Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 49 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
49
Dung lượng
5,31 MB
Nội dung
PHẦN THỨ NHẤT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC PHỔ. I. Đặc điểm tình hình của huyện Đức Phổ: Nằm cách thành phố Quảng Ngãi 30km về hướng Đông Nam, đây là một huyện nghèo khó của tỉnh Quảng Ngãi. Trong chiến tranh huyện Đức Phổ phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề về người và của. Trong thời bình phải chịu nhiều hậu quả khắc nghiệt do thiên tai gây ra, chính vì thế mà huyện Đức Phổ được mệnh danh là mãnh đất “Nắng không ưa, mưa không chịu”, nhưng không vì lẽ đó mà người dân nản lòng. Cùng với sự phát triển của ngành đánh bắt thuỷ hải sản và trồng cây nông – lâm nghiệp, ngành chăn nuôi cũng rất phát triển, đặc biệt là chăn nuôi trâu, bò không những cung cấp đủ thực phẩm thiết yếu cho người dân trong huyện mà còn xuất khẩu. Ngoài ra ngành chăn nuôi còn cung cấp sức cày kéo và phân bón hữu cơ cho cây trồng. Chính vì thế mà ngành chăn nuôi góp phần làm cho huyện Đức Phổ “Thay da đổi thịt” từng ngày. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là: 37.163,561 ha. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp: 23.120,904ha. Diện tích đất lâm nghiệp: 1.746,013 ha. Diện tích đất chuyên dùng: 11.274,615ha. Diện tích đất chưa sử dụng: 1.021,912 ha. Riêng đất nông nghiệp gồm: - Đất trồng cây lâu năm: 3.661649 ha. - Đất trồng cây hàng năm: 12.069,583ha. - Đất vườn tạp: 6.214,141 ha. - Đất có mặt nước: 1.175,531 ha. Tổng diện tích đất tự nhiên ở huyện Đức Phổ được phân bố ở 14 xã và 1 thị trấn: - Xã Phổ An: 2.405,76ha. 1 - Xã Phổ Quang: 2.374,73ha. - Xã Phổ Nhơn: 4.697,46ha. - Xã Phổ Ninh: 4.397,54ha. - Xã Phổ Cường: 3.418,93ha. - Xã Phổ Thuận: 3.510,71ha. - Xã Phổ Văn: 2.268,18 ha. - Xã Phổ Thạnh: 3.381,88 ha. - Xã Phổ Minh: 1.364,75ha. - Xã Phổ Phong: 1.400,441ha. - Xã Phổ Vinh 1.351,24ha. - Xã Phổ Khánh 2.381,65ha. - Xã Phổ Châu: 2.427,43ha. - Xã Phổ Hoà: 1.267,58ha. - Thị trấn Đức Phổ: 515,28 ha. Dân số toàn huyện có 190.850 người và 40.718 hộ. 1. Điều kiện tự nhiên: Khác với ngành sản xuất vật chất, ngành sản xuất nông nghiệp có đối tượng là cây trồng, vật nuôi. Đây là những cơ thể sống nó chịu tác động trực tiếp và rất lớn của điều kiện tự nhiên. 1.1 Vị trí địa lý: - Phía Bắc giáp huyện Mộ Đức. - Phía Đông giáp biển Đông. - Phía Tây giáp huyện Ba Tơ. - Phía Nam giáp huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định. Huyện Đức Phổ là vùng đồng bằng nhưng địa hình không được bằng phẳng lắm. Sản xuất chính ở đây là nông nghiệp, điển hình là trồng cây lúa nước, có nhiều sông, hồ và kênh mương dẫn nước. Đất đai ở một số xã phía Tây của huyện là đất đỏ badan, có nhiều gò đồi. Ngược lại các xã phía Đông của huyện là cồn cát cao nằm dọc ven biển,kế trên những cồn cát là những đồng ruộng