khái quát văn học thời kỳ đổi mới

51 500 0
khái quát văn học thời kỳ đổi mới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Văn học quá độ: khái quát văn học Việt Nam thời đổi mới Ngân Xuyên dịch từ tiếng Anh Dana Healy là giảng viên tiếng Việt tại Trường nghiên cứu phương Đông và châu Phi, Đại học London. Bài in trong sách: The Canon in Southeast Asian Literatures. Literatures of Burma, Cambodia, Indonesia, Laos, Malaysia, the Philippines, Thailand and Vietnam. Edited by David Smyth. First Published in 2000 by Curzon Press. Chính trị đã vẫn đang là một trong những yếu tố có ý nghĩa nhất quyết định sự tạo lập chuẩn mực văn học hiện đại ở Việt Nam. Ngay trước khi tuyên bố độc lập và thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm 1945, ban lãnh đạo chính trị mới đã đề ra đường lối văn hóa chính thức từ đó điều hành sự phát triển văn học Việt Nam(1). Tuy nhiên, năm 1986 Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chấp nhận chương trình Đổi Mới; điều này tạo ra một sự thay đổi quan trọng trong hoàn cảnh chính trị đất nước và nó đã có tác động đến các hoạt động văn hóa văn học. Bài viết này nhằm phân tích sự phát triển của văn xuôi Việt Nam từ năm 1986. Phần một xem xét phạm vi nới lỏng của những chính sách văn hóa chặt chẽ trước đổi mới và đo lường mức độ tự do ngôn luận mà các nhà văn hiện đại được hưởng. Nó cũng đưa ra cái nhìn chung về thái độ chính thống đối với văn học thời đổi mới thông qua việc xem xét lại các tài liệu chủ yếu chỉ đạo các hoạt động văn học và nhận diện vai trò của văn học và nhà văn ở Việt Nam hiện nay. Phần hai phân tích một số thay đổi trong văn học Việt Nam như là kết quả của quá trình đổi mới và được thể hiện ở các chủ đề mới cũng như ở cách tiếp cận mới đối với các chủ đề cũ. Dẫn luận Từ năm 1940 tiến trình văn học Việt Nam diễn ra dưới sự lãnh đạo của ĐCS. Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa thường là dự đoán trước được và hiếm khi có gì bất ngờ, cách tân. Lúc nào cũng vậy, nó chỉ được phép viết về những chủ đề và đề tài "phải đạo". Trong văn cũng như trong thơ các nhân vật chính diện và phản diện đều theo khuôn mẫu và hầu hết các tác phẩm chỉ nêu lên những vấn đề và giải pháp theo đúng yêu cầu. Nhiều nhà văn dần dần phản ứng lại việc cứ lặp đi lặp lại mãi những đề tài cũ. Nếu trong thời chiến các tác giả dễ chịu sự lãnh đạo vì toàn xã hội đang phải sống trong hoàn cảnh "đặc biệt" cần những biện pháp đặc biệt, thì khi xã hội đã trở lại thời bình, họ bắt đầu trăn trở và háo hức muốn được khơi dòng chảy cho năng lực sáng tạo của mình. Nhưng thật khó đưa ra được những quan niệm mới mà không bị lên án là sai đường lối và do đó phải hứng chịu sự phê phán của Đảng và các quan chức lãnh đạo. Đầu những năm 1980 tâm lý bất bình và vỡ mộng đã tăng lên mạnh mẽ, và dần dần một số nhà văn đã dũng cảm dám lên tiếng phê phán công khai. Khi đại hội VI ĐCSVN bật đèn xanh cho đổi mới, các nhà văn không đưa bút kịp với sự hăm hở đón nhận sự tự do ngôn luận vừa được nới rộng. Một loạt bài viết và nghiên cứu xuất hiện xét lại văn học trước đây qua sự đi sâu phân tích phê phán. Những cuộc tranh luận sôi nổi về vai trò của văn học và vị trí của nhà văn trong xã hội bắt đầu xuất hiện trên cả các báo chí văn học có từ lâu hay mới ra đời, và cuộc luận chiến cũ giữa hai phái tư tưởng "nghệ thuật vị nghệ thuật" và "nghệ thuật vị nhân sinh" được hâm nóng lại. Sau nhiều năm bị buộc phải im tiếng, nay các nhà văn vui mừng tận hưởng cơ hội được bàn luận công khai. Tiếp đó là các nghiên cứu đi sâu tìm hiểu văn học trong xã hội cộng sản; các tác giả cố gắng chỉ ra những vấn đề và sự bần cùng của cuộc sống khi những câu khẩu hiệu và những lời hoa mỹ thế chỗ lòng tin và tình cảm trung thực, chân thành. Một trong những sự công kích thẳng thắn nhất thuộc loại này là bài "Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa" (2) của Nguyễn Minh Châu. Bài này đăng trên báo Văn Nghệ, cơ quan chính thức của Hội Nhà Văn Việt Nam, trong đó tác giả nêu lên rằng nhiều tác phẩm văn học trước đây chỉ "minh họa" cho đường lối chính trị đúng đắn. Tháng 10/1987, trong cuộc gặp gỡ Nguyễn Văn Linh, nhiều văn nghệ sĩ đã bày tỏ thái độ bất bình của họ. Ít lâu sau, ngày 28/11/1987, một văn kiện quan trọng nêu lên những nguyên tắc cho việc đổi mới trong lĩnh vực văn hóa và đề ra đường lối chỉ đạo sự phát triển tương lai đã được công bố. Đó là Nghị quyết 05 của Bộ chính trị BCHTWU ĐCSVN nhan đề "Đổi mới và nâng cao sự lãnh đạo và quản lý văn hóa văn nghệ lên một bước phát triển cao hơn" (3). Nghị quyết viết: Tự do sáng tạo là điều kiện sống còn để tạo nên giá trị đích thực trong văn hóa văn nghệ và để phát triển tài năng Tác phẩm văn nghệ không vi phạm pháp luật, không phản động (chống lại dân tộc, chống lại chủ nghĩa xã hội, phá hoại hòa bình), và không đồi trụy (truyền bá tội ác, sự sa đọa, phá hoại nhân phẩm) đều có quyền được lưu hành và đặt dưới sự đánh giá, phán xét của công luận và sự phê bình. Các nhà văn được khuyến khích "quan sát và sáng tạo" khi Nghị quyết viết rằng "tự do sáng tạo phải đi đôi với tựï do phê bình" và nêu lên cam kết "trân trọng nhân cách, tài năng và sự độc đáo của văn nghệ sĩ, chu đáo, tế nhị, chân tình trong quan hệ, đối xử, có cách làm việc đối với từng cá tính sáng tạo". Nghị quyết đã chính thức bảo đảm quyền tự do diễn đạt. Dù còn những hạn chế, văn kiện này là một bước tiến lớn. Sự tuyên truyền chính trị ầm ĩ cho chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đã bị bỏ qua và "chủ nghĩa phê phán xây dựng" được cổ vũ phơi bày các mặt tiêu cực trong đời sống xã hội Việt Nam. Xét cho cùng, Đảng nói, chúng ta đều là con người và đều có sai lầm; chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận là có tham nhũng, có đĩ điếm, có nghiện hút Các nhà văn không cần phải nói nước đôi nữa; họ bắt đầu say sưa tận dụng sự tự do mới này và nhờ đó làm hồi sinh hoạt động văn học ở Việt Nam. Những năm tiếp đó là thời kỳ tự do và hứng khởi nhất. Báo chí được mở cửa tăng lên về số lượng làm tăng thêm đầu ra cho các tác giả công bố tác phẩm và mở rộng phạm vi cho các cuộc tranh luận văn học. Gần như tỉnh nào cũng có tờ tạp chí riêng của mình về văn hóa văn nghệ Nhưng khi càng có thêm nhiều nhà văn gia nhập hàng ngũ phê phán xã hội Việt Nam thì các nhà chính trị bắt đầu quan tâm để sự "tự do" mới này không đi quá xa. Sửng sốt và sợ hãi trước sự hăm hở tích cực của các nhà văn khai thác hoàn cảnh mới, Đảng cảm thấy buộc phải nghĩ lại đường lối của mình. Dần từng bước, nhưng ngày càng trở nên rõ ràng, là mọi thay đổi về tự do ngôn luận và diễn đạt có những giới hạn không thể vượt qua. Do đó mọi ấn phẩm mới, mọi cuốn sách và bài viết có tìm tòi này khác phải chờ quyết định chính thức có cho phép được ra hay không. Không được phê phán chính trị, không được công kích hay dù chỉ là băn khoăn về hệ thống một