Tổng quan về công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nộ

Một phần của tài liệu Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nội' (Trang 32)

Chương 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV THÁI HƯNG HÀ NỘ

2.1.1Tổng quan về công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nộ

2.1.1.1 Giới thiệu chung

Tên đơn vị viết bằng tiếng việt : Công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nội Tên đơn vị viết bằng tiếng nước ngoài: MTV Thai Hung Ha Noi Company Limited. Tên đơn vị viết tắt : MTV THAI HUNG HA NOI CO.,LTD Địa chỉ : 136 Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại : (84-4) 37642555

Fax : (84-4) 37649536

Website : www.thaihung.com.vn Email : info.tn@thaihung.com.vn

Công ty TNHH Một thành viên Thái Hưng Hà Nội được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0104777464 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 29/6/2010. Tiền thân là Chi nhánh công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng tại Hà Nội.

Từ khi thành lập tới nay, tên tuổi và uy tín của công ty không chỉ được khẳng định qua sự tín nhiệm và ủng hộ của các khách hàng và các đối tác trong suốt thời gian qua mà còn thể hiện ở sự phát triển và mở rộng quy mô không ngừng của công ty. Từ số lượng ban đầu chỉ gồm 17 nhân viên đến nay công ty đã phát triển lên con số 35 nhân viên với tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ cao, từ bộ phận kinh doanh, kế toán đến kỹ thuật luôn tạo cho khách hàng những ấn tượng tốt nhất.

Nhiệm vụ chính của công ty là phát triển mặt hàng thép của công ty đang kinh doanh vào các dự án và kinh doanh xuất nhập khẩu phôi, thép phế liệu.

Để thúc đẩy cho hoạt động kinh doanh của công ty, công ty đã và đang có nhiều chính sách mới để cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao vị thế của mình trong nền kinh tế.

2.1.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh

Căn cứ theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0104777464 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 29 tháng 6 năm 2010, ngành nghề kinh doanh chính của công ty gồm:

- Mua bán vật liệu xây dựng, hàng kim khí sắt thép và phế liệu kim loại, xi măng, xăng dầu, ngói lợp các loại, vật liệu điện, quặng, kim loại Mangan; Xuất nhập khẩu phôi thép và các sản phẩm thép; mua bán xuất nhập khẩu than cốc, than điện cực, ôtô các loại.

- Kinh doanh bất động sản, khách sạn.

- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp; sản xuất, gia công cơ khí phục vụ cho xây dựng dân dụng và công nghiệp

- Sản xuất và cho thuê giàn giáo, cốp pha thép.

- Vận tải hàng hóa và hành khách đường bộ (bao gồm cả vận chuyển khách du lịch), cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác.

- Kinh doanh dịch vụ cân, cho thuê kho bãi, nhà xưởng; Kinh doanh các hoạt động dịch vụ văn hóa thể thao giải trí.

- Khai thác, sản xuất, gia công, chế biến mua bán, xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng.

- Đóng tàu và cấu kiện nổi, sửa chữa, bảo dưỡng các phương tiện vận tải. - Hoạt động của các cơ sở thể thao, các câu lạc bộ thể thao.

2.1.1.3 Đặc điểm bộ máy tổ chức của công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nội

(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự Công ty MTV Thái Hưng) Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban.

BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KỸ THUẬT

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nội

PHÒNG HÀNH CHÍNH

Ban giám đốc: gồm có giám đốc và phó giám đốc.

Giám đốc là người giữ chức vụ quan trọng trong công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và toàn thể nhân viên về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Là người có trách nhiệm về những quyết định đó. Giám đốc còn là người có nhiệm vụ tiếp nhận ý kiến sáng tạo của cấp dưới, luôn có cái nhìn bao quát, bình tĩnh theo dõi mọi hoạt động của công ty thật khách quan và có trách nhiệm tạo môi trường làm việc công bằng và thuận lợi cho các nhân viên.

Phó giám đốc là người tham mưu trợ giúp cho Giám đốc trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các công việc được phân công, chủ động giải quyết những vấn đề mà Giám đốc đã ủy quyền và phân công.

Phòng kế toán – tài chính: làm nhiệm vụ theo dõi, ghi chép mọi hoạt động kinh

doanh của công ty. Đồng thời quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính và tài sản của công ty. Lập kế hoạch, phân tích tình hình tài chính và hạch toán tổng hợp về các khoản công nợ, doanh thu, khoản nộp ngân sách nhà nước được báo cáo theo định ký và trình lên ban giám đốc để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh, đảm bảo việc thực hiện tốt thu chi tài chính. Ngoài ra, kế toán phải thường xuyên kiểm tra, đối chiếu sổ sách, số liệu, công tác kế toán, kiểm toán nhanh chóng, chính xác, trung thực và đúng quy định của pháp luật.

Phòng hành chính: Chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc về quản lý tổ chức,

hành chính và điều hành nhân sự của công ty theo sự chỉ đạo của ban Giám đốc công ty. Kiến nghị với ban Giám đốc về hình thức khen thưởng các cá nhân có thành tích thực hiện tốt các nhiệm vụ và hình thức xử lý các trường hợp vi phạm nội quy hoạt động và các quy định của công ty.

Phòng kinh doanh: đây là bộ phận rất quan trọng quyết định tiến độ hoạt động kinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

doanh của công ty. Chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng cũng như nhà cung cấp tốt nhất, hiệu quả nhất để tạo uy tín cho công ty. Là bộ phận liên tiếp đưa ra đơn đặt hàng và các hợp đồng kinh tế, đồng thời theo dõi việc thực hiện hợp đồng của đối tác. Kiểm tra số lượng và chất lượng hàng hóa thực tế được nhập và xuất

giao theo đơn đặt hàng. Đề xuất với ban Giám đốc phương hướng hoạt động kinh doanh, các biện pháp khắc phục khó khăn nhằm phát huy những điểm mạnh, hạn chế mặt yếu để đủ sức cạnh tranh với những đối thủ khách trên thị trường.

Phòng kỹ thuật: thực hiện các công tác kỹ thuật trong công ty như thiết kế, lắp ráp,

sửa chữa, bảo hành các linh kiện máy móc, điện tử…

Nhìn chung, toàn bộ nhân viên của công ty đã phần nào đáp ứng được nhu cầu số lượng và chất lượng con người cho công việc. Họ đều giàu kinh nghiệm, nhiệt tình với công việc, có khả năng giải quyết mọi vấn đề phát sinh một cách khéo léo và hiệu quả.

2.1.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại công ty

Tổ chức bộ máy kế toán.

Tổ chức bộ máy kế toán là một trong những công việc quan trọng hàng đầu trong công tác kế toán, chất lượng công tác kế toán phụ thuộc trực tiếp vào trình độ, khả năng thành thạo, sự phân công hợp lý. Công tác kế toán mà công ty MTV Thái Hưng lựa chọn là hình thức tổ chức kế toán tập trung, toàn bộ công việc xử lý thông tin trong toàn công ty được thực hiện tập trung ở phòng kế toán - tài chính, các bộ phận thực hiện thu thập, phân loại và chuyển chứng từ về phòng kế toán – tài chính xử lý.

Phòng kế toán – tài chính của công ty có 5 người gồm kế toán trưởng và các kế toán như: kế toán nguyên vật liệu – hàng hóa, kế toán thanh toán, kế toán TSCĐ, thủ quỹ. Có thể khái quát mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty qua sơ đồ sau:

(Nguồn: Phòng kế toán công ty MTV Thái Hưng)

Kế toán trưởng (Kiêm kế toán tổng hợp) Thủ quỹ Kế toán nguyên vật liệu, hàng hóa Kế toán thanh toán Kế toán TSCĐ

Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp): là người phụ trách chung toàn bộ công tác

kế toán, giao dịch hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra công việc của các nhân viên trong phòng kế toán theo quy định hiện hành. Chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc, cơ quan thuế về những thông tin kế toán cung cấp. Là người trợ giúp trong lĩnh vực chuyên môn kế toán, tài chính cho Giám đốc, chịu trách nhiệm phân công, bố trí công việc cho các nhân viên kế toán trong phòng.

Kế toán nguyên vật liệu, hàng hóa: Là người theo dõi tình hình nhập, xuất chi tiết

của từng loại hàng hóa và phản ánh vào các sổ liên quan cả về mặt số lượng và giá trị, cũng như lên các báo cáo Nhập – Xuất – Tồn hàng tháng cho từng loại hàng hóa cụ thể.

Kế toán thanh toán: là người theo dõi các khoản công nợ của công ty với từng

khách hàng, ngân hàng. Lên kế hoạch thu, chi các khoản công nợ theo đúng thời hạn. Đối chiếu chặt chẽ các hóa đơn với doanh thu, nợ phải trả và số dư tiền mặt của thủ quỹ. Ngoài ra, kế toán thanh toán còn có trách nhiệm theo dõi và thanh toán tiền lương và các khoản phụ cấp cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

Kế toán TSCĐ: Là người theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ tại công ty, đồng thời

kế toán TSCĐ có trách nhiệm tính toán và trích khấu hao hàng tháng cho từng TSCĐ.

Thủ quỹ: Là người có trách nhiệm thu chi tiền mặt, theo dõi và quản lý tiền mặt,

ngân phiếu, ghi chép vào các sổ quỹ hàng ngày và lập các báo cáo tồn quỹ hàng ngày đảm bảo kịp thời, chính xác.

Chính sách kế toán áp dụng tại công ty

- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty đang áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ tài chính và các Thông tư hướng dẫn kèm theo phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh tại công ty.

- Niên độ kế toán công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hằng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ)

- Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức nhật ký chung và được hỗ trợ bởi phần mềm kế toán.

- Công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nội hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.

+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.

+ Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ghi nhận và khấu hao tài sản cố định:

+ Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, vô hình: TSCĐ được ghi nhận ban đầu theo nguyên giá, trong quá trình sử dụng TSCĐ được ghi nhận theo 3 chỉ tiêu: Nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Nguyên giá của TSCĐ được xác định là toàn bộ chi phí mà đơn vị đã bỏ ra để có được tài sản đó tính đến thời điểm đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

+ Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, vô hình: Khấu hao TSCĐ hữu hình được thực hiện theo phương pháp đường thẳng, căn cứ theo thời gian sử dụng hữu ích ước tính và nguyên giá của tài sản.

Một phần của tài liệu Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nội' (Trang 32)