TÌNH HÌNH SẢN SUẤT RAU VÀ TIÊU THỤ RAU SẠCH, RAU AN TOÀN Ở ĐỊA PHƯƠNG

7 1.4K 7
TÌNH HÌNH SẢN SUẤT RAU VÀ TIÊU THỤ RAU SẠCH, RAU AN TOÀN Ở ĐỊA PHƯƠNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÌNH HÌNH SẢN SUẤT RAU VÀ TIÊU THỤ RAU SẠCH, RAU AN TOÀN Ở ĐỊA PHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ - Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người trên khắp hành tinh, đặc biệt khi lương thực và các loại thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng, như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Vai trò của cây rau đã được khẳng định qua câu tục ngữ "cơm không rau như đau không thuốc".Giá trị của cây rau được thể hiện nhiều mặt trong cuộc sống.Ví dụ như giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế,… - Vị trí cây rau trong đời sống- xã hội ngày càng được coi trọng nên diện tích gieo trồng và sản lượng rau ngày càng tăng. Ngành sản xuất rau phát triển sẽ góp phần tăng thu nhập, sử dụng lao động hợp lý, mở rộng ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động ở các vùng nông thôn, ngoại thành và các lĩnh vực kinh doanh khác như marketting, chế biến và vận chuyển,…. Sau đây tìm hiểu về tình hình sản xuất và tiêu thụ rau của xã Hưng Công_ Bình Lục _ Hà Nam một cùng chuyên sản xuất ra an toàn cung cấp cho trong tỉnh Hà Nam và các vùng khác đặc biệt là Thành phố Hà Nội II. Nội dung 1. Mục đích - Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây rau của xã Hưng Công_ Bình Lục_ Hà Nam. - Quy trình trồng và chăm sóc cây rau. 2.2. Thời gian, địa điểm và phương pháp tiến hành - Thời gian: từ ngày 19/9/2014 – 25/9/2014 - Địa điểm: Xã Hưng Công_ Huyện Bình Lục _ Tỉnh Hà Nam - Phương pháp điều tra: + Làm phiếu điều tình hình sản xuất rau + Điều tra thực tế, điều tra trực tiếp người nông dân, phỏng vấn, ghi chép, ghi chéptheo phiếu điều tra, ghi chép tình hình quan sát chung. III. Kết quả điều tra Địa điểm: Xã Hưng Công_ Huyện Bình Lục_ Tỉnh Hà Nam 1. Điều kiện tự nhiên và xã hội - Điều kiện tự nhiên: + Diện tích: 676ha + Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt + Nhiệt độ TB: 23-24ᶿ C + Số giờ nắng TB: 1300- 1500 giờ/năm + Lượng mưa: 1900 mm/năm + Thiên tai: Bão, hạn, ngập úng + Loại đất: Đất pha cát, đất thịt nhẹ - Điều kiện xã hội: + Dân số: 7456 người ( năm 2010) + Trình độ học vấn: Phát triển khá cao + Các nghề: May, buôn bán, chủ yếu là làm ruộng. + Thu nhập bình quân đầu người: 28 triệu/ người/ năm 2. Tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung ở xã Hưng Công 2.1 Vị trí của cây rau - Rau và ngô được trồng là chủ yếu, diện tích trồng lúa rất ít…. 2.2 Những loại rau được trồng - Trồng theo mùa: Cải bắp, su hào, cải ngọt, cải ngồng, cải cúc, rau dền, dưa chuột, dưa ngọt, bí xanh, bí ngô, cái chip, xúp lơ xanh, cà chua, đậu cove, ớt ngọt, rau thơm, xà lách, … 2.3 Loại rau chủ lực - Loại rau được trồng rất phong phú nhưng trồng nhiều vẫn là các loại rau cải do trồng được quanh năm, thời gian sinh trưởng ngắn. Nhưng trong số các loại rau ăn sống thì Xà lách chiếm ưu thế diện tích trồng. 2.4 Công thức luân canh ở vùng chuyên canh rau - Công thức: Ngô (T1-T6) – Cải+ (T6-8)+ Xà Lách+ Xu hào + Bắp cải (T9- T2 năm sau) . - Công thức khác chỉ thay đổi Tháng 6- 12: Ngô (T1-T6) – Cây rau (T7-T12)…. (Rau vụ hè thu, thu đông ). III Quy trình trồng, chăm sóc thu hoạch 1. Yêu cầu đất trồng - Chọn đất luân canh với lúa, ngô, khoai, đậu đất trồng có độ pH: 6 - 6,5 đất giàu mùn. Nơi trồng xà lách an toàn phải xa nguồn nước thải, các khu công nghiệp, xa nguồn nước thải của bệnh viện, khu dân cư và đường quốc lộ. Đất trồng phải đảm bảo tưới tiêu chủ động. - Làm đất kỹ, nhỏ, tơi xốp, lên luống cao 0,2m, rãnh rộng 0,3m, mặt luống 1m. Rắc phân lót trộn đều với đất, san phẳng mặt luống. 2. Giống và cây con( Chèn ảnh) Cây con đạt tiêu chuẩn nhổ đem trồng: từ 4-5 lá thật Cách gieo hạt trong vườn ươm: gieo trực tiếp xuống đất Gieo - Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại. Lên luống cao 25-30cm, ruộng 80- 100cm. - Lượng phân bón lót cho 1m 2 vườn ươm là: 1,5kg phân chuồng, 150g phân lân super, - Cách bón: Rải phân đều trên mặt luống, đảo đều đất và phân, vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống dày 1,5 - 2cm. - Lượng hạt cần cho 1ha cần 350g- 450g hạt (13- 16g/1 sào) tuỳ thuộc vào giống, lượng hạt gieo cho 1m 2 vườn ươm là 1,5 - 2,0g Cách gieo hạt: hạt giống nên ngâm trong nước ấm (3 sôi 2 lạnh) trong thời gian 20 phút trước khi gieo. Hạt gieo đều trên mặt luống, sau khi gieo phủ 1 lớp trấu hoặc rơm rạ chặt ngắn 5-10cm, sau đó dùng ô roa tưới đẫm nước. Trong 3-5 ngày sau gieo tưới nước 1-2 lần/ngày, khi hạt đã nảy mầm nhô lên khỏi mặt đất ngừng tưới 1 - 2 ngày, sau đó cứ 2 ngày tưới 1lần. Khi cây được 2 - 3 lá thật tỉa bỏ cây bệnh, cây dị dạng, để khoảng cách cây x cây 3 - 4cm/cây. Tuyệt đối không tưới phân đạm trong giai đoạn vườn ươm. Vườn ươm gieo cây con được phủ lớp rơm lên mặt luống Tiêu chuẩn cây giống tốt: Cây gieo được 4-5 tuần, khoảng 30- 35 ngày, có 3- 4 lá thật có thể trồng, cây xanh, khỏe, sạch sâu, bệnh, cao khoảng 5- 8cm. 3. Thời vụ Tháng 9- tháng 2 năm sau 4. Trồng cây - Mật độ + Cây x cây 17- 17cm + Hàng cách hàng 20x20cm Luống rộng 1m trồng 6-7 hàng, mật độ 180.000/ha. Tùy giống cách trồng khác nhau. - Thời điểm trồng: Chiều mát 5. Phân bón và chất bổ sung + Lượng bón: Tổng: 200 kg PC/sào + 8kg Urê/sào + 32 kg Lân Supe/ sào Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân Lân supe Cách bón thúc: - Lần 1: 50% (4kg) Urê Khi cây hồi xanh (sau trồng 7-10 ngày) - Lần 2: Phần còn lại 4kg Urê Khi cây trải lá (sau trồng 20-25 ngày) - Bón phân kết hợp với xới xáo, làm cỏ 6. Tưới nước - Nguồn nước: Dùng nước sông Châu Giang, nước sạch - Thời điểm tưới: Sáng sớm, chiều tối Tưới nước: Xà lách rất cần nước vì vậy sau khi trồng mỗi ngày tưới đủ ẩm 1 lần, từ 8- 10 ngày, khi cây hồi xanh 2 - 3 ngày tưới một lần. Có thể tưới tràn vào rãnh khi đủ ẩm phải tháo hết nước ngày. - Dùng ô roa tưới 7. Phòng trừ sâu bệnh. Xà Lách ít bị sau bệnh thấy bệnh thối thân - Cây nào bị bệnh thì nhổ bỏ không sử dụng thuốc BVTV Bệnh thối thân do nấm Sclerotinia sclerotiorumgây ra, vết bệnh xuất hiện ở phần thân gần đất, sau đó lan đến lá bị khô, cây gục xuống và chết, trong thân mô cây bị thối nhũn. Bào tử nấm sống nhiều năm trong đất, dùng giống chống bệnh và phải luân canh với cây trồng khác họ. Trong vườn ươm nên tỉa cây con có mật độ vừa phải, dọn vệ sinh để hạn chế bệnh. Bón phân cân đối. 8. Thu hoạch vào bảo quản ( Xà Lách chưa cho thu hoạch) - Thu hoạch 2 lần/ lứa: Cắt sát gốc. Lần 1 cắt tỉa cây nào đủ tiêu chuẩn cuộn. Loại bỏ lá xấu, sát gốc. Sau đó cho vào nilon. Lần 2 thu phần còn lại trên ruộng. Thu hoạch xong vận chuyển lên bờ để con cho người bán buôn, thu gom. - Phương thức bán: Bán tại ruộng, số lượng ít thì bán tại các chợ bán buôn bán lẻ. - Phương tiện vận chuyển: Xe máy, ô tô Bảo quản: Do nông dân bán tại ruộng nên không có giai đoạn bảo quản tại nhà. IV. Hạch toán kinh tế cho 1 sào Xà Lách ( vụ trước) - Trồng 1 sào Xà Lách cho thu hoạch 2 lần: Đầu tư: +Giống (300.000 vnd)+ Phân Urê ( 96.000vnd)+ Lân( 160.000vnd)= 456.000 vnd. Sau thu hoạch 2 lần : - Được 320kg Xà Lách x 10.000 vnd= 3.200.000 vnd  Lãi + công lao động= 3.200.000- 456.000= 2.744.000 vnd/ sào . TÌNH HÌNH SẢN SUẤT RAU VÀ TIÊU THỤ RAU SẠCH, RAU AN TOÀN Ở ĐỊA PHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ - Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn. người lao động ở các vùng nông thôn, ngoại thành và các lĩnh vực kinh doanh khác như marketting, chế biến và vận chuyển,…. Sau đây tìm hiểu về tình hình sản xuất và tiêu thụ rau của xã Hưng. một cùng chuyên sản xuất ra an toàn cung cấp cho trong tỉnh Hà Nam và các vùng khác đặc biệt là Thành phố Hà Nội II. Nội dung 1. Mục đích - Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây rau của xã Hưng

Ngày đăng: 05/05/2015, 20:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bệnh thối thân do nấm Sclerotinia sclerotiorumgây ra, vết bệnh xuất hiện ở phần thân gần đất, sau đó lan đến lá bị khô, cây gục xuống và chết, trong thân mô cây bị thối nhũn. Bào tử nấm sống nhiều năm trong đất, dùng giống chống bệnh và phải luân canh với cây trồng khác họ.

  • Trong vườn ươm nên tỉa cây con có mật độ vừa phải, dọn vệ sinh để hạn chế bệnh. Bón phân cân đối.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan