Thực trạng khai thác và môi trƣờng thủy sản

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học cá và đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi cá ở vùng ven biển cửa sông Thuận An, Thừa Thiên Huế (Trang 53)

3.3.1.1. Các loại nghề truyền thống khai thác thủy sản trên khu vực ven biển cửa sông Thuận An

Hiện nay tại khu vực ven biển cửa sông Thuận An có khoảng 2 vạn ngƣ cụ thuộc 20 loại nghề khác nhau đang hoạt động. Đó là các nghề: sáo, đáy, lƣới chìm, lƣới bạc, lƣới rê đáy, rớ, te, rảo, lƣới rùng, câu, đâm cá, cào…Nhân dân địa phƣơng dựa vào quy mô, giá trị, năng suất khai thác để phân làm 2 loại nghề truyền thống là đại nghề và tiểu nghề. Số liệu thống kê trong Bảng

46

8 cho thấy tình hình khai thác ở khu vực ven biển cửa sông Thuận An bao gồm cả phần tiếp giáp với phá Tam Giang – Cầu Hai.

Bảng 8. Các loại ngƣ cụ và năng suất bình quân khai thác

thủy sản trong đầm phá Tam Giang và vùng ven biển cửa sông Thuận An

STT

Các loại ngƣ cụ Tần số

hoạt động Sản lƣợng trung bình

Tên gọi Số lƣợng Đ.v tính Ngày hoặc lần/năm Kg/lần/ ngƣ cụ Tấn/năm 1 Sáo 1.529 trộ 150 4 - 6 917,4 - 1376 2 Lƣới đáy 1.874 vàng 150 2 - 4 562,2- 1124,4 3 Rê mắt lớn 917 vàng 150 2 - 4 275,1 - 550,2 4 Rê mắt nhỏ 1.487 vàng 100 2 - 3 297,4 - 446,1 5 Rê tôm 979 vàng 100 2 - 3 195,8 - 293,7 6 Lƣới bén 1.250 vàng 100 2 - 3 250,0 - 375,0 7 Rớ 173 vàng 100 2 - 3 34,6 - 59,1 8 Lƣới dãy 101 vàng 100 3 - 5 30,3 - 50,5

47 9 Lƣới cua 304 vàng 50 3 - 5 45,6 - 70,0 10 Lƣới rùng 29 vàng 30 10 - 15 8,7 - 13,1 11 Chôm 411 trộ 10 15 - 20 61,7 - 82,2 12 Te máy 289 Cái 20 30 - 50 173,4 - 289,0 Tổng 12 loại 9.343 vàng 1.060 77 - 122 2.651- .628

(Nguồn: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thừa Thiên Huế)

+ Nghề sáo

Năng suất thu hoạch bình quân một đêm khoảng 3 - 5 kg tôm cá có giá trị từ 120.000 - 200.000 đồng. Vào những mùa mƣa lũ, sản lƣợng tăng gấp đôi.

Cá tôm của nghề sáo thƣờng đựơc thu hoạch vào đầu hôm và sáng sớm . Thành phần loài thƣờng gặp là cá Bống , cá Dìa, cá Mòi, cá Kình, cá Ong, cá Móm… và Tôm , Cua. Sản lƣợng thu hoạch trƣớc đây (1980) trung bình đạt 20 - 25 kg tôm cá/ ngày đêm, nay chỉ còn la ̣i 3 - 4 kg tôm cá/ ngày đêm.

Nhìn chung, việc khai thác bằng sáo ít tốn sức lao động . Hàng năm phải thay 1/3 số tay sáo, tái đầu tƣ khoảng 1 triệu - 1,5 triê ̣u/năm/trô ̣. Hiện nay sáo đƣợc làm bằng lƣới mùng nilon có mắt lƣới rất dày không những bắt hết các loại thủy sản nhỏ, thủy sản con mà còn cản trở dòng chảy trong đầm phá ảnh hƣởng rất lớn tới nguồn lợi.

