CÁC NHÓM CÁ PHÂN THEO SINH THÁI

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học cá và đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lợi cá ở cửa sông Văn Úc (Trang 54)

a) Nhóm Cá nổi – cá đáy

Theo chiều thẳng đứng (theo cột nƣớc), vùng cửa sông Văn Úc có 24 loài cá nổi (23,08% tổng số loài) thuộc 6 họ và 3 bộ; 80 loài cá đáy (76,92% tống số loài) thuộc 36 họ và 12 bộ (phụ lục 1). Theo đó, 2 bộ có tất cả các loài thuộc cá nổi là bộ

cá Trích (Clupeiformes) và bộ cá Chép (Cyprinidae); 1 bộ có đại diện gồm cả cá nổi

và cá đáy là bộ cá Vƣợc (Perciformes); 10 bộ còn lại chỉ có đại diện là cá đáy.

Về cá nổi: họ cá Trích (Clupeidae) chiếm số lƣợng cao nhất với 8 loài, tiếp đến là họ cá Trỏng (Engraulidae) với 6 loài.

Về cá đáy: họ cá Bống trắng (Gobiidae) chiếm số lƣợng nhiều nhất với 17 loài, tiếp đến là họ cá Bơn cát (Cynoglosiidae) 6 loài, họ cá Đù (Sciaenidae) và họ cá đối (Mugillidae) đều có 4 loài.

b)Các nhóm cá theo nguồn gốc

Trong tổng số 104 loài cá đã xác định đƣợc, có thể chia làm 4 nhóm theo nguồn gốc khác nhau

- Nhóm cá nước ngọt: chiếm số lƣợng ít, chỉ có 4 loài (chiếm 3,85% tổng số loài) Đại diện cho nhóm này là những loại thuộc họ cá Chép (Cyprinidae), họ cá rô

phi (Cichlidae). Điển hình có thể kể đến là loài cá Vền (Megalobrama terminalis)

thuộc họ cá Chép (Cyprinidae) trong bộ cá Chép (Cypriniformes).

- Nhóm cá biển: chiếm số lƣợng lớn, có 48 loài (chiếm 46,15% tổng số loài). Đây là những loài có khả năng thích nghi với môi trƣờng sống luôn biến đổi và khắc nghiệt của vùng cửa sông ven biển để tồn tại và phát triển nòi giống. Đại diện cho nhóm cá nƣớc mặn có các họ: họ cá Trích (Clupeidae), họ cá Trỏng (Engraulidae), họ cá Đục (Sillaginidae), họ cá Sơn biển (Ambassidae), họ cá Nục (Carangidae), họ cá Đìa (Siganidae), họ cá Bơn sọc (Soleidae), họ cá nóc tròn

(Tetraodontidae)... đại diện là một số loài nhƣ: loài cá Cơm thƣờng (Stolephorus

commersonii ), cá Trích xƣơng (Sardinella gibbosa), cá Đù bạc (Pennahia argentata), cá Đù đầu to (Collichthys lucidus), cá Ghé (Carangoides equula)…

- Nhóm cá cửa sông chính thức: Trong số 104 loài đã xác định đƣợc tại vùng nghiên cứu có 52 (chiếm 50%) loài thuộc cá cửa sông chính thức (Phụ lục 1) nhƣ các đại diện thuộc họ cá Trích (Clupeidae), họ cá Ngãng (Leiognathidae), họ cá Đù (Sciaenidae), họ cá Trỏng (Engraulidae),... Tiêu biểu là các đối tƣợng: cá Lẹp đỏ

(Thryssa dussumieri), cá Rớp (Thryssa hamiltonii), cá Lẹp hai quai (Thryssa mystax), cá Khoai (Harpadon nehereus),... một số loài thuộc họ cá Hồng (Lutjanidae), cá Tráp (Sparidae), cá Căng (Theraponidae) và hầu hết các loài của họ Bống trắng (Gobiidae), ... Phần lớn các loài này là cá cở nhỏ, sống đáy. Nhiều loài sống ổn định trong vùng, nhiều loài tiến hành di cƣ kiểu biển sông (anodromy) hoặc sông biển (catadoromy). Một số loài coi vùng của sông là nơi bắt đầu một giai đoạn của đời sống, còn khi sinh sản phải rời khỏi vùng cửa sông ra biển (Mugil ) hay vào nƣớc ngọt (Lates calcarifer).[43]

- Nhóm cá di cư có chu kì hàng năm ở vùng cửa sông Văn Úc có thể kể ra nhƣ cá Mòi, cá Cháy, chúng di cƣ ngƣợc dòng vào vùng trung hạ lƣu sông để sinh sản, từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã xác định đƣợc có 4 loài cá di cƣ đặc trƣng

ở khu vực cửa sông Văn Úc nhƣ: Cá Lành canh trắng (Coilia grayii ), Cá Cháy (Tenualosa reevesii ), Cá Mòi cờ chấm (Konosirus punctatus), Cá Mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa). [43]

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học cá và đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lợi cá ở cửa sông Văn Úc (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)