đảng. Đấy là những quy tắc chủ đạo vạch ranh giới cho các hoạt động sáng tạo được khuyến khích. Các nhà văn thẳng thắn nhất thành những người ly khai; nhiều tổng biên tập báo bị mất chức; nhiều cuốn sách bị cấm. Dương Thu Hương bị bỏ tù, nhiều nhà văn khác bị hạch sách, đe dọa. Thông điệp đã rõ ràng: có những giới hạn không thể bị vượt qua. Cuộc bàn luận chính thức là về việc Đảng lãnh đạo văn học thế nào, chứ không phải là nó có nên lãnh đạo hay không, có quyền lãnh đạo hay không. Nhân dịp Đại hội lần thứ V Hội Nhà Báo Việt Nam năm 1989, báo Nhân Dân đăng bài xã luận viết: trong sự nghiệp đổi mới, báo chí có trách nhiệm tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, đi sát hiện thực, nhanh chóng đưa tin và phân tích sâu sắc những hiện tượng mới để tạo nên dư luận lành mạnh và thúc đẩy quần chúng hăng hái thực hiện các nhiệm vụ cách mạng khác nhau như Nghị quyết đại hội VI của Đảng đã đề ra (4). Bài báo này cũng nhắc lại rằng "báo chí phải là cơ quan của Đảng và diễn đàn của nhân dân", trong khi Hiến Pháp mới của nước CHXHCNVN thông qua năm 1992 khẳng định: Nhà nước quản lý toàn diện các hoạt động văn hóa. Nghiêm cấm việc tuyên truyền các tư tưởng phản động và đồi trụy, các phong tục lạc hậu và mê tín dị đoan. Đại hội VII ĐCSVN diễn ra trong bầu không khí hết sức khác. Nó tái khẳng định lập trường của Đảng và lại nhấn mạnh thái độ không khoan nhượng đối với tự do văn học. Thực tế, khi đánh giá lại tình hình từ sau đại hội VI, đại hội VII đã cho thấy Nghị quyết 05 đã không xác định đầy đủ vai trò mới của đảng trong văn học. Trong bài phát biểu tại hội nghị bốn BCHTU khóa VII (4 - 14/1/1993), tổng bí thư Đỗ Mười nói: Những quan điểm lệch lạc và những hiện tượng tiêu cực đã len vào lĩnh vực văn học nghệ thuật Văn học nghệ thuật là một bộ phận của công cuộc đổi mới do đảng thực hiện và giám sát. Chúng ta cần nắm vững quan niệm của chủ tịch Hồ Chí Minh coi văn học nghệ thuật là một mặt trận và các văn nghệ sĩ Việt Nam là những chiến sĩ trên mặt trận đó Chúng ta cần phải kiên quyết đấu tranh chống lại các thứ nọc độc văn hóa và phải đẩy lùi triệt để các hiện tượng tiêu cực và các khuynh hướng lệch lạc đang diễn ra trong văn học nghệ thuật. Trong khi năm 1987 các nhà văn được khuyến khích phê phán, thì nay đảng tỏ ý không bằng lòng với việc họ nặng về phơi bày các hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống của đất nước mà bỏ qua hoặc ít chú ý đến những sự phát triển tích cực. Nghị quyết hội nghị trung ương bốn (khóa VII) nhan đề "Về một số nhiệm vụ văn hóa văn nghệ những năm trước mắt" (5) đã nêu lên những công việc để phát triển văn học nghệ thuật cuối những năm 1990 và tái khẳng định địa vị lãnh đạo của đảng về các vấn đề văn hóa. Góp phần mới nhất cho cuộc tranh luận đang diễn ra là của ông Phạm Văn Đồng, cựu thủ tướng Việt Nam. Trong cuốn sách mới của mình, "Văn hóa và đổi mới" (6), ông nhắc đi nhắc lại và nhấn mạnh những nguyên tắc đã quá nhàm chán trước đây: mối quan hệ chặt chẽ giữa văn hóa và chủ nghĩa Marx và niềm tin vào di sản và các giáo lý của Hồ Chí Minh. Đại hội V Hội Nhà Văn Việt Nam khai mạc ngày 14/3/1995 chỉ ra "một số quan niệm trong văn học hiện nay, cụ thể là sự xuất hiện xu hướng phủ nhận quá khứ vinh quang và cách mạng". Về lý luận phê bình, đại hội nhận xét "trong những năm gần đây đã diễn ra cuộc đấu tranh thực sự giữa đổi mới trên cơ sở thành tựu văn học cách mạng và khuynh hướng "đổi mới" cực đoan phủ nhận quá khứ, đánh giá lại nền văn học gắn bó với số phận toàn dân tộc hơn 50 năm qua" (7). Những thay đổi quan trọng đã diễn ra trong văn học Việt Nam và một giai đoạn phát triển mới đã bắt đầu. Tuy nhiên, vấn đề quan hệ giữa chính trị và văn hóa vẫn chưa được giải quyết. Nhà nước tổ chức và quản lý mọi hoạt động văn hóa và chỉ bảo cho nhà văn phải viết ra sao. Thế là diễn ra cái trò mèo vờn chuột giữa các nhà văn cố chuyển tải thông điệp của mình thông qua những hình tượng ẩn dụ tinh vi để tránh bị cấm và đảng tìm cách kiểm soát văn học trong khi vẫn giữ cho mọi người cảm thấy hài lòng với cái gọi là "tự do sáng tạo". Nhưng có thể nói rằng văn học đổi mới đã sinh sắc hơn, đa dạng hơn và cách tân hơn và hoạt động văn học đã có bước tiến. Thậm chí trong giới hạn bị các quan chức giám hộ áp đặt, nhiều nhà văn vẫn tìm được cách truyền đi thông điệp của mình. Sự thể nghiệm sáng tạo và nghệ thuật trong văn học đổi mới không bung ra mạnh vì các nhà văn phải tự giữ mình, sợ những đòn thù chính trị. Phần đông các tác giả Việt Nam không để ý đến các vấn đề chính trị; họ quan tâm chính đến sự tự do ngôn luận và diễn đạt, thoát khỏi mọi quy tắc luật lệ bóp nghẹt sáng tạo. Có một phương diện quan trọng khác ảnh hưởng tới văn học Việt Nam hiện đại. Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường đã đặt ra cho các nhà văn những vấn đề mới như kinh phí bị cắt giảm hoặc không còn được cấp buộc các nhà xuất bản phải tính đến lợi nhuận và tự trang trải. Họ buộc phải xuất bản những ấn phẩm nặng tính thương mại như các truyện tình, truyện kinh dị, truyện giật gân, truyện đời tư các ngôi sao ca nhạc, để lôi kéo sự chú ý, và tất nhiên cả tiền bạc, của độc giả. Trong khi đó nhiều tác phẩm trước đây được đánh giá lại. Nhiều tác giả hồi trước không được nhắc đến và bị loại ra khỏi sách giáo khoa và các bộ sử văn học nay được phục hồi và nhìn nhận lại thỏa đáng hơn. Lấy thí dụ trường hợp các nhà văn Tự Lực Văn Đoàn, một văn phái hồi những năm 1930. Trước 1986, sách của các nhà văn này không được xuất bản và nói đến, họ chỉ được nhắc vài câu trong các sách sử văn học. Bây giờ các hiệu sách đầy sách của họ. Đối với nhiều thanh niên Việt Nam đây là dịp đầu tiên đọc các tác giả này và đánh giá văn chương của họ. Quả thật, một điều mỉa mai là các sách đó còn được đưa vào tủ sách đặc biệt dành cho thiếu nhi. Đặc điểm văn học đổi mới Ở trên chúng ta đã nói tới bối cảnh chính trị bao quanh nhà văn Việt Nam và những giới hạn áp đặt lên họ. Bất chấp những trói buộc đó, văn học hiện đại Việt Nam vẫn khởi sắc, sinh động và chắc chắn là đa dạng hơn thời chưa đổi mới. Các nhà văn hướng đến những chủ đề khác nhau và chiến đấu trên nhiều mặt trận khác nhau. Độc giả hàng chục năm qua quen chấp nhận mọi điều đặt ra trước họ không cần băn khoăn ngờ vực, nay buộc phải suy nghĩ, so sánh, vận dụng đầu óc và tham gia vào quá trình sáng tạo. Ngay đầu những năm 1980 đã có một vài tác phẩm xuất hiện báo hiệu xu hướng thay đổi sẽ được phát triển tự do hơn từ sau 1986. Những tác phẩm như Gặp gỡ cuối năm (1981) của Nguyễn Khải, Cù lao Tràm (1988) của Nguyễn Mạnh Tuấn, Mùa lá rụng trong vườn (1986) của Ma Văn Kháng hay một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu như Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành cho thấy đã có một luồng gió mới thổi vào văn học Việt Nam và đó là những người báo hiệu của văn học đổi mới thực sự. Các nhà văn tiêu biểu nhất của văn học đổi mới là Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn Duy. Họ không chỉ là những tác giả nổi tiếng nhất thời kỳ này, mà còn là những nhà cách tân và thực nghiệm táo bạo nhất, gây tranh cãi nhất, không khoan nhượng nhất. Một trong những đặc điểm đáng chú ý nhất của nhiều tác phẩm hiện đại là mức độ phê phán cao đối với cuộc sống thường ngày. Sau nhiều năm tụng ca hiện thực, nhiều năm ca ngợi và tự ca ngợi, cũng như hô hào một thứ lạc quan phi lý, các nhà văn bây giờ đã vứt bỏ bức tranh lý tưởng hóa hiện thực và đưa ra một cái nhìn điềm đạm hơn về cuộc sống. Có một sự thay đổi lớn từ những đề tài về cuộc sống tập thể sang cuộc sống cá nhân. Trong khi văn học trước đây chú trọng vào các phong trào chung, các chiến dịch, và toàn thể xã hội, thì các tác phẩm hiện nay đi sâu vào khai thác tâm lý cá nhân và các vấn đề liên quan đến cá nhân. Trong khi trước đây vai trò cá nhân thường bị rút lại ở bản "lý lịch chính trị" (mượn cách nói của Trần Đạo/Phan Huy Đường (8)), thì các nhà văn hiện nay cố gắng vẽ ra bức chân dung tâm lý phức tạp cho các nhân vật của họ. Kinh nghiệm của cá nhân giờ đây cũng được coi là có giá trị và thích hợp như kinh nghiệm của toàn xã hội. Một số mặt của xã hội Việt Nam truyền thống cũng biến chuyển mạnh trong mấy năm qua. Tiền bạc đóng vai trò chi phối trong đời sống khi nền kinh tế chuyển sang thị trường. Đạo đức truyền thống theo Nho giáo đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Thế hệ trẻ chấp nhận các giá trị khác, do đó thường xung khắc với thế hệ già. Sự cố kết và thống nhất của gia đình đã bị suy yếu. Vai trò của phụ nữ trong xã hội thay đổi. Hôn nhân theo xếp đặt bị phản đối, ly hôn được xã hội chấp nhận rộng rãi hơn. Những thay đổi này đã được nói đến trong nhiều tác phẩm, ví như Bên kia bờ ảo vọng (1987), Những thiên đường mù (1988), Chuyện tình kể trước lúc rạng đông (1986) của Dương Thu Hương, Tướng về hưu (1988) của Nguyễn Huy Thiệp hay Mảnh đất lắm người nhiều ma (1990) của Nguyễn Khắc Trường, tác phẩm mô tả sự kình địch giữa hai dòng họ ở làng quê. Trong Những thiên đường mù (1988) Dương Thu Hương đã thể hiện thành công xung đột giữa những mối liên hệ và giá trị trong gia đình và sức ép do những thay đổi ngoài xã hội dội vào. Quyền gia trưởng theo luân lý nho giáo được phản ánh trong quan hệ giữa Quế và Chính. Những hành động của Chính, một đảng viên, được tha thứ chỉ thuần vì ông ta là người mang vác truyền thống gia đình. Nhiều nhà văn đã quay về lịch sử Việt Nam tìm chủ đề và đề tài. Họ thường dọi cái nhìn mới vào những vấn đề quan trọng của quá khứ. Thí dụ Dương Thu Hương nhìn lại hậu quả khủng khiếp của cuộc cải cách ruộng đất hồi những năm 1950. Bà ngờ vực lợi ích của phong trào hợp tác hóa và hướng sự chú ý tới nhiều bi kịch cá nhân do nó gây ra. Cuộc đời ba nữ nhân vật chính trong Những thiên đường mù đã bị tan nát, trực tiếp hay gián tiếp, bởi hậu quả của cải cách ruộng đất. Cuốn tiểu thuyết của bà đã lôi ra tệ tham nhũng và đầu cơ trục lợi của các cán bộ cộng sản, sự dốt nát và mù quáng của họ trước cái "thiên đường" họ đang sống. Nguyễn Huy Thiệp cũng thường quay về lịch sử và dùng nó để nêu lên những nhận định đáng giá về hiện tại. Tác phẩm của ông đã gây phản ứng kịch liệt và dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi giữa phái ủng hộ và phái phỉ báng. Ông xuất hiện trên văn đàn đổi mới ngay lập tức sau Đại