+ Nghề đáy

Nghề đáy khá đặc trƣng cho khu vực đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế. Nghề này phụ thuộc vào con nƣớc ròng của thủy triều, kết hợp với dòng cháy

48

sông từ đầm phá ra biển hoặc sự dâng lên của thủy triều. Vì thế nghề này thƣờng gặp ở các thủy vực dạng sông hơn các thủy vực dạng đầm. Nghề đáy thƣờng chỉ hoạt động đƣợc ở vùng gần cửa Thuận An (196 vàng) và các vùng có dòng chảy mạnh ở Tam Giang, Thủy Tú… Tổng số đáy hiện nay có trên khu vực khoảng 1874 vàng. Mỗi vàng đáy có giá tiền đầu tƣ trung bình 1,5 triê ̣u. Mỗi gia đình làm nghề này có tƣ̀ 3 - 5 vàng.

Những ngày trong tháng khai thác đƣợc nhiều tôm, cá là ngày chính nƣớc, thƣờng là ngày mồng 1 đến mồng 6 và từ 15 đến 20 âm lịch hàng tháng có nƣớc chảy mạnh. Các ngày khác (ngày ƣơn nƣớc) nƣớc chảy chậm, cá ít đóng hơn.

Sản lƣợng trung bình của một miệng đáy khoảng 2 - 4 kg tôm cá. Nghề đáy khai thác chủ yếu là tôm và cá.

Nghề đáy khai thác cũng đƣợc gọi là đại nghề vì tiền mua đáy lớn và sản lƣợng thu hoạch cũng khá cao.

+ Nghề lƣới bạc. Gồm các loại lƣới sau: - Nghề lƣới rê

Nghề này hoạt động khắp trên đầm phá cửa sông, ven biển. Tập trung nhiều ở bờ Tây Nam đầm Cầu Hai, đầm Sam và ngã ba cửa Thuận An. Lƣới rê thả ở tầng đáy vào các đêm trăng lặng gió. Mùa vụ hoạt động từ tháng giêng đến tháng 7 âm lịch, chủ yếu vào các đêm mùa Hè. Một vàng lƣới trung bình gồm 10 tay, dài chừng 500 sải, có mắt lƣới a = 7 - 10 mm. Trị giá 1 vàng cỡ lớn khoảng 3 triệu đồng, loại nhỏ khoảng 1 triệu đồng. Hiện nay trên đầm phá có khoảng 3383 vàng rê các loại.

Sản lƣợng khai thác của nghề rê dao động từ 2 - 5 kg cá/đêm hoặc ngày. Những ngày đẹp nƣớc của lƣới rê là những ngày sáng trăng hoặc tối trời, thƣờng từ ngày mồng 10 đến 17 hoặc 25 - mồng 2 âm lịch. Năng suất có thể đạt từ 6 - 8 kg/vàng/đêm.

49

Lƣới rê chủ yếu bắt tôm cá có kích thƣớc vừa và lớn, nhƣ cá mòi, cá bống, cá móm, cá hanh, cá dìa, cá thát lát, tôm sú, tôm đất…Gần đây ngƣời ta kết cả loại lƣới rê mắt nhỏ để bắt cả cá và tôm con.

- Nghề lƣới bén

Nghề lƣới bén cũng giống nghề lƣới rê, song lƣới bén đánh cá ban ngày là chính và đánh cá trên tầng mặt. Lƣới bén phân ra thành nhiều loại tùy thuộc vào mắt lƣới và độ dài. Độ dài loại lớn khoảng 500 sải và loại nhỏ khoảng 200 sải; chiều cao không quá một cánh tay (50 - 80 cm); mắt lƣới thƣờng dao động 10 - 40mm. Mỗi vàng lƣới tri ̣ giá khoảng 1 - 1,2 triê ̣u/vàng.

Hiện nay có khoảng 1.250 vàng đang hoạt động trên khu vực đầm phá ven biển Thuận An. Ngƣ dân thả giăng nổi lƣới ngang mặt nƣớc để đón cá. Ngƣời ta thƣờng dùng thanh tre gõ vào mạn thuyền để đuổi cá vào mắt lƣới. Năng suất bình quân đạt 2-3 kg cá/vàng/ngày.

3.3.1.2. Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản ở khu vực ven biển, cửa sông Thuận An hiện nay

Theo thống kê của chúng tôi, kết hợp với những thông tin của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy Sản Thừa Thiên Huế, hiện nay số dân sống quanh vùng ven biển cửa sông Thuận An khai thác thủy sản là 125.000 nhân khẩu. Số lao động đánh bắt thủy sản đầm phá là 11.400 ngƣời, nằm trong 34.890 hộ, trong đó hơn 1.500 hộ sinh sống trên thuyền và khai thác di động. Tổng số thuyền máy vốn có trong toàn tỉnh là 2.500 chiếc, trong đó tập trung khai thác đầm phá là 1.100 chiếc, đạt 44,4%. Tuy nhiên công suất của thuyền máy hoạt động trên đầm phá thấp, chỉ từ 6 - 15 sức ngựa, trong đó thuyền khai thác biển đạt từ 12 - 32 sức ngựa. Đó là chƣa kể các loại thuyền, xuồng chèo mà hộ ngƣ dân nào cũng có để khai thác thủy sản trên đầm phá và vùng ven biển, cửa sông.

50

Ngƣ cụ khai thác khá đa dạng , chủ yếu là các loại nghề cổ truyền và lạc hậu, gồm trên 20 loại khác nhau, trong đó chủ yếu 13 loại với số lƣợng gần một vạn vàng lƣới cho năng suất cao và vốn đầu tƣ lớn. Từ những số liệu nêu trên, chúng ta thấy, cứ bình quân 1 ha mặt nƣớc, có 5 ngƣời dân và 2 loại ngƣ cụ khác nhau và tính ra cứ 20 ha mặt nƣớc có 1 thuyền máy, 4 thuyền chèo tay hoạt động khai thác thủy sản. Đó là sức ép nặng nề của con ngƣời đang từng ngày, từng giờ đè nặng lên khu vực cửa sông này, làm nguồn lợi ngày một suy giảm. Cần phải có biện pháp kịp thời cho vấn đề bảo vệ, khai thác hợp lí và phát triển bền vững nguồn tài nguyên tái tạo của khu vực.

Bên cạnh hoạt động khai thác thủy sản, ở vùng ven biển cửa sông Thuận An còn có hoạt động nuôi trồng thủy sản. Sản lƣợng khai thác và nuôi trồng thủy sản có xu hƣớng tăng lên từ năm 2003 – 2008 (Bảng 9).

Bảng 9. Sản lƣợng thủy sản ở vùng ven biển, cửa sông Thuận An

Đơn vị: tấn

Năm Tổng số Khai thác Nuôi trồng

2003 24.423 19.422 5.001 2004 25.994 20.347 5.647 2005 28.460 22.164 6.296 2006 31.807 24.070 7.737 2007 33.421 25.085,5 8.335,3 2008 38.860 28.000 10.860

Nguồn: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thừa Thiên Huế

- Nguồn thu từ các hoạt động thủy sản, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản có vị trị quan trọng và đóng vai trò chủ yếu trong thu nhập của các hộ ngƣ

51

dân. Tuy nhiên, các nghề phụ và dịch vụ cũng đã dần xác định đƣợc chỗ đứng cần thiết trong các hoạt động sinh kế của dân cƣ trong vùng.

