0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

LƢỢC SỬ NGHIÊN CỨU NGUỒN LỢI CÁ VÙNG CỬA SÔNG VĂN ÚC

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC CÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN LỢI CÁ Ở CỬA SÔNG VĂN ÚC (Trang 25 -25 )

Cho tới nay có rất ít công trình nghiên cứu tách riêng thành phần loài cá cho vùng cửa sông Văn Úc. Hầu hết các công trình nghiên cứu chỉ tập trung vào khu hệ cá ở vùng ven biển Quảng Ninh và Hải Phòng, trong đó bao gồm cả cửa sông Bạch Đằng, với những dẫn liệu bƣớc đầu về thành phần và đặc điểm sinh vật học của một số loài cá kinh tế ở vùng cửa sông Bạch Đằng (Quảng Ninh) đƣợc GS. Mai Đình Yên và Trần Định công bố [52], tiếp đến vào năm 1987, Vũ Trung Tạng và Nguyễn Xuân Huấn công bố “Cấu trúc khu hệ cá vùng nƣớc cửa sông ven biển Thái Bình”[36].

Bên cạnh đó, các nghiên cứu về khu vực của sông Văn Úc chủ yếu tập trung vào điều kiện tự nhiên, thực vật, nuôi trồng, và đa dạng sinh học các hệ sinh thái nhƣ: nghiên cứu về điều kiện tự nhiên của các nhà khoa học thuộc Viện Tài nguyên và Môi trƣờng Biển với nghiên cứu về đặc điểm địa hóa, môi trƣờng và trầm tích đất ngập triều ven biển Tiên Lãng [46], nghiên cứu về đặc trƣng môi trƣờng địa chất từ đó xác định tiềm năng nuôi trồng thủy sản nƣớc lợ cho vùng ven bờ Tiên Lãng của Nguyễn Thị Phƣơng Hoa (2001)[13],… Về biến đổi đa dạng sinh học, tiềm năng nuôi trồng thủy sản cũng đƣợc nhiều tác giả tiếng hành nghiên cứu nhƣ Nguyễn Thị Thu với đề tài “Sinh trƣởng và phát triển của rong câu chỉ vàng trong mùa mƣa bão ở đầm nƣớc lợ Tiên Lãng, Hải Phòng” (1991), “Đánh giá tiềm năng

nuôi trồng thủy sản khu vực đất ngập nƣớc triều Tiên Lãng, Hải Phòng” (2001) [49]; Chu Văn Thuộc, Đàm Đức Tiến và cộng sự (2000) với “Nghiên cứu biến đổi tổng đa dạng sinh học của một số quần xã sinh vật ở một số sinh cảnh điển hình vùng đất ngập nƣớc triều Tiên Lãng, Hải Phòng”.[50]

Đến năm 2004, Nguyễn Xuân Huấn và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu về đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy hải sản vùng ven bờ Tiên Lãng, trong đó có định loại một số loài cá phân bố ở khu vực cửa sông Văn Úc.[18]

Các nghiên cứu trên đều nhấn mạnh tiềm năng nuôi trồng thủy, hải sản của huyện Tiên Lãng song cũng đƣa ra những cảnh báo về những tác động của các hoạt động phát triển kinh tế tới chất lƣợng môi trƣờng và nguồn lợi sinh vật tại địa phƣơng mà chƣa có đƣợc những nghiên cứu chuyên biệt đối với thành phần cá ở vùng cửa sông Văn Úc. Nói chung những nghiên cứu này chƣa thực sự đầy đủ và đã đƣợc thực hiện nhiều năm trƣớc đây, do vậy cần phải kiểm tra, đánh giá lại và bổ sung để danh lục cá đƣợc đầy đủ hơn cho vùng cửa sông quan trọng này.

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC CÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN LỢI CÁ Ở CỬA SÔNG VĂN ÚC (Trang 25 -25 )

×