Xây dựng quy trình xét duyệt cho vay phù hợp và khoa học

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Trang 61)

3.2.2.1. Thẩm định dự án

Mục đích của thẩm định dự án là xác định quan hệ an toàn của quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng, xác định tính hiệu quả và khả thi của dự án, xác định thông tin khách hàng có chính xác và phù hợp với những gì khách hàng khai không nhằm hạn chế rủi ro do thông tin bất cân xứng qua đố ngân hàng đưa ra quyết định tín dụng chính xác. Đây là bước đầu tiên trong quy trình xét duyệt dự án và có tính chất quan trọng đối với an toàn của khoản vay.

Khi tiến hành xét duyệt cho vay SHB đã cgú trọng đến nhuẽng vấn đề liên quan tới khách hàng như: tính pháp lý, năng lực vay vốn, uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận, tài sản thế chấp, tính khả thi của dự án...

Khả năng đánh giá dự án của cán bộ ngân hàng được dề cao và đóng vai trò quan trọng vì vậy đòi hỏi cán bộ tín dụng phải là người có năng lực chuyên môn vững vàng, có khả năng tổng hợp thông tin và phán đoán chính xác các vấn đề liên quan có như vậy việc thẩm định dự án mới đạt hiệu quả.

Ngoài ra SHB còn yêu cầu khách hàng thế chấp thêm tài sản cho ngân hàng. Giải pháp này thực tế có lợi cho cả hai bên: ngân hàng thì có tài sản nhằm bù đắp cho những rủi ro có thể xảy ra và khách hàng thì được vay vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh

SHB hoạt động dựa trên nguyên tắc hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất và không đẩy khách hàng đến tình trạng phá sản. vì vậy trong quá trình thu nợ

ngân hàng luôn tìm biện pháp giúp đỡ khách hàng gặp rủi ro do những nguyên nhân khách quan mang lại.

3.2.2.2. Đánh giá và phân loại khách hàng

- Đánh giá năng lực vay vốn

Khi cho vay ngân hàng không chỉ quan tâm đến khả năng trả nợ của khách hàng mà còn quan tâm đến năng lực pháp lý của người vay vốn

- Uy tín của khách hàng

Uy tín của khách hàng có liên quan trực tiếp đến việc trả nợ nó phản ánh thiện chí và việc sẵn sàng trả nợ, thực hiện tất cả các điều khoản của hợp đồng tín dụng. Nếu người đi vay không có uy tín hoặc uy tín thấp thì có thể dẫn tới rủi ro cho ngân hàng, vì vậy các trường hợp cho vay này ngân hàng luôn giám sát các hoạt động của khách hàng. Nếu đến hạn thu mà khách hàng không có khả năng hoàn trả thì ngân hàng sẽ tiến hành thu nợ ngay. Uy tín của khách hàng không chỉ thể hiện qua mối quan hệ với ngân hàng mà còn thể hiện qua quan hệ với bạn hàng do vậy việc tìm hiểu các mối quan hệ của khách hàng trong quá trình thẩm định dự án là hết sức cần thiết.

Khi xem xét và quyết định cho vay đối với một khách hàng, các cán bộ ngân hàng luôn xem xét vốn tự có của khách hàng là bao nhiêu để đảm bảo việc cho vay được an toàn và tính trách nhiệm của người vay trong dự án đó. Bên cạnh đó khi cho vay ngân hàng còn giám sát, kiểm tra xem khách hàng sử dụng vốn như thế nào có hiệu quả và khả năng sinh lời như thế nào, vì koản vay được trả bằng chính lợi nhuận kinh doanh của dự án.

Một trong những nguyên tắc tind dụng là tiền vay phải có tài sản đảm bảo. Biện pháp này nhằm hạn chế rỉ ro khu khách hàng không cos khả năng trả nợ. Với hoạt động kinh doanh của mình SHB luôn coi đó là là nguyên tắc cho ay có đảm bảo. Tài sản đảm bảo phải là hàng hoá có giá trị, có thị truờng tiêu thụ để khi khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng có thể bán để thu hồi nợ.

Phân tích tình hình tài chính của khách hàng có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định tín dụng. Việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp chủ yếu thông qua các tỷ số tài chính. Các tỷ cố tài chính cung cấp những thông tin cơ bản về doanh nghiệp, về tính chất khinh tế và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các đặc trưng riêng về hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

3.2.2.3 Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tăng cường kiểm tra nội bộ

Hiện tại ngân hàng SHB đã bước đầu thành công trong việc xây dựng hệ thống xếp hạng khách hàng nội bộ. Các khách hàng là doanh nghiệp sẽ được đánh giá dựa theo 40 tiêu chí về tài chính và 14 tiêu chí phi tài chính. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng nội bộ là một hướng đi phù hợp với thông lệ quốc tế bởi lẽ hệ thống xếp hạng khách hàng này sẽ giúp việc quyết định ra tín dụng được nhanh chóng và có cơ sở rõ ràng hơn do dựa vào thứ hạng của khách hàng trên bảng xếp hạng. Hoàn thiện xếp hạng khách hàng nội bộ còn giúp cho SHB thực hiện tốt việc phân bổ, trích lập dự phòng rủi ro cũng như có cái nhìn tốt hơn về tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của từng khách hàng.

Trong tương lại SHB cần hoàn thiện hệ thống xếp hạng bằng cách: - Xây dựng hệ thống xếp hạng cho nhiều nhóm khách hàng hơn. Không chỉ là doanh nghiệp mà cá nhân người đi vay, các tổ chức tín dụng khác cũng cần được xếp hạng.

- Mỗi nhóm khách hàng riêng biệt cần có các nhóm chỉ tiêu riêng biệt nhằm đánh giá đúng thứ hạng của khách hàng đó.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Trang 61)