hội Đảng VI với cái nhìn phê phán mạnh mẽ. Ông chủ yếu viết truyện ngắn, thể loại cho phép ông nêu lên nhiều vấn đề khác nhau và gắn với nhiều chủ đề. Vốn là một giáo viên dạy sử, ông không chỉ biết các thực tế lịch sử, mà còn biết cả những cách giải thích lịch sử khác nhau, biết những huyền thoại và những dối trá được dựng lên quanh một số nhân vật và sự kiện lịch sử. Ông thường chọn nhân vật của mình từ sử Việt và nêu lên những nghi vấn về vai trò của các nhân vật lịch sử do các sử quan ngày nay đưa ra. Giới chính thống Việt Nam không thích các điều bị lật lại như thế. Họ thích có những nhân vật chính tà đã phân định rõ ràng và ghét những tính cách phức tạp. Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn bắt độc giả phải tham gia tích cực vào quá trình sáng tạo. Ông đưa ra câu truyện và buộc độc giả phải nghi ngờ sự thực, rồi tự rút ra kết luận của mình. Ham mê thần tượng là điều ông không thể chấp nhận. Lịch sử Việt Nam là một lịch sử gần như triền miên chiến tranh và tranh đấu. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi chiến tranh trở thành một chủ đề thường xuyên và bao trùm khắp văn học Việt Nam. Phần lớn nhà văn đều là lính hoặc đã sống cùng lính và biết rõ cuộc sống quân ngũ. Văn học trước đổi mới thiên về tụng ca chiến tranh và thể hiện nó là cơ hội bộc lộ tình yêu đất nước. Không có cuộc sống riêng; cuộc sống là chiến tranh, gia đình được thay bằng đơn vị, đồng đội thay cho anh chị em. Chiến tranh chi phối cuộc sống mọi người ngay cả khi nó đã kết thúc; cả người lính và người dân đều thấy khó thích nghi được với cuộc sống thời bình, khó tự thu xếp được cuộc sống riêng và khó tự quyết định hơn là vâng lệnh. Đã có bước chuyển quan trọng tách khỏi chiến tranh như một đề tài chung được lặp đi lặp lại trong văn học; điều này không có gì ngạc nhiên khi ký ức chiến tranh tuy vẫn còn mạnh nhưng đã bắt đầu phai nhạt dần trước những vấn đề mới bùng ra rộng lớn. Gần mười năm trôi qua kể từ khi cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam [...]... thức, văn học đổi mới có nhiều cách tân Một số nhà văn theo chủ nghĩa hiện thực phê phán, số khác theo chủ nghĩa hiện đại hoặc hậu hiện đại Các thủ pháp dịch chuyển liên tục thời gian và không gian, dùng hình thức nhật ký, tạo nhiều cái kết khác nhau, xen các đoạn trích dẫn, sử dụng ngôn ngữ thẳng thắn, thực tế, khác với lối khoe khoang của những khuôn sáo chính trị, đều được vận dụng làm cho văn học. .. trị, đều được vận dụng làm cho văn học hiện nay hấp dẫn và mới mẻ Kết luận Văn học Việt Nam hiện nay là một nền văn học quá độ Nó đã rời bỏ bến cảng được canh gác chặt chẽ nhưng dễ nương náu của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa và ra khơi thám hiểm Nó đã khám phá thấy cái mới và chưa biết, nhưng đồng thời nó cũng đang phải đương đầu với thời tiết khắc nghiệt bất thường của biển cả Vấn đề là để xem... muốn phả linh hồn thời mới vào thơ, thời không anh hùng, thời ca tụng không cần bằng chứng và lý luận không bằng ngôn ngữ mà bằng thủ thuật và kỹ thuật ngôn ngữ Một thứ mỹ học mới của hôm nay ! Khế Iêm theo con đường các nhà thơ Tân Hình-thức Hoa -kỳ, "giã từ ngôn ngữ, làm một cuộc chia tay thế hệ không hề ngoảnh lại" vì "hoài công tìm kiếm người đọc từ những thế hệ trước và đồng thời, và chỉ từ nơi... hoặc đang được thử nghiệm Thi ca có những sáng tạo văn chương, những cái mới, có thể gây bối rối và ồn ào lúc đầu nhưng có khả năng sống