn đều ) lên mặt luống 3.1.5 Quy trình chăm sóc * Che phủ cho cây con - Sau khi gieo xong chuẩn bị những thanh che đã được vót có thể uốn thành mái vòm có chiều dài khoảng 3 – 3,5 m rồi dùng lion trong che phủ lên, lion có thể mở ra hoặc đóng kín * Tưới nước và làm cỏ - Nguồn nước: Dùng nước giếng khoan để tưới cho vườn gieo - Cách tưới: Dùng ô dao để tưới ngày 1- 2 lần vào buổi sáng và chiều mát đến khi cây mọc ( sau khoảng 2-3 ngày) - Làm cỏ: Phun thuốc trừ có trong giai đoạn làm đất nên cỏ không xuất hiện trong thời gian sản xuất * Bón phân - Cây có 1-2 lá thật dùng phân bón lá hòa ra phun cho cây phát triển tốt * Phòng trừ sâu bệnh - Phun thuốc bảo vệ thực vật khi thấy sâu xanh, bọ nhảy, các bệnh 3.1.6 Thu hoạch - Cách xác định: Khi cây cao khoảng 12 cm , có 4-5 lá thật nhổ chuyển sáng khu đất trồng rau sản xuất - Thời điểm nhổ cây con: trước khi nhổ cây cần tưới nước để rễ không bị đứt , nhổ cây vào buổi chiều mát hoặc sáng và chuyển sang ruộng trồng rau sản xuất 3.2 Quy trình, kỹ thuật trồng su hào 3.2.1. Thời vụ trồng - Từ tháng 6 năm này – tháng 2 năm sau ( 1 năm thu 3 đợt ) 3.2.2. Giống - Giống su hào dọc trung những giống trịu nhiệt - Mua cây con tại xã Vân Nội ( những nhà sản xuất con giống ) - Tiếu chuẩn giống: cây con cao khoảng 12 cm, cây có từ 4-5 lá thật, cây xanh tốt, khỏe mạnh không sâu bệnh - Số lượng: 2500-2600 cây/ 1 sào ( sào bắc bộ ) 3.2.3. Chuẩn bị đất trồng - Đặc điểm đất trồng: Đất thịt pha cát, đất thịt nhẹ - Cách làm đất: cày ải – phơi đất- làm đất nhỏ- lên luống - Lên luống: + Hướng luống: hướng luống tốt nhất là hướng đông- tây, nhưng theo công trình thủy lợi và đường giao thông ta bố trí hướng luống hợp lý thuật tiện cho tưới tiêu và việc đi lại trong quá trình chăm sóc + Kích thước luống: mặt luống rộng 70-75 cm ( luống trồng cho 2 hàng su hào ), rãnh rộng 50 cm, luống cao 30-35 cm 3.2.4. Trồng cây - Cách trồng: Rạch rãnh thành 2 hàng trên mặt luống, bỏ 1 vốc phân bón lót bên canh rồi đặt cây lấp đất ngập cổ rễ, ấn nhẹ cố định cây - Thời gian trồng: Do có các giống su hào trịu nhiệt nên vụ trồng từ tháng 6 – tháng 2 năm sau - Thời điểm trồng: trồng cây con vào buổi chiều mát - Mật độ ( tùy vào hộ sản xuất có 2 hướng sau ) + Trồng với mật độ bình thường: 2500 – 2600 cây/ 1 sào , khoảng cách: cây cách cây 25 cm, hàng cách hàng 35 cm + Mật độ cao hơn : 2700-2800 cây/ 1 sào, trồng 1 luốn bố trí 3 hàng nên kích thước luống và khoảng cách cũng lớn hơn luống trồng 3.2.5. Quy trình chăm sóc * Làm mái che cho cây con - Chuẩn bị que tre dài 1,2 – 1,5 m có độ dẻo uôn cong tạo mái vòn qua luống, cắm que đã uốn dọc luống với khoảng cách 2 m - Phủ kín nilon trong nên mặt mái vòm ta tạo lên xuống cách mặt rãnh 30 cm. Phủ có tác dụng hạn chế ánh sáng qua mạnh trong giai đoạn đầu của cây con, hạn chế mưa làm bề mặt luống đóng váng, tránh sương… hạn chế tác động ngoại cảnh bên ngoài ( che phủ nilon ) * Bón phân - Bón lót: Gồm có gio 2 tạ/1 sào + phân gà 1 tạ/1 sào ủ hoai mục với vôi. Bón cùng lúc khi trồng bằng cách bỏ 1 vốc tay hỗn hợp phân trên bên cạch cây con - Bón thúc + Tùy từng hộ sẽ chia số lần bón thúc là 1 hay 2 lần với tổng liều lượng : 15 – 20 kg phân đạm + 20 – 25 kg phân lân + 200 – 250 kg phân gà ủ hoại mục + Bón thúc lần 1:15 – 20 ngày sau trồng với liều lượng 15 kg phân đạm + 20 kg phân lân + 10 kg phân kali + 200 kg phân gà với cách bón là cách gốc 10 cm + Bón thúc lần 2: 25 – 30 ngày sau trồng bón bổ sung thêm phân bón lá + số phân còn lại nếu còn ở lần bón thúc 1 * Tưới nước và làm cỏ - Nguồn nước: Nước giếng khoan - Cách tưới: tưới rãnh, bơm nước vào rãnh cho nưới thấm từ dưới nên đến khi nào đủ ta tháo nước ra - Thời điểm tưới: bơm nước vào buổi chiều mát - Làm cỏ: Phun thuốc diệt cỏ màu * Sâu bệnh hại - Sâu xanh: Xuất gây hại từ khi bắt đầu trồng cây con, gây hại trên lá nên khi thấy có bướm hay sâu non xuất hiện ta dùng thuốc MUSKARDIN hay các loại thuốc hóa học như DELTOX 2.5EC, CAZINON 50ND, CARMETHRIN 10&25EC, ACE 5EC, ANITOX 50SC - Bọ nhảy: Xuất hiện quanh năm nó gay hại trên lá, mức độ gây hại nặng vào tháng 11- 2 , biện pháp phòng trừ từ khi làm đất, và các biện pháp canh tác Biện pháp cuối cùng khi bọ nhảy phá hoại nhiều là phun thuốc hoá học có thể sử dụng: Olong 55WP; Diaphos 50EC; Sherzol 205EC; Biocin 16WP hoặc 8000SC; Vibasu 50EC để phun xịt (vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát) - Rầy trắng: Xuất hiện quanh năm, trích hút gây hại trên lá và củ, khi thấy xuất hiện rầy cần phun thuốc hóa học Elsin 10EC, Exin 2.0SC - Bệnh nấm cổ rễ: thấy xuất hiện đốm đen ở cổ rễ của 10 % cây bị bệnh, sử dụng các loại thuốc Staner 20WP, Poner 40T 3.2.6 Thu hoạch và bảo quản * Thu hoạch - Thời gian thu hoạch: nếu giao đoạn chính vụ chăm sóc tốt thì sau 30-40 ngày sau trồng, 50 – 60 ngày sau trồng ( tùy vào thời vụ ) - Đặc điểm Su hào cho thu hoạch: mặt củ bằng, lá non ngừng sinh trưởng, củ to đạt trọng lượng 300 – 500 g/1 củ là có thể thu hoạch ( Su hào chuẩn bị cho thu hoạch ) - Thời điểm thu hoạch : sáng sớm hoặc chiều mát - Cách thụ hoạch: nhổ chặt rễ để lá và xếp lên xe - Vận chuyển rau: xếp rau vào túi nilon to rồi vận chuyển bằng ô tô, xe bò kéo tới nơi tiêu thụ ( đóng gói su hào vào túi nilon để vận chuyển ) [...]...( chợ đầu mối ) * Năng xuất: Khi trồng 2500 – 2600 cây thu được 2300 củ/ 1 sào ( củ có phẩm chất tốt ) * Bảo quản - Hộ nông dân bảo quản tại ruộng có người mua thì bán tiêu thụ luôn không có giai đoạn bảo quản tại nhà - Người mua buôn về nới thiêu thụ, siêu thi sẽ bảo quản lạnh… 3.2.7 Hoạch toán kinh tế - Trồng 1 sào Su hào cho 1 lần thu trung bình tiền đầu tư: + Giống 750.000... Vui MSV 562605 562543 562649 Lớp K56-KHCTE K56-GICTB K56-KHCTE Trần Thị Hương 562586 K56-KHCTE Lê Thị Huyền Trang 562613 K56-KHCTE - Đánh giá chéo Họ tên Đỗ Văn Thuân Đào Hoàng Thân Lê Thị Vui Trần Thị Hương Lê Thị Huyền Trang Đỗ Văn Thuân Đào Hoàng Thân Lê Thị Vui Trần Thị Hương Lê Thị Huyền Trang ... 300.000 ( thuốc bảo vệ thực vật ) = 1.450.000 (vnđ) - Sau 1 đợt thu hoạch cho 1 sào Su hào trung bình thu được 2300 củ với giá bán trung bình 2000/1 củ: + Thu = 4.600.000 (vnđ) => Lãi = Thu – tri phí = 4.600.000 - 1.450.000 = 3.150.000 (vnđ) - Sau 1 đợt thu hoạch trung bình hộ thu được 3.150.000 (vnđ) / 1 sào trồng Su hào IV ĐÁNH GIÁ NHÓM - Danh sách nhóm Họ và tên Đỗ Văn Thuân Đào Hoàn Thân Lê Thị Vui . Thành Phố Hà Nội II. NỘI DUNG 2.1 Nội dung và mục đích điều tra - Nội dung : Điều tra quy trình sản xuất cây rau ở xã Vân Nội, huyện Đông Anh, tp Hà Nội - Mục đích điều tra: Biết được tình hình. điều tra, ghi chép tình hình quan sát chung. III. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA Địa điểm sản xuất rau : Xã Vân Nội, huyện Đông Anh, tp Hà Nội 1. Điều kiện tự nhiên - Vị Trí huyện Đông Anh: + Phía đông, đông. 19/3/2014 – 25/3/2014 - Địa điểm: Xã Vân Nội, huyện Đông Anh, tp Hà Nội - Phương pháp điều tra: + Làm phiếu điều tình hình sản xuất rau + Điều tra thực tế, điều tra trực tiếp người nông dân, phỏng

Ngày đăng: 05/05/2015, 20:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan