1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố hồ chí minh

106 150 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Bên cạnh đócông tác phối hợp giữa các lực lượng tham gia phòng ngừa tình hình tội cướp tài sảnchưa thực sự trơn tru, hiệu quả, nội dung và phương pháp phát động phong tràoquần chúng nhân

Trang 1

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LỜI CAM ĐOAN

Trang 3

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA

Trang 5

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả đề cập trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và chính xác.

Tác giả luận văn

TRẦN VĂN HIẾU

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP TÀI SẢN 7

1.1 Khái niêm, ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản 7

1.2 Mục đích, các nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản 9

1.3 Các chủ thể phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản 15

1.4 nội dung và các loại biện pháp phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản 20

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 25

2.1 Thực trạng nhận thức về phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 25

2.2 Thực trạng về tổ chức các chủ thể phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 30

2.3 Thực trạng về nội dung các biện pháp phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 38

Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH53 3.1 Nâng cao nhận thức về phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 53

3.2 Hoàn thiện tổ chức phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 57

3.3 tăng cường nguồn nhân lực phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 62

3.4 Hoàn thiện nội dung và các biện pháp phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 64

KẾT LUẬN 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

Tệ nạn xã hội

Cơ quan điều traCảnh sát điều traCảnh sát khu vựcCảnh sát nhân dânHội đồng nhân dânKiểm sát viênQuản lý hành chínhTòa án nhân dânThành phố Hồ Chí MinhTrật tự xã hội

Ủy ban nhân dânViện kiểm sát nhân dânChấp hành xong án phạt tù

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Số vụ và số người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (2014 – 2018) 1 Bảng 2.2 Tỉ trọng số vụ và sô người phạm tội cướp tài sản trong tổng số vụ và người phạm tội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (2014 – 2018) 33 Bảng 2.3 Hệ số tội cướp tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (2014 –2018) 32Bảng 2.4 Cơ cấu tội cướp tài sản theo đặc điểm nghề nghiệp của người phạm tội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (2014 – 2018) 39 Bảng 2.5 Cơ cấu hình phạt áp dụng đối với người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (2014 – 2018) 1 Bảng 2.6 Cơ cấu của tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo độ tuổi của người phạm tội (2014 – 2018) 43 Bảng 2.7 Cơ cấu của tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo giới tính của người phạm tội (2014 – 2018) 44 Bảng 2.8 Cơ cấu của tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ

Chí Minh theo tình trạng nghiện ma tuý của người phạm tội (2014 – 2018) 44

Bảng 2.9 Cơ cấu của tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo tái phạm, tái phạm nguy hiểm (2014 – 2018) 44 Bảng 2.10 Cơ cấu của tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo trình độ học vấn của người phạm tội (2014 – 2018) 43 Bảng 2.11 Tỉ lệ giữa số vụ phạm tội cướp tài sản đã xét xử, trả hồ sơ cho

VKS và còn tồn đọng trên địa bàn TPHCM (2014 – 2018)

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Đôngnam bộ, có diện tích khoảng 2.095,6 km² và dân số khoảng 8,6 triệu người (tổng cụcthống kê) Thành phố Hồ Chí Minh cùng với Hà Nội là một trong hai trung tâmkinh tế, chính trị, văn hóa, thương mại, du lịch lớn nhất của cả nước; là đầu mốigiao thông quan trọng và là cửa ngõ quốc tế nối Việt Nam với các nước Đông Nam

Á và trên thế giới Trong những năm qua TP HCM được đầu tư hệ thống giao thônghiện đại, đa dạng các loại hình giao thông phục vụ tốt nhu cầu vận chuyển hàng hoá,hành khách đi và đến thành phố TP HCM là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp,khu chế xuất nhiều nhất trên cả nước, đã thu hút đông đảo lao động từ các tỉnh vềlàm ăn, sinh sống, học tập Có thể nói TP HCM hiện nay đang quá tải về dân số, cáchiện tượng tiêu cực cũng nảy sinh từ đây, Dân số đông cũng dẫn đến sự phức tạp vềANTT, các loại tội phạm xâm phạm sở hữu trong đó có tội phạm cướp tài sảnnhững năm gần đây có diễn biến hết sức phức tạp Theo số liệu thống kê của TANDcác cấp ở TP HCM, trong 5 năm từ 2014 đến 2018, TAND các cấp của TP HCM xét

xử sơ thẩm 763 vụ án cướp tài sản với 1668 bị cáo Số vụ án cướp tài sản đã xét xử

sơ thẩm trong từng năm (từ 2014 đến 2018) có diễn biến tăng, giảm thất thường

(Bảng 2.1 phụ lục) Tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội còn ở mức

cao trong 5 năm qua số bị cáo bị tuyên mức phạt tù từ 7 năm đến 20 năm tù là 429

bị cáo chiếm 25,72% (Bảng 2.5 phụ lục) Người thực hiện hành vi phạm tội có xu

hướng trẻ hoá, đặc biệt là rơi vào nhóm tuổi từ 16 đến 18 tuổi phạm tội cướp tài sảnngày càng cao Qua thống kê của TAND thành phố về số bị cáo từ 16 đến 18 tuổi bịxét xử về tội cướp tài sản cho thấy Năm 2014 có 11/493 bị cáo chiếm 2,23% đếnnăm 2018 có 10/224 bị cáo chiếm 4,46% tăng 2,23% so với năm 2014

Trong thời gian vừa qua mặc dù TP HCM đã tập trung lực lượng, đưa ranhiều biện pháp, thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tácphòng, chống tội phạm nói chung, tội cướp tài sản nói riêng Tuy nhiên hiệu quả

Trang 10

vẫn còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quanngoài ra công tác đánh giá tình hình tội phạm từ đó đưa ra các biện pháp phòngngừa tình hình tội cướp tài sản còn chưa thật sự có hiệu quả, chưa phát huy được vaitrò và tầm quan trọng của công tác này Ngoài ra, công tác tổ chức phòng ngừa,nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phòng ngừa chưa đượcquan tâm, đầu tư, bổ sung kịp thời Hoạt động sơ kết, tổng kết, tuy đã tổ chứcthường xuyên hơn nhưng chưa đánh giá hết các thiếu sót, khuyết điểm, chưa cóchiều sâu Cho nên việc đưa ra các bài học kinh nghiệm chưa hiệu quả Bên cạnh đócông tác phối hợp giữa các lực lượng tham gia phòng ngừa tình hình tội cướp tài sảnchưa thực sự trơn tru, hiệu quả, nội dung và phương pháp phát động phong tràoquần chúng nhân dân bảo vệ an ninh tổ quốc chưa sâu rộng, chưa cụ thể hóa, cònmang tính khẩu hiệu gậy nhàm chán, chưa thực sự thu hút sự quan tâm, tham giatích cực của quần chúng nhân dân.

Do đó, việc nghiên cứu đánh giá đầy đủ và chính xác thực trạng hoạt độngphòng ngừa tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn TP HCM từ đó đưa ra các giảipháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản làthực sự cấp thiết Có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn Với tình hình trên học viên đã

lựa chọn đề tài: “Phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn Thành phố

Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu cả về lý luận và thựctiễn về công tác phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và phòng ngừa tình hìnhtội cướp tài sản nói riêng học viên đã tiếp cận, tham khảo những nội dung sau:

Nhóm thứ nhất những vấn đề lý luận cơ bản về tội phạm học, phòng ngừatội phạm

Võ Khánh Vinh (2003), Giáo trình tội phạm học, Nxb Công an nhân dân Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình tội phạm học, Nxb Công

an nhân dân

Trang 11

Trường Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình tội phạm học, Nxb Hồng Đức Hội Luật gia Việt Nam.

Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm,

Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

Nhóm thứ hai những luận án, luận văn về phòng, ngừa tội phạm xâm phạm

sở hữu và tội cướp tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Đoàn Công Viên (2018), “Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn thành phố hồ chí minh: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phõng ngừa”, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành tội phạm học, Học viện Khoa học Xã

hội, Hà Nội

Nguyễn Đức Thảo (2016), “Đấu tranh phòng, chống tội cướp tài sản trên địa bàn TPHCM”, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành tội phạm học, Học viện Khoa học

Xã hội, Hà Nội

Nhóm thứ ba những luận án, luận văn về phòng, ngừa tội phạm xâm phạm

sở hữu và tội cướp tài sản trên địa bàn khác

Lê Ngọc Quảng (2018), “Phòng ngừa tội phạm ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng nai”, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành tội phạm học, Học viện Khoa

và thực tiễn phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản trên địa Thành Phố Hồ Chí Minh

Trang 12

Do đó việc nghiên cứu và thực hiện đề tài này là cần thiết và không bị trùng lấp về nội dung nghiên cứu.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá về thực trạng phòng ngừa tình hình cướp tài sản trênđịa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng caohiệu quả phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ ChíMinh

Để đạt được mục đích trên đây, luận văn tập trung vào những nhiệm vụ sau:

- Làm rõ những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp tàisản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Làm rõ những hạn chế, nguyên nhântrong hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ

- Đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về phòng ngừatình hình tội cướp tài sản; thực trạng các hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướptài sản trên địa bàn TP HCM

- Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tộiphạm

- Về thời gian: Các tài liệu về tình hình tội cướp tài sản được thống kê từ năm 2014 đến năm 2018

- Về địa bàn nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận

Luận văn sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về phòng,

Trang 13

chống tội phạm Những vấn đề lý luận về tội phạm học nói chung và phòng ngừa tình hình tội phạm nói riêng làm phương pháp luận nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:

Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng trong toàn bộ nội dungluận văn nhằm làm rõ thực trạng phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản, nhưngnguyên nhân của nó

Phương pháp thống kê: được sử dụng để thống kê số liệu của các cơ quanchức năng đưa vào luận văn ở phần phụ lục nhằm dẫn chứng cho những phân tíchkhái quát tình hình của tội cướp tài sản trên địa bàn TP HCM

Phương pháp so sánh: phương pháp này được sử dụng để đối chiếu, so sánhgiữa các số liệu đã thống kê để đưa ra những phân tích đánh giá đúng đắn về thựctrạng áp dụng các biện pháp phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản làm rõ nhữngđiểm hạn chế, để đề ra các giải pháp phòng ngừa phù hợp, hiệu quả

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: học viên đã nghiên cứu các báo cáo sơkết, tổng kết năm, các báo cáo chuyên đề về phòng, chống tội cướp tài sản của các

cơ quan chức năng ở TP HCM trong thời gian qua, từ đó rút ra những hạn chế vànguyên nhân của nó đồng thời đề xuất các giải pháp phòng, chống tội này trên địabàn TP HCM

Phương pháp nghiên cứu điển hình: nghiên cứu 300 bản án điển hình lànhững vụ án cần nghiên cứu về nhân thân, trình độ học vấn, của người phạm tộinhằm làm rõ những hạn chế trong công tác phòng ngừa tội phạm cướp tài sản

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Về mặt lý luận

Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về phòng ngừa tội phạmnói chung và phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản Luận văn có thể được sử dụnglàm tài liệu tham khảo phục vụ, học tập và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tộiphạm học và lĩnh vực khoa học luật hình sự

Về mặt thực tiễn

Trang 14

Luận văn có thể là tài liệu tham khảo để cho các cá nhân, cơ quan, tổ chứcxem xét, xây dựng và vận dụng các biện pháp phòng ngừa một cách có hiệu quảtình hình tội cướp tài sản trên địa bàn TP HCM.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục,

đề tài được kết cấu gồm 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1 Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản Chương 2 Thực trạng phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh

Chương 3 Các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 15

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP TÀI SẢN

1.1 Khái niệm, ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản

1.1.1 Khái niệm phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản

Trong cuộc đấu tranh với tội phạm hiện nay thì phòng ngừa tội phạm làphương hướng chính Vì thế nghiên cứu khái niệm phòng ngừa tình hình tội phạm

có ý nghĩa nhận thức, lý luận và thực tiễn quan trọng

Xét về thuật ngữ, ở nước ta hiện nay các nhà nghiên cứu đã sử dụng haithuật ngữ là “phòng ngừa tội phạm” và “phòng ngừa tình hình tội phạm” Tuy nhiên

cả hai cách thức diễn đạt này đều làm rõ mục đích của phòng ngừa tình hình tộiphạm là hạn chế và loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội

Một số nước trên thế giới hiện nay đều thống nhất quan điểm cho rằng: việcphòng ngừa tội phạm là không để cho tội phạm xảy ra, thủ tiêu các nguyên nhân vàđiều kiện của tội phạm hoặc là không để cho tội phạm gây ra hậu quả nguy hạicho xã hội, khắc phục nguyên nhân và kiểm soát được tội phạm, hoàn thiện hệthống pháp luật về đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật cũng như có biệnpháp cải tạo, giáo dục người phạm tội, đưa họ trở thành những công dân có ích cho

xã hội và cộng đồng

Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay các nhà nghiên cứu có quan điểm khácnhau chưa thống nhất được về định nghĩa phòng ngừa tình hình tội phạm Theoquan điểm thứ nhất một số nhà nghiên cứu cho rằng phòng ngừa tình hình tội phạmbao gồm cả hoạt động phòng và chống tội phạm; quan điểm thứ hai cho rằng phòngngừa chỉ bao gồm hoạt động tác động vào nguyên nhân và điều kiện của tội phạmnhằm ngăn ngừa trước không để tội phạm xảy ra Còn theo GS TS Võ Khánh Vinh

“việc phòng ngừa tình hình tội phạm là hệ thống nhiều mức độ các biện pháp mangtính chất nhà nước, xã hội, và nhà nước – xã hội nhằm khắc phục các nguyên nhân

và điều kiện của tội phạm hoặc làm vô hiệu hoá (làm yếu; hạn chế) chúng và bằngcách đó làm giảm và dần dần loại bỏ tình hình tội phạm” [66, tr.154]

Trang 16

Từ những nhận thức cơ bản về phòng ngừa tình hình tội phạm chúng ta mới

có cơ sở đưa ra những quan điểm đúng đắn về phòng ngừa tình hình tội cướp tàisản Tóm lại phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản là hệ thống nhiều mức độ cácbiện pháp mang tính chất nhà nước, xã hội, và nhà nước – xã hội nhằm khắc phụccác nguyên nhân làm nảy sinh và điều kiện của tội cướp tài sản Mặt khác còn phải

sử dụng các biện pháp để phát hiện, xử lý kịp thời khi có tội cướp tài sản xảy rakhông để cho tội phạm gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, đồng thời có biện phápgiáo dục cải tạo người phạm tội để họ trở thành những công dân có ích cho xã hội

1.1.2 Ý nghĩa của việc phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản

Hiện nay tình hình tội phạm cướp tài sản đã gây ra những hậu quả, nhữngmất mát to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần cho nhân dân và toàn xã hội, ảnh hưởngnghiêm trọng đến TTATXH chính vì vậy phòng ngừa tình hình tội phạm có ý nghĩaquan trọng và thiết thực trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và xâydựng, phát triển đất nước:

Làm tốt công tác phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản chính là tạo môitrường chính trị, xã hội ổn định để phát triển các lĩnh vực khác như kinh tế, văn hoá,giáo dục, ANQP góp phần phòng ngừa tội phạm nói chung

Ngoài ra, phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản còn mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản giúp giữ vững an ninh quốc gia, trật

tự an toàn xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân và xã hội Tạo niềmtin của nhân dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật, vào chế độ xã hội chủ nghĩa

Một nguyên nhân sâu xa có tính quyết định việc phạm tội cướp tài sản đó

là ở môi trường xã hội Phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản là dần loại trừ nhữngnguyên nhân điều kiện phạm tội, cụ thể là việc cải thiện điều kiện kinh tế, xã hội Mặt khác phải xây dựng một xã hội lành mạnh thì người phạm tội hoàn toàn có thểrèn luyện trở thành người có ích cho xã hội Vì vậy có thể khẳng định việc nghiên cứu tình hình tội cướp tài sản có ý nghĩa nhân đạo và tiến bộ xã hội

Về mặt kinh tế: Phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản một cách có hiệu quả sẽngăn chặn những thiệt hại to lớn về kinh tế do tội phạm gây ra, kể cả những thiệt hại

Trang 17

gián tiếp mà nhà nước và xã hội phải chi trả để khác phục hậu quả Đồng thời nếu hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản đạt hiệu quả cao sẽ kéo giảm tỷ lệ tội phạm cướp tài sản Theo đó ngân sách nhà nước chi trả cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, cải tạo người phạm tội cũng sẽ giảm xuống đáng kể.

Về mặt quản lý xã hội: Phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản có ý nghĩa quan trọng trong việc làm giảm áp lực công việc lên các cơ quan bảo vệ pháp luật

và cán bộ thực thi công vụ trong các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và giáo dục cải tạo người phạm tội Thông qua hoạt động phòng ngừa tội cướp tài sản nhà nước

có thể kiểm soát được một mảng tối của xã hội là tình hình tội cướp tài sản, qua đó nâng cao tính hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, đồng thời tăng cường hiệu quả trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan bảo vệ pháp luật

1.2 Mục đích, các nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

1.2.1 Mục đích phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản

Phòng ngừa tình hình tội phạm là vấn đề lí luận và thực tiễn phức tạp và quan trọng trong tội phạm học Để đạt được mục đích loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội Đảng và nhà nước ta rất coi trọng công tác phòng ngừa tình hình tội phạm và coi đây là hoạt động thường xuyên, liên tục Cụ thể Đảng ta đã ban hành chỉ thị số 48/CT/TW “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới” trong đó Đảng ta đã chỉ rõ “trongthời gian tới công tác phòng chống tội phạm phải kiềm chế, làm giảm các loại tội phạm, nhất là các loại tội phạm nghiêm trọng, tội phạm mới, tạo môi trường lành mạnh phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ cuộc sống hạnh phúc và bình yên của nhân dân” Nhà nước rất coi trọng vấn đề phòng ngừa tình hình tội phạm Bởi vì bản chất của nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, không ngừng đấu tranh vì công bằng và sự tiến bộ xã hội

Mục đích của phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản là khắc phục hoặc làm

vô hiệu hoá các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm đó là vai trò cơ bản, quan

Trang 18

trọng trong công tác đấu tranh với tình hình tội cướp tài sản Phòng ngừa tình hìnhtội cướp tài sản hướng tới các mục đích sau:

Thứ nhất hạn chế, xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội cướp tài sản, không để nảy sinh và phát triển loại tội phạm này.