trũng, có nhiều ao, hồ, đầm lầy. 2 Giao thông đi lại dễ dàng: có cửa biển Mỹ Á là nơi xuất, nhập hàng hoá, đường quốc lộ 1A chạy ngang qua địa bàn huyện với tổng chiều dài hơn 40 km,mặc khác giao thông đường sắt cũng có 2 ga: Thuỷ Thạch và Sa Huỳnh là nơi trung chuyển hàng hoá. 1.2. Thời tiết khí hậu: Là một huyện nằm ở đồng bằng duyên hải miền trung, nên mang đầy đủ tính chất điển hình của khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, gió mùa. Chế độ thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: - Mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. - Mùa nắng từ tháng 4 đến tháng 9. Bảng nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, số giờ nắng trong năm 2008. Theo số liệu thống kê của trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn của tỉnh Quảng Ngãi 3 Tháng Yếu tố Khí tượng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 T 0 K.K T. bình ( 0 C) 21,5 21 24,7 25,9 27,6 28,3 28,9 28,6 27,1 25,3 24,2 22,6 T 0 K.Kcao nhất ( 0 C) 27,5 29,4 34,3 35,5 36,4 36 37,1 37,8 35,2 32,4 30 27,7 T 0 K.K thấp nhất ( 0 C) 15,5 16 16,7 20 23 23,2 23,7 23,6 23 22,5 21,4 15,5 A 0 Trung bình % 87 87 85 83 85 82 77 78 88 90 93 89 Lượng mưa (mm) 95 108 16 16 238 76 21 26 689 1241 1423 245 Số giờ nắng (Giờ ) 153 207 246 274 277 260 223 209 136 115 63 47 4 Qua bảng trên ta thấy: Nhiệt độ cao nhất trong năm tập trung vào các tháng 6,7,8 là từ 36 – 37,8 0 C Nhiệt độ thấp nhất trong năm tập trung vào các tháng 1,2,3 là từ 15,5 đến 16,7 0 C. Như vậy nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là 33,3 0 . Nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm là 20,4 0 C. Nhìn chung sự biến động nhiệt độ trong năm tương đối cao. Theo số liệu thống kế của trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Quảng Ngãi cho biết : ở đây có sự chênh lệnh nhiệt độ ban ngày và ban đêm cũng tương đối cao, ban ngày trời nắng gắt, ban đêm nhiệt độ thường giảm xuống, trời dịu mát. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trọng của đàn gia súc. Đặc biệt thời tiết luôn thay đổi nên thường xuyên xảy ra dịch bệnh. * Mặc khác độ ẩm ở đây cũng tương đối cao nên cũng ảnh hưởng đến đàn gia súc. Ẩm độ bình quân trong năm là 85,3%. Ẩm độ cao nhất trong năm là 93,%. Ẩm độ thấp nhất trong năm là 77,%. Nhiệt độ trong không khí thấp mà ẩm độ không khí cao sẽ hạn chế rất lớn đến quá trình bốc hơi nước. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài nấm, vi khuẩn gây bệnh. Ngược lại với điều kiện như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người và vật nuôi. * Tổng lượng mưa cả năm là 4.194mm. Do tính chất theo mùa của khí hậu mà lượng mưa ở đây không phân bố đều ở các tháng trong năm, lượng mưa tập trung chủ yếu ở các tháng 9,10,11 và 12, trung bình lượng mưa ở các tháng này là 889,5mm. Lượng mưa thấp nhất tập trung ở các tháng 3 và 4, trung bình là 16mm. Do sự phân bố lượng mưa không đều ở các tháng trong năm nên mùa mưa ở đây thường kéo dài, gây lũ lụt, ngập úng, làm cho đường xá giao thông bị sạt lỡ, hư hỏng nặng ảnh hưởng đến quá trình đi lại cũng như quá trình chăn nuôi của người dân. Chính vì thế mà dịch bệnh thường xãy ra ở vụ 5 Đông – Xuân, đặc biệt là bệnh ký sinh trùng, đồng thời do bị thiếu hụt thức ăn kéo dài kết hợp với thời tiết lạnh, rét làm cho gia súc bị suy dinh dưỡng kết hợp với bệnh sán lá gan bùng phát làm cho gia súc chết hàng loạt. Ngược lại vào mùa nắng ráo, gia súc thiếu nước uống, bãi cỏ khô trụi thường xuyên xãy ra mưa giông nên cũng là điều kiện để cho dịch bệnh xãy ra. * Về cường độ chiếu sáng: Ánh sáng ở đây rất dồi dào cả về cường độ và thời gian, số liệu thống kê của trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Quảng Ngãi cung cấp. Số giờ nắng bình quân trong năm là: 2.210 giờ. Số giờ nắng bình quân trong ngày là 6-7 giờ. Đặc biệt vào các tháng 3,4,5 và 6 số giờ chiếu sáng là 9 giờ/ngày. Cường độ chiếu sáng lớn cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi. * Chế độ gió: Có 2 hướng gió chính thổi trong năm. - Gió mùa đông bắc: Gió thổi từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, tập trung cao nhất vào tháng 11, 12 và tháng1 năm sau. Gió này mang theo không khí lạnh kèm theo mưa nên nhiệt độ không khí xuống thấp, ẩm độ không khí thì lên cao trên 85%. Điều này làm cho gia súc chăn thả dễ bị suy sụp, suy dinh dưỡng nên dễ ngã bệnh và chết nhiều. - Gió Tây Nam: Thổi từ tháng 4 đến tháng 8, gió này mang theo hơi nóng lục địa khô hanh làm cho gia súc mất nhiều nước. Mùa nắng gia súc thường xãy ra bệng say nắng, cảm nóng. Ngoài ra mùa này bệnh ký sinh trùng ngoài da như nấm, ghẻ dễ lây lan. * Nguồn nước: Ở đây rất phong phú và dồi dào, nguồn nước được cung cấp bởi các sông, hồ, kênh, rạch, đầm lầy… Người chăn nuôi ở đây chưa chú ý đến nguồn nước cho gia súc ở chuồng trại mà chủ yếu gia súc uống tự do ở ngoài thiên nhiên nên gia súc chăn thả dễ dàng mắc bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là bệnh sán lá gan. Như vậy, xét về mặt khoa học và tính chất dịch tễ của bệnh sán lá gan thì huyện Đức Phổ hội tụ đủ các điều kiện thuận lợi cho bệnh sán lá gan lưu hành và phát triển. 6 2. Tình hình chăn nuôi trâu, bò hiện nay, kế hoạch phát triển trong những năm tới. Số lượng đàn trâu, bò của huyện là 32.856 con. Trong đó có 31.762 con bò và 1.094 con trâu. Chăn nuôi trâu, bò ở đây nhìn chung còn thấp kém và lạc hậu, chăn nuôi với hình thức tự phát của từng hộ gia đình. Trong chăn nuôi chưa chú trọng đến con giống, nguồn thức ăn, nước uống, chuồng trại, bãi chăn thả và công tác phòng trừ dịch bệnh. Gần đây có chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, trung tâm khuyến nông tỉnh có đầu tư chương trình khuyến nông trong chăn nuôi “ sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn heo” nên đàn bò lai sind ở đây phát triển về số lượng nhưng chất lượng thì chưa đảm bảo vì: thiếu nguồn thức ăn, bãi chăn thả mức độ đầu tư cũng như quan tâm chăm sóc còn hạn chế.Ở đây mùa nắng thì cây cỏ khô trụi, mùa mưa thì ngập úng nên đàn trâu bò thiếu hụt thức ăn quanh năm, nguồn thức ăn của trâu, bò chủ yếu là rơm rạ, trong khi đó nhu cầu của bò lai sind phải có tinh bột và cỏ nên người dân không đáp ứng nổi. Hơn nữa người dân chưa chủ động được nguồn thức ăn cho trâu, bò trong những lúc thời tiết khắc nghiệt, mưa gió kéo dài. Ở đây vào vụ Xuân là mùa thu hoạch ngọn mía và cây bắp là nguồn thức ăn cho trâu, bò, nhưng bà con chưa biết cách chế biến, tích luỹ nên rất lãng phí. * Về chuồng trại: Chưa đảm bảo “Đông ấm, Hè thoáng” chuồng trại ở đây còn mang tính chất tạm bợ, thậm chí có những hộ gia đình chăn nuôi, trâu,bò hàng năm chỉ cột trâu, bò vào gốc cây ở ngoài vườn. Nói chung tình hình chăn nuôi ở đây còn nhiều hạn chế: Chưa đảm bảo con giống, chưa chú trọng đến khả năng sinh sản, cũng như khâu chăm sóc cho trâu, bò để phục vụ cày kéo trong nông nghiệp và tận dụng nguồn phân bón hữu cơ. * Kế hoạch phát triển trong những năm tới: Với những thực trạng nêu trên, để đạt được mục tiêu phát triển chăn nuôi trâu, bò, nâng cao tầm vóc, tăng chất lượng, tăng số lượng, đảm bảo kế hoạch phát triển hàng năm. 7 - Tổ chức công tác thông tin tuyên truyền, tổ chức tham quan những nơi có mô hình chăn nuôi trâu, bò tốt, có hiệu quả kinh tế cao, qua đó giúp cho nông dân họ tự so sánh sự khác biệt, đồng thời họ trao đổi kinh nghiệm với nhau và sau đó họ tự áp dụng vào địa phương của mình. - Tổ chức lớp tập huấn riêng về chăn nuôi trâu, ở các xã miền núi giúp nông dân nắm kỷ về kỹ thuật chăn sóc, nuôi dưỡng, chế biến thức ăn, phòng trừ dịch bệnh, biết cách hoạch toán về chăn nuôi quy mô nhỏ. - Xây dựng mô hình trình diễn về chăn nuôi trâu, bò có chuồng nhốt, dự trữ thức ăn vào mùa đông, mô hình vỗ béo bò, kỹ thuật trồng cỏ để người dân học tập và làm theo. - Cải tạo con giống: Thụ tinh nhân tạo hoặc dùng đực giống cho nhảy trực tiếp. - Quy hoạch vùng chăn nuôi, bãi chăn thả. - Khi đàn trâu, bò được quản lý tốt sẽ tiến hành chọn lọc để nâng cao tầm vóc năng suất và chất lượng thịt. - Hỗ trợ vacxin để tiêm phòng cho gia súc, gia cầm. - Tăng cường đào tạo thú y cơ sở. -Hỗ trợ trâu, bò cho các hộ nông dân nghèo nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. 3. Về công tác thý y: Hiện nay trạm thý y huyện có 1 bác sĩ thú y, 2 kỹ sư chăn nuôi thú y còn lại là trình độ trung cấp, sơ cấp, họ luôn được tập huấn về chuyên môn, họ là những cán bộ cần cù, chịu khó học hỏi. Vì thế tuy trình độ không cao, nhưng bù lại họ có kinh nghiệm thực tế “ sống lâu lên lão làng” nên được bà con rất tin tưởng. Hàng năm trạm thú y Đức Phổ kết hợp với chi cục thú y Quảng Ngãi tổ chức tiêm phòng cho gia súc 1 năm 2 lần. Chủ yếu là phòng các bệnh truyền nhiễm như : Vacxin tụ huyết trùng, vacxin dịch tả. Nhưng tiêm phòng đạt tỷ lệ rất thấp nguyên nhân là do thiếu sự ủng hộ đồng tình của người dân. Công tác điều trị cho gia súc còn nhiều hạn chế rõ rệt. Mỗi khi gia súc bị bệnh chủ gia súc thường tự ý đi mua thuốc điều trị , do trình độ chuyên môn có hạn nên tỷ lệ khỏi bệnh trong điều trị còn thấp. Họ chỉ thực hiện theo 8 những gì mà tai nghe, mắt thấy. Còn đối với bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là bệnh sán lá gan chúng đang lộng hành đục khoét tài sản trong tay của họ hàng chục triệu đồng mà họ không hề hay biết. Thế là mùa nắng đi qua,mùa mưa lại về gia súc tiếp tục thiếu thức ăn, suy nhược cơ thể trầm trọng, cộng với sự bùng phát của sán lá gan đã làm cho trâu bò chết hàng loạt, gây thiệt hại kinh tế vô cùng to lớn. II. Tình hình chăn nuôi ở huyện Đức Phổ: Đi đôi với việc phát triển kinh tế vườn, phong trào chăn nuôi hộ gia đình tăng về số lượng và chất lượng. Chăn nuôi hộ gia đình phát triển đã đưa tổng đàn trâu bò trong huyện lên 1.094 con, đàn bò lên 31.762 con, đàn lợn 23.567 con, đàn gia cầm 438.397 con. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh gia súc, gia cầm nhưng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện vẫn có mức tăng trưởng ổn định, đàn bò tăng 5,8% /năm, đàn lợn tăng 4,1%/năm, đàn gia cầm tăng 9,3% /năm. Chất lượng đàn bò được cải thiện, đàn bò lai phát triển khá nhanh, nếu năm 2001 tỷ lệ đàn bò lai là 20% tổng đàn thì đến năm 2007 đã đạt gần 31,5%, nhiều xã như Phổ An, Phổ Quang tỷ lệ đàn bò đạt trên 40% tổng đàn, chăn nuôi theo mô hình trang trại đầu tư có quy mô lớn đang phát triển nhanh, điển hình như nuôi Đà Điểu 204 con ở trại chăn nuôi xã Phổ Nhơn, Cừu 25 con đang nuôi thử nghiệm ở xã Phổ Hoà, Dê 2.892 con tại xã Phổ Thạnh, Phổ Khánh và Phổ Nhơn. Tính đến cuối năm 2007 toàn huyện có 28 trang trại tăng 11 trang trại so với năm 2005. Nét mới cơ cấu các loại hình sản xuất và cơ cấu cây trồng vật nuôi trong các trang trại đã có bước chuyển đổi tích cực theo hướng tăng dần trang trại tổng hợp ( VACR), trang trại chăn nuôi và trang trại nuôi trồng thuỷ sản ( chiếm 70% tổng số trang trại ), giảm dần các trang trại trồng cây hàng năm. Hiệu quả kinh tế từ trang trại mang lại vượt trội so với kinh tế hộ gia đình, năm 2007 thu nhập bình quân của 1 trang trại trong huyện là 48,27 triệu đồng, nhiều mô hình trang trại tổng hợp đạt hiệu quả cao điển hình như: Trang trại anh Phạm Cao Chức ở thôn Diên Trường xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ đầu tư trên 600 triệu đồng, phát triển trang trại tổng hợp với quy mô: 18ha: 2ha điều ghép, 13ha cây keo, chăn nuôi 41 con bò sinh sản, 38 con dê, đào ao thả 2000 con cá trám cỏ, nuôi 1.500 con gà với phương thức lấy ngắn nuôi dài hàng năm thu lãi trên150 triệu đồng. Theo đánh giá của hội làm vườn, thu nhập từ mô hình VAC chiếm trên 9 60% tổng thu nhập của hộ gia đình. Như vậy với mục tiêu thu nhập 50 triệu/hộ/năm, cánh đồng 35 đến 50 triệu/ha đã và đang trở thành hiện thực. Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, việc phát triển kinh tế VAC trang trại ở tỉnh ta còn nhiều khó khăn về đất đai, vốn, quy hoạch, khoa học kỹ thuật, nhất là thị trường tiêu thụ còn rất bấp bênh. Thực hiện Chỉ thị số 09/CT-UBND của UBND tỉnh về đẩy mạnh phát triển kinh tế VAC trên địa bàn tỉnh, huyện. Các cấp, các ngành đã và đang có nhiều chủ trương và giải pháp tích cực hổ trợ mô hình kinh tế VAC nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, nghiệp và thuỷ sản phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn theo tinh thần Nghị quyết TW 5. 10 [...]... Nội dung nghiên cứu: 1.1: Đối tượng nghiên cứu: Trâu, bò bê, nghé 1.2 : Địa điểm nghên cứu : Huyện Đức Phổ - Quảng Ngãi, tại 4 xã : căn cứ vào vùng địa lý chúng tơi chia 4 xã thành 2 vùng (vùng đồng bằng và vùng đồi núi) 1.3 : Thời gian nghiên cứu : Từ ngày 01/07 đến 15/11/2009 1.4 : Nội dung : - Tình hình nhiễm sán lá gan ở trâu, bò trên địa bàn huyện Đức Phổ - Ốc (ký chủ trung gian) - Hiệu quả sử dụng... tình hình thực tế hết sức thiết thực, được sự đồng ý của khoa chăn ni thú y, trường Đại học Nơng – lâm Huế, cơ giáo hướng dẫn, thạc sĩ Lê Thị Vân Hà cùng trạm thú y huyện Đức Phổ và chi cục thú y tỉnh Quảng Ngãi đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi tiến hành nghiên cứu đề tài Tình hình nhiễm sán lá gan trâu, bò ở huyện Đức Phổ – Quảng Ngãi và hiệu quả sử dụng thuốc tẩy” Nhằm đưa ngành chăn ni trâu, bò. .. nghiệm Trâu Bò Loại thuốc I 10 5 Fasciolid II 9 6 Han-Dertil B Liều lượng Cách dùng 4ml/100kgP Tiêm dưới da Bò: 4mg/kgP/lần Cho uống Trâu: 8mg/kgP/lần - Số trâu bò sử dụng trong thí nghiệm có cường độ nhiễm sán lá gan (+ +) và (+++) - Hai loại thuốc tẩy sán lá gan được sử dụng tẩy cho từng cá thể IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31 1 Tình hình nhiễm sán lá gan ở trâu, bò trên địa bàn huyện Đức Phổ Vì địa bàn huyện. .. 10% Trâu bò vùng đồng bằng có tỷ lệ bị nhiễm sán lá gan cao hơn trâu bò ở vùng đồi núi Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu đầm lầy, thường sử dụng thức ăn dưới nước,hoặc ăn cỏ ở các bãi chăn lầy lội Vì thế cơ hội tiếp xúc với mầm bệnh sán lá gan cao Theo chúng tơi trâu, bò ở huyện Đức Phổ có tỷ lệ nhiễm sán lá gan cao như vậy là do ngun nhân: * Đối với vùng đồng bằng - Do địa hình của huyện Đức Phổ có... nhiễm sán lá gan tập trung vào trâu, bò ở giai đoạn 2 năm tuổi trở lên Lúc này kén Adolescaria xâm nhập vào cơ thể đã có đủ thời gian phát triển và đẻ trứng Hơn nữa trâu, bò ở giai đoạn này đã sống lâu trong mơi trường bị nhiễm mầm bệnh nên hiện tượng tái nhiễm và