Xây dựng chính sách tín dụng rõ ràng, hợp lý

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Trang 58)

Chính sách cho vay hợp lí là công cụ quan trọng nhất đối với mọi ngân hàng để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận và kiểm soát rủi ro. Trên thực tế, xây dựng chính sách tín dụng là việc đưa ra các chính sách về lãi suất, chính sách khách hàng, sản phẩm tín dụng phù hợp với đặc điểm nguồn vốn.

Sau đây, chúng ta sẽ xem xét các giải pháp chính sách về lãi suất, khách hàng, sản phẩm tín dụng, tài sản đảm bảo:

+ chính sách lãi suất là chính sách rõ ràng nhất và có tác động lớn nhất đến chính sách tín dụng nói chung.

Với bất kì một ngân hàng thương mại nào, chính sách lãi suất sẽ được xây dựng dựa trên cơ sở uy tín của khách hàng và độ rủi ro của khoản vay. Dựa vào đó, chính sách lãi suất ưu đãi sẽ được cấp cho các khách hàng có độ uy tín cao, có mối quan hệ lâu năm với ngân hàng và có lịch sử tín dụng tốt. Các dự án, khoản vay có mức độ rủi ro thấp, mang tính khả thi cao cũng sẽ nhận được mức lãi suất ưu đãi tương ứng.

Đối với các khách hàng mới hoặc đối với các dự án cho vay có độ rủi ro cao, ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi suất cao hơn để bù đắp rủi ro tín dụng. Việc chấp nhận cho khách hàng mới và có độ rủi ro cao vay để thu lãi suất cao là cần thiết trong việc tăng lợi nhuận cho ngân hàng, tuy nhiên trong một vài trường hợp ngân hàng cần giới hạn hình thức cho vay này để tránh rủi ro quá lớn.

+ Chính sách khách hàng: Phân loại khách hàng, xác định khách hàng tiềm năng để tập trung đầu tư luôn là chính sách tốt để tối đa hóa lợi nhuận. Trong thời điểm khủng hoảng kinh tế ngày nay, một số lĩnh vực như đầu tư chứng khoán, bất động sản nói chung đang theo đà đi xuống vì vậy SHB nên tránh cho nhóm khách hàng thuộc những ngành trên vay quá nhiều.

Trong năm 2013, SHB nên tập trung chủ yếu vào các khách hàng trong các lĩnh vực: xuất khẩu dệt may- da giày – nông sản- thủ công mỹ nghệ; nhập khẩu thiết bị y tế- điện tử viễn thông- thiết bị thuộc lĩnh vực thủy điện, hạ tầng khu công nghiệp, phương tiện vận tải, công nghiệp chế biến thực phẩm.

Đề ra nhóm khách hàng mục tiêu để nhằm tập trung phục vụ, mang lại lợi nhuận cao và giảm rủi ro theo ngành là chiến lược cần thiết của SHB hiện nay, nhưng ngân hàng cũng nên cung cấp tín dụng cho nhiều nhóm khách

hàng khác để mở rộng thị phần, phân tán rủi ro.

Để có được một chính sách khách hàng hiệu quả, ngân hàng cần chú ý đến những biện pháp sau:

- Xác định nhóm khách hàng cần tập trung: Việc xác định đối tượng khách hàng trọng điểm khiến cho ngân hàng có chiến lược rõ ràng trong việc thu hút nhóm khách hàng và phục vụ tốt hơn.

- Mở rộng và đa dạng hóa cơ cấu khách hàng: Việc có một nhóm khách hàng trọng điểm là điều cần thiết với bất kì ngân hàng nào, tuy nhiên trong thời điểm kinh tế khủng hoảng ngày nay, SHB cũng cần phải mở rộng quy mô khách hàng để tìm kiếm các cơ hội mới và đồng thời tiếp tục giảm rủi ro cho cơ cấu tín dụng của mình.

- Ngân hàng nên phân loại các nhóm khách hàng theo các tiêu chí: lượng tiền gửi, chất lượng vốn vay, ngành nghề kinh doanh.. để đảm bảo có chính sách cho vay hoặc huy động vốn hợp lí, làm hài lòng mọi khách hàng.

- Tổ chức các nhóm nghiên cứu khách hàng, tìm hiểu tâm lí của họ để có chính sách huy động, chính sách chăm sóc khách hàng hợp lí để đảm bảo tính ổn định của nguồn vốn.

- Xây dựng chính sách giá ưu đãi với các khách hàng truyền thống, khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ để khuyến khích họ dùng nhiều hơn nữa.

- Nâng cao chất lượng phục vụ và dịch vụ ngân hàng. Chất lượng dịch vụ có thể được thể hiện thông qua: thủ tục đơn giản, giấy tờ gọn nhẹ, thời gian sử lí nghiệp vụ nhanh, tư vấn tận tình cho khách hàng, nơi giao dịch thuận tiện, hiện đại...

+ Chính sách về sản phẩm tín dụng : đa dạng hóa sản phẩm tín dụng là biện pháp tốt để giảm rủi ro. Ngân hàng cần phát triển đa dạng các sản phẩm như: cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay trung dài hạn, cho vay xuất khẩu , chiết khấu chứng từ, cho vay hợp vốn, phát hành thẻ.

hàng lúc thu hồi vốn khi có rủi ro xảy ra.Vì thế tài sản đảm bảo cũng là nhân tố trong thay đổi rủi ro tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng cần có quy định cụ thể về định giá tài sản đảm bảo, xem xét về khả năng chuyển nhượng và tính pháp lí của tài sản. Trong thời gian nắm giữ tài sản đảm bảo, cán bộ ngân hàng phải theo dõi, kiểm tra và đánh giá lại tài sản theo giá thị trường. Đối với các khoản vay có bảo đảm bằng tài sản, ngân hàng cần yêu cầu người vay bổ sung tài sản khi tài sản đảm bảo cũ giảm giá trị.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w