Muốn hạn chế, xoá bỏ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm nóichung và tội cướp tài sản nói riêng là công việc không dễ dàng, đây là công việc lâudài, khó khăn, phức tạp mà không thể sử dụng một hoặc một số biện pháp là thựchiện được Công việc này đòi hỏi sự tham gia và phối hợp chặt trẽ, mang tính hệthống đồng bộ của Đảng, nhà nước và cả xã hội (tổ chức xã hội, cá nhân, công dân)theo khu vực địa lí, theo chương trình cấp địa phương và toàn quốc mà trong đó đặtdưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, nhà nước và các tổ chức xã hội nhằm khắcphục nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, làm giảm bớt hoặc tiến tớiloại trừ tình hình tội phạm ra khỏi đời sống xã hội Việc xây dựng chương trìnhphòng ngừa tình hình tội phạm đòi hỏi phải có chủ trương, chính sách đúng đắn,hợp lý, toàn diện của Đảng và Nhà nước đối với từng lĩnh vực chính trị, kinh tế, vănhóa, xã hội phù hợp với các đặc điểm tâm lý, kinh tế, xã hội và các đặc điểm truyềnthống của từng địa bàn

Thứ hai ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra các hành vi phạm tội mới.

Một trong những mục đích của phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản là ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra các hành vi phạm tội mới Khác với nội dung xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm thì cần có các biện pháp mang tính chiến lược, lâu dài, liên tục thì ngược lại ngăn chặn là hoạt động có tính tức thời, cấp bách, khi đối tượng đang có ý đồ, âm mưu và chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội Ngăn chặn hành vi phạm tội trộm cắp tài sản là việc tác động cụ thể đến đối tượng, môi trường, hoàn cảnh phạm tội trộm cắp tài sản làm cho đối tượng phạm tội

tự giác từ bỏ hoặc không thể thực hiện được hành vi phạm tội của mình, làm cho tộiphạm không xảy ra, không gây ra hậu quả, tác hại

Thứ ba phòng ngừa tái phạm tội.

Trang 19

Phòng ngừa tái phạm tội thực chất cũng là một bộ phận, một nội dung củahoạt động phòng ngừa tội phạm nói chung GS.TS Nguyễn Xuân Yêm cho rằng:

“Hoạt động phòng ngừa tái phạm tội đối với người đã chấp hành xong bản án hình

sự là hình thức phòng ngừa cá biệt của các biện pháp phòng ngừa tội phạm” [68,tr.151]

Như vậy phòng ngừa tái phạm tội là hướng đến mục tiêu cảm hóa, giáo dụckhông để cho những người đã bị kết án có hành vi tái phạm tội, khắc phục loại trừnguyên nhân, điều kiện của tái phạm tội

Về đối tượng phòng ngừa tái phạm tội cướp tài sản đó chính là những người

đã có hành vi phạm tội cướp tài sản và đã bị kết án mà vẫn còn những khả năng,điều kiện có thể dẫn đến hành vi phạm tội mới

Để phòng ngừa tái phạm tội cướp tài sản có hiệu quả cần phải được tiếnhành đồng bộ các biện pháp, phương tiện và sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng

ở các cấp, trung ương đến địa phương, ở mỗi gia đình và toàn cộng đồng và phòng ngừa nghiệp vụ của các cơ quan chuyên môn

Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đầu tư, xây dựng, hoạch định, điều chỉnhcác chính sách phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách giáo dục, cải tạo đến nhữngngười chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, người đang chấp hành bản ántại địa phương hoặc trong các trại giam Việc quản lý, giáo dục, cảm hóa tốt sẽ gópphần làm cho tình hình ANTT, kỷ cương xã hội được tôn trọng, giữ vững và là cơ

sở tạo niềm tin cho nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, pháp luật và các chủ thể quản

lý xã hội để tiến tới công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Tạo điều kiện tích cực, động viên những người đã bị kết án tiếp thu sự giáodục của gia đình, cộng đồng dân cư và của xã hội để tích cực cải tạo trở thành người

có ích cho xã hội, không tái phạm tội Đối với những người đã bị kết án trở về địaphương cần phải được quan tâm giúp đỡ họ ổn định cuộc sống như giải quyết công

ăn việc làm, giải quyết những vướng mắc về tư tưởng, đưa họ vào các hoạt động xãhội ở nơi cư trú Đây là một nội dung cơ bản, mang tính tích cực chủ động phòng

Trang 20

ngừa loại bỏ những điều kiện khả năng có thể tái phạm tội trở lại của những người

đã bị kết án khi trở về địa phương

Thông qua tác động của cơ quan chuyên môn, đặc biệt là cơ quan Công an,Quản lý, kiểm soát chặt chẽ những người đã chấp hành án xong trở về địa phương

để phát hiện kịp thời những biểu hiện nghi vấn tái phạm tội để chủ động phòngngừa, ngăn chặn tước bỏ những điều kiện, khả năng tái phạm tội Để việc phòngngừa có hiệu quả tình hình tội cướp tài sản cần thiết phải xây dựng tốt về chươngtrình, kế hoạch phòng ngừa phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn và mỗi loạichủ thể trong những điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội cụ thể

1.2.2 Các nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản trên địa

bàn Thành phố Hồ Chí Minh

“Phòng ngừa tình hình tội phạm là một loại hoạt động thực tiễn xã hội có những đặc điểm đặc thù của mình Cách thức tổ chức và hoạt động của hệ thống đó phải được xây dựng theo những nguyên tắc nhất định” [53, tr.285] Chính vì vậy, nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng, là quy tắc cơ bản của hành động có tính chất xuất phát điểm chi phối toàn bộcác hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản từ khâu xây dựng kế hoạch đến triển khai áp dụng phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản nói cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc pháp chế.

Nguyên tắc này đòi hỏi phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản phải phù hợpvới các quy định của pháp luật Pháp luật về phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản đòi hỏi các chủ thể tuân thủ nghiêm chỉnh, nhất quán các quy định của pháp luật vềhoạt động đó để đảm bảo pháp chế Các quy định pháp luật phòng ngừa tội cướp tàisản được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau (Hiến pháp, Bộ luật, các đạo luật, các văn bản pháp quy khác…)

Ngoài ra nguyên tắc pháp chế còn đòi hỏi pháp luật phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản phải được xây dựng trên những cơ sở khoa học, xây dựng một cách

Trang 21

hoàn thiện đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ, hợp lý, đáp ứng yêu cầu đấu tranhphòng, chống tội phạm Nó cũng đòi hỏi từ các chủ thể phòng ngừa tình hình tộicướp tài sản phải có ý thức tuân thủ pháp luật cao.

Nguyên tắc dân chủ

Dân chủ là quyền làm chủ của nhân dân, sự tham gia rộng rãi của nhân dânvào hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp, đây là một nguyên tắc Hiến định.nguyên tắc này được quy định Tại điều 8 của Hiến pháp năm 2013 như sau: Nhànước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằngHiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ Các cơ quan nhànước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhândân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhândân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu,hách dịch, cửa quyền

“Nội dung của nguyên tắc dân chủ thể hiện ở việc lôi cuốn đông đảo quầnchúng nhân dân lao động, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chứckinh tế thuộc mọi thành phần và toàn xã hội tham gia vào hoạt động phòng ngừatình hình tội phạm”.[66 Tr 147] Để nguyên tắc dân chủ đi vào thực tế cuộc sống,cần xây dựng cơ chế, chính sách hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thểtham gia phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản, đồng thời tuyên truyền để nhân dânhiểu rõ phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản là sự nghiệp của toàn dân Song song

đó cần có những chương trình tập huấn chuyên môn, kỹ năng cho các tổ chức tựquản, các đơn vị tình nguyện

Nguyên tắc nhân đạo.

Nhân đạo là đạo làm người Đạo làm người thể hiện ở lòng thương yêu, với ýthức tôn trọng các giá trị danh dự, nhân phẩm của con người, không làm đau đớn conngười Nhân đạo là giá trị xã hội rất tiến bộ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.Những đối tượng dễ bị tổn thương hoặc phải chịu những chế tài pháp lý thường đượcđối xử theo tinh thần nhân đạo “Nguyên tắc nhân đạo đòi hỏi để các biện pháp phòngngừa được xây dựng và áp dụng trong thực tiễn không được hạ thấp nhân phẩm,

Trang 22

danh dự, các quyền cơ bản của con người mà phải hướng đến việc định hướng hành vi,lối sống cho họ theo hướng hòa nhập với xã hội, làm những việc có ích cho xã hội.Nguyên tắc này còn đòi hỏi hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm phải kết hợp hàihòa, đúng mức độ biện pháp cưỡng chế với thuyết phục theo hướng tăng cường sựthuyết phục, giáo dục” [66 Tr 147] Để tư tưởng nhân đạo thấm nhuần trong quá trìnhphòng ngừa tình hình tội cướp tài sản, hoàn thiện về hệ thống pháp Mặt khác, khi xâydựng, kế hoạch phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản cần ưu tiên xây dựng các biệnpháp mang tính xã hội, hạn chế các biện pháp mang tính cưỡng chế Tuân thủ nguyêntắc nhân đạo thì hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản sẽ thu được những kếtquả tích cực, hạn chế những tổn thương cho người phạm tội.

Nguyên tắc khoa học

Xuất phát từ tính chất phức tạp của tình hình tội phạm, đặc biệt là trong giaiđoạn khoa học công nghệ phát triển như hiện nay nên hoạt động phòng ngừa tìnhhình tội cướp tài sản cần chú trọng nguyên tắc khoa học Đòi hỏi của nguyên tác này

là khi xây dựng kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, tổ chức hệ thống phòng ngừa, cácchủ thể phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản phải được xây dựng có cơ sở khoahọc, tức là có cơ sở lý luận và thực tiễn Đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn tronghoạt động phòng, chống tình hình tội cướp tài Song song với đó hoạt động phòngngừa tình hình tội cướp tài sản cần kết hợp khai thác, ứng dụng các thành tựu khoahọc kỹ thuật tiến bộ Vì vậy, hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản khôngthể thiếu những nghiên cứu khoa học và Nhà nước cần có những chủ trương cụ thểcho nghiên cứu khoa học về phòng ngừa tình hình tội này từ đó ứng dụng có hiệuquả các kết quả nghiên cứu đó Tính khoa học giúp tiết kiệm sức lực, tiền bạc vàhạn chế được các rủi ro, và đảm bảo khả năng thành công trong hoạt động phòngngừa tình hình tội cướp tài sản

Nguyên tắc phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản.