còn với thời gian, được đón nhận, nhưng cũng có những cái mới lạ gây nghi vấn, chống đối và cũng có những cái bất cập, trở lùi quá độ! Một bài thơ có thể là một văn kiện lịch sử văn hóa thì việc nhìn lại thi-ca một thời cũng có thể là một thái độ tích cực về một giai... thế hệ đến sau sống với thời đại cách mạng điện toán và đời sống thị dân"(21) Đây là một hình thức hội nhập văn hóa tự nhiên như các nhà Thơ Mới ở thập niên 1930-40 đã tiếp xúc hội nhập với dòng thi ca Pháp dù trễ tràng Con người hôm nay, nhất là sống ở Âu Mỹ, sống thời của TV, truyền thông dễ dàng và nhanh chóng, Internet, nhưng đồng thời rất cô đơn trong khi những giá trị văn hóa truyền thống ngày... những liên hệ trao đổi vật chất cụ thể (Đỗ Kh., Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Quốc Chánh, ) Người ta đánh mất cái Tôi trong suốt của thời trước, cái Tôi hôm nay đầy mâu thuẫn nội tại và là một tổng-thể nhiều bất ngờ, khó hiểu - nếu nói theo lý luận của thời cổ điển hay lãng mạn! Cái Tôi chủ quan thời hậu hiện đại thể hiện qua thơ nói đến phái tính và dục tính! Trong đó có những hội nhập văn hóa, hoàn cầu... ca phát triển trong một xã hội bình đẳng hơn trước và sau đó - thời duy nhất mà người nữ được tương đối tôn trọng, thời Valéry cũng là một thời thái bình của cuối thế kỷ XIX đầu XX, khi giai cấp trưởng giả sống mạnh, sống hùng! Hội nhập văn hóa xã hội vì người Tây phương hiện đại bị bí lối trong thân xác, do đó qua các hoạt động, tổ chức văn hóa, họ tìm cách giao tiếp qua trung gian lời nói, ngôn ngữ... chí Việt ở Úc đồng tình cũng như các tạp chí văn học khác Từ số mùa Xuân 2000, mỗi số Thơ đều có một mục riêng "Tân Hình-thức, cuộc chuyển đổi thế kỷ" chuyên đăng thơ thể loại này! Khế Iêm, một lý thuyết gia của thơ Tân Hình-thức cho rằng người làm thơ Việt Nam đến với Tân Hình-thức như xử dụng một khí cụ văn nghệ để diễn tả tâm hồn cũ bị giao động nơi xã hội mới, "sử dụng thi pháp đời thường thay thế... trở thành sách bán chạy Năm 1991 nó được giải thưởng Hội Nhà Văn và nổi tiếng ở nước ngoài Thế nhưng vẫn có nhiều người khó chịu với bản kết toán chiến tranh ảm đạm ấy Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (1994), đã có một vài bài viết điểm lại chủ đề chiến tranh trong văn học Việt Nam Trong bài "Mấy suy nghĩ về văn học thể hiện chiến tranh cách mạng", Mai Ngữ rõ ràng đã ám chỉ... vần! Thơ hôm nay mất vần, biến thể thành tản văn, đoản văn, thành suy niệm triết lý, siêu hình, từ Zone của Apollinaire hồi đầu thế kỷ, lời viết như địa chấn và chống đối nhau Có chăng một biên giới giữa thơ và văn xuôi? Thơ văn xuôi khởi từ đó và lan rộng như bệnh dịch, bệnh vì thi ca từ nay bị tấn công ngay trong hình thức dễ nhận ra trước nay! Thơ thành thơ văn xuôi (poème / proême), truyện kể (với . đạo các hoạt động văn học và nhận diện vai trò của văn học và nhà văn ở Việt Nam hiện nay. Phần hai phân tích một số thay đổi trong văn học Việt Nam như là kết quả của quá trình đổi mới và được. cho thấy đã có một luồng gió mới thổi vào văn học Việt Nam và đó là những người báo hiệu của văn học đổi mới thực sự. Các nhà văn tiêu biểu nhất của văn học đổi mới là Dương Thu Hương, Nguyễn. Văn học quá độ: khái quát văn học Việt Nam thời đổi mới Ngân Xuyên dịch từ tiếng Anh Dana Healy là giảng viên tiếng Việt tại Trường nghiên cứu phương Đông và châu Phi, Đại học London. Bài

Ngày đăng: 09/04/2015, 08:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan