Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá vùng cửa sông Văn Úc cần tiến hành song song và triệt để. Ngoài việc cấm, hạn chế khai thác các loài cá trên, địa phƣơng cần có những chính sách cụ thể để bảo vệ, phát triển nguồn lợi cá để giảm áp lực khai thác với khu hệ cá tự nhiên đồng thời vẫn đảm bảo cuộc sống ổn định, bền vững cho các ngƣ dân của vùng [24]. Nội dung chính của các biện pháp tập trung vào các vấn đề sau:
a. Giảm số lượng tàu thuyền hoạt động khai thác gần bờ
Địa phƣơng có thể cải hoán tàu thuyền có công suất nhỏ để khai thác các tuyến xa bờ. Bƣớc đầu là hạn chế, sau đó tiến tới cấm đóng mới các tàu thuyền có công suất nhỏ. Mở rộng các ngƣ trƣờng mới xa bờ, khuyến khích hoặc cho vay vốn để ngƣ dân có thể đóng mới tàu thuyền có công suất lớn.Tuy nhiên, việc đầu tƣ cho các tàu thuyền lớn cần điều tra nguồn lợi để tránh thua lỗ cho ngƣ dân. Cần cơ cấu các loại nghề khai thác của vùng nửa lộng nửa khơi và tuyến khơi nhƣ nghề giã kéo, giã ván, vây rút chì, lƣới rê, câu khơi, chụp mực cho phù hợp.
b. Nâng cao hiệu quả khai thác
Hiệu quả khai thác đƣợc kể đến là sản lƣợng và chất lƣợng sản phẩm khai thác, trong đó chất lƣợng sản phẩm khai thác vẫn là yếu tố quan trọng hơn cả. Muốn tăng hiệu quả khai thác, cần đẩy mạnh áp dụng khoa học kĩ thuật vào khai thác, bảo quản và chế biến thuỷ sản. Chính quyền địa phƣơng cần hỗ trợ vốn, phổ biến, mở lớp đào tạo về việc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào bảo quản, chế biến thuỷ sản.
Để ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng nƣớc của khu vực, cần phải: - Giảm thiểu mức ô nhiễm nƣớc gây ra do các ngành công nghiệp, giao thông hàng hải bằng cách quản lí chặt chẽ các nguồn nƣớc thải từ các nhà máy, xí nghiệp một cách triệt để thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có trách nhiệm. Cần yêu cầu các nhà máy xử lí nƣớc thải trƣớc khi đổ ra sông.
- Cần xây dựng các qui hoạch phát triển tổng thể về khai thác và sử dụng tài nguyên để đảm bảo phát triển bền vững
- Cần quản lí chặt chẽ việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu, các loại phân bón. Đặc biệt cần kiểm soát các loại thuốc trừ sâu không rõ nguồn gốc, bán trôi nổi trên thị trƣờng vì những loại này thƣờng có tác dụng ngay với sâu bệnh nhƣng lại cũng gây hậu quả nghiêm trọng với đời sống và môi trƣờng sống.
d. Thu hút vốn đầu tư cho ngành thuỷ sản của vùng
Nhu cầu vốn đầu tƣ cho khai thác và nuôi trồng thuỷ sản là rất lớn. Đặc biệt, với thế mạnh về nuôi trồng thủy sản, cần phải tăng cƣờng vốn đầu tƣ cho lĩnh vực này để giảm áp lực khai thác, lấy các đối tƣợng nuôi thay thế sản phẩm từ tự nhiên. Đƣợc nhƣ vậy sẽ giảm đƣợc áp lực khai thác đến các loài phân bố trong khu vực của sông Văn Úc. Hiện tại nghề nuôi trồng thủy sản còn nhiều lạc hậu và kém hiệu quả, việc thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực này sẽ mang lại cho ngƣời dân cơ hội để tiếp cận với mô hình nuôi công nghiệp cho năng suất và sản lƣợng cao hơn thay thế đƣợc nhu cầu sử dụng thực phẩm từ khai thác tự nhiên. Thực tế trong những năm qua, nguồn vốn này chủ yếu lấy từ ngân sách nhà nƣớc và huy động trong ngƣ dân nên còn hạn hẹp. Do đó, vốn ít và chủ yếu tập trung vào một số xã trọng điểm mà chƣa phát triển rộng rãi. Trong mấy năm gần đây, địa phƣơng đã bƣớc đầu có những chính sách kêu gọi vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp, tổ chức, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cho khai thác, chế biến thuỷ sản của vùng.
e. Củng cố tổ chức quản lí và bồi dưỡng đào tạo cán bộ, ngư dân có trình độ chuyên môn
Huyện cần có chính sách bồi dƣỡng chuyên môn cho các cán bộ nòng cốt trong ngành thuỷ sản để có thể tiếp thu đƣợc khoa học kĩ thuật và quản lí điều hành
tốt sản xuất, khai thác và chế biến thuỷ sản. Với các ngƣ dân, có thể đào tạo các thuyền trƣởng, máy trƣởng, lao động lành nghề về ứng dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến. Còn lại các lao động khác phải đƣợc bỗi dƣỡng về kĩ thuật và ngƣ lƣới cụ.
f. Thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về bảo vệ nguồn lợi
Thƣờng xuyên phổ biến để nhân dân thực hiện tốt các văn bản pháp luật về bảo vệ nguồn lợi cá. Đặc biệt cần chú trọng tới việc cấm đánh bắt các loài quí hiếm, cấm sử dụng các phƣơng tiện và cách thức khai thác mang tính huỷ diệt. Bên cạnh đó, cần có các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các trƣờng hợp vi phạm. Muốn vậy, phải có đội ngũ cán bộ có chuyên môn, nắm vững các qui định pháp luật, Nhà nƣớc và địa phƣơng về bảo vệ nguồn lợi để phổ biến cho nhân dân.
g. Nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi cá cho cộng đồng
Các cấp ngành địa phƣơng cần tăng cƣờng tuyên truyền về vai trò của nguồn lợi cá và đa dạng sinh học, để từ đó bản thân ngƣời lao động hiểu đƣợc lợi ích lâu dài của việc bảo vệ nguồn lợi cá. Để thực hiện đƣợc cần có sự phối hợp giữa các cơ quan khuyến ngƣ và phát huy tốt các hiệp hội của địa phƣơng. Nên thành lập các hiệp hội nghề cá của huyện, để các hiệp hội có thể phát huy vai trò quản lý và phát triển nguồn nhân lực tại chỗ. Khi các ngƣ dân hoạt động trong hiệp hội, mỗi hội viên sẽ là một tuyên truyền viên tích cực và hiệu quả tuyên truyền cũng sẽ cao hơn nhiều. Ngoài ra, có thể lồng ghép nội dung tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi vào các bài nói chuyện hay các giờ học ngoại khoá của học sinh địa phƣơng và từ đó các em sẽ lan rộng ra gia đình và cộng đồng.
Thành lập các tổ tự quản cộng đồng, tham gia bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản ở khu vực cửa sông. Khi trao quyền quản lý cho ngƣời dân trực tiếp sử dụng nguồn tài nguyên vùng cửa sông họ sẽ có ý thức sử dụng bền vững, thực hiện tốt việc khai thác đi đôi với bảo vệ.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
1. Khu hệ cá vùng cửa sông Văn Úc đã thống kê đƣợc 104 loài thuộc 40 họ
nằm trong 13 bộ. Trong đó, bộ cá Vƣợc (Perciformes) chiếm tỉ lệ cao nhất ở tất cả các bậc phân loại. Trung bình mỗi bộ có 3,08 họ và 8 loài, nhƣng có 5 bộ chỉ có 1 họ với 1 loài trong mỗi họ. Mỗi họ trung bình 2,6 loài.
2. Trong tổng số 104 loài đã xác định đƣợc 4 loài cá nƣớc ngọt, 48 loài cá
nƣớc mặn rộng muối và 52 loài cá cửa sông chính thức trong đó có 4 loài cá di cƣ;
3. Trong vùng có 4 loài cá nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và 56 loài cá
kinh tế.
4. Nghề cá trong vùng có quy mô nhỏ và tập trung chủ yếu vào nuôi trồng
thủy sản, trong khi khai thác thủy sản vẫn tăng chậm thì sản lƣợng nuôi trồng thủy sản đã suy giảm mặc dù diện tích thay đổi không đáng kể. Số lƣợng tàu thuyền có công suất nhỏ và không lắp máy chiếm tỉ lệ lớn, chủ yếu khai thác gần bờ nên chất lƣợng cá chƣa cao, tỉ lệ cá tạp, cá con nhiều. Với việc khai thác quá mức và khai thác bằng các phƣơng tiện hủy diệt, cùng với những nguy cơ phá RNM và ô nhiễm môi trƣờng từ chất thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt....làm cho nguồn lợi cá đang bị đe doạ.
5. Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi cần có sự kết hợp các biện pháp, giải
quyết các vấn đề cấp bách nhƣ giảm áp lực khai thác, ngăn ngừa ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, nâng cao ý thức cộng đồng về lợi ích của bảo vệ nguồn lợi....
KIẾN NGHỊ
1. Cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn nữa về đa dạng sinh học cá của vùng cửa
sông Văn Úc, chú trọng nghiên cứu biến động thành phần loài, sự phân bố nguồn lợi và đặc điểm sinh học sinh thái của các loài cá có giá trị kinh tế từ đó đề xuất thiết lập khu bảo vệ vùng cửa sông nhằm bảo vệ bãi giống, bãi đẻ và nơi cƣ trú của các loài kinh tế quan trọng.
2. Đẩy mạnh khai thác các ngƣ trƣờng xa bờ, nâng cao chất lƣợng thuỷ sản,
khai thác hợp lí, đảm bảo duy trì và phát triển nguồn lợi. Cấm khai thác các loài cá có nguy cơ suy giảm và cạn kiệt (cá Cháy, cá Mòi...)
3. Thực hiện đồng bộ và phối hợp các cấp, các tổ chức và cộng đồng trong
bảo vệ nguồn lợi. Sử dụng các giờ học ngoại khoá để tăng cƣờng giáo dục cho học sinh về ý thức bảo vệ nguồn lợi, môi trƣờng của vùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Khoa học Công nghệ và Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007),
Sách đỏ Việt Nam phần I. Động vật, NXB Khoa học và Công nghệ Hà Nội.
2. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng (2003), Công ước đa dạng sinh học.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2008), Quy chuẩn Việt Nam về chất lượng
nước mặt.
4. Bộ Thủy sản. (1996), Nguồn lợi thủy sản Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Chƣơng trình Birdlife Quốc tế, Viện Điều tra qui hoạch rừng. 2000. Mở
rộng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam cho thế kỷ 21. Phân tích hệ thống
rừng đặc dụng Việt Nam và đề xuất mở rộng phù hợp. Báo cáo kỹ thuật
trong khuôn khổ dự án "Mở rộng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam cho thế kỷ 21". Hà Nội
6. Bùi Đình Chung (1964), Sơ bộ thống kê một số loài cá kinh tế vịnh Bắc Bộ.
Tập san sinh vật – địa học. Tập 3, Viện KHVN Hà Nội.
7. Nguyễn Mai Dung (2011), “Đa dạng sinh học cá và mối quan hệ của chúng
với chất lượng môi trường nước ở cửa sông Ba Lạt”. Luận văn Thạc sĩ khoa học, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.
8. Nguyễn Phi Đính, Trần Nho Xy, Hoàng Phi (1971), Cá kinh tế vịnh Bắc Bộ.
NXB Khoa học Kĩ thuật Hà Nội.
9. Vũ Việt Hà, Nguyễn Bá Thông, Đặng Văn Thi và ctv (2005), Hiện trạng nguồn
lợi biển Việt Nam. Báo cáo chuyên đề dự án "Đánh giá Nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam, giai đoạn 2", 55 trang. Hải Phòng, Viện Nghiên cứu Hải sản.
10. Hoàng Thị Hài (2010), Đa dạng sinh học cá và mối quan hệ của chúng với
chất lượng môi trường nước tại sông Cầu thuộc địa phận huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Luận văn thạc sĩ khoa học, trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân (2001), Cá nước ngọt Việt Nam, tập 1, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Hảo (2005), Cá nước ngọt Việt Nam, tập 2, 3, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa và nnk (2001), Một số đặc trưng môi trường địa
chất liên quan đến việc xác định tiềm năng nuôi trồng thủy sản nước lợ ven bờ Tiên Lãng. Tài liệu lƣu giữ tại Viện Tài nguyên và Môi trƣờng biển.
14. Nguyễn Xuân Huấn (1999), Dẫn liệu ban đầu về thành phần các loài cá
vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hoá, Tạp chí sinh học, Tập 21, Số 1B, Hà Nội, 15 – 21.
15. Nguyễn Xuân Huấn và Nguyễn Xuân Quýnh (1999), Xây dựng hệ thống các
thông số và quy trình quan trắc đa dạng sinh học cho hệ sinh thái vùng cửa sông Bạch Đằng và cửa sông Ba Lạt. Báo cáo tổng kết Đề tài Hợp đồng nghiên cứu với Cục Môi trƣờng, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng. Mã số: 52/HĐ-MTg.
16. Nguyễn Xuân Huấn (2001), Dẫn liệu ban đầu về thành phần các loài cá vùng đất
ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Tạp chí Sinh học, 23 (3a).
17. Nguyễn Xuân Huấn (2003), Sinh thái học quần thể, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
18. Nguyễn Xuân Huấn (2004), Nghiên cứu đa dạng sinh học và nguồn lợi thuỷ
sản vùng cửa sông Văn Úc và cửa sông Thái Bình nhằm định hƣớng bảo tồn
và phát triển bền vững, Báo cáo hàng năm kết quả thực hiện đề tài nghiên
cứu cơ bản, Mã 61.21.04.
19. Nguyễn Xuân Huấn, Hoàng Thị Hồng Liên, Thạch Mai Hoàng, Hoàng Trung
Thành, Trần Minh Khoa (2004), Dẫn liệu ban đầu về đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản vùng đất ngập nƣớc ven biển huyện Tiên Lãng, Hải Phòng”, Tạp trí khoa học 20 (2), tr. 16-21.
20. Nguyễn Xuân Huấn và nnk (2010), Báo cáo tổng quan đa dạng sinh học các hệ sinh thái cửa sông ven biển Việt Nam, Tài liệu lƣu giữ tại Tổng cục Thủy sản, Hà Nội.
21. Nguyễn Khắc Hƣờng (1993), Cá biển Việt Nam, tập 2, quyển 1, 2, NXB
Khoa học Kỹ thuật.
22. Vƣơng Dĩ Khang (1962), Ngư loại phân loại học, Học viện Thủy sản
Thƣợng Hải, Thƣợng Hải. (Nguyễn Bá Mão dịch).
23. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Quýnh, Nguyễn Quốc Việt (2007), Chỉ thị sinh
học môi trường, NXB Giáo dục.
24. Đỗ Văn Khƣơng và Nguyễn Chu Hồi (2005), "Bảo vệ môi trƣờng và nguồn
lợi thủy sản: những thành tựu, thách thức, định hƣớng và các giải pháp", Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
25. Trần Kiên, Trần Hồng Việt (2003), Động vật có xương sống, tập 1 Cá và lƣỡng cƣ, NXB Đại học Sƣ phạm.
26. Hoàng Thị Hồng Liên, Đinh Thị Trà My, Nguyễn Hữu Nhân (2007), “Thực
trạng khai thác, nuôi trồng thủy sản các xã ven biển huyện Tiên Lãng, Hải
Phòng và đề xuất định hƣớng quy hoạch”, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản
trong khoa học sự sống, tr 522-525, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
27. Nguyễn Hữu Nhân, Trần Văn Thụy, Nguyễn Xuân Huấn, Bùi Liên Phƣơng,
Phạm Thùy Linh (2007), “Đặc điểm sinh thái cảnh quan huyện Tiên Lãng, Hải Phòng và phƣơng hƣớng phát triển bền vững”, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống , tr 545-548, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
28. Trần Ninh, Thạch Mai Hoàng (2006), Đa dạng sinh học thực vật cỡ lớn tại
vùng cửa sông ven biển huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.
29. Pravdin I.F (1973), Hướng dẫn nghiên cứu cá (Bản dịch của Phạm Thị Minh
30. Võ Văn Phú và nnk (2004), “Đa dạng sinh học khu hệ cá và vùng hạ lưu sông cửa Sót tỉnh Hà Tĩnh. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống”. Những vấn đề cơ bản trong khoa học sự sống, Hội nghị khoa học sự sống toàn quốc lần thứ III. Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
31. Phạm Bình Quyền, Nguyễn Nghĩa Thìn (2002), Đa dạng sinh học, NXB
Đaih học Quốc gia Hà Nội.
32. Nguyễn Công Rƣơng (2994) Đặc trƣng khí tƣợng thủy văn ven biển Quảng
Ninh – Hải Phòng, Tài liệu lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hải Sản, Hải Phòng.
33. Vũ Thị Sen (2007), Đa dạng sinh học cá và đề xuất các giải pháp khai thác,
sử dụng bền vững nguồn lợi cá ở vùng cửa sông Bạch Đằng, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.
34. Đào Mạnh Sơn (2002), Báo cáo tổng kết đề tài "Nghiên cứu, thăm dò nguồn
lợi hải sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá xa bờ Việt Nam". Lƣu trữ tại thƣ viện Viện Nghiên cứu Hải sản.
35. Vũ Trung Tạng (1976), Danh sách các loài cá cửa sông Hải Phòng. Báo cáo
khoa học, Hội nghị khoa học – khoa Sinh học, Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội. 36. Vũ Trung Tạng, 1986. Điều tra nghiên cứu sinh thái học và bảo vệ môi trường cửa sông (phương pháp luận). Trong: Điều tra tổng hợp vùng, UBKHKT Nhà nƣớc, Hà Nội, 24-25/12/1986. tr.76-87.
37. Vũ Trung Tạng, Nguyễn Xuân Huấn (1987), Cấu trúc của khu hệ cá vùng cửa