Thách thức đối với nguồn lợi cá vùng cửa sông Văn Úc

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học cá và đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lợi cá ở cửa sông Văn Úc (Trang 60)

3.6.4.1. Khai thác quá mức

Có thể nói, đây đƣợc xem là thách thức lớn nhất với nguồn lợi thuỷ hải sản vùng cửa sông Văn Úc nói chung và nguồn lợi cá nói riêng. Số lƣợng tàu thuyền có công suất nhỏ vẫn chiếm tỉ lệ cao, hoạt động của những tàu thuyền này chủ yếu là gần bờ. Đặc biệt, các tàu vẫn còn khai thác cả các loài cá trong giai đoạn còn non. Tỉ lệ cá tạp, cá con trong các mẻ lƣới rất cao. Sản lƣợng đánh bắt tuy tăng nhƣng chất lƣợng sản phẩm không tăng mà còn giảm đi. Theo thống kê của Ủy Ban Nhân Dân huyện Tiên Lãng, trong các cửa sông, trung bình có từ 20-30 cỗ lƣới đáy, từ 100-150 thuyền sử dụng lƣới vùi với chiều dài từ 500-1500m quây lấy rừng ngập mặn để bắt tôm cá theo thủy triều rút ra biển.

Các chủ phƣơng tiện khai thác chủ yếu tự phát và theo kinh nghiệm. Số lƣợng tàu thuyền có công suất nhỏ ngày càng nhiều. Toàn khu vực có 246 chiếc tàu thuyền (của cả hai xã ven cửa sông) có công suất nhỏ hơn 20Cv tham gia khai thác trên khu vực cửa sông Văn Úc và hầu nhƣ những tàu thuyền có công suất nhỏ này lại chƣa đƣợc đăng kiểm nên việc kiểm soát của huyện với các chủ hộ này gặp nhiều khó khăn.

3.6.4.2. Khai thác mang tính huỷ diệt nguồn lợi

Trƣớc đây các ngƣ dân trong khu vực cửa sông Văn Úc vẫn sử dụng phổ biến các phƣơng tiện và cách thức mang tính huỷ diệt nguồn lợi cá, hiện nay tình trạng sử dụng các công cụ mang tính hủy diệt đã giảm nhờ chính quyền địa phƣơng tuyên truyền tốt. Mặc dù vậy, vẫn còn hiện tƣợng sử dụng các loại chài, lƣới mắt nhỏ đánh bắt cá bé chƣa đạt kích thƣớc khai thác hay dùng các hoá chất độc không chỉ gây chết nguồn lợi mà còn gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc. Với những loại lƣới kiểu cũ không hoặc ít có khả năng bắt đƣợc nhiều cá, các ngƣ dân ở vùng còn sáng chế ra những loại lƣới mới để có thể tăng hiệu quả đánh bắt nhƣng những loại lƣới này đều có kích thƣớc mắt rất nhỏ. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc nổ, dùng xung điện hay củ điện vẫn đang diễn ra (Hình 5). Những phƣơng tiện và cách thức khai thác mang tính huỷ diệt này đã gây tác hại lớn đến nguồn lợi thuỷ hải sản của vùng, ảnh hƣởng đến khả năng tái sản xuất nguồn lợi khi mà các loài cá đang chuẩn bị quay trở lại vòng đời sinh trƣởng thì lại đã bị khai thác.

3.6.4.3.Giảm diện tích rừng ngập mặn và các bãi triều

Rừng ngập mặn và các bãi triều của vùng cửa sông Văn Úc thu hẹp đáng kể trong những năm 90 của thế kỷ trƣớc do bị chặt phá làm đầm nuôi thủy sản (Hình 7). Sau đó, nhờ có chính sách phát triển rừng ngập mặn, diện tích đã tăng lên do trồng mới trong những năm đầu thế kỷ 21 nhƣng lại suy giảm mạnh trong năm 2005 và tăng trở lại trong năm 2008 (Hình 6). Hiện nay, diện tích rừng ngập mặn tự nhiên chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là diện tích rừng trồng mới. Những khu vực rừng tự nhiên bị quai đê, đắp đập để phục vụ nuôi trồng thủy sản làm mất giá trị của rừng ngập mặn đối với môi trƣờng sống của các loài, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái cửa sông Văn Úc.

Sự biến động RNN ở các xã thuộc khu vực cửa sông Văn Úc cụ thể nhƣ sau:

Hình 6.Biến động diện tích rừng ngập mặn cửa sông Văn Úc qua các năm

Khu vực phía bắc xã Vinh Quang có diện tích rừng ngập mặn bị mất đi hoặc bị thu hẹp do phát triển nuôi trồng thủy sản từ rất sớm.

Hình 7. Chặt phá rừng ngập mặn làm suy giảm diện tích rừng, ảnh hƣởng đến nơi sinh sống của các giống loài.

3.6.4.4. Ô nhiễm nguồn nƣớc

Chất lƣợng nƣớc vùng cửa sông Văn Úc đang bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân: - Các chất thải từ tàu thuyền, trong đó quan trọng nhất là dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ. Xáo trộn nƣớc do các tàu thuyền hoạt động trong khu vực cửa sông và nƣớc thải của các con tàu, thuyền này cũng xả trực tiếp vào nƣớc làm ảnh hƣởng trực tiếp đến môi trƣờng sống của các loài sinh vật vùng cửa sông.

- Các chất thải có nguồn gốc công nghiệp: Hiện nay, vùng cửa sông Văn Úc đã, đang và sẽ có các nhà máy công nghiệp ven sông cùng với dự kiến quy hoạch khu công nghiệp Tiên Thanh và sân bay Quốc tế Tiên Lãng... Nƣớc thải từ các nhà máy sẽ đƣợc thải ra sông mang theo các kim loại nặng và các hoá chất độc hại gây ô nhiễm nặng nguồn nƣớc.

- Các chất thải sinh hoạt – nơi tập trung dân cƣ: với hệ thống các cụm dân cƣ dày đặc hai bên bờ sông, các chất thải sinh hoạt không qua xử lí và phần lớn đổ ra các con sông trôi về vùng cửa sông Văn Úc gây ô nhiễm môi trƣờng sống ảnh hƣởng nghiêm trọng đến các loài vùng cửa sông.

- Các chất gây ô nhiễm từ các hoạt động nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản: Nông nghiệp không phải là nghề chủ yếu của dân cƣ trong khu vực nhƣng hàng năm, hàm lƣợng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu thải ra các con sông trong khu vực khá lớn. Việc lạm dụng phân hoá học cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nặng môi trƣờng nƣớc vùng này. Bên cạnh đó, việc phát triển nuôi trồng thủy sản rầm rộ với hệ thống đầm nuôi không có khu xử lý nƣớc mà đổ trực tiếp vào hệ thống sông cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nƣớc khu vực cửa sông.

3.6.4.5. Công tác quản lí và ý thức ngƣời dân

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học cá và đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lợi cá ở cửa sông Văn Úc (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)