Đa dạng hoá danh mục đầu tư tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Trang 63)

Trong hoạt động kinh doanh việc dâ dạng hoá danh mục đầu tư là một trong những biện pháp hạn chế rủi ro có hiệu quả. đa dạng háo tín dụng cả về hình thức, đối tượng khách hàng, địa bàn hoạt động...Danh mục tín dụng của ngân hàng càng phong phú thì mức độ rủi ro cang thấp. Đa dạng hoá tín dụng

thể hiện dưới các hình thức như cho vay nhiều khách hàng mà không tập trung vào một nhóm khách hàng lớn, cho vay khách hàng ở nhiều ngành nghề khác nhau....

Để thực hiện phân tán rủi ro SHB cần quan tâm đến các phương pháp sau:

• Đa dạng hoá khách hàng

Việc mở rộng cho vay đối với nhiếu thành phần nhằm hạn chế “bỏ trứng vào cùng một giỏ’, hạn chế tập trung tín dụng. trong thời gian qua SHB đã chú trọng nhiều tới đối tượng khách hàng là các doang nghiệp vừa và nhỏ cá nhân hộ gia đình tiểu thương. Tuy nhiên tỷ trọng cho vay với các đối tượng khách hàng này vẫn còn hạn chế chưa khai thác hết tiềm năng của khu vực khách hàng này. Trong danh mục đầu tư của ngân hàng tỷ trọng đầu tư vào các ngành như thương mại , dịch vụ xây dựng bất động sản vẫn còn khá cao trong khi các ngành này lại tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Do vậy trong thời gian tới SHB nên hạn chế cho vay với các ngành nghề nêu trên

• Đa dạng hoá kỳ hạn cho vay

SHB không nên tập trung nhiều vào một kỳ hạn nào đó mà nên phân tán cho vay ở nhiều kỳ hạn. Với những dự án cho vay trung hạn nhưng tới kỳ đáo hạn khách hàng chưa có khả năng trả nợ nhưng tiềm năng dự án rất khả thi thì ngân hàng nên tạo điều kiện cho khách hàng kinh doanh. Với số liệu báo cáo những năm gần đây cho thấy tỷ lệ cho vay trung và dài hạn của SHB vẫn ở mức khá cao trong khi nguồn vốn huy động được chủ yếu là ngắn hạn. Điều này sẽ hạn chế khả năng quay vòng vốn cũng như tăng rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.

• Thực hiện bảo hiểm tín dụng

Với những khoản tín dụng có giá trị lớn ngân hàng nên thực hiện mua bảo hiểm cho khoản vay đó. Mặc dù trong quá trình thẩm định dự án ngân

hàng đã đánh giá được mức độ rủi ro tuy nhiên trong quá trình thực hiện dự án có thể phát sinh những rủi ro không mong muốn nằm ngoài dự kiến của ngân hàng. Việc mua bảo hiểm tín dụng vẫn còn chưa phổ biến tuy nhiên đây là cách hiệu quả để giảm tiểu rủi ro. Đó là cách chuyển một phần rủi ro cho các tổ chức bảo hiểm, tuy sẽ phát sinh chi phí nhưng đây là điều cần thiết ngân hàng nên thực hiện để giảm thiểu rủi ro.

3.2.4. Trích lập dự phòng rủi ro

Rủi ro là luôn có vậy việc trích lập dự phòng rủi ro là cần thiết cho hoạt động của SHB. Hiện tại SHB đã bỏ phương pháp trích lập dự phòng rủi ro trên cơ sở dư nợ bình quân mà thay vào đó trích lập dự phòng rủi ro được tính toán dựa trên kết quả phân loại nợ và chấm điểm xếp hạng tín dụng.

Việc trích lập dự phòng nên thực hiện theo nguyên tắc thường xuyên, mục đích để làm cho khoản trích lập rủi ro phù hợp với mức độ rủi ro hiện tại của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Trang 63)