bội nhiễm xảy ra liên tục Từ kết quả ở bảng 2 cho thấy cường độ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò trên địa bàn huyện Đức Phổ cũng tăng dần theo các... - Ngồi ra do tập qn chăn ni còn lạc hậu, ít có bãi cỏ, trâu, bò ăn uống tự do ở ngồi đồng, chủ yếu là ăn cây cỏ thuỷ sinh và rơm rạ từ cây lúa nước Vào những ngày nắng từ tháng 3 đến tháng 8 những bãi chăn vùng gò đồi bị khơ trụi nên trâu, bò phải chăn thả ở ruộng nước Ngược lại vào mùa mưa, nước lớn khơng thả được trâu, bò nên phải nhốt, người dân cắt cỏ bị ngập nước cho trâu, bò ăn, đây là điều kiện... đàn trâu bò ở một số nơi trong nước bị mắc một số bệnh và chết với tỷ lệ khá cao, trong đó chủ yếu là bệnh truyền nhiễm và kế tiếp là bệnh ký sinh trùng Đặc biệt là bệnh sán lá gan ở trâu bò Theo Trịnh Văn Thịnh ( 1962) cho biết có 50 – 70% trâu, bò ở nước ta bị nhiễm sán lá gan 11 Riêng ở huyện Đức Phổ hàng năm nhất là ở vụ Đơng- Xn trâu, bò hay bị chết nhiều, chúng ta cứ nghi ngờ rằng trâu, bò chết... bảng 1 cho chúng ta thấy đàn trâu, bò ở huyện Đức Phổ bị nhiễm sán lá gan khá cao Trong 150 mẫu kiểm tra có đến 53 mẫu bị nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 35,3%.Trâu bị nhiễm cao hơn so với bò ( trâu 57,7%, bò 42% ) Vùng đồng bằng trâu bị nhiễm sán lá gan chiếm 62,5% Vùng đồi núi trâu bị nhiễm sán lá gan chiếm 52,4% Vùng đồng bằng bò bị nhiễm sán lá gan chiếm 57,1% Vùng đồi núi bò bị nhiễm sán lá gan chiếm... ngun nhân chết của trâu bò là do bị sán lá gan, hai lá gan bị thủng lỗ, nhũn nát hết Theo số liệu thống kê của Trạm thú y Đức Phổ cho biết hàng năm có khoảng 23 con trâu, bò bị chết Trong đó có 9 con bị chết là do mắc bệnh sán lá gan, chiếm tỷ lệ 39,13% gây thiệt hại rất lớn trong chăn ni Để góp phần khống chế bệnh và nâng cao chất lượng thịt, sữa, sản phẩm trâu bò, giúp đàn trâu, bò béo, khoẻ phát triển... nhiễm Tỷ lệ % Trâu 45 26 57,8 Bò vàng 35 18 36 Bò lai sind 15 3 6 Kết quả ở bảng 3 cho chúng ta thấy tỷ lệ nhiễm bệnh sán lá gan ở trâu cao hơn bò vàng và bò vàng cao hơn bò lai sind Trâu bị nhiễm cao hơn bởi vì trâu ưa thích sống ở vùng đầm lầy, ẩm thấp, ăn tạp, thích ăn cây cỏ ở sát mặt nước Ngược lại bò lai sind là giống bò mới, chủ yếu lai tạo từ giống bò cái nền ở địa phương theo chương trình khuyến . PHẦN THỨ NHẤT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC PHỔ. I. Đặc điểm tình hình của huyện Đức Phổ: Nằm cách thành phố Quảng Ngãi 30km về hướng Đông Nam, đây là một huyện nghèo khó. tiến hành nghiên cứu đề tài Tình hình nhiễm sán lá gan trâu, bò ở huyện Đức Phổ – Quảng Ngãi và hiệu quả sử dụng thuốc tẩy”. Nhằm đưa ngành chăn nuôi trâu, bò của địa phương phát triển nhanh,. điển hình như nuôi Đà Điểu 204 con ở trại chăn nuôi xã Phổ Nhơn, Cừu 25 con đang nuôi thử nghiệm ở xã Phổ Hoà, Dê 2.892 con tại xã Phổ Thạnh, Phổ Khánh và Phổ Nhơn. Tính đến cuối năm 2007 toàn huyện