- Theo bảng 9, tổng sản lƣợng khai thác thủy sản hàng năm không giảm từ năm 2003 đến năm 2008, đặc biệt là sản lƣợng tôm đất tự nhiên, ghẹ, cá nhỏ các loại... nhƣng năng suất suy giảm nghiêm tro ̣ng , điều này đã làm giảm thu nhập đáng kể ở các hộ ngƣ dân. Mặt khác, do chất lƣợng môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm đã gây thất thu đối với loại hình nuôi ao đất nhƣ: tôm sú, cá chẽm… ảnh hƣởng đến thu nhập của các hộ ngƣ dân dẫn đến nguy cơ tái nghèo.

- Hiệu quả của các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản ở khu vực nghiên cứu chứng tỏ mối liên quan và gắn bó chặt chẽ với những biến động của môi trƣờng và tài nguyên sinh học của khu vực, cảnh báo thực trạng hệ ven biển cửa sông ở đây đang đứng trƣớc nguy cơ không bền vững do vƣợt quá khả năng tái sinh quần thể , khả năng tự làm sạch môi trƣờng và tự điều chỉnh cân bằng của hê ̣ sinh thái.

3.3.2.Thách thức đối với nguồn lợi cá ở vùng ven biển cửa sông Thuận An

- Sự suy giảm dinh dƣỡng ở vùng ven biển cửa sông Thuận An do thực hiện các dự án xây hồ, đập chứa nƣớc ở thƣợng nguồn.

- Khai thác và nuôi trồng quá mức: hiện tại khai thác quá mức rõ ràng đã gây suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi thủy sản. Sức ép về kinh tế và dân số tiếp tục gia tăng mối đe doạ này. Phƣơng thức nuôi lồng, nuôi chắn sáo có khả năng phát triển tự phát ở quy mô rộng trong tƣơng lai sẽ gây cản trở giao thông thủy, lƣu thông nƣớc, gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc và dịch bệnh, sẽ tác động xấu trở lại lên chính ngành thủy sản. Nuôi trồng thủy sản không đƣợc quản lý chặt chẽ gây suy giảm năng suất và chất lƣợng sản phẩm . Thức ăn nuôi thừa thƣờng gây ra phú dƣỡng và khi điều kiện thuận lợi sẽ có hiê ̣n tƣợng tảo nở hoa đặc biệt là các khu vực thuộc đầm phá.

52

- Tài nguyên cạn kiệt: Đây là hậu quả đƣợc ghi nhận nghiêm trọng nhất trên phá Tam Giang và khu vực cửa sông Thuận An, biểu hiện là phá hủy vĩnh viễn làm mất hoặc làm giảm đi diện tích bề mặt của một số hệ sinh thái nhƣ: rừng ngập mặn, cỏ biển và các loài thực vật ven bờ để lấy diện tích nuôi trồng thủy sản hay để xây dựng các công trình, dƣ̣ án kinh tế khác. Khi các hệ sinh thái này suy giảm cũng làm mất đi môi trƣờng sống, sinh sản và phát triển của các loại ấu trùng, các loại tôm, cá...khiến cho tài nguyên sinh vật trong vùng suy giảm mạnh . Nguyên nhân đƣợc xem là tác động trực tiếp làm cho tài nguyên nơi đây ca ̣n kiệt đó là việc khai thác thủy sản quá mức bằng các phƣơng tiện hủy diệt nhƣ: lƣới mắt nhỏ, dã cào, xung điện... đã làm tuyê ̣t chủng hoặc suy giảm nghiêm trọng các loài sinh vật đáy và sinh vật nổi trong phá. Mặt khác, việc qui hoạch nuôi trồng thủy sản không hợp lý diễn ra trong thời gian qua, rồi môi trƣờng đầm phá bị ô nhiễm cũng tác động làm cho một số loài sinh vâ ̣t vùng nghiên cứu gần nhƣ biến mất. Ví dụ: Nhê ̣ch, Vẹm xanh, Bào ngƣ, Cá mòi cờ hoa,...

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học cá và đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi cá ở vùng ven biển cửa sông Thuận An, Thừa Thiên Huế (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)