Ngân hàng thương mại với vaitrò trung gian của mình, nhận tiền từ người muốn cho vay, trả lãi cho họ vàđem số tiền ấy cho người muốn vay vay Thực hiện được điều này NHTM huy động và tập
Trang 1DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TMCP Thương mại cổ phần
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
SHB Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội
RRTD Rủi ro tín dụng
QLRR Quản lý rủi ro
DPRR Dự phòng rủi ro
Trang 2DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: kết quả huy động vốn của ngân hang thương mại cổ phần SHB 26
Bảng 2.2: Số liệu cho vay theo thời hạn khoản vay 28
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế 29
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay theo loại tiền tệ 31
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay theo ngành nghề 33
Bảng 2.6: Nợ quá hạn phân theo thời hạn 37
Bảng 2.7: Nợ quá hạn theo loại hình kinh tế 39
Bảng 2.8: Nợ xấu ngân hàng SHB 41
Bảng 2.9: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại SHB 43
Biểu đồ 2.1: kết quả huy động vốn theo kỳ hạn 2010 - 1012 26
Biểu đồ 2.2: Kết quả cho vay vốn theo kì hạn 2010 – 1012 28
Biểu đồ 2.3 : Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế 2010 - 2012 30
Biểu đồ 2.4 : Dư nợ cho vay theo tiền tệ 2010 - 2012 32
Biểu đồ 2.6 : Nợ quá hạn phân theo kỳ hạn 2010 - 1012 38
Biểu đồ 2.8 : Tình hình nợ xấu ngân hàng SHB 2010 - 2012 42
Biểu đồ 2.9 : trích lập dự phòng RRTD 2010 - 2012 44
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ 2
MỤC LỤC 3
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 3
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ TÍN DỤNG 3
VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOAT ĐỘNG NGÂN HÀNG 3
1.1 Vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Đặc trưng của tín dụng 3
1.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại 3
1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng 5
1.2.1 Khái niệm 6
1.2.2 Các hình thức rủi ro tín dụng 6
1.2.3 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng 6
1.2.4 Nguyên nhân gây rủi ro tín dụng 7
1.2.5 Hậu quả của rủi ro tín dụng 12
1.2.6 Chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng 13
1.2.7 Mô hình đo lường rủi ro tín dụng 17
1.2.8 Biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng 18
Chương 2 21
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI 21
2.1 Khái quát chung về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội 21
2.2 Tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội 22
2.2.1 Hoạt động huy động vốn 25
Trang 42.2.2 Hoạt động tín dụng tại SHB 27
2.3 Thực trạng tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại SHB 34
2.3.1 Chính sách quản lý rủi ro tín dụng tai SHB 34
2.3.2 Thực trạng nợ quá hạn, nợ theo nhóm, nợ xấu 36
2.3.3 Trích lập dự phòng rủi ro 43
2.3.4 Kết quả đạt được trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội 45
2.3.5 Những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội 45
Chương 3 49
GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO 49
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI 49
3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển 49
3.1.1 Mục tiêu và định hướng của ngành ngân hàng trong những năm tới 49
3.1.2 Đối với ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội 53
3.2 Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 54
3.2.1 Xây dựng chính sách tín dụng rõ ràng, hợp lý 54
3.2.2 Xây dựng quy trình xét duyệt cho vay phù hợp và khoa học 57
3.2.3 Đa dạng hoá danh mục đầu tư tín dụng 59
3.2.4 Trích lập dự phòng rủi ro 61
3.2.5 Phát triển và ứng dụng công nghệ ngân hàng 61
3.2.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 62
3.3 Một số đề xuất kiến nghị 63
3.3.1 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 63
3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội 64
KẾT LUẬN 65
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Vài nét về đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng trong quá trìnhhội nhập với nền kinh tế thế giới phải tự khẳng định mình để tồn tại và pháttriển Trong những năm qua bằng các chính sách kinh tế vĩ mô cũng như vi
mô, chính phủ và NHNN đã có những chỉ đạo kịp thời định hướng phát triểncho hệ thống ngân hàng Việc mở của hội nhập ngành ngân hàng là một trongnhững cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức WTO Đứng trước cơ hội
đó ngân hàng Việt Nam gặp không ít khó khăn một trong những khó khăn đó
là rủi ro tín dụng
Trong quá trình hoạt động hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung vàngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội nói riêng luôn tiềm ẩn rủi ro Một trongcác rủi ro đó là rủi ro tín dụng Xuất hiện việc cho vay mà không kiểm soátđược hết khách hàng sử dụng nguồn vốn như thế nào, khi đến hạn thanh toán
có đảm bảo khả năng thanh toán hay không, hay trong quá trình thẩm định dự
án cho vay ngân hàng không tiếp cận được các thông tin đầy đủ về dự án tất
cả đều mang lại rủi ro cho ngân hàng
Trong thời gian trên giảng đường cũng như sau khi tìm hiểu tại ngân
hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội em đã chọn đề tài “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội”.
Trang 64 Kết cấu của báo cáo
Nội dung chính của báo cáo được chia làm 3 chương:
Chương 1: Phương pháp luận về tín dụng & rủi ro tín dụng trong hoạtđộng ngân hàng
Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn –
Hà Nội
Chương 3: Giải pháp, kiến nghị phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụngtại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Trang 7Chương 1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ TÍN DỤNG
VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOAT ĐỘNG NGÂN HÀNG
1.1 Vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng
1.1.1 Khái niệm
Tín dụng là từ ngữ ám chỉ sự tin tưởng, trong thực tế thuật ngữ này
được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau.Tùy theo góc độ nhìn nhậnkhác nhau mà “tín dụng” sẽ mang các đặc tính khác nhau Tuy nhiên trongphạm vi nghiên cứu dưới đây, “tín dụng” sẽ được hiểu như: Là một giao dịch
về tài sản giữa bên cho vay (Ngân hàng) với bên đi vay, trong đó bên cho vaychuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một khoảng thời gian nhấtđịnh có thỏa thuận trước Khi đến hạn thanh toán, bên đi vay có trách nhiệmhoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay
1.1.2 Đặc trưng của tín dụng
Trên thực tế, Tín Dụng mang 3 đặc trưng cơ bản nhất:
Thứ nhất: Tín Dụng dựạ trên cơ sở lòng tin Người cho vay tin tưởng người
đi vay sẽ sử dụng khoản vay đúng mục đích, hoàn trả vốn và lãi đúng cam kết
Thứ hai: Tín Dụng là sự chuyển nhượng có thời hạn Thời gian cho vayđược xác định trước để đảm bảo quá trình luân chuyển vốn của cả bên chovay lẫn đi vay
Thứ ba: Tín Dụng là sự chuyển nhượng tạm thời dựa vào nguyên tắcvốn và lãi phải được trả “Lãi” chính là phần bù đắp mà người đi vay phải trảcho người cho vay do chiếm dụng vốn
1.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại
1.1.3.1 Vai trò tập trung vốn của nền kinh tế
Trong nền kinh tế có những chủ thể có dư tiền và khoản tiền đó chưađược sử dụng một cách triệt để (ví dụ như vẫn còn cất giấu trong nhà chưa
Trang 8được mang ra lưu thông) nhưng họ cũng muốn tiền này sinh lời cho mình và
họ nghĩ là cho vay và có những chủ thể cần tiền để hoạt động kinh doanh.Nhưng những chủ thể này không quen biết nhau và cũng có thể không tintưởng nhau nên tiền vẫn chưa được lưu thông Ngân hàng thương mại với vaitrò trung gian của mình, nhận tiền từ người muốn cho vay, trả lãi cho họ vàđem số tiền ấy cho người muốn vay vay
Thực hiện được điều này NHTM huy động và tập trung các nguồn vốnnhàn rỗi trong nền kinh tế; mặt khác với số vốn này NHTM sẽ đáp ứng đượcnhu cầu vốn của nền kinh tế để sản xuất kinh doanh Qua đó nó thúc đẩy nềnkinh tế phát triển
NHTM vừa là người đi vay vừa là người cho vay và với số lãi suấtchênh lệch có được nó sẽ duy trì họat động của mình
Vai trò trung gian này trở nên phong phú hơn với việc phát hành thêm
cổ phiếu, trái phiếu,… NHTM có thể làm trung gian giữa công ty và các nhàđầu tư; chuyển giao mệnh lệnh trên thị trường chứng khoán; đảm nhận việcmua trái phiếu công ty…
1.1.3.2 Chức năng làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán
Chức năng này có nghĩa là ngân hàng tiến hành nhập tiền vào tài khoảnhay chi trả tiền theo lệnh của chủ tài khoản Khi các khách hàng gởi tiền vàongân hàng, họ sẽ được đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiệnthu chi một cách nhanh chóng tiện lợi, nhất là đối với các khoản thanh toán cógiá trị lớn, ở mọi địa phương mà nếu khách hàng tự làm sẽ rất tốn kém khókhăn và không an toàn (ví dụ: chi phí lưu thông, vận chuyển, bảo quản…) Khi làm trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra những công cụ lưuthông và độc quyền quản lý các công cụ đó (sec, giấy chuyển ngân, thẻ thanhtoán ) đã tiết kiệm cho xã hội rất nhiều về chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc
độ luân chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa Ở các nước phát
Trang 9triển phần lớn thanh toán được thực hiện qua sec và được thực hiện bằng việc
bù trừ thông qua hệ thống ngân hàng thương mại Ngoài ra việc thực hiệnchức năng là thủ quỹ của các doanh nghiệp qua việc thực hiện các nghiệp vụthanh toán đã tạo cơ sở cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay Hiện nay ở các nước công nghiệp phát triển việc sử dụng hình thứcchuyển tiền bằng đện tử là chuyện bình thường và chính điều này đưa đếnviệc không sử dụng sec ngân hàng mà dùng thẻ như thẻ tín dụng Họ thanhtoán bằng cách nối mạng các máy vi tính của các ngân hàng thương mại trong nước nhằm thực hiện chuyển vốn từ tài khoản người này sang ngườikhác một cách nhanh chóng
1.1.3.3.Chức năng tạo ra tiền ngân hàng trong hệ thống ngân hàng hai cấp
Vào cuối thế kỉ 19 hệ thống ngân hàng hai cấp được hình thành, các ngânhàng không còn họat động riêng lẻ nữa mà tạo thành hệ thống, trong đó ngânhàng trung ương là cơ quan quản lý về tiền tệ, tín dụng là ngân hàng của cácngân hàng Các ngân hàng còn lại kinh doanh tiền tệ, nhờ họat động trong hệthống các NHTM đã tạo ra bút tệ thay thế cho tiền mặt
Quá trình tạo ra tiền của NHTM được thực hiện thông qua tín dụng vàthanh tóan trong hệ thống ngân, trong mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống ngânhàng trung ương mỗi nước Quá trình tạo tiền như sau:
Tên các ngân hàng Tiền gửi mới Thanh toán
cho vay mới Dự trữ bắt buộc
Ngân hàng C 810.000 729.000 81.000
Tiền toàn hệ thống ngân hàng 10.000.000 9.000.000 1.000.000
1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng
Trang 101.2.1 Khái niệm
Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ
tài chính đối với ngân hàng Hiểu theo cách khác đó là những thiệt hại, mấtmát mà ngân hàng phải chịu do người đi vay không thanh toán đúng hạn,không thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng vì bất kể lí do gì
Các rủi ro này là các khoản lỗ tiềm tàng của hoạt động ngân hàng, rấtkhó để có thể biết nó có xảy ra hay không và nếu có thì mức độ của rủi ro thếnào Tuy vậy ngân hàng vẫn phải có các biện pháp cần thiết để cảnh báo rủi ro
và ước lượng mức độ nguy hại của rủi ro nếu xảy ra, qua đó đảm bảo các rủi
ro này sẽ không có tác động nghiêm trọng tới hoạt động tương lai của mình
Rủi ro mất vốn: Khi khách hàng không trả một phần hoặc toàn bộkhoản tín dụng Rủi ro này xảy ra làm giảm sức mạnh tài chính của ngânhàng: giảm quy mô nếu gốc vay không được trả và giảm khả năng sinh lờinếu lãi vay không thanh toán
1.2.3 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng
Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng được sắp xếp theo các nhóm sau:Nhóm 1: Các dấu hiệu liên quan tới mối quan hệ với ngân hàng
Trong quá trình hạch toán tài khoản của khách hàng các dấu hiệu nàyđược thể hiển rõ như: khó khăn trong việc thanh toán lương, giảm sút số dư
Trang 11tài khoản tiền gửi, thường xuyên yêu cầu hỗ trợ nguồn vốn lưu động, gia tăngcác khoản nợ thương mại hoặc không có khả năng thanh toán nợ đúng hạn
Trong hoạt động cho vay thì mức độ cho vay thường xuyên gia tăng,chậm thanh toán các khoản nợ gốc và lãi Thường xuyên yêu cầu ngân hàngcho gia hạn, yêu cầu các khoản vay vượt nhu cầu dự kiến
Nhóm 2: Các dấu hiệu có liên quan tới phương pháp quản lý của khách hàng
Được thể hiển qua việc thay đổi cơ cấu hệ thống quản trị, sự bất đồng
về mục đích và phương pháp quản trị Trong việc hoạch định các chính sáchthì thấy hội đồng quản trị hoặc ban giám đốc tỏ ra thiếu kinh nghiệm, việcthuyên chuyển nhân viên diễn ra thường xuyên, xuất hiện những hành độngnhất thời Đặc biệt là nảy sinh những chi phí quản lý bất hợp lý như: mua sắmthiết bị văn phòng hiện đại không cần thiết, phương tiện giao thông đắt tiền…Nhóm 3: Các dấu hiệu về kĩ thuật thương mại
Đó là những khó khăn trong phát triển sản phẩm mới, hoặc không cósản phẩm thay thế, sản phẩm có tính thời vụ cao, có biểu hiện cắt giảm chiphí Những thay đổi trên thị trường về lãi suất, tỷ giá, mất khách hàng lớn,xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh Hoặc có thể ảnh hưởng rõ rệt từ nhữngthay đổi của chính sách nhà nước mà đặc biệt là chính sách thuế
Nhóm 4: Các dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính
Biểu hiện là khách hàng chuẩn bị số liệu tài chính không đủ, trì hoãnnộp báo cáo tài chính, khả năng tiền mặt giảm, tăng doanh số bán nhưng giảmlãi hoặc không có lãi, những thay đổi về tỷ lệ lãi gộp và lãi ròng trên doanh sốbán, lập kế hoạch trả nợ mà nguồn vốn không đủ Ngoài ra khách hàng cố tìnhlàm đẹp bảng cân đối bằng cách tạo ra những sản phẩm vô hình, không hạchtoán đúng tài sản cố định, phân bổ nợ không thích hợp Bên cạnh đó còn cócác dấu hiệu phi tài chính khác như sự suy giảm uy tín, xuống cấp của các cơ
sơ kinh doanh, nơi lưu trữ hàng hóa bị hư hỏng
1.2.4 Nguyên nhân gây rủi ro tín dụng
Trang 121.2.4.1 Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi
- Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương:
Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chínhphủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN)và các cơ quan liên quan đã ban hànhnhiều luật,văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt độngtín dụng ngân hàng Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khaivào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiềuvướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ Nhữngvăn bản này đều có quy định: Trong những trường hợp khách hàng không trảđược nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay Trên thực tế, cácNHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, khôngphải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộckhách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việcchuyển tài sản đảm bảo nợ vay để tòa án xử lý qua con đường tố tụng…Cùngnhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được
nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng
- Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN:
Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngânhàng và đảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng.Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một
số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới Thanh tra ngân hàng còn chưatheo kịp Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm đựơcđổi mới Vai trò kiểm toán chưa đựơc phát huy và hệ thống thông tin chưađược tổ chức một cách hữu hiệu Thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủyếu, khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu.Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc
đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và vi phạm Môhình tổ chức của thanh tra ngân hàng còn nhiều bất cập Do vậy mà có những
Trang 13sai phạm của các NHTM không được thanh tra NHNN cảnh báo, có biện phápngăn chặn từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề đã xảy ra rồi mới can thiệp.Hàng loạt các sai phạm về cho vay, bảo lãnh tín dụng ở một số NHTM dẫnđến những rủi ro rất lớn, có nguy cơ đe dọa sự an toàn của cả hệ thống lẽ ra
có thể đã được ngăn chặn ngay từ đầu nếu bộ máy thanh tra phát hiện và xử lýsớm hơn
- Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập:
Hiện nay ở VN chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanhnghiệp và ngân hàng Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) củaNHNN đã hoạt động hơn một thập niên và đã đạt được những kết quả bướcđầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạtđộng tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệpmột cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật.Nếu các ngân hàng cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điềukiện môi trường thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho
hệ thống ngân hàng
1.2.4.2 Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan
* Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay
- Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay:
Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương ánkinh doanh cụ thể, khả thi Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mụcđích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều Tuy nhiênnhững vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán
bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác
- Khả năng quản lý kinh doanh kém Khi các doanh nghiệp vay tiền
ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tưvào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cáchquản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng
Trang 14chuẩn mực Quy mô kinh doanh mở rộng trong khi tư duy quản lý chưa đápứng nhu cầu là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinhdoanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế
- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch:
Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặcđiểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam Ngoài ra, thói quen ghichép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanhnghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực Do vậy, sổ sách kế toán mà cácdoanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thứchơn là thực chất Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính củadoanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếutính thực tế và xác thực Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luônxem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi
ro tín dụng
* Rủi ro do các nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay
- Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng:
Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nónhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của ngườikiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với côngviệc kinh doanh Nhưng trong thời gian trước đây, công việc kiểm tra nội bộcủa các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức
- Cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộNHTM đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giảiquyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng Một cán bộ kém về năng lực có thể bồidưỡng thêm, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp
vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng
- Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay:
Trang 15Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việcthẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồngvốn sau khi cho vay Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải đượcquản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ đựơc hoàn trả Theo dõi nợ là mộttrong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và củangân hàng nói chung Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuânthủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngânhàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinhdoanh Tuy nhiên trong thời gian qua các NHTM chưa thực hiện tốt công tácnày Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàngcủa cán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinhdoanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy
đủ các thông tin mà NHTM yêu cầu
- Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo, vai trò của CIC chưa thực
sự hiệu quả:
Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vayhay nói cách khác đi vay để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tíndụng là không thể tránh khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ vớinhau nhằm hạn chế rủi ro Sự hợp tác nảy sinh do nhu cầu quản lý rủi ro đốivới cùng một khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng.Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con số cụthể, có giới hạn tối đa của nó Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việcnhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối
đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào
Trong tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt như hiệnnay, vai trò của CIC là rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời,chính xác để các ngân hàng có các quyết định cho vay hợp lý Đáng tiếc làhiện nay ngân hàng dữ liệu của CIC chưa đầy đủ và thông tin còn quá đơn
Trang 16điệu, chưa được cập nhật và xử lý kịp thời
- Nguyên nhân từ tài sản bảo đảm.
Tài sản đảm bảo là tài sản thuộc quyền sở hữu của người vay dùng đểcầm cố, thế chấp cho ngân hàng khi tham gia các hợp đồng vay vốn Trongtrường hợp khách hàng hoàn toàn mất khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo sẽgiúp ngân hàng thu một phần khoản vay thông qua phát mãi tài sản
Tuy nhiên, thực tế chứng minh tài sản đảm bảo đôi khi rất khó để địnhgiá Và giá trị của một số tài sản đảm bảo chịu tác động lớn từ thị trường nênkhi ngân hàng phát mãi tài sản, giá trị thu lại không như mong đợi Các tài sảnđảm bảo có tính khả mại thấp còn khiến cho ngân hàng khó khăn trong việctìm người mua, làm tăng các chi phí thanh lí chính tài sản đó
1.2.5 Hậu quả của rủi ro tín dụng
1.2.5.1 Đối với ngân hàng
Là đối tượng trực tiếp gánh chịu hậu quả từ rủi ro tín dụng, thiệt hạiđầu tiên và đáng kể nhất đó là tổn thất về tài chính, khách hàng không trảđược nợ, ngân hàng sẽ phải thanh lí tài sản thế chấp và nếu tài sản thế chấpkhông đủ, ngân hàng sẽ phải trích từ quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp Rủi ro tíndụng xảy ra, uy tín của ngân hàng sẽ bị tác động Khách hàng tương lai sẽnghi ngờ khả năng kiếm soát, đánh giá, phòng ngừa rủi ro của ngân hàng Rủi
ro làm lợi nhuận của ngân hàng bị giảm sút Nếu rủi ro tín dụng xảy ra ở mức
độ lớn ngân hàng có thể bị phá sản
1.2.5.2 Đối với người đi vay
Không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán nợ theo hợp đồng, người đivay sẽ phải chịu sự giám sát của ngân hàng Uy tín tín dụng của người đi vay
bị giảm, làm ảnh hưởng tới khả năng đi vay sau này tại ngân hàng hiện tạihoặc tại ngân hàng khác.Uy tín tín dụng giảm còn làm giảm uy tín trong kinhdoanh, trong việc thực hiện hợp đồng với bạn hàng
1.2.5.3 Đối với nền kinh tế
Trang 17Với vai trò là kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, rủi ro tín dụng xảy ra ởngân hàng làm cho kênh dẫn vốn hoạt động không hiệu quả Người đi vaykhông thanh toán, vốn cho vay của ngân hàng bị ứ đọng khiến cơ hội mở rộngđầu tư của nền kinh tế giảm sút.
Tác động đến ngân hàng mang tính chất dây chuyền, trong trường hợpxấu nhất xảy ra, rủi ro tín dụng của một ngân hàng sẽ kéo ngân hàng đó phásản, ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngân hàng khác và cuối cùng gây mất ổnđịnh thị trường tài chính
1.2.6 Chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng
1.2.6.1 Chỉ tiêu định tính
- Sự phù hợp của chính sách tín dụng.
Chính sách tín dụng của ngân hàng quyết định việc mở rộng hay thuhẹp tín dụng nhằm đạt được mục tiêu riêng của ngân hàng: tìm kiếm lợinhuận, hạn chế rủi ro hay đảm bảo an toàn trong kinh doanh của ngân hàng.Nếu ngân hàng tập trung quá nhiều vào một mục tiêu như tìm kiếm lợi nhuậnthì ngân hàng sẽ phải mở rộng điều kiện tín dụng, chấp nhận các khoản vay cómức rủi ro cao
- Tính hợp lý của quy trình tín dụng.
Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàngtrong việc cấp tín dụng với các bước cụ thể được thiết lập theo một trình tựnhất định kể từ khi nhận hồ sơ xin cấp tín dụng đến khi kết thúc hợp đồng.Rủi ro tín dụng sẽ được hạn chế khi quy trình này được tổ chức khoa học, hợp
lí và được tuân thủ bởi cán bộ tín dụng
1.2.6.2 Chỉ tiêu định lượng.
- Nợ quá hạn và tỉ lệ nợ quá hạn.
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quáhạn Ngân hàng nào có tỉ lệ nợ quá hạn cao thì rủi ro lớn hơn vì với nhữngkhoản nợ quá hạn không thu hồi được sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
Trang 18khai thác và sử dụng vốn của ngân hàng, phá vỡ kế hoạch kinh doanh và đặcbiệt nó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng.
Nợ quá hạn làm tăng chi phí của ngân hàng.Với một khoản tín dụngđang gặp rủi ro, ngân hàng phải tốn các chi phí giám sát, sử lí tài sản đảmbảo, chi phí pháp lí Trong khi đó, các khoản nợ này không mang lại cho ngânhàng nguồn thu để trả lãi cho vốn vay, vốn huy động từ khách hàng
Nợ quá hạn còn làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn củacác tổ chức tín dụng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, giảm lợi nhuận, giảmhiệu quả kinh doanh Đồng thời hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tíndụng, giảm uy tín, khả năng cạnh tranh của ngân hàng
Tỷ lệ nợ quá hạn= Tổng nợ quá hạn
Tổng dư nợ
Tỉ lệ nợ quá hạn càng cao thì rủi ro càng cao
- Nợ xấu và nợ xấu trên tổng dư nợ.
Ở Việt Nam, theo quy định số 493 -NHNN, nợ xấu là các khoản nợthuộc về nhóm 3,4 và 5 bao gồm:
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
- Các khoản nợ quá hạn từ 90-180 ngày
- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhưng bị quá hạn dưới 90ngày
- Nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi khiđến hạn, và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày
- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhưng bị quá hạn từ 90đến 180 ngày
- Các khoản nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao
Nhóm 5 (Nợ có khả năng bị mất vốn)
Trang 19- Nợ quá hạn trên 360 ngày
- Các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lí
- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhưng bị quá hạn trên 180ngày
- Các khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi
Tỷ lệ nợ xấu cũng là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng của
tổ chức tín dụng Nếu tỉ lệ này càng cao thì rủi ro tín dụng càng cao vì đây lànhững khách hàng có dấu hiệu khó khăn về tài chính nên gặp khó khăn trongviệc trả nợ cho ngân hàng:
Tỉ lệ nợ xấu =
Nguyên nhân của các khoản nợ xấu là các khách hàng chỉ muốn vay,không nỗ lực để trả nợ Điều này sẽ gây cho ngân hàng những khó khăn trongviệc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nếu nợ xấu không được giảiquyết kịp thời thì đến một thời điểm nào đó khả năng trích lập dự phòng rủi ro
sẽ không đủ để bù đắp tổn thất đó và việc nâng cao tiềm lực tài chính đảm bảo
tỷ lệ an toàn vốn sẽ là vấn đề khó khăn cho ngân hàng Như vậy, các ngânhàng phải thường xuyên đánh giá và kiểm tra phát hiện nợ xấu để có cơ sởtrích lập dự phòng và đưa ra biện pháp bảo toàn vốn
- Tỉ lệ mất vốn.
Tỉ lệ mất vốn =
Dư nợ mất vốn là các khoản nợ thuộc nhóm 5 bao gồm:
- Nợ quá hạn trên 360 ngày
- Các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lí
- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhưng bị quá hạn trên
Trang 20180 ngày
- Các khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi
Tỷ lệ mất vốn càng cao thì thiệt hại cho ngân hàng càng lớn vì nó phảnánh những khoản tín dụng mà ngân hàng bị mất và phải dùng quỹ dự phòng
Tại Việt Nam, việc trích lập dự phòng RRTD của các ngân hàng đềutheo quyết định 493 -NHNN Trong đó tùy vào việc phân loại nợ vào nhómnào mà có tỷ lệ trích lập tương ứng theo nguyên tắc: thời gian quá hạn càngcao thì tỉ lệ trích lập càng lớn Cụ thể:
Theo quy định hiện hành của NHNN thì tổng dư nợ cho vay đối với mộtkhách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của TCTD, tổng mức cho vay và bảolãnh đối với một khách hàng không vượt quá 25% vốn tự có của TCTD
Ngân hàng nào tập trung cho vay theo ngành kinh tế hoặc khu vực địa
Trang 21lí thì rủi ro tín dụng sẽ cao.
1.2.7 Mô hình đo lường rủi ro tín dụng
Mô hình quản lý rủi ro tín dụng chính là hệ thống các mô hình bao gồm
mô hình tổ chức quản lý rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soátrủi ro được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục tronghoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng Mô hình quản lý rủi ro tín dụngphản ánh một cách hệ thống các vấn đề về cơ chế, chính sách, quy trìnhnghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soátrủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ; các công cụ đo lường, pháthiện rủi ro; các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loạirủi ro mới phát sinh và các phương án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đốiphó một khi có rủi ro xảy ra
Có rất nhiều các loại mô hình được các ngân hàng áp dụng để đo lường.Sau đây là một số mô hình thông dụng nhất:
Mô hình chất lượng 6C.
Mô hình 6C giúp các ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng việctập trung vào 6 tiêu chí cơ bản sau:
1 Tư cách người vay (Character)
Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng, mụcđích xin vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hànhcủa ngân hàng và phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hànghay không, đồng thời xem xét lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng cũ;còn khách hàng mới thì cần thu nhập thông tin từ nhiều nguồn khác như :trung tâm phòng ngừa rủi ro, ngân hàng bạn, thông tin đại chúng
2 Năng lực người vay (Capacity)
Tùy thuộc vào quy định pháp luật của quốc gia, đòi hỏi người đi vayphải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự
3 Thu nhập của người đi vay (cash)
Trang 22Trước hết phải xác định được nguồn trả nợ của người vay như luồngtiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhập, tiền từ bán thanh lí tài sản, hoặc tiền
từ phát hành chứng khoán
4 Bảo đảm tiền vay ( Collateral)
Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai
có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng
5 Các điều kiện (Conditions)
Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từngthời kì như cho vay hàng xuất khẩu với điều kiện thu ngân phải qua ngânhàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ
6 Kiểm soát (Control)
Tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi của pháp luật có liên quan tớiquy chế hoạt động mới có ảnh hưởng xấu đến người vay hay không Yêu cầu tíndụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng hay không
1.2.8 Biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng
Ngân hàng phải đa dạng hóa danh mục cho vay theo đối tượng, khu vựcđịa lí, loại hình tín dụng Việc tập trung hết vốn vay vào một đối tượng, ngànhnghề kinh doanh riêng biệt có thể mang lại lợi nhuận lớn trong trường hợp đốitượng hay ngành nghề đó làm ăn phát đạt Tuy nhiên cũng tạo cho ngân hàngmột khoản rủi ro không nhỏ nếu đối tượng cho vay đó làm ăn kém hiệu quả,
Trang 231.2.8.3 Thực hiện bảo đảm, bảo lãnh, bảo hiểm
Biện pháp này liên quan chủ yếu tới việc yêu cầu ngân hàng khống chếđược nguồn ngân quỹ hoặc tài sản của người vay để đảm bảo có sự tươngquan với số tiền đã vay Lợi ích của phương pháp này là giúp ngân hàng nắmquyền thanh lí hợp đồng, tài sản cầm cố, chủ động phát mãi tài sản để bù đắpcho khoản tiền vay mà khách hàng không trả được
1.2.8.4 Thiết kế các sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu vốn của KH
Theo quy luật cung cầu của thị trường, các đơn vị kinh doanh phải tạo
ra được các sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng để có thểtiêu thụ được trên thị trường Việc thiết kế các sản phẩm tín dụng phù hợp sẽgiúp ngân hàng tập trung vào đối tượng khách hàng của mình, cũng như giảmthiểu rủi ro
Việc thiết kế các sản phẩm dịch vụ phù hợp liên quan tới thẩm định dự
án, phương pháp vay vốn để có thể đưa ra mức cho vay, thời hạn cho vay vàlãi suất cho vay phù hợp Ví dụ như, mức cho vay cần đáp ứng đủ nhu cầu củakhách hàng, tránh tình trạng cho vay ít hơn nhu cầu làm chủ thế vay vốn khókhăn trong việc thực hiện việc kinh doanh
1.2.8.5 Giám sát tín dụng
Để giảm rủi ro tín dụng tới mức tối thiểu, ngân hàng cần quan tâm tớiviệc giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng để đảm bảo vốn được
Trang 24dùng đúng mục đích cam kết.
Ngoài ra việc giám sát tín dụng còn làm cho ngân hàng nắm rõ hoàncảnh, vị thế tài chính của khách hàng cũng như năng lực hoàn trả để có thểđưa ra sự chỉnh sửa phù hợp nếu cần thiết
1.2.8.6 Nâng cao năng lực, trình độ và đạo đức của cán bộ quản lý
Tất cả sản phẩm ngân hàng cung cấp đều dựa trên sự đánh giá của conngười và có phần mang tính “chủ quan” Hoạt động cho vay có hiệu quả haykhông chịu ảnh hưởng rất lớn từ phía cán bộ tín dụng của ngân hàng Vì vậymột trong các biện pháp giảm rủi ro tín dụng là giảm rủi ro từ phía cán bộ tíndụng, ở đây là: nâng cao năng lực của cán bộ và giảm rủi ro về đạo đức
1.2.8.7 Sử dụng các công cụ phái sinh
Các công cụ phái sinh (Derivatives) ngày nay được rất nhiều các ngânhàng sử dụng như một biện pháp phòng ngừa hiệu quả đối với các rủi ro về tàichính.Các công cụ chính được sử dụng như: hoán đổi rủi ro vỡ nợ, hoán đổitín dụng, hợp đồng quyền chọn tín dụng, hợp đồng tương lai chỉ số giá cốphiếu, hợp đồng quyền chọn cổ phiếu
Trang 25Chương 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI
2.1 Khái quát chung về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội
Tên gọi : NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN –
HÀ NỘI.
Tên giao dịch : SaHaBank
Tên viết tắt : SHB
Trụ sở chính : 77 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Ngày 13/11/1993: Ngân hàng TMCP nông Thôn Nhơn Ái( tiền thâncủa ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội – SHB) được thành lậptheo giấy phép số 0041/NH/GP ngày 13/11/1993 do thống đốc ngân hàng nhànước Việt Nam cấp và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993
Ngày 20/01/2006: Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam đã kýquyết định số 93/QĐ-NHNN về việc chấp thuận cho SHB chuyển đổi môhình hoạt động từ ngân hàng TMCP nông thôn sang ngân hàng TMCP đô thị,
từ đó tạo được thuận lợi cho ngân hàng SHB có điều kiện nâng cao năng lực
về tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đánh dấu một giaiđoạn phát triển mới của SHB
Ngày 22/7/2008: HNNN đã ký quyết định chấp thuận cho ngân hàngTMCP Sài Gòn – Hà Nội chuyển địa điểm từ Cần Thơ ra Hà Nội Ngày09/09/2008 SHB đã khai trương trụ sở mới tại 77 Trần Hưng Đạo – HoànKiếm – Hà Nội
Trải qua 20 năm hoạt động cho đến nay vốn điều lệ của SHB đạt gần8.868 tỷ đồng(năm 2012) Mạng lưới hoạt động kinh doanh đã có mặt tạinhiều tỉnh thành phố trên địa bàn cả nước Khách hàng của SHB gồm nhiềuthành phần kinh tế và hoạt động trong nhiều ngành nghề kinh doanh khác
Trang 26nhau Vừa qua, ngân hàng TMCP sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã vinh dự nhậngiải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2012”(Bank of the year 2012Viet Nam) do The Banker – tạp chí có uy tín trong ngành tài chính ngân hàngtrên toàn thế giới, thuộc tập đoàn truyền thông tài chính ngân hàng FinancialTime – bình chọn, khẳng định sự phát triển an toàn bền vững trong năm quacủa SHB Năm 2012 mặc dù nền kinh tế vẫn gặp rất nhiều khó khăn tuy vậySHB vẫn gặt hái được nhiều thành công thể hiện ở các giải thưởng mà ngânhàng đạt được : báo cáo thường niên tốt nhất, thương hiệu mạnh Việt Nam,nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam, ngân hàng có chất lượng thanh toán quốc tếxuất sắc, thương hiệu nổi tiếng Asean Bên cạnh những thành tích đã được ghinhận, SHB vẫn đang tiếp tục phát huy lợi thế, tận dụng thời cơ, nỗ lực hoạtđộng để viết tiếp những trang thành công mới.
Với nền tảng và thế mạnh sẵn có, SHB xác định chiến lược phấn đấutrở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hàng đầu tại Việt Nam, năm 2015 trởthành một tập đoàn tài chính – công nghiệp - bất động sản lớn mạnh, vớiphương châm luôn là:
“SHB - đối tác tin cậy, giải pháp phù hợp”
2.2 Tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
• Diễn biến tình hình kinh tế từ 2010 đến năm 2012
Năm 2010, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóngsau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu GDP cả năm 2010 tăng 6,7%,cao hơn nhiệm vụ kế hoạch (6,5%) Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn phụchồi chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đạtđược tốc độ tăng trưởng tương đối cao như trên là một thành công Với kếtquả này tốc độ tăng trưởng GDP cả giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân7%/năm và thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 1.160USD
Năm 2010 chính sách tiền tệ cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng và
Trang 27kiểm soát lạm phát, cơ bản bảo đảm được các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm: tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 20%, dư nợ tín dụng tăng khoảng 25% Tỷ giá được điều hành linh hoạt hơn theo nguyên tắc thị trường, thực hiện điều hành lãi suất cho vay theo cơ chế thoả thuận và theo hướng giảm dần, tăng cường giám sát bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng Mức lãi suất được giữ ổn định: lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam từ 8– 9%, lãi suất tái cấp vốn biến động từ 8 – 9%, lãi suất tái chiết khấu từ 6 – 7%, lãi suất cho vay qua đêm từ 8 - 9%.
Năm 2011 Nhờ xác định đúng nhiệm vụ ưu tiên là kiềm chế lạmphát và nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp để kiểm soát giá cả, điều tiếtcung cầu, bình ổn thị trường nên từ tháng 5 năm 2011 mức tăng giá tiêudùng đã giảm dần, ước cả năm tăng khoảng 18% Chính phủ điều hành chínhsách tài khoá thắt chặt, tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên từ ngân sáchnhà nước, đồng thời rà soát, cắt giảm và sắp xếp lại đầu tư công, tập trung vốncho các công trình quan trọng, cấp bách, sắp hoàn thành, miễn, giảm nhiềuloại thuế cho doanh nghiệp và cá nhân.. Kết quả là, bội chi ngân sách nhànước cả năm 2011 giảm xuống còn 4,9% GDP (kế hoạch là 5,3%), thu ngânsách tăng, đáp ứng nhu cầu chi và dành một phần để tăng chi trả nợ
Chính phủ cũng đã chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, linhhoạt: tổng dư nợ tín dụng tăng 12%, tổng phương tiện thanh toán tăng 12,5%.Vốn tín dụng được ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp,
hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Giảm tỷ trọng vốn vay của khu vực phi sảnxuất, lãi suất tín dụng đã có xu hướng giảm Thị trường ngoại hối chuyển biếntích cực, tỷ giá dần ổn định, trạng thái ngoại hối của hệ thống ngân hàng, dựtrữ ngoại tệ và cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện Mua bán ngoại tệ vàkinh doanh vàng được kiểm soát có kết quả bước đầu
Kinh tế nước ta năm 2012 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tếthế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa
Trang 28được giải quyết Suy thoái trong khu vực đồng euro cùng với khủng hoảng tíndụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác Một số nước và khối nước lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản và EU đối mặt với nhiều thách thức nên tăng trưởng chậm Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước Thị trường tiêuthụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm Tỷ
lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 ước tính tăng 5,03% so với năm 2011, trong đó quý I tăng 4,64%; quý II tăng 4,80%; quý III tăng 5,05%; quý IV tăng 5,44% Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế
vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý và thể hiện xu hướng cải thiện qua từng quý, khẳng định tính kịp thời, đúng đắn và hiệu quả của các biện pháp và giải pháp thực hiện của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ
Tình hình kinh tế 4 tháng đầu năm 2013: Chỉ số giá tiêu dùng tháng4/2013 tăng 2,41% so với tháng 12/2012 và tăng 6,61% so với cùng kỳ nămtrước Chỉ số giá tiêu dùng bình quân bốn tháng năm nay tăng 6,83% so vớibình quân cùng kỳ năm 2012 Chỉ số giá vàng tháng 4/2013 giảm 2,56% sovới tháng trước; giảm 7,17% so với tháng 12/2012; giảm 3,41% so với cùng
kỳ năm trước Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 4/2013 tăng 0,01% so với thángtrước; tăng 0,37% so với tháng 12/2012; tăng 0,47% so với cùng kỳ năm 2012
• Tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Trang 29Năm 2010 là một năm khởi sắc của ngân hàng Năm 2010, tổng tài sảncủa SHB đạt 51.032 tỷ đồng, đạt 113,4% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế 656 tỷđồng, đạt 101% kế hoạch Cũng trong năm 2010, SHB đã hoàn thành kế hoạchnâng vốn điều lệ lên gần 3.500 tỷ đồng và phát hành thành công trái phiếuchuyển đổi trị giá 1.500 tỷ đồng để thực hiện tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồngvào quý II/2011 Đặc biệt, giá trị tài sản cố định là bất động sản của SHB đượccác tổ chức định giá bất động sản uy tín định giá hơn 4.342 tỷ đồng
Năm 2011 là một năm khó khăn đối với hệ thống ngân hàng thươngmại nói chung và ngân hàng SHB nói riêng Việc đối mặt với tỷ lệ nợ xấutăng cao đặc biệt ở một số ngành như: bất động sản, thương mại dịch vụ…làmột khó khăn lớn làm giảm lợi nhuận của ngân hàng
Năm 2012 kinh tế vẫn chưa thoát ra khỏi suy thoái, các doanh nghiệpvừa và nhỏ làm ăn thua lỗ dẫn tới phá sản làm tình hình kinh doanh của ngânhàng gặp nhiều khó khăn Mặt khác việc sáp nhập ngân hàng cũng tạo thêmgánh nặng nợ xấu cho ngân hàng Tuy vậy ngân hàng SHB vẫn gặt hái đượcrất nhiều thành công thể hiện ở các giải thưởng mà ngân hàng vinh dự đượcđón nhận
Trang 30Bảng 2.1: kết quả huy động vốn của ngân hang thương mại cổ phần SHB
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010
Tỷtrọng(%)
Năm 2011
Tỷtrọng(%)
Năm 2012
Tỷtrọng(%)Phân theo kỳ
(Nguồn : Báo cáo tài chính ngân hàng SHB)
Biểu đồ 2.1: kết quả huy động vốn theo kỳ hạn 2010 - 1012
Nguồn vốn huy động được phân theo kỳ hạn chủ yếu là huy động ngắnhạn Năm 2010 nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm 90,96% Năm 2011 tỷ
Trang 31lệ này là 91,5% và năm 2012 tỷ lệ này đạt 93% Sự chênh lệch quá lớn giữanguồn vốn huy động ngắn hạn với nguồn vốn huy động trung và dài hạn cóthể gây rủi ro cho SHB Giả sử vì nguyên nhân nào đó có sự sụt giảm lãi suấttiền gửi khách hàng cùng một lúc tới rút tiền sẽ làm mất tính thanh khoản choSHB và ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của SHB Hơn nữatheo các quy định của nhà nước, các ngân hàng thương mại được phép đầu tưmột phần nguồn vốn ngắn hạn huy động được để đầu tư cho vay trung và dàihạn Nhưng nếu vượt quá mức an toàn thì sẽ dẫn tới mất cân đối vốn giaodịch hàng ngày Việc huy động vốn ngắn hạn với tỷ trọng lớn sẽ làm hạn chếcho vay trung và dài hạn của SHB Để giảm thiểu rủi ro, SHB đang có kếhoạch điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn huy động theo hướng giảm dần tỷ trọngvốn ngắn hạn và tăng dần tỷ trọng vốn huy động được với kỳ hạn trung và dàihạn để đảm bảo kinh doanh ổn định Để làm được điều này SHB đang cóchiến lược thu hút nguồn vốn trung và dài hạn với nhiều ưu đãi hấp dẫn nhằmthu hút vốn.
Nguồn huy động vốn phân theo cơ cấu của SHB hoàn toàn dựa vàonguồn vốn huy động được trong nước SHB chưa thu hút được nguồn vốn đầu
tư nước ngoài Đây cũng là cơ hội và thách thức lớn cho SHB trong quá trìnhhội nhập kinh tế thế giới toàn cầu của Việt Nam nói chung và của hệ thốngngân hàng nói riêng
2.2.2 Hoạt động tín dụng tại SHB
Dư nợ cho vay qua các năm đều tăng trưởng khá cho thấy SHB đãkhông ngừng nâng cao năng lực cơ cấu và hoàn thiện bộ máy hoạt động, sửađổi quy chế và quy trình nghiệp vụ tín dụng nhằm thích ứng với các điều kiệntừng vùng miền ngành nghề kinh doanh SHB luôn đổi mới sản phẩm dịch vụlinh hoạt phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng và tình hình kinh tế xã hội,tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn của SHB Ngoài raSHB luôn kiểm soát chất lượng tín dụng đảm bảo khách hàng sử dụng vốn an
Trang 32toàn Qua các biện pháp nhằm hỗ trợ cũng như quản lý tốt nguồn vốn mà hoạtđộng tín dụng của SHB luôn tăng trưởng và bền vững.
2.2.2.1 Dư nợ cho vay theo thời hạn khoản vay
Bảng 2.2: Số liệu cho vay theo thời hạn khoản vay
Đơn vị : triệu đồng
Khoản
Tỷtrọng(%)
Năm 2011
Tỷtrọng(%)
Năm 2012
Tỷtrọng(%)Cho vay
(Nguồn : Báo cáo tài chính ngân hàng SHB)
Biểu đồ 2.2: Kết quả cho vay vốn theo kì hạn 2010 – 1012
Trang 33Từ bảng số liệu trên ta thấy tốc độ cho vay với nền kinh tế tăng trưởngkhá cao qua các năm cho thấy ngân hàng SHB đã có những chiến lược pháttriển phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, phù hợp với nhu cầu cần vốn
để tái sản xuất cũng như mở rộng sản xuất Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn tănglên theo từng năm đặc biệt là tỷ lệ cho vay dài hạn tăng đáng kể điều này làphù hợp trong bối cảnh các tổ chức kinh tế cần vốn để khôi phục sản xuất.Năm 2010 cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn cho thấy cơ cấu cho vaycủa ngân hàng SHB khá an toàn vì lượng vốn ngân hàng thu hút được chủ yếu
là từ nguồn vốn ngắn hạn Năm 2012 tỷ lệ cho vay ngắn hạn giảm và tỷ lệ chovay trung dài hạn tăng đáng kể cho thấy cơ cấu cho vay của ngân hàng manglại rủi ro vì lượng vốn ngân hàng thu hút vẫn chủ yếu là ngắn hạn tuy nhiênkhi nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi, các tổ chức kinh tế cần vốn để táisản xuất thì điều này là phù hợp
2.2.2.2 Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế
Đơn vị : triệu đồng
Khoản mục Năm 2010
Tỷtrọng(%)
Năm 2011
Tỷtrọng(%)
Năm 2012
Tỷtrọng(%)Doanh nghiệp
2 43,49 9.075.962 31,13 15.937.074 27,99(Nguồn : Báo cáo tài chính ngânh hàng SHB)
Trang 34Biểu đồ 2.3 : Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế 2010 - 2012
Với mục tiêu chiến lược hướng tới cung cấp các sản phẩm và dịch vụngân hàng cho khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ SHB đang gia tăng tỷ lệ chovay công ty cổ phần và TNHH Năm 2010 tỷ lệ này là 53,47% tới năm 20011
tỷ lệ này là 63,57% và năm 2012 tỷ lệ này đã ở mức 65,95% do chính sáchcủa nhà nước hỗ trợ cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ Năm 2010 tỷ lệcho vay tiêu dùng cá nhân đạt 43,49% tới năm 2011 tỷ lệ này giảm chỉ còn31,13% tới 2012 tỷ lệ này chỉ ở mức 27,99% điều này là phù hợp với chỉ đạođiều hành chính sách tiền tện của nhà nước nói chung và của ngân hàng nóiriêng Mức cho vay với doanh nghiệp nhà nước tăng theo các năm tuy nhiên
tỷ lệ tăng không cao cho thấy đối tượng khách hàng chính của ngân hàng là cánhân hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ Với mục tuêu và kháchhàng chiến lượng đã đề ra ngân hàng đã có nhiều biện pháp nhằm hướng sựphục vụ vào các đối tượng khách hàng mục tiêu :
_ Mở rộng cho vay đối với khách hàng kinh doanh có độ an toàn cao vàhiệu quả
Trang 35_ Hạn chế cho vay đối với khách hàng kinh doanh kém hiệu quả( nhómdoanh nghiệp nhà nước địa phương và doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi)
_ Tăng cường hoạt động cho vay bán lẻ nhằm đa dạng hoá khách hàng
và sản phẩm tín dụng, chú trọng các khoản tín dụng với các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, tập trung tới mảng tín dụng khách hàng cá nhân với các hình thức chovay cầm cố, thế chấp tài sản đáp ứng nhu cầu tín dụng hàng ngày gia tăng
Đây được coi là hướng đi đúng đắn của SHB phù hợp với chủ trươngchính sách của nhà nước và của NHNN Chủ truơng này nhằm gia tăng thịphần hoạt động, tăng cường khả năng cạnh tranh, tiếp cận và đầu tư vào nhiềungành nghề, lĩnh vực kinh doanh nâng cao hiệu quả hoạt động
2.2.2.3 Dư nợ theo loại tiền tệ cho vay
Hiện tại SHB cho vay chủ yếu bằng VND, cho vay bằng ngoại tệ chiếm