• Diễn biến tình hình kinh tế từ 2010 đến năm 2012
Năm 2010, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. GDP cả năm 2010 tăng 6,7%, cao hơn nhiệm vụ kế hoạch (6,5%). Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như trên là một thành công. Với kết quả này tốc độ tăng trưởng GDP cả giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 7%/năm và thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 1.160 USD.
kiểm soát lạm phát, cơ bản bảo đảm được các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm: tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 20%, dư nợ tín dụng tăng khoảng 25%. Tỷ giá được điều hành linh hoạt hơn theo nguyên tắc thị trường, thực hiện điều hành lãi suất cho vay theo cơ chế thoả thuận và theo hướng giảm dần, tăng cường giám sát bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng. Mức lãi suất được giữ ổn định: lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam từ 8 – 9%, lãi suất tái cấp vốn biến động từ 8 – 9%, lãi suất tái chiết khấu từ 6 – 7%, lãi suất cho vay qua đêm từ 8 - 9%.
Năm 2011 Nhờ xác định đúng nhiệm vụ ưu tiên là kiềm chế lạm phát và nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp để kiểm soát giá cả, điều tiết cung cầu, bình ổn thị trường nên từ tháng 5 năm 2011 mức tăng giá tiêu dùng đã giảm dần, ước cả năm tăng khoảng 18%. Chính phủ điều hành chính sách tài khoá thắt chặt, tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước, đồng thời rà soát, cắt giảm và sắp xếp lại đầu tư công, tập trung vốn cho các công trình quan trọng, cấp bách, sắp hoàn thành, miễn, giảm nhiều loại thuế cho doanh nghiệp và cá nhân.. Kết quả là, bội chi ngân sách nhà nước cả năm 2011 giảm xuống còn 4,9% GDP (kế hoạch là 5,3%), thu ngân sách tăng, đáp ứng nhu cầu chi và dành một phần để tăng chi trả nợ.
Chính phủ cũng đã chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt: tổng dư nợ tín dụng tăng 12%, tổng phương tiện thanh toán tăng 12,5%. Vốn tín dụng được ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Giảm tỷ trọng vốn vay của khu vực phi sản xuất, lãi suất tín dụng đã có xu hướng giảm. Thị trường ngoại hối chuyển biến tích cực, tỷ giá dần ổn định, trạng thái ngoại hối của hệ thống ngân hàng, dự trữ ngoại tệ và cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện. Mua bán ngoại tệ và kinh doanh vàng được kiểm soát có kết quả bước đầu.
Kinh tế nước ta năm 2012 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa
được giải quyết. Suy thoái trong khu vực đồng euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác. Một số nước và khối nước lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản và EU đối mặt với nhiều thách thức nên tăng trưởng chậm. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 ước tính tăng 5,03% so với năm 2011, trong đó quý I tăng 4,64%; quý II tăng 4,80%; quý III tăng 5,05%; quý IV tăng 5,44%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý và thể hiện xu hướng cải thiện qua từng quý, khẳng định tính kịp thời, đúng đắn và hiệu quả của các biện pháp và giải pháp thực hiện của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ
Tình hình kinh tế 4 tháng đầu năm 2013: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2013 tăng 2,41% so với tháng 12/2012 và tăng 6,61% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân bốn tháng năm nay tăng 6,83% so với bình quân cùng kỳ năm 2012. Chỉ số giá vàng tháng 4/2013 giảm 2,56% so với tháng trước; giảm 7,17% so với tháng 12/2012; giảm 3,41% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 4/2013 tăng 0,01% so với tháng trước; tăng 0,37% so với tháng 12/2012; tăng 0,47% so với cùng kỳ năm 2012 • Tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Năm 2010 là một năm khởi sắc của ngân hàng. Năm 2010, tổng tài sản của SHB đạt 51.032 tỷ đồng, đạt 113,4% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế 656 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch. Cũng trong năm 2010, SHB đã hoàn thành kế hoạch nâng vốn điều lệ lên gần 3.500 tỷ đồng và phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi trị giá 1.500 tỷ đồng để thực hiện tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng vào quý II/2011. Đặc biệt, giá trị tài sản cố định là bất động sản của SHB được các tổ chức định giá bất động sản uy tín định giá hơn 4.342 tỷ đồng.
Năm 2011 là một năm khó khăn đối với hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng SHB nói riêng. Việc đối mặt với tỷ lệ nợ xấu tăng cao đặc biệt ở một số ngành như: bất động sản, thương mại dịch vụ…là một khó khăn lớn làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.
Năm 2012 kinh tế vẫn chưa thoát ra khỏi suy thoái, các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn thua lỗ dẫn tới phá sản làm tình hình kinh doanh của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Mặt khác việc sáp nhập ngân hàng cũng tạo thêm gánh nặng nợ xấu cho ngân hàng. Tuy vậy ngân hàng SHB vẫn gặt hái được rất nhiều thành công thể hiện ở các giải thưởng mà ngân hàng vinh dự được đón nhận.