Phân tích các nhóm sinh thái

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học cá và đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi cá ở vùng ven biển cửa sông Thuận An, Thừa Thiên Huế (Trang 48)

a) Cá nổi – cá đáy

Theo chiều thẳng đứng (theo cột nƣớc), vùng cửa sông Thuận An có 33 loài cá nổi, chiếm 20 % tổng số loài, thuộc 9 họ, 4 bộ; 131 loài cá đáy, chiếm tổng số 80% tổng số loài thuộc 51 họ, 12 bộ (Phụ lục 1). Theo đó, hai bộ có

41

tất cả các loài thuộc nhóm cá nổi là bộ cá Trích (Clupeiformes) và bộ cá Nhái (Beloniformes); 1 bộ cá có đại diện cả nhóm cá nổi và nhóm cá đáy là bộ cá Vƣợc (Perciformes); 11 bộ còn lại chỉ có đại diện là cá đáy.

Về cá nổi: họ cá Trích (Clupeidae) có số lƣợng loài cao nhất là 9 loài, tiếp theo là họ cá Khế (Carangidae) có 7 loài, họ cá Kìm (Hemiramphidae) có 3 loài; các họ còn lại chỉ có 1 đến 2 loài.

Về cá đáy: họ cá Liệt (Leiognathidae) có 11 loài, tiếp đến là họ cá Bống trắng (Gobiidae) có 9 loài, các họ cá Đối (Mugilidae), họ cá Mú (Serranidae), họ cá Nóc (Tetraodontidae) có 7 loài.

b) Các nhóm sinh thái theo nguồn gốc

Về mặt sinh thái, trong tổng số 164 loài cá đã xác định đƣợc có thể chia làm 4 nhóm theo nguồn gốc khác nhau nhƣ sau:

- Nhóm cá nƣớc ngọt: số lƣợng loài cá nƣớc ngọt không nhiều, có 10 loài (6,1% tổng số loài). Đại diện cho nhóm này là những loài thuộc họ cá Ngạnh (Bagridae), họ cá Chép (Cyprinidae), hay một số loài thuộc họ cá Bống trắng nhƣ cá Bống cát (Glossogobius giuris ), cá Bống (G. brunroides).

- Nhóm cá nƣớc mặn: Chiếm ƣu thế với 95 loài (chiếm 57,3% tổng số loài). Có thể nói đây là những loài có khả năng thích nghi với môi trƣờng có nồng độ muối luôn biến đổi. Đại diện cho nhóm cá này có các loài thuộc họ cá Bơn (Cynoglossidae), họ cá Trích (Clupeidae), họ cá Khế (Carangidae), cá Mú (Serranidae) [15,26,27,28,29,30,36,37,41].

- Nhóm cá cửa sông chính thức: trong số 164 loài cá đã xác định đƣợc tại vùng nghiên cứu có 59 loài thuộc cá cửa sông chính thức [35] nhƣ các đại diện thuộc họ cá Kìm (Hemiramphidae), họ cá Ngãng (Leiognathidae), họ cá Đù (Sciaenidae),...Những đại diện chính của nhóm này là các loài cá Mòi đƣờng (Albula vulpes), cá khoai (Harpodon nehereus), cá Kìm chấm

42

(Hyporhamphus limbatus ), cá Kìm mõm dài (Rhynchorhamphus georgii ); hầu hết các loài thuộc họ cá Căng (Teraponidae), họ cá Bống trắng (Gobiidae), một số loài thuộc họ cá Liệt (Leiognathidae ) … Phần lớn chúng là cá cỡ nhỏ, sống đáy. Nhiều loài sống ổn định trong vùng, nhiều loài tiến hành di cƣ kiểu biển – sông (anodromy) hoặc sông biển (catadromy). Một số loài coi vùng cửa sông là nơi bắt đầu một giai đoạn của đời sống, còn khi sinh sản thì phải rời vùng cửa sông ra biển (Mugil) hay vào nƣớc ngọt (nhƣ loài

Lates calcarifer) [38].

- Nhóm cá di cƣ: Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển cá thể mà một số loài cá thuộc nhóm cá nƣớc mặn hoặc cá cửa sông chính thức có hiện tƣợng di cƣ đến những vùng nhất định để hoàn thành một khâu nào đó trong đời sống của mình. Vùng ven biển cửa sông Thuận An nằm trong vùng ven bờ nhiệt đới, nên chỉ gặp 2 nhóm cá di cƣ. Số đông loài thuộc nhóm cá di cƣ kiếm ăn. Một số khác của khu hệ cá có hiện tƣợng di cƣ sinh sản, ví dụ: cá Mòi cờ (Clupanodon thrissa) khi sinh sản lại rời vùng cửa sông đến nơi nƣớc ngọt để sinh sản [38].

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học cá và đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi cá ở vùng ven biển cửa sông Thuận An, Thừa Thiên Huế (Trang 48)