Cá là nguồn thực phẩm quan trọng trong đời sống của cộng đồng dân cƣ ven biển và là mặt hàng có giá trị kinh tế cao. Cá cung cấp protein với nhiều axit amin cần thiết cho con ngƣời. Có thể thấy rõ cá kinh tế là những loài vừa có sản lƣợng cao vừa có chất lƣợng tốt, đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng phục vụ cho nhiều lợi ích của con ngƣời, trƣớc tiên là làm thực phẩm và làm cảnh. Cá có giá trị kinh tế thƣờng đạt đƣợc một trong những yêu cầu cơ bản nhƣ [6, 8]:
- Có giá trị hàng hoá cao; - Có giá trị làm cảnh;
- Đƣợc ngƣời dân ƣa chuộng, sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày; - Có chất lƣợng thịt ngon;
- Có sinh khối lớn, dễ khai thác, sản lƣợng cao; - Có thể nuôi rộng rãi ;
- Có khả năng phân bố rộng;
Kết quả khảo sát thành phần loài cá vùng cửa sông Văn Úc cũng đã xác định đƣợc 56 loài cá kinh tế chiếm 53,85% tổng số loài (Bảng 5). Những loài cá kinh tế có sản lƣợng khai thác cao và thƣờng xuyên bắt gặp ở vùng của sông Văn Úc có thể kể đến là cá Úc (Arius thalassinus); cá Khoai (Harpadon nehereus), cá Đục bạc
(Sillago sihama); cá Tráp (Acanthopagrus sp.); cá Đù bạc (Pennahia argentata), cá
Liệt chấm (Leiognathus insidiator), cá Cơm thƣờng (Stolephorus commersonii), cá
Trích xƣơng (Sardinella gibbosa), các loài trong họ cá Mú (Serranidae)…. Hiện tại
nghề cá ven bờ huyện Tiên Lãng với phƣơng tiện chủ yếu là thuyền nan hoặc thuyền gỗ gắn máy công suất thấp, phần đông chỉ trong khoảng 10 - 20 CV. Sản lƣợng và năng suất khai thác thấp và thƣờng không ổn định. Theo thống kê từ các đợt khảo sát, và kết quả phỏng vấn trực tiếp của ngƣ dân thì càng ngày các loài cá tạp, chất lƣợng thấp càng chiếm tỷ lệ cao trong các mẻ lƣới.