Để phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo, theo phương pháp đổi mới “ Lấy học sinh làm trung tâm” thay đổi thói quen học tập thụ động theo hình thức bấy lâu nay giáo viên chúng ta thư
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
MÔN LỊCH SỬ LỚP 5”
Trang 2A ĐẶT VẤN ĐỀ:
Để dạy tốt môn Lịch sử ở Trường Tiểu học đạt hiệu quả cao đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức lịch sử, phải nắm chắc nội dung và phương pháp tổ chức quá trình dạy học Đây là một hoạt động nhận thức về lịch sử mà nhất là lịch sử của nước nhà, nếu giải quyết được vấn đề này sẽ có tác dụng không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học cho môn Lịch sử nói chung và môn Lịch sử lớp 5 nói riêng Trong thời gian qua học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông và đi thi Đại học qua thông tin, qua truyền hình và báo chí đã phản ánh một số học sinh thi môn Lịch sử không những điểm rất thấp mà còn làm rất mơ hồ về lịch sử Những giáo viên chấm điểm dẫn chứng những bài làm của các
em rất tệ Chứng tỏ các em không trú trọng việc học phân môn Lịch sử từ những năm học Tiểu học nên các em bị hổng kiến thức một cách nghiêm trọng
Qua nghiên cứu khảo sát một số đối tượng học sinh, tôi nhận thấy:
Tổng số
HS
Giỏi Khá Trung bình Yếu
26 2 7.7 % 6 23.1
%
14 53.9
%
4 15.3
%
Hầu hết các em không thích học lịch sử, nắm kiến thức lịch sử còn mơ hồ Điều này rất đáng lo ngại và là một câu hỏi lớn cho những người làm công tác giáo dục Mở đầu
Trang 3bài diễn ca năm 1942 Bác Hồ đã nhắc nhở: “ Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích
nước nhà Việt Nam”.
Chính vì lẽ đó mà tôi đã tìm tòi, học hỏi để tìm ra “Một số giải pháp dạy học theo
hướng tích cực môn Lịch sử lớp 5” Nhằm làm cho việc học tập của các em trở nên lý
thú, gắn bó với thực tiễn và phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của các em Để phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo, theo phương pháp đổi mới “ Lấy học sinh làm trung tâm” thay đổi thói quen học tập thụ động theo hình thức bấy lâu nay giáo viên chúng ta thường
áp dụng như: “ Cô giảng trò chép và về nhà học thuộc” nhằm để trả bài để lấy điểm, ghi nhớ máy móc, đó là “ Học vẹt” học xong là quên ngay theo hướng học để lấy điểm
mà các em bị gò ép Đó cũng là lý do để tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải
pháp dạy học theo hướng tích cực môn Lịch sử lớp 5”.
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I- Cơ sở lý luận:
Đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học là cả một vấn đề rất quan trọng, đây là con đường giúp học sinh tiếp cận với tri thức mới Nhằm thay đổi phương pháp học tập của học sinh từ xưa tới nay là: “ Thầy giảng - trò nghe; Thầy đọc- trò chép” ghi nhớ máy móc Theo quan niệm dạy học mới, dạy học là quá trình phát triển, là quá trình học sinh tự khám phá, tự tìm ra chân lý
Cũng như các môn học khác, phương pháp dạy học lịch sử cũng đổi mới theo định hướng đó Tuy vậy, cần xem xét những yếu tố đặc trưng của bộ môn Mà đặc trưng nổi bật của nhận thức lịch sử là con người không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về quá khứ Mặt khác, lịch sử là những việc đã diễn ra, là hiện thực đã tồn tại trong quá khứ, là tồn tại khách quan không thể phán đoán, suy luận để biết lịch sử Vì vậy, nhiệm vụ
Trang 4đầu tiên, tất yếu của việc dạy lịch sử là tái tạo lịch sử, tức là cho học sinh tiếp nhận những thông tin từ sử liệu, tiếp xúc với những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ, tạo ra ở học sinh những hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử Những biểu tượng về con người và hành động của họ trong bối cảnh thời gian, không gian xác định, trong những điều kiện lịch sử cụ thể Vậy tái tạo lịch sử bằng những phương thức nào?
Trước hết phải kể đến lời nói sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên Đó là tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử
II- Cơ sở thực tiễn:
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy: Chất lượng giảng dạy môn lịch sử
ở trường Tiểu học còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với đặc trưng của môn lịch sử Dạy học còn nặng về giảng giải lý thuyết, giáo viên nêu câu hỏi học sinh trả lời Giáo viên thường dùng phương pháp hỏi – đáp Vì vậy, học sinh tiếp thu bài một cách thụ động, dẫn đến học sinh chán học, giáo viên ít đầu tư cho môn học này Chính vì thế mà vấn đề tôi đưa ra nghiên cứu ở đề tài này chỉ tập trung giải quyết một số phương pháp dạy - học môn lịch sử lớp 5 theo hướng tích cực
Trước khập khiễng giữa yêu cầu và thực tế đó, vấn đề phương pháp giảng dạy là một vấn đề được nhiều người quan tâm Do đó, tôi mạnh dạn đầu tư suy nghĩ, tìm tòi nghiên cứu và quyết định chọn hướng đi mới trong giờ dạy lịch sử lớp 5 để nâng cao hiệu quả
III- Các giải pháp chủ yếu:
Trang 51- Điều tra, khảo sát:
Sau khi đi đến quyết định nghiên cứu để tìm hướng đi cho phương pháp dạy học lịch sử lớp 5 theo hướng tích cực, tôi bắt đầu lên phương án, kế hoạch cho việc điều tra, khảo sát một số giáo viên và học sinh
- Về phía giáo viên: Khi được hỏi về phương pháp dạy học môn lịch sử, đa số giáo viên chỉ trả lời là chủ yếu dùng phương pháp hỏi - đáp để học sinh tìm hiểu và rút ra được nội dung bài học Còn về kiến thức lịch sử thì chưa được tìm hiểu sâu sắc về ý nghĩa của
sự kiện và nhân vật tiêu biểu của Lịch sử của từng giai đoạn đó
- Về phía học sinh: Hầu hết các em khi được hỏi đều trả lời là không thích học lịch
sử Tôi hỏi vì sao? Các em đều trả lời là làm sao mà nhớ hết được các thời gian và các cột mốc diễn ra các sự kiện, hơn nữa khi tôi hỏi thì học sinh tìm ở trong SGK và trả lời, song
về đến nhà là quên ngay Trước những vấn đề đó thì tôi có những giải pháp đưa ra các tiêu chí giải pháp khi dạy học sau đây
2- Các tiêu chí chọn giải pháp dạy môn lịch sử:
- Đổi mới phương pháp dạy lịch sử ở trường Tiểu học là quá trình áp dụng phương pháp dạy học hiện đại vào nhà trường, trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực của phương pháp dạy học truyền thống nhằm thay đổi cách thức, phương pháp học tập của học sinh: Chuyển từ học tập thụ động, ghi nhớ kiến thức là chính sang học tập tích cực, chủ động sáng tạo, chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn Để đổi mới phương pháp học tập của học sinh tất nhiên phải đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên Đổi mới phương pháp dạy học là quá trình:
Trang 6- Chuyển từ giáo dục truyền thụ một chiều, học tập thụ động, chủ yếu là ghi nhớ kiến thức để đối phó với thi cử sang học tập tích cực, chủ động sáng tạo, chú trọng hình thành năng lực tự học dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn, tổ chức của giáo viên
- Đổi mới hình thức tổ chức dạy học, làm cho việc học tập của học sinh trở nên lý thú, gắn với thực tiễn, gắn với cuộc sống; kết hợp dạy học cá nhân với dạy học theo nhóm nhỏ, tăng cường sự tương tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa học sinh trong quá trình học tập
* Muốn làm tốt được những vấn đề trên việc đầu tiên người giáo viên phải đưa ra được một “mô hình dạy học” theo quan điểm đổi mới Tôi xin đưa ra “mô hình dạy học” theo quan điểm đổi mới như sau:
a) Định hướng mục tiêu, xác định nhiệm vụ học tập:
Muốn định hướng mục tiêu, xác định nhiệm vụ học tập được tốt phần nêu vấn đề của giáo viên phải đạt được cácc yêu cầu sau:
+ Lời dẫn phải súc tích, giàu tính khái quát và giàu hình ảnh
+ Phải đề cập tới cốt lõi của bài học
+ Tạo ấn tượng, gợi trí tò mò của học sinh
b) Tổ chức cho học sinh tiếp cận các nguồn sử liệu:
- Việc tổ chức cho học sinh tiếp cận các nguồn sử liệu (Kênh chữ, kênh hình) trong SGK, giúp các em có những hình ảnh cụ thể về sự kiện, nhân vật lịch sử Đây là khâu cực kỳ quan trọng của quá trình nhận thức lịch sử Bởi nếu không dựa trên các hình ảnh của sự kiện thì học sinh không thể nhận thức được tư duy Ở bước này có thể thực hiện bằng các biện pháp sau:
Trang 7+ Giáo viên trình bày các sự kiện, nhân vật bằng phương pháp tường thuật, miêu
tả, kể chuyện kết hợp với các phương pháp trực quan để học sinh thấy rõ được hình ảnh quá khứ
+ Học sinh làm việc với các sự kiện được trình bày trong SGK
c) Tổ chức cho học sinh làm việc, tự giải quyết các nhiệm vụ học tập:
- Bước 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc, tự giải quyết các nhiệm vụ học tập mà bản thân đã nêu ở đầu giờ học hoặc đầu mỗi phần bài học
- Bước 2: Học sinh có thể trình bày ý kiến các nhân (Viết hoặc nói) cũng có thể trao đổi, thảo luận trong nhóm để rút ra những ý kiến chung
d) Kết luận vấn đề:
- Giáo viên cho học sinh nhận xét đánh giá những ý kiến cá nhân hoặc nhóm xem các bạn nói đúng hay sai, cần bổ sung thêm gì không ? Sau đó giáo viên kết luận:
+ Khẳng định những kết quả học tập của những học sinh
+ Chốt lại những vấn đề cần nắm chắc của bài học
+ Tuyên dương những học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Dựa vào mô hình bài học và nội dung bài học giáo viên sẽ đưa ra được các hình thức dạy học phù hợp, linh hoạt Nội dung cụ thể trong SGK môn Lịch sử lớp 5 chủ yếu đưa ra hai loại bài cơ bản đó là:
+ Loại bài cung cấp kiến thức mới
+ Loại bài ôn tập tổng kết
- Loại bài cung cấp kiến thức mới đề cập tới các nội dung:
+ Tình hình kinh tế - chính trị, văn hoá - xã hội
Trang 8+ Hoạt động của một số nhân vật lịch sử
+ Các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến thắng, chiến dịch, tiến công
3- Các giải pháp dạy học các dạng bài theo hướng tích cực:
a) Bài học có nội dung về tình hình kinh tế- chính trị, văn hoá- xã hội
( Trong chương trình lớp 5 là các bài: bài 4; bài 12; bài 13; bài 16; bài 19; bài 21; bài 27 và bài 28)
* Dạng bài này có nhiều ở phần Lịch sử lớp 5, nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở nước ta sau mỗi thời kỳ(giai đoạn nhất định) Để dạy tốt dạng bài này giáo viên cần:
- Phải mô tả được: Tình hình nước ta (cuối thời kỳ hay sau thời kỳ nào đó) như thế nào? tình cảnh đất nước, chính quyền, cuộc sống của nhân dân như thế nào?
- Trong tình cảnh đó chính quyền (hay nhân dân, nhân vật lịch sử) đã làm gì, làm như thế nào?
- Kết quả của việc làm đó
- Vì vậy, khi dạy loại bài này giáo viên triệt để sử dụng phương tiện trực quan: tranh ảnh, kênh hình kết hợp với mô tả sinh động nhằm tái tạo hình ảnh sinh động về sự kiện, hiện tượng, rèn luyện kỹ năng mô tả, nhận xét, đánh giá, so sánh, cảm nhận và liên
hệ để học sinh thấy rõ giá trị văn hoá nghệ thuật trong đời sống tinh thần
Ví dụ: Khi dạy bài “Vượt qua tình thế hiểm nghèo” giáo viên phải giúp học sinh
nắm được:
Trang 9- Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám như thế nào? (Khó khăn chồng chất: Các đế quốc, các thế lực phản động chống phá cách mạng; lũ lụt, hạn hán, nông nghiệp đình đốn dẫn tới nạn đói, nạn dốt )
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm gì để giải quyết nạn đói, nạn dốt và giặc ngoại xâm? (Lập “ Hũ gạo cứu đói”, tổ chức “ Ngày đồng tâm”, Kêu gọi tăng gia sản xuất với khẩu hiệu: “ Không một tấc đất bỏ hoang!”, “ Tấc đất tấc vàng”, Phát động “ Tuần lễ vàng” Phát động phong trào xoá nạn mù chữ; Ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo )
- Kết quả của những biện pháp đó là gì? ( Từng bước đẩy lùi giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm)
b) Dạng bài có nội dung về nhân vật lịch sử: ( Trong chương trình SGK- Lịch sử lớp 5,
Dạng bài này có ở các bài: bài 1; bài 2; bài 5; bài 6)
- Ở dạng bài này, trong chương trình Tiểu học lớp 5 không giới thiệu Tiểu sử của các nhân vật, mà thông qua những sự kiện cơ bản trong sự nghiệp của các nhân vật để làm sáng tỏ lịch sử dân tộc Như vậy, nhân vật lịch sử bao giờ cũng gắn liền với sự kiện lịch sử Giáo viên phải biết khai thác tốt các sự kiện để làm nổi bật những hoạt động và công lao to lớn của nhân vật
- Khi dạy những bài này giáo viên cần lưu ý một số điểm cơ bản sau:
+ Mỗi một bài đều có hình ảnh ( Tranh vẽ hoặc chân dung) nhân vật lịch sử để giúp học sinh biết những diện mạo cũng như hình thức bên ngoài của nhân vật Giáo viên cần
sử dụng và khai thác tốt những bức ảnh này để phục vụ nội dung bài học
+ Khi trình bày về nhân vật, phải cho học sinh biết nhân vật lịch sử đó là người như thế nào? (Sinh ra khi nào? Ở đâu ? làm gì ? có đặc điểm, tính cách gì nổi bật )
Trang 10+ Phải mô tả và tường thuật (hay kể lại) những hoạt động của họ để làm cơ sở cho việc đánh giá khách quan, công lao của các nhân vật đó đối với lịch sử
+ Trên cơ sở khai thác những nội dung đó, giáo viên tiến hành giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh về lòng biết ơn, sự khâm phục, kính trọng đối với nhân vật lịch sử
+ Thông thường đối với dạng bài này giáo viên nên sử dụng các phương pháp như
kể chuyện, sắm vai Giáo viên có thể vừa là người dẫn chuyện, trực tiếp kể chuyện có thể là người dẫn dắt, gợi ý giúp học sinh nắm vững cốt truyện Ngoài ra có thể cho học sinh sắm vai
Ví dụ: Khi dạy bài “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước” giáo viên có thể dùng
nhiều phương pháp như:
- Phương pháp kể chuyện: Tìm hiểu về quê hương và thời niên thiếu của Bác.
- Phương pháp sắm vai: Ở cuộc gặp gỡ giữa Nguyễn Tất Thành và anh Lê.
c) Dạy học các bài có nội dung đề cập tới các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến thắng, chiến dịch, phản công, tiến công
- Đây là loại bài có nội dung hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của học sinh Do đó, giáo viên phải tái hiện sự kiện sinh động cụ thể Sử dụng câu hỏi về sự phát sinh của sự kiện: Nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp hay hoàn cảnh, bối cảnh lịch sử của sự kiện Đây là một đặc điểm tư duy lịch sử cần hình thành từng bước cho học sinh
- Mặt khác, đối với loại bài này phần quan trọng nhất là trình bày diễn biến, phát triển của sự kiện lịch sử Vì vậy phải cho học sinh nắm vững mốc thời gian bắt đầu diễn
ra sự kiện, địa danh, nhân vật lịch sử, các đường tiến công, diễn biến trận đánh bằng cách nêu vấn đề, câu hỏi hoặc có trình chiếu bằng tivi
Trang 11- Sau phần diễn biến là hướng dẫn học sinh tìm hiểu kết quả sự kiện đó và rút ra ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm Đối với loại bài này giáo viên giúp học sinh nhận thức mối quan hệ nhân quả của sự kiện, thắng lợi hay thất bại đều có ảnh hưởng nhất định đối với lịch sử
- Với dạng bài này (trong sách giáo khoa là các bài: Bài 3, bài 7, bài 8, bài 9, bài
14, bài 15, bài 17, và bài 20) thì miêu tả, tường thuật kết hợp với trực quan là những phương pháp trình chiếu qua tivi chủ đạo Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tự tìm hiểu về tư liệu lịch sử rồi mô tả, tường thuật lại diễn biến của sự kiện, giáo viên có vai trò
hỗ trợ, bổ sung giúp học sinh tái hiện lại lịch sử, xây dựng lại biểu tượng lịch sử một cách hoàn chỉnh hơn
Ví dụ: Khi dạy bài “ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” giáo viên cần kết hợp
trực quan với tường thuật để tái hiện 3 đợt tấn công của quân ta vào Điện Biên Phủ (Sử dụng lược đồ hoặc mô hình chiến dịch Điện Biên Phủ - giáo viên vừa tường thuật vừa chỉ trên lược đồ) chẳng hạn:
d) Dạng bài ôn tập, tổng kết:
- Đây là loại bài học nhằm hệ thống hoá và cũng cố lại những kiếm thức đã học cho học sinh sau mỗi một thời kỳ ( giai đoạn lịch sử), giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản, nhận thức lịch sử một cách sâu sắc, toàn diện hơn Đối với loại bài này giáo viên cần chuẩn bị chu đáo cho học sinh, lựa chọn phương pháp phù hợp để mạng lại hiệu quả tiết dạy cao Đặc biệt giáo viên dựa vào câu hỏi trong SGK, thiết kế hệ thống câu hỏi cho học sinh chuẩn bị trước, Trong tiến trình dạy học, giáo viên phải thu hút học sinh vào công việc, phát huy cao nhất tính tích cực của học sinh trong việc trao đổi những câu hỏi mà giáo viên đặt ra, thực hiện các công việc như vẽ sơ đồ, lập bảng niên biểu, thống kê, tìm