Có rất nhiều chủ thể tham gia vào hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướptài sản (Đảng, nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, quần chúng nhân dân, các

Trang 23

cơ quan chuyên trách và cơ quan không chuyên trách ) Các chủ thể có khả năng vàthẩm quyền khác nhau trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản, do đó

sự phối hợp hoạt động là rất cần thiết và phải tiến hành trong một cơ chế chặt chẽ,nhịp nhàng có sự điều hành thống nhất từ trung ương đến địa phương Các chủ thểhoạt động phòng ngừa cần có sự thống nhất về hình thức, nội dung, phương pháp vàphạm vi hoạt động để đạt được những kết quả cao nhất Thực tiễn cho thấy nhữngthiếu sót, hạn chế từ các hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản là do sựphối hợp thể hiện ở việc cung cấp thông tin, tài liệu, xây dựng chương trình kếhoạch, thực hiện các biện pháp – giải pháp chưa thống nhất, chưa đồng bộ Để có sựphối hợp hiệu quả, trước hết phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất từ một cơ quanđầu mối chuyên trách từ trung ương, đồng thời có một cơ chế phối hợp được quyđịnh rõ trong các chương trình, kế hoạch phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản.Tuân thủ sẽ nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản

Nguyên tắc phân hóa trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản.

Cơ sở của nguyên tác này xuất phát từ tính chất đặc thù và điều kiện phòngngừa tình hình tội cướp tài sản ở từng địa bàn, từng lĩnh vực hoạt động “Nội dung

cơ bản của nguyên tắc phân hóa hoạt động phòng ngừa thể hiện ở chỗ hệ thốngphòng ngừa phải được tổ chức tương ứng với các quy luật và đặc điểm của tình hìnhtội phạm và người phạm tội, các biện pháp phòng ngừa phải phù hợp với từng lĩnhvực, phòng ngừa, đối tượng và địa điểm phòng ngừa; việc phòng ngừa cá nhân phảiđược tiến hành trên cơ sở hiểu biết đầy đủ về cá nhân” [66, tr.147] Nguyên tắc nàykhắc phục tình trạng hoạt động phòng ngừa theo kiểu hình thức, phong trào, địnhhướng chung chung nên hiệu quả trong triển khai hoạt động phòng ngừa tình hìnhtội cướp tài sản không cao

1.3 Các chủ thể phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt trẽgiữa các chủ thể (nhà nước, tổ chức xã hội và công dân) là những lực lượng tham

Trang 24

gia phòng ngừa tình hình tội phạm này một cách chủ động, thường xuyên và có hệthống trong phạm vi hoạt động của mình Hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướptài sản cần phải thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Chính vì vậychủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm này rất đa dạng bao gồm chủ thể lãnh đạoquá trình phòng ngừa và chủ thể thực hiện quá trình phòng ngừa tình hình tội phạm.Với cách hiểu này, chủ thể phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản bao gồm:

1.3.1 Chủ thể lãnh đạo hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản

Khoản 1, Điều 4 Hiến pháp 2013 có quy định “Đảng Cộng sản Việt Namđội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân laođộng và toàn thể dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp côngnhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin tư tưởng HồChí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” Đảngcộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm nóichung và tình hình tội cướp tài sản nói riêng là là vấn đề quan trọng hoạt động củacác tổ chức Đảng điều này được thể hiện rõ trong cương lĩnh cũng như trong nghịquyết của Đảng Mặt khác phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản vừa mang tính xãhội, vừa mang tính Nhà nước, vì vậy phải có sự lãnh đạo của Đảng Với vai trò đóĐảng ta luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu nguyên nhân phạm tội

và các biện pháp phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản Sự lãnh đạo của Đảng trongphòng ngừa tình hình tội cướp tài sản là sự lãnh đạo chính trị thông qua việc địnhhướng phòng chống tình hình tội phạm nói chung Thông qua sự lãnh đạo của Đảngcác cơ quan tổ chức tham gia phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản không ngừngđược củng cố và hoàn thiện một cách toàn diện về cơ cấu, tổ chức Bên cạnh đó vaitrò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm nàycòn thể hiện ở vai trò tiên phong của các Đảng viên, các tổ chức Đảng thông quanhững Đảng viên thực hiện lãnh đạo chính trị đối với hoạt động phòng ngừa của các

cơ quan bảo vệ pháp luật, các tổ chức xã hội, các phương tiện thông tin đại chúngphổ biến, tuyên truyền hiểu biết pháp luật

1.3.2 Chủ thể thực hiện hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản

Trang 25

Chủ thể phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản bao gồm các tổ chức Đảng,

cơ quan quản lý về mặt quyền lực nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước và cơ quantiến hành tố tụng phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản

Các tổ chức đảng, theo Điều 4 hiến pháp năm 2013, Đảng cộng sản Việt

Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội Đảng lãnh đạo về chính trị đối vớiviệc phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và tội cướp tài sản nói riêng Các tổchức Đảng thông qua những Đảng viên thực hiện lãnh đạo chính trị đối với công tácphòng ngừa tình hình tội cướp tài sản của các cơ quan bảo vệ pháp luật, các tổ chức

xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền hiểu biết pháp luật

* Cơ quan Nhà nước

Quốc hội, theo Điều 69 Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt

Nam 2013 quy định: “Quốc hội là quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quanquyền lực nhà nước cao nhất của pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa ViệtNam Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đềquan trọng của đất nước và giám sát tối cao với hoạt động của nhà nước” Như vậyQuốc hội là chủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm với vai trò ban hành các văn bảnquy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm trong đó

có tội cướp tài sản (Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, ) Ngoài

ra Quốc hội còn có vai trò trong việc kiểm tra giám sát hoạt động của Nhà nước (cơquan nhà nước, cán bộ) nhằm phòng ngừa các hành vi phạm tội và tuyên truyền phổbiến pháp luật nói chung

Hội đồng nhân dân, Điều 113 Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ

Nghĩa Việt Nam 2013 quy định: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhànước ở địa phương ” Vai trò phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản của Hội đồngnhân dân được cụ thể hóa ở một số nội dung:

Trong phạm vi quyền hạn của mình Hội đồng nhân dân các cấp Ban hànhcác văn bản quy phạm về phòng ngừa tình hình tội phạm và kiểm tra việc thực hiệnchúng Kế hoạch hoá tổng thể việc phòng ngừa tình hình tội phạm kết hợp với các

Trang 26

kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Kiểm tra, giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân

ở địa phương để phòng ngừa các hành vi tiêu cực, phạm tội

Cơ quan quản lý nhà Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp có vai trò

phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản như sau:

Xây dựng và thực hiện có hiệu quả cao các kế hoạch phát triển kinh tế, xãhội, văn hóa, giáo dục nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, từ

đó có tác dụng phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản

Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội, tập trung xây dựngthể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách nhằm phát huy sứcmạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia công tác phòng,chống tội phạm Không ngừng củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, anninh nhân dân, trật tự an toàn xã hội; tổ chức và thực hiện các biện pháp phòng,chống tội phạm cướp tài sản, các vi phạm pháp luật

Lãnh đạo hoạt động phòng chống tội phạm thông qua Ban chỉ đạo phòng, chống tộiphạm và một số cơ quan khác thực hiện hoạt động phòng chống tội phạm; xây dựngcác chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm xây dựng chương trình, kế hoạch

và lãnh đạo hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản ở địa phương Các cơquan hành chính nhà nước chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các cấp, tùy vào

chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan này tiến hành hoạt độngtriển khai, thi hành pháp luật phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản trong phạm vitoàn quốc hay trong từng địa phương nhất định

Các cơ chuyên trách trong phòng ngừa tội phạm cướp tài sản bao gồm cơ

quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án

Cơ quan công an, theo Điều 4 Luật Công an nhân dân năm 2014 quy định

“Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiệnnhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu trang phòng,chống tội phạm.” cơ quan công an có vai trò tham mưu cho Đảng, Nhà nước trongviệc hoạch định các chương trình phòng chống tội phạm, trong đó có tội phạm cướptài sản Trong phạm vi thẩm quyền của mình các cơ quan công an thực hiện việcphân tích thực trạng tình hình tội phạm, các khuynh hướng của tình hình tội phạm

Trang 27

tham mưu cho các tổ chức Đảng, Hội đồng nhân dân, cơ quan kiểm sát Cơ quanCông an là một trong những cơ quan tham gia chính vào việc phối hợp và kế hoạchhóa tổng thể việc phòng ngừa Cụ thể, tổ chức các hoạt động phòng ngừa và kếhoạch phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản ở khu vực mình quản lý; quản lý chặtchẽ số đối tượng có tiền án, tiền sự về tội cướp tài sản; truy nã các đối tượng phạmtội cướp tài sản; phối hợp với các cơ quan xây dựng và thực hiện các kế hoạch,chương trình phòng, chống tội phạm cướp tài sản.

Viện kiểm sát nhân dân, theo điều 2 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân

năm 2014, “VKSND là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động

tư pháp của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”, chức năng của việnkiểm sát chủ yếu ở việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thihành án phối hợp với các cơ quan khác làm sáng tỏ nguyên nhân, điều kiện tìnhtrạng phạm tội phát hiện nhanh chóng, chính xác tội cướp tài sản để kịp thời xử lý.Thực hành quyền công tố, đảm bảo truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.Điều này có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội cướp tài sản,

có tác dụng giáo dục quần chúng nhân dân VKS phối hợp với Toà án, Công an mởcác phiên toà lưu động xét xử tội phạm cướp tài sản, nhằm tuyên truyền, giáo dụcpháp luật, đặc biệt là tuyên truyền các thủ đoạn hoạt động của các đối tượng để nhândân cảnh giác Thống kê các tội phạm cướp tài sản từ đó đưa ra những kiến nghị vềcác biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm này

Tòa án nhân dân, Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy

định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam, thực hiện quền tư pháp bằng hoạt động của mình, tòa án góp phần giáo dụccông dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọngnhững quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tộiphạm, các vi phạm pháp luật khác” TAND các cấp có vai trò phòng ngừa tình hìnhtội phạm nói chung và tội phạm cướp tài sản nói riêng thông qua hoạt động xét xửcác tội phạm đó để làm sáng tỏ bản chất của vụ án từ đó có tác dụng phòng ngừatình hình tội phạm Thông qua hoạt động xét xử toà án kiến nghị đến các cơ quannơi tội phạm cướp tài sản xảy ra để họ có những biện pháp hiệu quả ngăn chặn và

Trang 28

loại trừ những nguyên nhân và điều kiện phạm tội ở cơ sở TAND các cấp còn cóvai trò trong việc tuyên truyền pháp luật, phối hợp với các chủ thể khác xây dựng vàtriển khai các kế hoạch phòng ngừa tình hình tội phạm, trong đó có phòng ngừa tìnhhình tội cướp tài sản.

Các tổ chức và các cá nhân, công dân, Khoản 2 và 3 Điều 4 Bộ luật hình

sự năm 2015 quy định: “các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những ngườithuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ pháp luật và tuântheo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có cácbiện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan tổ chứccủa mình” và “mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm.Khoản 2 Điều 5 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng quy định: “ tổ chức, cánhân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác, báo tin về tội phạm; tham gia đấutranh phòng, chống tội phạm” Như vậy, các tổ chức cá nhân, với khả năng củamình, trực tiếp tham gia vào hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản quaviệc phát hiện, tố giác, làm chứng trong các hoạt động tố tụng hình sự; ngăn chặntội phạm cướp tài sản; giáo dục, giúp đỡ người phạm tội ở địa phương, cộng đồng;trực tiếp quản lý thành viên trong gia đình, đặc biệt là người chưa thành niên Đồngthời các tổ chức còn phối hợp với các chủ thể khác thực hiện các chương trình, kếhoạch hoá tổng thể việc phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản

1.4 Nội dung và các loại biện pháp phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

1.4.1 Nội dung phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản

Nội dung phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản bao gồm các hoạt động sau: Thứ nhất, tiến hành phòng ngừa xã hội Việc phòng ngừa ở đây tức là khắc phục và làm

vô hiệu hoá các nguyên nhân và điều kiện phạm tội cướp tài sản, muốnthực hiện được điều đó cần nghiên cứu làm rõ tình hình tội cướp tài sản và nhữngnguyên nhân điều kiện của tình hình tội cướp tài sản từ đó bằng việc cải thiện cácquan hệ xã hội, xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống pháp luật, xóa bỏ các tìnhhuống, môi trường phạm tội, cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội làm cho tình hìnhtội cướp tài sản không có cơ sở phát sinh và tồn tại Trước hết, các biện pháp phòng

Trang 29

ngừa tình hình tội cướp tài sản tác động đến các quan hệ xã hội như quan hệ việclàm, quản lý, giáo dục, lập pháp làm vô hiệu hóa khả năng làm phát sinh tội phạmcướp tài sản Đồng thời, cũng cần vận động sự tham, gia rộng rãi của của cả cộngđồng (các cấp chính quyền, tổ chức xã hội, công dân) giáo dục người phạm tội tạo

ra những điều kiện xã hội lành mạnh để người phạm tội cải tạo rèn luyện trở thànhngười có ích cho xã hội Tức là các biện pháp phòng ngừa tình hình tội cướp tài sảntác động đến con người, chủ thể của các quan hệ xã hội Phòng ngừa tình hình tộicướp tài sản ở khía cạnh nội dung trên mang tính tích cực, chủ động và hiệu quảcao Có thể xóa bỏ tận gốc tội phạm cướp tài sản, vì vậy cần được lựa chọn ưu tiênnghiên cứu và áp dụng vào trong thực tiễn

Thứ hai, phát hiện, xử lý tội phạm cướp tài sản gồm điều tra, truy tố, xét xử,

cải tạo người phạm tội cướp tài sản “Truy cứu trách nhiệm hình sự là hình thứcphòng ngừa tình hình tội phạm chủ động và hiệu quả Việc truy tố, xét xử và buộc

kẻ phạm tội phải chịu hình phạt không những có ý nghĩa phòng ngừa cá biệt mà còn

có ý nghĩa phòng ngừa chung Việc trừng trị kẻ phạm tội và ngăn chặn nó khôngphạm tội mới còn có ý nghĩa tác động đối với những người xung quanh làm cho họ

từ bỏ những ý định phạm tội thậm chí sự chuẩn bị hay âm mưu tiến hành tội phạmđó.” [53 ,tr 208] rõ ràng rằng, không phải việc áp dụng các biện pháp phòng ngừatình hình tội cướp tài sản cũng đều đạt được hiệu quả tuyệt đối Ngược lại nếu tộiphạm xảy ra thì việc truy cứu trách nhiệm là rất cần thiết Tác dụng phòng ngừa tìnhhình tội cướp tài sản thể hiện khi ta áp dụng các biện pháp truy cứu trách nhiệmhình sự người phạm tội và tạo ra sự răn đe Hình phạt ở mức hợp lý có vai trò quantrọng trong phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản Ngoài ra còn cần kết hợp với quátrình cải tạo người phạm tội

1.4.2 Các loại biện pháp phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản

Phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản có thể được phân thành nhiều loạikhác nhau “Có nhiều cách phân loại các biện pháp phòng ngừa Các biện phápphòng ngừa thường được phân theo Nội dung; Khối lượng; Phạm vi; Khách thể vànhững người nhận sự tác động; Cơ chế tác động; Cường độ (sự tương quan của cácyếu tố thuyết phục và cưỡng chế)” [66, tr.167]

Trang 30

Tùy theo tình hình tội phạm và tội phạm cụ thể để có thể áp dụng các loạibiện pháp phòng ngừa Đối với phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản thường ápdụng biện pháp phòng ngừa chung và biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ.

Căn cứ vào phạm vi, mức độ tác động của biện pháp

Biện pháp phòng ngừa chung đối với tình hình tội cướp tài sản là nhữngbiện pháp phòng ngừa xã hội loại trừ nguyên nhân và điều kiện của tình hình cướptài sản, khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm, chỗ hổng trong quản lý là cơ sởkinh tế, xã hội, chính trị, hạn chế khả năng phát sinh loại tội phạm này Các biệnpháp này tác động làm giảm bớt các mâu thuẫn xã hội, xỏa bỏ các hiện tượng xã hộitiêu cực, vì thế tình hình tội cướp tài sản không có cơ sở để phát sinh, tồn tại Ví dụ,biện pháp giải quyết việc làm, biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật, vận độngquần chúng…

Biện pháp phòng ngừa riêng (biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ) là biện pháptác động đến từng con người cụ thể có khả năng, điều kiện thực hiện hành vi phạmtội từ đó đưa nhằm khắc phục, hạn chế tiến tới thủ tiêu và xoá bỏ những tình huốngphạm tội của tội phạm cướp tài sản Phòng ngừa riêng tác động ở phạm vi hẹp sovới phòng ngừa xã hội nhưng lại có mức độ tác động sâu sắc, trực tiếp, cụ thể đếntội phạm cướp tài sản, làm hạn chế khả năng làm phát sinh tội phạm cướp tài sảntrên địa bàn Trong phòng ngừa riêng các cơ quan bảo vệ pháp luật áp dụng các biệnpháp nghiệp vụ cơ bản như công tác điều tra nghiên cứu nắm tình hình tội cướp tàisản, sưu tra, xác minh hiềm nghi đối tượng, xây dựng và sử dụng mạng lưới cơ sở bímật, đặc tình, công tác đấu tranh chuyên án và công tác điều tra trong hoạt động củaCông an nhân dân; hay hoạt động truy tố của viện kiểm sát nhân dân và hoạt độngxét xử nghiêm minh đúng người đúng tội có tính răn đe và giáo dục của Tòaán; Trong thực tế để phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản có hiệu quả thì cần kếthợp cả phòng ngừa xã hội và phòng ngừa riêng

Căn cứ vào nội dung, tính chất của biện pháp phòng ngừa tình hình tội cướptài sản được phân biệt thành:

Biện pháp kinh tế xã hội là những biện pháp tác động chủ yếu đến lĩnh vựckinh tế, làm hạn chế, khắc phục những nguyên nhân phạm tội cướp tài sản Ví dụ,

Trang 31

biện pháp giải quyết việc làm cho những đối tượng có tiền án tiền sự, đối tượng mớichấp hành án xong chưa có việc làm

Biện pháp chính trị xã hội là những biện pháp tác động chủ yếu đến lĩnhvực chính trị Nhằm nâng cao tính tích cực của tất cả các thành viên trong xã hội,của công dân trong công tác phòng ngừa tình hình tội cướp tài đòi hỏi phải hoànthiện thường xuyên hoạt động mang tính chất tư tưởng được thực hiện thông quacông tác giáo dục chính trị, giáo dục pháp luật, giáo dục văn hoá những biện phápnày hỗ trợ cho việc phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản, khắc phục tình trạng biếndạng phạm tội trong ý thức nhóm, trong dư luận xã hội Ví dụ, biện pháp tuyêntruyền vận động quần chúng cảnh giác tội phạm cướp tài sản, nâng cao nhận thứctrong quần chúng nhân dân tích cực tham gia đấu tranh chống tình hình tội cướp tàisản; giáo dục người dân có thái độ không khoan nhượng với tội phạm

Biện pháp tổ chức quản lý là hình thành hệ thống quản lý chặt chẽ, thốngnhất về phòng, chống tội phạm trong đó có phòng, chống tội cướp tài sản từ trungương đến địa phương Hoàn thiện về cơ cấu tổ chức hoạt động phòng ngừa tội cướptài sản, hoàn thiện về việc đảm bảo tính quy phạm, thông tin, phương pháp, nguồn

dự trữ của hoạt động phòng ngừa tội cướp tài sản

Biện pháp pháp luật là việc sử dụng pháp luật làm phương tiện để phòngngừa tình hình tội cướp tài sản Pháp luật quy định rõ quyền và nghĩa vụ các cơquan, tổ chức và công dân trong phòng ngừa tình hình tội phạm cướp tài sản Đểnâng cao vai trò phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản đòi hỏi phải hoàn thiện phápluật, ban hành pháp luật kịp thời, chặt chẽ, tổ chức việc chấp hành pháp luật xử lýnghiêm hành vi phạm tội cướp tài sản

Căn cứ vào địa bàn, lĩnh vực cần phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản:Biện pháp phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản áp dụng chung trong toàn

bộ lãnh thổ quốc gia Ví dụ biện pháp tuyên truyền pháp luật, quản lý cư trú, quản

lý đối tượng tiền án, tiền sự

Biện pháp phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản chỉ hiệu quả khí xác địnhđầy đủ các đặc điểm của tình hình tội phạm ở từng địa phương nhất định Mỗi địaphương có điều kiện kinh tế, văn hoá khác nhau cho nên nguyên nhân và điều kiện

Trang 32

phạm tội, diễn biến của từng loại tội phạm cụ thể cũng như khả năng thực tế củaviệc áp dụng các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm cướp tài sản cũng sẽkhác nhau Ví dụ, biện pháp tuyên truyền người dân cảnh giác với nạn cướp tài sảnđang xảy ra trên địa bàn nông thôn khác với thành thị khác với khu công nghiệp.

Biện pháp phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản áp dụng riêng cho ngành,lĩnh vực hoạt động mỗi một ngành có một đặc thù riêng vì vậy biện pháp này khắcphục các nguyên nhân và điều kiện phạm tội cướp tài sản đặc thù ở ngành, lĩnh vựchoạt động đó Ví dụ, ngành ngân hàng hay dễ trở thành đối tượng của tội phạmcướp tài sản

Kết luận chương 1

Nội dung Chương 1 của luận văn trình bày khái quát hệ thống những vấn đề

lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm cướp tài sản Trong đó học viễn đã nêukhái niệm của phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản, ý nghĩa về mặt chính trị, kinh

tế, quản lý xã hội của phòng ngừa tình hình tội phạm cướp tài sản; về mục đích củaphòng ngừa tình hình tội cướp tài sản học viên đã chỉ rõ 3 mục đích sau: thứ nhấthạn chế, dần xoá bỏ nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội cướp tài sản, không đểnảy sinh phát triển loại tội phạm này; thứ hai ngăn chặn kịp thời không để xảy racác hành vi phạm tội mới; thứ ba phòng ngừa tái phạm tội Trong các nguyên tắcphòng ngừa tình hình tội cướp tài sản học viên đã làm rõ nguyên tắc pháp chế,nguyên tắc dân chủ, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc khoa học, nguyên tắc phốihợp chặt chẽ giữa các chủ thể phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản Ngoài ra họcviên đã làm rõ chủ thể, nội dung và các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm

Những vấn đề lý luận chung về phòng ngừa tình hình tội phạm cướp tài sản

là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả nghiên cứu khảo sát thực trạng phòng ngừatình hình tội cướp tài sản trên địa bàn TP HCM giai đoạn 2014 – 2018 một cách có

hệ thống, khoa học sẽ được trình bày trong chương 2

Trang 33

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1 Thực trạng nhận thức về phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn TP HCM

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc nghiên cứu thực trạngphòng ngừa tội phạm trên địa bàn TP HCM là phải làm rõ thực trạng nhận thức củacác chủ thể phòng ngừa tội phạm Bởi vì chỉ trên cơ sở nhận thức đầy đủ, sâu sắc vềtầm quan trọng, mục đích, ý nghĩa, biện pháp phòng ngừa và trách nhiệm của mìnhthì các chủ thể phòng ngừa mới xây dựng, ban hành và thực hiện các giải pháp, kếhoạch, biện pháp phòng ngừa đúng đắn và đem lại hiệu quả cao

2.1.1 Thực trạng nhận thức về phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan QLNN trên địa bàn TP HCM

Trước sự phức tạp của tình hình tội phạm, TP HCM đã tập trung lực lượng

để ra các chương trình, kế hoạch nhằm thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạocủa Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm nói chung, tội cướp tài sảnnói riêng như Chỉ thị 48-CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Chính trị vềtăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tìnhhình mới Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc Hội Về công tácphòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm Cụ thể Ban Thường vụ Thành ủy đãBan hành Chương trình hành động số 26-CTr/TU ngày 20 tháng 6 năm 2012 củaThành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớiphong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; tại nghị quyết Đạihội Đại biểu Đảng bộ TP HCM lần thứ X nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã nhấn mạnh:

“Đẩy mạnh các giải pháp đấu tranh, phòng, chống, tệ nạn xã hội, ma tuý, mại dâm,tội phạm; chuyển hoá địa bàn, kéo giảm tội phạm và tệ nạn xã hội” trong đo có tộicướp tài sản

Ngoài ra Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Chỉ thị số 09- CT/TU ngày 09tháng 01 na̛m 2013 về Ta̛ng cường lãnh đạo cơng tác đảm bảo an ninh trạ̛t tự, tấncơng trấn áp tợi phạm, kéo giảm tợi phạm hình sự và tẹ̛ nạn xã

Trang 34

hợi tre̛n địa bàn thành phố Thông tri số 23-TT/TU năm 2013 “Về lãnh đạo công táctiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được đặc xá tha tù trước thời hạn chongưòi bị kết án phạt tù có thời hạn năm 2013 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”,mục đích nhằm giám sát, quản lý, giáo dục, giúp đỡ các đối tượng sau khi ra tù hòanhập cộng đồng, tạo công việc làm ăn, cách ly điều kiện phạm tội và chống táiphạm Ủy ban nha̛n da̛n thành phố đã ban hành Kế hoạch số 1326/KH-UBND ngày

21 tháng 3 na̛m 2013 về Ta̛ng cường sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, phối hợpchạ̛t chẽ với Mạ̛t trạ̛n Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hợi dưới sự lãnh đạo củacác cấp ủy Đảng trong cơng tác đấu tranh phòng, chống tợi phạm nói chung và tộicướp tài sản nói riêng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hẹ̛ thống chính trị

và toàn da̛n trong công tác phòng ngừa tội cướp tài sản Thành lập và ban hành quychế tổ chức và hoạt động của lực lượng bảo vệ dân phố tại phường, thị trấn trên địabàn thành phố Hồ Chí Minh với mục đích nhằm thành lập và hỗ trợ chế độ phụ cấpcủa tổ dân phố, nâng cao chất lượng hoạt động mạng lưới giám sát, phát hiện, tuyên

truyền phòng chống tội phạm của tổ dân phố.

Như vậy, qua các chỉ thị, nghị quyết cũng như các báo cáo tổng kết công táchàng năm và phương hướng phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản của các cơ quanchuyên môn có thế thấy Thành uỷ và Uỷ ban nhân dân thành phố luôn đã nhận thứcsâu sắc, đầy đủ và chỉ đạo chính quyền các cấp, cán bộ, Đảng viên, thực hiện tốtcông tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, luôn xác định đây là một nhiệm vụ chínhtrị quan trọng, thường xuyên và gắn liền với chương trình phát triển kinh tế xã hộicủa thành phố

Tuy nhiên còn có một số hạn chế, Các biện pháp đề ra trong các giai đoạn

cụ thể chưa thực sự hiệu quả Hệ thống chính sách, pháp luật về phòng ngừa tộiphạm chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạmnói chung và tội cướp tài sản nói riêng, chưa thể hiện sự thường xuyên liên tục,chưa kịp thời ban hành những văn bản quy định sự phối hợp giữa các chủ thể

Trang 35

trong việc phòng ngừa tội phạm Hiện nay hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạmchủ yếu nghiêng về phòng, chống tội phạm bởi các cơ quan tiến hành tố tụng.

2.1.2 Thực trạng nhận thức về phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản của cán bộ trong các cơ quan chuyên trách, cơ quan bảo vệ pháp luật trên địa bàn TP HCM

Qua nghiên cứu một số báo cáo tổng kết tình hình công tác của các cơ quanbảo vệ pháp luật trong phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các báo cáo chuyên đềđấu tranh phòng, chống tội phạm cướp tài sản trong giai đoạn 2014 đến 2018 của(CQĐT, TA, VKS) cho thấy: Các báo cáo đều phản ánh tính phức tạp và nghiêmtrọng của tình hình tội phạm trong công tác đảm bảo ANTT, các báo cáo cũng phảnánh việc các lực lượng chức năng TP HCM đã có nhiều nỗ lực trong công tác đấutranh phòng, chống tội phạm cụ thể lãnh đạo, chỉ huy và toàn thể cán bộ, nhân viêntrong các cơ quan chuyên trách đã thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của, Thành uỷ,UBND thành phố chủ động đưa ra các giải pháp trong đấu tranh phòng, chống tộiphạm, đặc biệt là các giải pháp gắn với chức trách, nhiệm vụ của cơ quan mình, chútrọng biện pháp phòng ngừa xã hội Mở các đợt cao điểm đấu tranh, chấn áp tộiphạm Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể đẩy mạnh các phong trào vận động quầnchúng nhân dân bảo vệ ANTT Xây dựng nhiều mô hình phòng chống tội phạm hiệuquả

Về cơ bản lãnh đạo, chỉ huy và các cán bộ, nhân viên các cơ quan chuyêntrách TP HCM có nhận thức khá đầy đủ về công tác phòng ngừa tội phạm đặc biệt

là tội cướp tài sản Tuy vậy, từ báo cáo công tác của cơ quan cho thấy, vẫn còn một

số cán bộ, nhân viên chưa thực sự nhận thức một cách đầy đủ về nguyên tắc, ýnghĩa và biện pháp phòng ngừa, đặc biệt là các biện pháp phòng ngừa xã hội; đôikhi ở một số nơi, một số cán bộ còn xem trọng các biện pháp phòng ngừa chuyênbiệt của lực lượng mình mà chưa nhận thức sâu sắc về vai trò của các tổ chức chínhtrị - xã hội, nhà trường, công sở, xí nghiệp và tổ chức quần chúng tự quản, người laođộng trong phòng ngừa tội phạm Công tác phát động và xây dựng phong trào toàndân bảo vệ an ninh Tổ quốc chưa thực sự phát huy hiệu quả tối đa, một số địa bàncòn mang tính hình thức Đôi khi ở một số nơi, một số cán bộ còn nặng vấn đề

Trang 36

trừng trị người phạm tội thật thích đáng mà mà chưa nhận thức sâu sắc về vai trògiáo dục người phạm tội

2.1.3 Thực trạng nhận thức về phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản của tổ chức chính trị xã hội, nhà trường, gia đình, và nhân dân trên địa bàn TP HCM

Mặt trận tổ quốc: Mặt trận tổ quốc Việt Nam TP HCM luôn nhận thức và

quán triệt, thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Quốc hội, Uỷ ban mặt trận tổquốc Việt Nam, Thành ủy TP HCM, HĐND TP HCM về công tác phòng, chống tộiphạm trong đó có tội cướp tài sản Cụ thể thực hiện Quyết định số 1703/QĐ-MTTW-BTT ngày 25/10/2017 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam về phê duyệt đề án “Vận động toàn dân tham gia phòng ngừa,phát hiện, tố giác tội phạm; Cảm hóa, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình

và cộng đồng dân cư” đến năm 2020; Tại Nghị quyết Đại hội Mặt trận Tổ quốc ViệtNam thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X (2014-2019); đã xây dựng các chương trìnhhành động trong đó có chương trình vận động toàn dân bảo vệ an ninh trật tự ởphường, xã, thị trấn, khu phố, tổ dân phố

Tuy vậy, công tác tuyên truyền, vận động, phòng ngừa tội cướp tài sản còn

có những hạn chế như chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; công tác tuyên truyền,vận động tuy đã có chuyển biến bước đầu nhưng chưa đủ mạnh, chưa thường xuyên,liên tục; nội dung, hình thức tuyên truyền chưa có nhiều đổi mới Bên cạnh đó, việcphát huy vai trò của người tiêu biểu, tổ trưởng tổ dân phố, người có uy tín, chức sắctrong các tôn giáo còn nhiều hạn chế Công tác phối hợp giúp đỡ, cảm hóa, giáo dụcngười vi phạm pháp luật hiệu quả thấp Việc nhân rộng các mô hình tự quản vềcông tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở cộng đồng dân cư chưa được quantâm đúng mức, còn nhiều khó khăn, hạn chế Nhiều nơi kinh phí chưa được quantâm để đảm bảo cho hoạt động, nhất là ở cơ sở Ngoài ra một số cán bộ còn chưathực sự nhận thức một cách đầy đủ về nguyên tắc, ý nghĩa và biện pháp phòngngừa; đôi khi ở một số nơi, một số cán bộ còn coi đó là nhiệm vụ của lực

Trang 37

lượng Công an là chính cho nên chưa thực sự phát huy hiệu quả tối đa vai trò củamặt trận đặc biệt là ở cơ sở.

Nhà trường và gia đình:Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo sát sao của

các cấp chính quyền, sự tham gia phối hợp, giáo dục của các tổ chức đoàn thể vớigia đình, nhà trường, cán bộ giáo viên các nhà trường và phụ huynh học sinh ởTPHCM đã nhận thức rất sâu sắc về phòng ngừa tình hình tội phạm trong nhàtrường nói chung và tội cướp tài sản nói riêng Cụ thể đã có nhiều văn bản, đề án,chương trình về phổ biến, giáo dục pháp luật, được triển khai tại các nhà trườngcũng như khu dân cư như, Quyết định số 2106/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 của Thủtướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luậtnhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011 – 2015 Đồngthời Bộ GDĐT ban hành quyết định 1235/QĐ-Bộ GDĐT phê duyệt Đề án “Phòngngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên đếnnăm 2020” Ngoài ra các tổ chức chính trị phối hợp, tổ chức nhiều cuộc vận độngnhư cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây đựng đời sống văn hoá ở khu dân cư,cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”nhằm phòng ngừa hiệu quả, làmgiảm tội phạm, vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên, góp phần xây dựng môitrường gia đình, nhà trường an toàn, lành mạnh, thân thiện Mục tiêu đề ra nhằmnâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và năng lực hành động của cán bộ quản lý,nhà giáo, nhân viên, người lao động, phụ huynh và học sinh, sinh viên trong côngtác phòng ngừa tội phạm trong đó có tội cướp tài sản

Tuy nhiên xét ở một góc độ khác thì vai trò giáo dục của nhà trường và giađình đối với giới trẻ hiện nay có phần mờ nhạt nếu như không muốn nói là buônglỏng Nhận thức của cán bộ giáo viên vẫn “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người”.Nhiều giáo viên lên lớp chỉ lo truyền giảng kiến thức chuyên môn, không có thì giờ

để uốn nắn chỉnh sửa những sai trái của học sinh, sinh viên Chương trình giáo dụcđạo đức; giáo dục Công dân chỉ được xem là môn phụ không quan trọng, chưa quantâm đến giáo dục kỹ năng sống – kỹ năng ứng xử cho học sinh Song song với đó là

sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình, các bậc phụ huynh thường có nhận thức là

Trang 38

giao khoán con cái cho nhà trường Hiện nay, nhiều cha mẹ rất giỏi kinh doanh và

cứ nghĩ cho con tiền tiêu thoải mái là quá đủ chứ chưa thực sự quan tâm, giáo dục,giám sát con cái Tình trạng gia đình không hạnh phúc ly hôn, ly thân, hoặc bố mẹ

là người vi phạm pháp luật hoặc có tiền án, tiền sự là nguyên nhân hình thành nhâncách lệch chuẩn ở các con và dần dần họ cũng đi vào con đường phạm tội

2.2 Thực trạng về tổ chức các chủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 2014 – 2018

2.2.1 Đội ngũ phòng ngừa tội phạm trong các cơ quan lãnh đạo, QLNN trên địa bàn TP HCM

Nghiên cứu các văn bản pháp luật về QLNN trên địa bàn TP HCM chothấy, các cơ quan QLNN đã triển khai lực lượng tham gia phòng ngừa tội trên haiphương diện hoạt động chính gồm: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tiếnhành các mặt công tác QLNN đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật Theo đó:

Đối với cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Trong nhiều năm qua UBND Thành phố và các đơn vị, sở (ngành) của TP HCM đã chú trọng,

quan tâm thực hiện công tác củng cố, kiện toàn và xây dựng đội ngũ báo cáo viên,tuyên truyền viên pháp luật Vì vậy, đội ngũ những người làm công tác tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng đông đảo về số lượng và được nângcao về chất lượng Theo thống kê của Sở Tư pháp thành phố tính đến ngày 31-12-

2016, trên địa bàn TP HCM có 155 báo cáo viên pháp luật thành phố, 407 báo cáoviên pháp luật quận - huyện, 2.907 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, Có thể xemđây là lực lượng quan trọng trong hoạt động tuyên truyền pháp luật phòng ngừa tìnhhình tội phạm trên địa bàn thành phố nói chung và tình hình tội cướp tài sản nóiriêng, cụ thể UBND Thành phố đã ban hành quyết định số 51/2001/QĐ-UB về việcban hành quy chế tuyên truyền ở cơ sở và quyết định số 08/2015/QĐ-UBND banhành quy chế quản lý đối với báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luậttrên địa bàn thành phố hồ chí minh đây là những văn bản quan trọng mang tính là cơ

sở pháp lý để lực lượng tuyên truyền viên hoạt động hiệu quả

Về đội ngũ phòng ngừa tội phạm trong các cơ quan bảo vệ pháp luật

Trang 39

Trong lực lượng Công an nhân dân: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của

lực lượng Công an tham gia phòng chống tội phạm còn hạn chế Theo thống kê tìnhhình nhân sự điều tra của Công an TPHCM, năm 2018 thì tổng số biên chế lựclượng Cảnh sát điều tra tội phạm 1120 biên chế (thành phố có 208 biên chế, quận/huyện có 912 biên chế) Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: sau đại học có 53 đồngchí, chiếm 4,73%; đại học có 900 đồng chí, chiếm 80,35%; Trung cấp có 167 đồngchí, chiếm 14.92% Qua số liệu thực tế trên, đã nói lên lực lượng Công an trên địabàn TPHCM còn quá thiếu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ đại học trở lên chỉ có85,08% Về chất lượng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ cho thấy hầu hết cán bộ, chiến sĩthuộc lực lượng cảnh sát điều tra đã được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ.Hằng năm biên chế của lực lượng cũng được bổ sung về số lượng và được đào tạo,bồi dưỡng để hoàn thiện hơn về năng lực công tác ngày càng đáp ứng yêu cầu côngtác Đảng ủy - Ban Giám đốc CATP thường xuyên quan tâm xây dựng, củng cố,kiện toàn lực lượng cảnh sát điều tra về số lượng, đảm bảo về chất lượng, giỏinghiệp vụ để nâng cao trình độ, đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ

Về đội ngũ Kiểm sát viên: hiện nay VKSND TP HCM và VKS các quận có

640 Kiểm sát viên trong đó 3 kiểm sát viên cao cấp, kiểm sát viên trung cấp có 76đồng chí, 561 Kiểm sát viên sơ cấp Đội ngũ Kiểm sát viên kiểm sát tất cả các vụ ánkhông chỉ riêng án cướp tài sản Qua số liệu thực tế cho thấy số lượng cán bộ kiểmsát còn thiếu, trình độ chuyên môm nghiệp vụ của nhiều cán bộ VKSND các cấp ởTPHCM còn thấp, nhất là ở các huyện ở ngoại thành, vùng xa; đặc biệt, nhân sựthiếu nhiều như huyện Củ Chi, Cần giờ, Hóc Môn, Nhà Bè Hiện nay lượng án thụ

lý, giải quyết ngày càng tăng cả về số lượng và tính chất phức tạp gây áp lực rất lớnđối với lực lượng kiểm sát viên hiện nay

Về đội ngũ Thẩm phán: Hiện nay ngành Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí

Minh gồm Tòa án nhân dân thành phố và 24 Tòa án nhân dân quận - huyện Tại Tòa

án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có 05 Tòa chuyên trách, 03 bộ phận trực thuộc.Biên chế của toàn ngành hiện nay lên đến 1260 người trong đó 681 thẩm phán(thành phố 173; quận - huyện 508), 383 Thư ký (thành phố 119, quận -

Trang 40

huyện 369), 31 cán bộ - công chức khác (thành phố 13; quận - huyện 18) về trình độhọc vấn số cán bộ có trình độ thạc sĩ trở lên là 198 người chiếm 15,6 % Trình độđại học có 1047 người chiếm 83,09%, dưới đại học 15 người chiếm 1.72%.

Ngoài ra tham gia công tác phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung vàphòng ngừa tình hình tội cướp tài sản nói riêng còn có sự tham gia của Mặt trận tổquốc Việt Nam TP HCM và các tổ chức thành viên cùng với đông đảo quần chúngnhân dân

Những hạn chế trong đội ngũ phòng ngừa tình hình tội phạm cướp tài sản:Thứ nhất đối với lực lượng tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Trình độchuyên môn của người làm công tác tuyên truyền pháp luật không đồng đều, đặcbiệt là các báo cáo viên tốt nghiệp đại học và sau đại học chuyên ngành pháp luậtcòn thấp và tập trung ở các nhóm báo cáo viên cấp thành phố Đối với các tuyềntruyền viên đa phần có trình độ đại học, nhưng được đào tạo chuyên ngành luật cònthấp đặc biệt là ở cấp cơ sở, hoạt động của tuyên truyền chủ yếu dựa vào kinhnghiệm

Thứ hai đối với cơ quan tiến hành tố tụng: thực tế đã chứng minh có sự

“quá tải” trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm của các cơ quan tiến hành

tố tụng cụ thể

Đối với cơ quan điều tra, Hiện nay với diện tích của TP HCM là 2095,6km2, với dân số gần 8,6 triệu người thì tính trung bình mỗi một cán bộ chiến sỹ phảiquản lý diện tích 1,87 km2 và quản lý khoảng 7683 người dân để phát hiện tội phạm

về cướp tài sản, chưa kể số lượng người dân nhập cư, dân vãng lai không thống kêchính xác được Ngoài ra nếu chỉ tính riêng số vụ án hình sự đã đưa ra xét xử sơ

thẩm theo số liệu của toà án thì trung bình hàng năm có 5442 vụ (Bảng 2.3 phụ lục) thì mỗi cán bộ, chiến sỹ phải phụ trách trung bình khoảng 5 vụ/năm Còn nếu tính

theo số liệu của cơ quan điều tra thì còn cao hơn nhiều

Đối với viện kiểm sát, lực lượng kiểm sát viên của toàn thành phố cònmỏng và theo chức năng của kiểm sát viên là kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử chứkhông chỉ phụ trách kiểm sát riêng án cướp tài sản theo thống kê của VKS hàng

Ngày đăng: 21/06/2019, 12:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chỉ đạo 138 của Chính phủ (1999) Kế hoạch số 01/BCDD138/CP triển khai thực hiện Nghị quyết 09/CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, ban hành ngày 10/02/1999, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch số 01/BCDD138/CP triển khai thực hiện Nghị quyết 09/CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm
2. Ban Chỉ Đạo 138 (2011) Kế hoạch 271/KH-BCĐ138/CP Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012-2015, ban hành ngày 20/11/2012, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch 271/KH-BCĐ138/CP Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012-2015
4. Ban Thường vụ Thành ủy (2010) Chương trình hành động số 04- CTr/TU thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW của Bộ chính trị Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, ban hành ngày 31/12/2010, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình hành động số 04- CTr/TU thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW của Bộ chính trị Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới
5. Ban Thường vụ Thành ủy (2012) Chương trình hành động số 26- CTr/TU Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới, ban hành ngày 20/6/2012, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình hành động số 26- CTr/TU Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới
6. Phạm Văn Báu (2010), “Tội cướp tài sản trong luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Luật học tháng (10), tr.3-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội cướp tài sản trong luật hình sự Việt Nam”, "Tạp chí "Luật "học tháng
Tác giả: Phạm Văn Báu
Năm: 2010
7. Bộ chính trị (2002) Nghị quyết số 08/NQ-TW về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp trong thời gian tới, ban hành ngày 22/01/2002, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 08/NQ-TW về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp trong thời gian tới
8. Bộ Chính trị (2005) Nghị quyết số 48-NQ/TW Về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, ban hành ngày 24/05/2015, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 48-NQ/TW Về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
9. Bộ Chính trị (2005) Nghị quyết 49/NQ-TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, ban hành ngày 02/06/2005, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 49/NQ-TW về chiến lược cải cách tư"pháp đến năm 2020
10. Bộ Chính trị (2010) Nghị quyết số 48/NQ-TW về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, ban hành ngày 22/10/2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 48/NQ-TW về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới
11. Bộ Chính Trị (2015) Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22/6/2015 Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo ANTT trong tình hình mới, ban hành ngày 22/06/2015, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22/6/2015 Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo ANTT trong tình hình mới
12. Bộ Công an (1999) Kế hoạch số 358/KH-BCA thực hiện Nghị quyết số 09/CP và chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ, ban hành ngày 12/04/1999, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch số 358/KH-BCA thực hiện Nghị quyết"số 09/CP và chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ
13. Bộ Công an (2009) Thông tư số 34/2009/TTLT-BGDĐT-BCA Về hướng dẫn phối hợp thực hiện công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống cơ sở giáo dục quốc dân, ban hành ngày 10/11/2009, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 34/2009/TTLT-BGDĐT-BCA Về hướng dẫn phối hợp thực hiện công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống cơ sở giáo dục quốc dân
14. Bộ Công an (2010) Quy chế liên ngành số 29/QCLN-BCA-VKS-TA Về việc phối hợp liên ngành trong hoạt động tố tụng hình sự của liên ngành Công an- Viện kiểm sát - Tòa án, ban hành ngày 27/08/2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế liên ngành số 29/QCLN-BCA-VKS-TA"Về việc phối hợp liên ngành trong hoạt động tố tụng hình sự của liên ngành Công an- Viện kiểm sát - Tòa án
15. Bộ Công an (2015), Kế hoạch số 250/KH-BCA-V11 Về thực hiện Nghị quyết số 55/NQ-CP ngày 3/8/2015 của Chính phủ về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, ban hành ngày 16/10/2015, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch số 250/KH-BCA-V11 Về thực hiện Nghị quyết số 55/NQ-CP ngày 3/8/2015 của Chính phủ về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
Tác giả: Bộ Công an
Năm: 2015
17. Bộ Công an (2017) Báo cáo công tác thống kê hình sự tội cướp tài sản 2014 - 2018, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo công tác thống kê hình sự tội cướp tài sản 2014 - 2018
18. Chính phủ (1998) Nghị quyết số 09/1998/NQ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và ban hành chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, ban hành ngày 31/07/1998, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ (1998) "Nghị quyết số 09/1998/NQ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và ban hành chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w